1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức: HS nắm được : Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB
1.2. Về kỹ năng: Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”. Rèn luyện kĩ năng vẽ hình
1.3. Về thái độ: Rèn luyện sự cẩn thận của H trong vẽ hình. Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.1. GV: Thước thẳng, bảng phụ. Thước thẳng, SGK .
SGK, SBT , .
Bảng phụ, phiếu học tập.
1.2. HS: Thước thẳng, bảng nhóm
3. Phương pháp:
- Phương pháp luyện tập , vấn đáp
4. Tiến trình giờ dạy
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần 9, 10, 11, 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 9
Đ 8.Khi nào AM + MB = AB ?
1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức: HS nắm được : Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì ‘AM + MB = AB’
1.2. Về kỹ năng: Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”. Rèn luyện kĩ năng vẽ hình
1.3. Về thái độ: Rèn luyện sự cẩn thận của H trong vẽ hình. Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.1. GV: Thước thẳng, bảng phụ. Thước thẳng, SGK ...
SGK, SBT , ....
Bảng phụ, phiếu học tập.
1.2. HS: Thước thẳng, bảng nhóm
3. Phương pháp:
- Phương pháp luyện tập , vấn đáp
4. Tiến trình giờ dạy
4.1. ổn định( 1 phút ): Sĩ số 6A1: 6A4:
4.2 Kiểm tra bài cũ ( 7 phút )
HS1: Vẽ Đoạn thẳng AB. Lấy điểm M nằm giữa A và B . Nêu các đoạn thẳng.
Đo các đoạn thẳng.
Tính AM+ MA=
AB =
* HS2: So sánh AM + MB AB ( điền > ; = ; < thích hợp)
* HS3: NHận xét, kiểm chứng lại HS1.
4.3. Dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dụng ghi bảng
* Hoạt động 1: Mục 1
? Qua bài tập trên hãy trả lời câu hỏi ở mục 1.
GV phát phiếu học tập:
( lấy M không nằm giữa A và B) . Đo AM, MB, AB. So sánh AM+ MB AB
? Nêu kết luận qua bài tập trên.
? Qua kết luận 1 và kết luận 2 ta rút ra nhận xét như thế nào.
? KE nằm giữa H và K thì ta có điều gì.
? Nếu RT +TM +RM thì ta kết luận được điều gì.
* Nêu VD:
M nằm giữa A và B, biết AM= 3cm; AB= 8cm. Tính MB.
? Tính MB ta dựa vào hệ thức nào.
* Cho HS làm tương tự B46, B47.
Vậy tìm một độ dài ta biết trước mấy đoạn.
* Hoạt động 2: Mục 2
? Nêu tên thước.
* Bài đo độ dài bảng, vở.
HS quan sát bài tập ở phần kiểm tra bài cũ để trả lời: M nằm giữa A và B thì AM+ MB = AB.
HS nhận phiếu học tập: tiến hành đo, tính tổng, so sánh AM + MB # AB.
HS nêu kết luận : M không nằm giữa A và B thì
AM + MB # AB.
HS trả lời.
- HE + EK = HE
Ta kết luận T nằm giữa M, R.
AM + MB = AB.
HS lên bảng trình bày.
Ta biết trước hai đoạn.
Thước cuộn.
Thước xích.
Thước gấp.
HS tiến hành đo và thông báo kết quả.
1. Khi nào tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB.
* Kết luận 1 ( SGK).
* Kết luận 2(SGK).
* Kết luận.
M nằm giữa A và B
AM + MB = AB.
VD: M nằm giữa A và B
= > AM + MB = AB.
3 + MB = 8
MB = 8- 3 = 5 cm.
2. Một số dụng cụ đo khoảng cách hai điểm trên mặt đất.
4.4. Củng cố(7)
HS làm bài tập SGK 49; 51.
* Nhận xét và hoàn thiện vào vở.
HS phát biểu nhận xét.
* Lưu ý: nhiều điểm cùng thuộc một đoạn thẳng thì cộng đoạn thẳng ntn?
