I. MỤC TIÊU
+ Kiến thức: HS hiểu trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xÔy = mo (0<m<180).
+ Kỹ năng:HS biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
+Thái độ: Đo vẽ góc cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ
• GV: Thước đo góc to, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
• HS: Thước đo góc, thước thẳng, giấy trong, bút dạ.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần 25 đến tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 / 2 / 2011
Tuần 25
Tiết 20
VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO
I. MỤC TIÊU
+ Kiến thức: HS hiểu trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xÔy = mo (0<m<180).
+ Kỹ năng:HS biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
+Thái độ: Đo vẽ góc cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ
GV: Thước đo góc to, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Thước đo góc, thước thẳng, giấy trong, bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra
-Yêu cầu: 1 HS làm trên bảng:
+ Khi nào thì xÔy + yÔz = xÔz
+ Chữa BT 20/82 SGK
Giải: Biết tia OI nằm giữa 2 tia OA, OB. AÔB = 60o, BÔI =1/4 AÔB
Tính BÔI, AÔI?
- GV và HS nhận xét bài làm
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2: Vẽ góc trên nửa mặt phẳng
VD 1:
Cho tia Ox, vẽ góc xÔy sao cho xÔy = 40o
- Yêu cầu HS tự đọc SGK và vẽ vào vở.
- Gọi 1 HS lên trình bày.
- GV thao tác lại cách vẽ góc
- Cho làm ví dụ 2
- Yêu cầu nêu cách vẽ
- Hỏi: trên nửa mf bờ chứa tia BA, ta vẽ được mấy tia BC sao cho ABC = 135o ?
-Hỏi tương tự với nửa mf bờ BC
Bài 2 ( BT 18 SGK):
- Đưa đầu bài lên bảng phụ.
- Cho áp dụng nhận xét giải
- Quan sát hình vẽ áp dụng tính BÔC ?
- Đưa bài giải mẫu lên bảng phụ
1 HS đọc ví dụ 1 SGK.
-HS cả lớp đọc SGK và vẽ góc 40o vào vở.
-1 HS vừa trình bày vừa vẽ.
-Đọc ví dụ 2
-HS trình bày cách vẽ góc ABC
-Trả lời: Chỉ vẽ được 1 tia BC sao cho ABC = 135o
- Rút ra nhận xét: SGK
- Đọc to đề bài .
- HS giải miệng.
- HS nêu nhận xét và ghi chép.
Ví dụ 1:
Vẽ xÔy = 40o
x
40o
O y
Ví dụ 2:
Vẽ góc ABC
biết ABC =135o
C
135o
B A
Nhận xét: SGK
BT 18/82 SGK:
Tia OA nằm giữa hai tia OB, OC nên:
BÔC = BÔA + AÔC
BÔA =45o; AÔC = 32o
ÞBÔC = 45o + 32o
BÔC = 77o
Nhận xét: SGK
Hoạt động 3: Vẽ hai góc trên nửa mặt phẳng
- Yêu cầu tự đọc các khái niệm trong thời gian 3 phút.
- Hỏi các nhóm:
+ Thế nào là 2 góc kề nhau? Vẽ hình minh hoạ , chỉ rõ tên 2 góc kề nhau.
+ Thế nào là 2 góc phụ nhau? Tìm số đo góc phụ với góc 30o, 45o?
+ Thế nào là 2 góc bù nhau?
Cho  = 105o; B =75o Chúng có bù nhau không ? vì sao?
+ Thế nào là 2 góc kề bù ? Hai góc kề bù có tổng số đo bằng bao nhiêu?
- HS tự đọc SGK hiểu các khái niệm
- Hoạt động nhóm trao đổi và trả lời câu hỏi trên giấy trong.
- Sau 3 phút đại diện các nhóm đứng lên trình bày ý kiến.
- HS cả lớp nhận xét và bổ sung.
Ví dụ 3: SGK
Vẽ xÔy = 30o
xÔz = 45o
trên cùng nửa mf
BT 1:
a)Vẽ xÔy = 30o
xÔz = 75o trên cùng nửa mf
b)Có nhận xét gì về vị trí của 3 tia Ox; Oy; Oz? giải thích?
