Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần: 8 - Tiết: 8 - bài 7: Độ dài đoạn thẳng

I.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS biết độ dài đoạn thẳng là gì ?

2. Kĩ năng: Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai đoạn thẳng

3. Thái độ: Cẩn thận trong khi đo.

II. CHUẨN BỊ. Thước thẳng có đơn vị, thước dây, thước gấp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp. (1ph)

2. Kiểm tra bài cũ. (5ph)

- Đoạn thẳng AB là gì?

- Vẽ đoạn thẳng AB?

- Đo độ dài đoạn thẳng AB?

3. Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần: 8 - Tiết: 8 - bài 7: Độ dài đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn:27/10/2007 Tiết: 8 Ngày dạy: 29/10/2007 §7 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I.MỤC TIÊU. Kiến thức: HS biết độ dài đoạn thẳng là gì ? Kĩ năng: Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai đoạn thẳng Thái độ: Cẩn thận trong khi đo. II. CHUẨN BỊ. Thước thẳng có đơn vị, thước dây, thước gấp… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Ổn định lớp. (1ph) Kiểm tra bài cũ. (5ph) Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ đoạn thẳng AB? Đo độ dài đoạn thẳng AB? Bài mới. ĐL HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 15’ HĐ 1:Đoạn thẳng AB GV: Dụng cụ đo đoạn thảng ? HS: Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước xích, thước gấp… GV: Muốn đo đoạn thẳng AB ta làm ntn? HS: Thảo luận tìm ra cách đo. GV: Giới thiệu. Khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 17mm ( hoặc A cách B là 17 mm) GV: Nếu A trùng B ta nói khoảng cách AB=0 GV: Mỗi đoạn thẳng có mấy độ dài? Độ dài của đoạn thẳng là số như thế nào? GV: Độ dài và khoảng cách có gì khác nhau không. GV: Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào? HS: Đoạn thẳng là hình còn độ dài là một con số. GV: Thực hành đo chiều dài và chiều rộng của cuốn sách của em. A · B · 0 1 2 Đo đoạn thẳng : AB = 17mm Cách đo: - Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A. - Điểm B trùng với vạch nào của thước. Chẳng hạn 17mm ta nói độ dài đoạn thẳng AB là 17mm Kí hiệu: AB= 17mm(hoặc BA=17mm) Nhận xét : Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. độ dài đoạn thẳng là một số dương. 13’ HĐ 2:So sánh hai đoạn thẳng : GV nói : Ta có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng. GV : Nêu khái niệm đoạn thẳng bằng nhau, đoạn thẳng dài hơn, ngắn hơn. GV : Cho HS làm ?1 Chia lớp thành 8 nhóm, hai bàn một nhóm. GV : Phân công nhiệm vụ mỗi nhóm tổ chức đo 5 đoạn thẳng trong ?1 và chỉ ra các đoạn thẳng có cùng độ dài, đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau. GV: So sánh hai đoạn thẳng EF và CD. HS: Đối chiếu kết quả giữa các nhóm để chọn kết quả đúng. GV: Cho HS làm ? 2 : GV Hỏi : Hãy nhận dạng các dụng cụ đo độ dài ở hình 42. Thước dây. Thước gấp. Thước xích GV : Cho HS xem các dụng cụ mà các tổ đã mang theo GV Cho HS làm ? 3 : GV: Dùng thước đo độ dài, (đơn vị mm) của hình 43 để kiểm tra xem 1inch bằng khoảng bao nhiêu mm ? HS: 1 inch = 25,4mm 2. So sánh hai đoạn thẳng : A B C D E G - Hai đoạn thẳn AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài và kí hiệu : AB = CD - Đoạn thẳng EG dài hơn và kí hiệu : EG > CD - Đoạn AB ngắn hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng EG . kí hiệu AB < EG. làm ?1 Sau khi đo ta có kết quả : AB = 28mm CD = 40mm GH = 17mm IK = 28mm EF = 17mm Nên : AB = IK = 28mm GH = EF = 17mm EF < CD Củng cố – luyện tập. (7ph) Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng? Muốn so sánh độ dài hai đoạn thẳng ta làm ntn? Bài tập 43 : Sau khi đo ta có : AB = 30mm AC = 18mm BC = 35mm Nên AC < AB < BC Hướng dẫn về nhà. (8ph) - Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng. - Làm các bài tập : 40 ;41; 42 ;44; 45 ; trang 119 SGK - HD: bài 44 sgk. Thực hành đo độ dài các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DA rồi sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Tính chu vi: AB+BC+CĐ+DA.

File đính kèm:

  • docHINH TIET 8.doc