4.5. Hướng dẫn học ở nhà(2)
Học bài theo SGK
Làm các bài tập còn lại trong SGK
BT*: Cho M, N, P trên một đường thẳng sao cho: MN = 3cm; NP = 7cm. Tính NP?
HD: Xét điểm nằm giữa.
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 10
Luyện tập
1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức: Luyện tính chất điểm nằm giữa hai điểm.
1.2. Về kỹ năng: Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”Rèn luyện kĩ năng vẽ hình
1.3. Về thái độ: Rèn luyện sự cẩn thận của H trong vẽ hình. Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.1. GV: Thước thẳng, bảng phụ. Thước thẳng, SGK ...
SGK, SBT , ....
Bảng phụ, phiếu học tập.
1.2. HS: Thước thẳng, bảng nhóm
3. Phương pháp:
- Phương pháp luyện tập , vấn đáp
4. Tiến trình giờ dạy
4.1. ổn định( 1 phút ): Sĩ số 6A1: 6A4:
4.2 Kiểm tra bài cũ ( 15 phút )
HS1: Vẽ Đoạn thẳng AB. Lấy điểm M nằm giữa A và B . Nêu các đoạn thẳng.
Đo các đoạn thẳng.
Tính AM + MA=
AB =
* HS2: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, trình bày lời giải.
* HS3: NHận xét, kiểm chứng lại HS1.
4.3. Dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Ta xét từng trường hợp.
Th1:
? Nêu mối quan hệ giữa các điểm.
? So sánh AM, BN ta cần so sánh những tổng nào.
? Muốn so sánh AM, BN ta chỉ cần so sánh hai đoạn nào.
BT*: Cho ba điểm phân biệt A, B , C sao cho: AB = 4cm; AC = 7cm; BC = x cm. Tìm x để A, B, C thẳng hàng.
? Khi nào ba điểm thẳng hàng.
? Khi nào A nằm giữa M và N.
? Nêu các bước giải bài toán.
* Cho HS lên trình bày lời giải theo các bước nêu trên.
Cho HS tìm hiểu kĩ bài toán.
M nằm giữa A, N.
N…………..M, B.
- M, N nằm giữa A và B.
AM + MN và BN = MN.
So sánh AN, BM ( gt).
HS tìm hiểu kĩ đề bài.
Có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
AM + AN = MN.
B1: Giả sử thẳng hàng.
B2: Xét các khả năng.
B3: Lập hệ thức ở mỗi trường hợp để tìm x.
B4: Trả lời.
Bài tập 49. SGK
a. AN = AM + MN
BM = BN + NM
Theo đề bài ta có AN = BM, ta có AM + MN = BN + NM
Hay: AM = BN
b. AM = AN + NM
BN = BM + MN
Theo giả thiết AN = BM, mà NM = MN suy ra AM = BN
BT*: Giải:
Giả sử ba điểm A, B, C thẳng hàng.
TH1: Xét B nằm giữa A &C ta có: BA + BC = AC.
4 + x = 7
x = 7 – 4= 3
TH2: Xét A nằm giữa B & C.
=> AB +AC = BC
4 + 7 = x
11 = x.
Vậy x= 11.
TH3: Xét C nằm giữa A &B.
=> AC + BC = AB
7 + x = 4
không tồn tại x ở TH này.
* Vậy với x =3 hoặc x = 11 thì ba điểm A, B, C thẳng hàng.
4.4. Củng cố ( 2’)
- Quan hệ giữa thẳng hàng và nằm giữa, hệ thức.
- Nếu A nằm giữa B &C, C nằm giữa A &M thì ta có BM tính bằng cách nào.
BM = BA + AC+ CM.
BM = BA +AM.
BA = BC + CM.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà( 4 phút )
- Xem lại các bài tập đã làm
- Làm các bài tập ở SBT phần cộng đoạn thẳng.
BT*: Cho ba điểm A, B, C sao cho: AB = 4cm; AC = 14 cm.
? Tính BC biết ba điểm này cùng thuộc một đường thẳng.
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 11
Đ 9. Vẽ đoạn thẳng Biết độ dài.
1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức: HS nắm được: “ Trên tia Ox, có một và chỉ một M sao cho OM = m ” ( đơn vị dài) ( m > 0).