BT 2:
a)Vẽ aÔb = 120o
aÔc = 145o trên cùng nửa mf bờ chứa tia Oa
b)Cho nhân xét về vị trí của tia Oa, Ob, Oc.
Hoạt động 4: Củng cố toàn bài
Bài 3:Cho tia ã, vẽ tia Ay sao cho xÂy = 58o
. Vẽ được mấy tia Ay?
-3 HS trả lời
Vẽ được 2 tia Ay sao cho
xÂy = 58o
Bài 3:
y
58o
A x
58o
y’
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
Cần nhơ kỹ 2 nhận xét của bài học. Tập vẽ góc biết số đo cho trước.
BTVN: 25, 26, 27, 28, 29/84, 85 SGK.
Ngày soạn: 20 / 2 / 2011
Tuần 26
Tiết 21
TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC
I. MỤC TIÊU
+ Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tia phân giác của góc?
- HS hiểu đường phân giác của góc là gì?
+ Kỹ năng: HS biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
+ Thái độ: Đo vẽ góc cẩn thận, gấp giấy.
II. CHUẨN BỊ
GV: Thước đo góc to, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, compa, giấy .
HS: Thước đo góc, compa, thước thẳng, giấy trong, bút dạ, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra
Yêu cầu HS làm vào giấy
+ Cho tia Ox, trên cùng nửa mf chứa tia Ox vẽ tia Oy, tia Oz sao cho xÔy = 100o ; xÔz = 50o.
+ Vị trí tia Oz như thế nào so với tia Ox và Oy? Tính yÔz, so sánh yÔz với xÔz ?
- GV và HS nhận xét bài làm
- Chấm bài 1 số em.
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2: Tia phân giác của một góc là gì?
- Qua bài tập hãy cho biết tia phân giác của 1 góc là 1 tia như thế nào?.
- Khi nào tia Oz là tia phân giác của góc xÔy?
- Quan sát hình vẽ, dựa vào đnghĩa, cho biết tia nào là tia phân giác của góc trên hình?
x t a b c
45o
O y
O
- 1 HS đọc định nghĩa SGK.
- HS nêu định nghĩa tia phân giác của góc..
- 1HS quan sát và trả lời.
- Rút ra nhận xét: SGK
Định nghĩa: SGK
y
O z
y
Tia Oz là tia phân giác của xÔy Û Tia Oz nằm giữa hai tia
Ox và Oy
xÔz = zÔy
Hoạt động 3: Vẽ tia phân giác của một góc
-Yêu cầu tự đọc các khái niệm trong thời gian 3 phút.
- Hỏi các nhóm:
+ Thế nào là 2 góc kề nhau? Vẽ hình minh hoạ , chỉ rõ tên 2 góc kề nhau.
+ Thế nào là 2 góc phụ nhau? Tìm số đo góc phụ với góc 30o, 45o?
+ Thế nào là 2 góc bù nhau?
Cho  = 105o; B =75o Chúng có bù nhau không ? vì sao?
+ Thế nào là 2 góc kề bù ? Hai góc kề bù có tổng số đo bằng bao nhiêu?
-HS tự đọc SGK hiểu các khái niệm
- Hoạt động nhóm trao đổi và trả lời câu hỏi trên giấy trong.
- Sau 3 phút đại diện các nhóm đứng lên trình bày ý kiến.
- HS cả lớp nhận xét và bổ sung.
VD : Cho xÔy = 64o
Vẽ tia phân giác Oz của góc xÔy.
xÔz = zÔy = 64o/2 = 32o
x
t
O
y
BT 1:
Cho AÔB = 80o
Vẽ tia phân giác của OC của AÔB.
A
B
80o
O
Hoạt động 4: Chú ý
- Cho đọc chú ý SGK
-3 HS trả lời
Vẽ được 2 tia Ay sao cho
xÂy = 58o
t’t là đường phân giác của góc xÂy x
58o
t’ A 58o t
y
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
- Cần nhớ định nghĩa tia phân giác của 1 góc, đường phân giác của 1 góc.
- Rèn kỹ năng nhận biết tia phân giác của 1 góc.
- BTVN: 30,34,35,36/87 SGK.
Ngày soạn: 27 / 2 / 2011
Tuần 27
Tiết 22
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra và khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc.