1.2. Về kỹ năng: Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
1.3. Về thái độ: Rèn kĩ năng vẽ hình. Rèn luyện sự cẩn thận của H trong vẽ hình.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.1. GV: Thước thẳng, bảng phụ, com pa, SGK, SBT , ....
Bảng phụ, phiếu học tập.
1.2. HS: Thước thẳng, bảng nhóm, com pa
3. Phương pháp:
- Phương pháp luyện tập , vấn đáp, nêu vấn đề
4. Tiến trình giờ dạy
4.1. ổn định( 1 phút ): Sĩ số 6A1: 6A4:
4.2 Kiểm tra bài cũ ( 6 phút )
HS1: M nằm giữa E, F thì ta có hệ thức cộng đoạn thẳng nào?
( TL: Ta có hệ thức EM + MF = EF
HS2: Trên AB lấy điểm K sao cho:
AB = 10 cm; KB = 6cm . Tính KA.
( TL: Vì K nằm giữa A và B nên ta có: AK + KB = AB
AK = AB – KB
AK = 10 – 6 = 4 cm )
4.3. Dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Vẽ đoạn thẳng trên tia
GV cho HS vẽ ra nháp.
? Nêu cách vẽ .
*G chốt lại cách vẽ:
- Vẽ tia O x.
- Trên tia O x lấy điểm M sao cho: OM = 2cm.
? Ta xác định được bao nhiêu điểm thoả mãn.
Khái quát : Cho OM = a, ta cũng xác định duy nhất điểm M/ OM = a.( a> 0)
? Nêu cách vẽ.
? Nêu cách vẽ khác.
* Chốt: Có hai cách vẽ đoạn thẳng bằng nhau.
* Hoạt động 2: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia
? So sánh: OM, ON.
? Điểm nào nằm giữa.
? Khái quát hoá.
* Hoạt động 3: Bài tập
Bài 53/ Sgk.124
- G: Gọi H vẽ hình
? Khi nào ta tính được độ dài một đoạn thẳng thông qua hai đoạn thẳng còn lại
? Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Vì sao?
- G: Gọi H lên trình bày
HS tiến hành vẽ ở nháp và nêu cách vẽ.
B1:đặt thước vẽ tia O x.
B2: Đặt vạch số O trùng gốc của tia…
Xác định duy nhất.
- Đo độ dài đoạn thẳng AB( AB =m) sau đó vẽ tia C x / C D = m
- Dùng compa.
B1: Đo đoạn AB.
B2: Vẽ tia Cx.
B3: Đặt compa
OM= 2cm; ON= 5cm.
=> OM < ON.
M nằm giữa.
=> M nằm giữa O, N.
HS vận dụng kiến thức lần lượt làm các bài tập.
- H: Khi có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
- H: Điểm M vì OM < ON
1. Vẽ đoạn thẳng trên tia( 15’)
a, Ví dụ 1: SGK.
Trên tia O x lấy điểm M sao cho OM = 2cm.
*b , Nhận xét : Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một chỉ một điểm M sao cho
OM = a (đơn vị dài)
c, Ví dụ 2. SGK
Vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB.
2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia ( 10’)
a, Ví dụ: SGK
Ta có:=> OM < ON
=> M nằm giữa.
*b , Nhận xét: Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
3. Bài tập : ( 8 phút )
Bài 53/Sgk.124
Giải
Vì M,N nằm trên tia Ox mà OM < ON nên M nằm giữa O và N
Ta có: OM + MN = ON
MN = ON – OM
MN = 6 – 3 = 3 cm
OM = ON = 3 cm
Bài 54/ Sgk.124
4.4. Củng cố ( 3’)
- Nhớ được cách đặt đoạn thẳng trên tia.
- Cách đo các đoạn bằng nhau.
- Nhớ được t/c thừa nhận.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Hoàn thiện các bài tập.
- BT*: Trên tia O x lấy A, B, C sao cho: OA = 5cm; OB= 5cm; AC = 2cm.
a, Hãy vẽ hình.
b, Tính OC, BC.
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 12
Đ 10. trung điểm của đoạn thẳng.
1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức: HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì ?
1.2. Về kỹ năng: Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng. Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất này thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng.
1.3. Về thái độ: Có ý thức đo vẽ cần thận chính xác
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.1. GV: Thước thẳng, bảng phụ. Compa, sợi dây, thanh gỗ.
1.2. HS: Thước thẳng, bảng nhóm, sợi dây, thanh gỗ, com pa
3. Phương pháp:
- Phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, luyện tập
4. Tiến trình giờ dạy
4.1. ổn định( 1 phút ): Sĩ số 6A1: 6A4:
4.2 Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
HS: Trên tia A x lấy hai điểm M, B sao cho: AM = 2cm, AB= 4cm. Tính độ dài MB =? & so sánh AM, MB.
GV: M là trung điểm của AB => nội dung bài hôm nay.
4.3. Bài mới ( 23 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Mục 1
- Quan sát H61 SGK và trả lời câu hỏi:
- Điểm M có đặc điểm gì đặc biệt ?
- Giới thiệu trung điểm M
BT1: Cho AB = 13 cm; MA= 7 cm; MB= 7cm.
? M có là trung điểm AB không.
BT2: MA= 3cm; AB= 6,1 cm và M nằm giữa A và B.
? M có là trung điểm AB không.
* Hoạt động 2: Mục 2
? Nêu cách vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB.
? Còn cách vẽ nào khác mà ta cũng xác định được trung điểm của đoạn thẳng.
GV yêu cầu Hs lần lượt làm các bài tập.
* Hoạt động 3: Bài tập
Bài 62/Sgk.
- G: Gọi H lên bảng vẽ hình
- G: Yêu cầu H nhận xét
Bài 63/Sgk
Bài 64/ Sgk
- Thuộc đoạn thẳng AB
- Chia đoạn thẳng AB thành hai phần bằng nhau
- Nằm chính giữa A và B ...
Ta có:
MA= Mb
MB + MB = 14
AB = 13
=> MA + MA # AB.
Vậy M không là trung điểm của đoạn thẳng AB.
MB = 3,1 cm
MA = 3cm.
=> MA MB
=> M không là trung điểm AB.
- Chia đôi đoạn thẳng AB.
- Xác định điểm chính giữa.
HS lên bảng vẽ.
- Gấp giấy
- Trả lời ? 3 : Dùng dây đo chiều dài của thanh gỗ. Gấp đôi đoạn vừa đo. Ta có thể chia thanh gỗ thành hai phần bằng nhau.
HS thực hành gấp giấy.
HS vận dụng lí thuyết vào thực hành.
- H: Vẽ hình lên bảng
1. Trung điểm của đoạn thẳng ( 20’)
Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A và B.
* Lưu ý: M là trung điểm của AB hay M là điểm chính giữa của AB.
2. Vẽ trung điểm đoạn thẳng. ( 10’)
VD: Cho AB = 5cm.
Vẽ trung điểm M của AB.
Giải:
Cách 1: Vì M là trung điểm của AB => MA + MA = AB
Mà AM = MB
=> MA = MB
=
Cách 2: Gấp giấy.( SGK)
3. Bài tập
* Bài tập 62/SGK
Bài 63/Sgk.
Đáp án c, d
Bài 64/Sgk.
4.4. Củng cố(2’ )
- Khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- Cho HS làm ?2.
- Lưu ý: Thoả mãn hai điều kiện
4.5. Hướng dẫn học ở nhà(4)
Học bài theo SGK
Bài 1* Trên đường thẳng a lấy A, B, D sao cho: AB = 7cm; AD = x cm.
Tìm x để D là trung điểm của AB.
Bài 2* Trên đường thẳng a đặt liên tiếp 10 điểm A1, A2, A3….A10 sao cho:
A1A2= A2 A3 = A3A4 =….. A9 A10 = 1cm.
a, Có bao nhiêu đoạn thẳng bằng nhau lớn hơn 1.
b, Có bao nhiêu đoạn thẳng có trung điểm là các một trong các điểm nói trên.
HD: 2+3+ 4+5+6 +7+8.
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan 9,10,11,12 Hinh 6.doc