- Rèn kỹ năng giải bài tập về tính góc, kỹ năng áp dụng tính chất về tia phân giác của 1 góc để làm bài tập.
- Rèn kỹ năng về hình.
II. CHUẨN BỊ
GV: Thước đo góc to, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Thước đo góc, thước thẳng, bút dạ, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra
Hoạt động 2: Luyện tập vẽ hình, tính góc
Giỏo viờn
Học sinh
Ghi bảng
-Cho đọc BT 36/87 SGK
-Đầu bài cho gì, hỏi gì?
-Ghi tóm tắt lên bảng
-Tính mÔn như thế nào?
-GV hướng dẫn:
nÔy = ?; yÔm = ?
nÔy + yÔm = mÔn
mÔn = ?
- Yêu cầu làm BT 2
- Đọc đề bài
Hỏi: Bài toán cho các yếu tố như thế này chúng ta có thể vẽ ngay đượp hình không?
+ Hãy tính AÔB, BÔC?
-1 HS đọc đề bàI trong SGK.
-1 HS khác trả lời câu hỏi
-Tóm tắt:
xÔy = 30o; xÔz = 80o
Tia phângiác Om của xÔy
On là phân giác của yÔz
Tính mÔn = ?
- HS tự đọc đầu bài trong 2 phút.
- Hoạt động nhóm trao đổi và trả lời câu hỏi trên giấy trong.
-Sau 3 phút đại diện các nhóm đứng lên trình bày ý kiến.
-HS cả lớp nhận xét và bổ sung.
Bài1(36/87 SGK)
z
y
O x
Bài 2:
Cho Góc AÔB kề bù với Góc BÔC biết AÔB gấp đôi BÔC, vẽ tia phân giác OM của góc BÔC. Tính AÔM ?
B
M
120o
A O C
AÔB + BÔC = 180o
Mà AÔB = 2BÔC
2BÔC + BÔC = 180o
3BÔC = 180o→ BÔC = 60o
AÔB = 120o
OM là tia phân giác của BÔC
BÔM = BÔC/2 = 60o/2 =30o
Tia OB nằm giữa 2 tia OA và OM
AÔM = AÔB + BÔM
AÔM = 120o + 30o
AÔM = 150o
Hoạt động 3: Luyện tập cắt hình bằng giấy
1) Cắt hai góc vuông rồi đặt lên nhau như hình vẽ.
2)Vì sao xÔz = yÔt?
3)Vì sao tia phân giác của yz cũng là tia phân giác của xÔt?
-3 HS trả lời miệng
x y
z
O
O t
Bài 3:
Cắt hình, Gấp giấy
x z m y
O t
Hoạt động 4 : Củng cố (3 ph).
1)Mỗi góc khác bẹt có bao nhiêu tia phân giác?
2)Muốn chứng minh tia Ob là tia phân giác của aOc ta làm thế nào?
Cần nhớ định nghĩa tia phân giác của 1 góc, đường phân giác của 1 góc.
Rèn kỹ năng nhận biết tia phân giác của 1 góc.
BTVN: 37/87 SGK; BT 31,33,34 SBT.
Ngày 13 tháng 3 năm 2011
Tuần 28 – 29
Tiết 23 - 24
THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
- Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những qui định về kỹ thuật thực hành cho HS.
II. CHUẨN BỊ
GV: Một bộ thực hành mẫu gồm: 1 giác kế, 2cọc tiêu dài 1,5m có đầu nhọn, 1 cọc tiêu ngắn 0,3m, 1 búa đóng cọc.
-4 bộ thực hành cho HS.
-Địa điểm thực hành.
-Tranh vẽ phóng to hình 40, 41, 42 SGK.
HS: Mỗi tổ là một nhóm thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 23 : Hoạt động 1: Kiểm tra viết 15 phút
Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Tia Ot là tia phân giác của góc xOy nếu:
B. và
D.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng:
Cho tia Om là tia phân giác của góc aOb, biết . Tìm số đo của góc aOb
740 B. 370 C. 18,50 D. 530
Câu 3: Cho hình bên, Oa; Ob là hai tia đối nhau,
Biết , Ob là tia phân giác của .
Số đo là
450 B. 900
C. 1100 D. 650
Đáp án và biểu điểm
Câu 1(3 điểm)
Câu 2(3 điểm)
Câu 3(4 điểm)
B
A
B
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất, hướng dẫn cách đo góc
(Tiến hành trong lớp học)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
- Đặt giác kế trước lớp và giới thiệu, đây là dụng đo góc trên mặt đất gọi là giác kế.
- Cho tìm hiểu cấu tạo, bộ phận chính là 1 đĩa tròn, hãy cho biết trên đĩa tròn có gì?.
- Hãy mô tả thanh trên đĩa tròn?
- Đĩa tròn được đặt thế nào?
- GV giới thiệu dây dọi.
- GV dùng hình 41,42 SGK để hướng dẫn.
- Cho HS đọc SGK phần cách đo.
- Gọi 3 HS lên bảng làm mẫu
- HS cả lớp quan sát giác kế, trả lời các câu hỏi của GV và ghi bài.
- Một học sinh lên bảng theo yêu cầu của GV, chỉ vào các bộ phân của giác kế và mô tả.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc SGK cách đo góc ABC trên mặt đất.
- HS nhắc lai 4 bước.
- 3 HS lên bảng, 2 HS cầm cọc tiêu ở A và B. HS3 tiến hành đo và đọc số đo góc ABC.
1)Dụng cụ đo góc trên mặt đất:
Cấu tạo giác kế:
+1 đĩa tròn chia độ sẵn từ 0o đến 180o theo hai nửa ngược nhau.
+1 thanh quay được quanh tâm đĩa. 2 đầu thanh gắn 2 tấm thẳngcó khe hở.
2)Cách đo góc trên mặt đất:
Bước 1:Đặt giác kế…
Bước 2:Đưa thanh về vị trí 0o, quay đĩa….
Bước 3: quay thanh….
Bước 4: đọc số đo..
Hoạt động 3: Chuẩn bị thực hành
Giáo viên
Học sinh
-Yêu cầu các tổ báo cáo việc chuẩn bị TH (phân công công việc).
- Nhắc nhở nội qui TH.
- Cho các tổ phân công .
- Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ.
- Lắng nghe nội qui thực hành và phân công.
Tiết 24
Hoạt động 4: Học sinh thực hành (ngoài sân)
- Cho HS tới địa điểm thực hành, phân công vị trí và nói rõ yêu cầu: Các tổ chia thành nhóm 3 HS, các nhóm lần lượt sử dụng giác kế theo 4 bbước đã học.
- GV quan sát các tổ thực hành, nhắc nhở, đIũu chỉnh, hướng dẫn thêm HS cách đo góc.
- GV kiểm tra kỹ năng đo góc trên mặt đất của các ttổ, lẫy đó là 1 cơ sở cho điểm thực hành của tổ.
- Tổ trưởng tập hợp tổ mình tạI vị trí được phân công, chia tổ thành các nhóm nhỏ để lần lượt thực hành.
- Chia thành nhiều nhóm nhỏ làm lần lượt.
- Mỗi tổ cử 1 bạn ghi biên bản thực hành kết quả của các nhóm trong tổ mình:
Mẫu:
Thực hành đo góc trên mặt đất
Tổ:………Lớp:……
1) Dụng cụ:
2) ý thức kỷ luật: (tên cụ thể từng HS)
3) Kết quả TH:
Nhóm 1: Gồm bạn:….
CÂB =
Nhóm 2: Gồm bạn:…
DÔA =
Nhóm 3: Gồm bạn:…
KÔT =
………………
4)Tự đánh giá tổ TH loại:………
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của các tổ, cho điểm thực hành các tổ. Thu báo cáo thực hành của các tổ để cho điểm thực hành của cá nhân HS.
- Hỏi lại HS các bước đo góc trên mặt đất.
- HS tập trung nghe GV nhận xét đánh giá.
- HS nếu có đề nghị gì thì trình bày.
- HS nêu lại 4 bước tiến hành.
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
- Cho HS cất dụng cụ, vệ sinh chân tay chuẩn bị vào giờ học sau.
- Nhắc tiết sau mang đủ compa để học “đường tròn”.
Ngày 20 tháng 3 năm 2011
Tuần 30
Tiết 25
ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU
+ HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
+HS hiểu thế nào là cung, đường kính, bán kính. Nhận biết được các điểm thuộc, không thuộc đường tròn
II. CHUẨN BỊ
GV: Thước đo góc to, thước thẳng, phấn màu, compa giáo viên.
HS: Thước đo góc, compa, thước thẳng, giấy trong, bút dạ, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn
- Em hãy cho biết để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì?
- Cho điểm O, hãy vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.
- Lấy các điểm A, B, C,.. bất kỳ trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách tâm O một khoảng là bao nhiêu?
-Vậy thế nào là đường tròn tâm O bán kính 2cm?
-Tổng quát thế nào là đường tròn tâm O bán kính R?
- Giới thiệu kí hiệu đường tròn
- Giới thiệu điểm thuộc, không thuộc đường tròn so sánh khoảng cách từ các điểm đến tâm
- Giới thiệu khái niệm hình tròn
- Để vẽ đường tròn ta dùng compa.
- Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm vào vở.
- Các điểm A, B, C… cách đều tâm O một khoảng 2cm
- Đường tròn tâm O bán kính 2cm là hình gồm các điểm cách O 2cm
- Nêu định nghĩa đường tròn tâm O bán kính R.
- Ghi kí hiệu
- OA=OB=OC=OM = R
ON R
Hs: Lắng nghe
- Dụng cụ vẽ: compa
vẽ đường tròn bán kính 2cm
Các điểm: A, B, C,… cách đều tâm O : 2cm
-Định nghĩa: SGK
Kí hiệu (O,R)
A, B, C, M Î đường tròn (O; Rcm)
- OA=OB=OC=OM = R
- ON < R, N nằm trong đường tròn.
- OP > R, P nằm ngoài đường tròn.
- Hình tròn (sgk)
Hoạt động 2: Cung và dây cung
-Yêu cầu quan sát hình 44, 45 trả lời câu hỏi:
+ Cung tròn là gì?
+ Dây cung là gì?
+ Thế nào là đường kính của đường tròn?
-Vẽ hình lên bảng.
-Nếu có đ.tròn (O; 2cm)
thì đường kính CD dài bao nhiêu cm? Tại sao?
-Vậy đường kính so với bán kính như thế nào?
- Cho làm BT 38/91 SGK
- Chiếu bài lên màn hình.
-HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
-HS quan sát và trả lời.
-Vẽ hình theo GV
-Trả lời: Đường kính CD dài 4cm. Vì điểm O là trung điểm của C và D:
CD = CO + OD
- Đường kính gấp đôi bán kính.
-HS lên bảng làm lần lượt câu a, b và vẽ đường tròn (C; 2cm)
-Trả lời: đường tròn (O; 2cm) đi qua O và A vì CO = CA = 2cm.
- A, B Î đ.tròn, chia đ.tròn thành 2 cung tròn (cung) .
- A, B là hai mút của cung.
- Dây cung AB: đoạn thẳng nối hai mút A, B.
- Đường kính CD: dây đi qua tâm O.
- Đường kính = 2 lần bán kính
Hoạt động 3: Một công dụng khác của compa
- Công dụng chủ yếu của compa là vẽ đường tròn. Em hãy cho biết compa còn có công dụng nào nữa?
- Quan sát hình 46 em hãy nói cách làm để so sánh đoạn thẳng AB và đoạn thẳng MN.
- Nêu công dụng thứ hai.
- Compa còn để dùng so sánh hai đoạn thẳng.
- Nêu cách so sánh hai đoạn thẳng AB và MN.
- Nêu cách đặt hai đoạn thẳng để biết tổng độ dài mà không cần đo riêng từng đoạn thẳng.
a) So sánh hai đoạn thẳng.
VD 1; SGK
b) Đặt và biết tổng hai đoạn thẳng.
VD 2: SGK
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố
-Yêu cầu làm bài tập 39 và 42/92,93 SGK.
-3 HS trả lời
-Vẽ hình
BT 39/92 SGK:
BT 42/93 SGK:
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
- Cần nắm vững khái niệm đường tròn, hình tròn, cung tròn, dây cung.
- BTVN: 40,41,42/92,93 SGK. BT 35,36,37,38/59,60 SBT.
- Tiết sau mỗi em mang một vật dụng có hình tam giác.
File đính kèm:
- hinh 6 tu tuan 25 tuan 30.doc