A. MỤC TIÊU
- Ôn tập các kiến thức về phép toán cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa.
- Vận dụng thành thạo các tính chất của phép toán để giải các bài tập.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
2.Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Số học - Tuần 13, 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Ngày dạy:.../11/2013
Tiết 37. ÔN TẬP CHƯƠNG I
A. MỤC TIÊU
Ôn tập các kiến thức về phép toán cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa.
Vận dụng thành thạo các tính chất của phép toán để giải các bài tập.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
2.Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:
II/ Kiểm tra
III/ Bài mới
I/ Ôn tập lý thuyết.
Câu 1:
Gọi 2 HS lên bảng.
1) Viết dạng tổng quát của tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng?
2) Viết dạng tổng quát của tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng?
Ngoài các tính chất trên phép nhân và phép cộng còn có tính chất gì?
Câu 2:
(Bảng phụ).
Em hãy điền vào dấu … để được định nghĩa luỹ thừa bậc n của a.
1) Luỹ thừa bậc n của a là … của n … mỗi thừa số bằng …
an = …… (n 0)
a gọi là ……… ; n gọi là ………
2) Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là …………
Câu 3: Viết công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, chia hai luỹ thừa cùng cơ số ?
GV nhấn mạnh về cơ số và số mũ trong mỗi công thức.
Câu 4:
Nêu điều kiện để a b ?
Nêu điều kiện để a trừ được cho b ?
Câu 1:
2 HS lên bảng thực hiện.
1) a + b = b + a
(a + b) + c = a + (a + c)
2) a.b = b.a
a.(b.c) = (a.b).c
a. (b + c) = a.b + a.c
1 HS khác bổ sung.
a + 0 = 0 + a = a
a.1 = 1.a =a
HS suy nghĩ rồi lên bảng hoàn thành
Luỹ thừa bậc n của a là tích của n thừa số mỗi thừa số bằng a.
a gọi là cơ số ; n gọi là số mũ.
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép toán nâng lên luỹ thừa.
- 1HS lên bảng thực hiện.
am . an = am + n
am : an = am + n (a 0 ; m n)
HS lắng nghe.
2 HS đứng tại chỗ trả lời.
a = b.k (k N ; b 0)
a b
HS quan sát và ghi nhớ.
II/ Bài tập
Bài 160 (trang 63 – SGK).
Hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép toán?
Mỗi tổ làm một câu. Gọi 4 HS lên bảng.
GV nhấn mạnh các kiến thức cần củng cố qua bài tập.
Bài 161 (trang 63 – SGK).
Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm các thành phần trong phép toán.
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
Tìm số tự nhiên x, biết :
a) 219 – 7(x + 1) = 100
b) (3x – 6).3 = 34.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 162 (trang 63 – SGK).
Yêu cầu HS phân tích đề và đặt phép tính.
Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 163 (trang 63 – SGK).
GV gợi ý: Trong ngày, muộn nhất là 24 giờ. Vậy điền các số như thế nào cho thích hợp?
Bài 164 (trang 63 – SGK).
Gọi 4 lên học sinh thực hiện.
a) (1000 + 1) : 11
b) 142 + 52 + 22
c) 29.31 + 144 : 122
d) 333 : 3 + 225 : 152
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 160 (trang 63 – SGK).
HS đọc đề và suy nghĩ.
1 HS nhắc lại.
a) 204 – 84 : 12 = 197
b) 15.23 + 4.32 – 5.7 = 121
c) 56 : 53 + 23.22 = 157
d) 164.53 + 47.164 = 16 400.
HS lắng nghe.
Bài 161 (tr 63 – SGK).
HS đọc đề.
1 học sinh nhắc lại.
2 HS lên bảng thực hiện.
a) x = 16
b) x = 11
HS nhận xét, bổ sung.
Bài 162 (tr 63 – SGK).
HS đọc đề.
HS phân tích đề và rút ra biểu thức.
(3x – 8) : 4 = 7.
Đáp số: x = 12.
HS nhận xét, bổ sung.
Bài 163 (tr 63 – SGK).
HS đọc đề.
Lần lượt điền các số 18; 33; 22; 25 vào chỗ trống.
Vậy trong 1 giờ chiều cao ngọ nến giảm (33 – 25) : 4 = 2 cm.
Bài 164 (tr 63 – SGK).
HS đọc đề và suy nghĩ.
4 HS lên bảng thực hiện
a) (1000 + 1) : 11 = 91 = 7.13.
b) 142 + 52 + 22 = 225 = 32.52
c) 29.31 + 144 : 122 = 900 = 22.32.52
d) 333 : 3 + 225 : 152 = 112 = 24.7
HS nhận xét, bổ sung.
IV/ Củng cố
GV hệ thống lại các dạng toán thường gặp và hướng dẫn HS giải các dạng toán đó.
V/ Hướng dẫn về nhà
Ôn tập các lý thuyết theo câu hỏi ôn tập
Bài tập về nhà: 165; 166; 167 (trang 63 – SGK) và 203; 204; 208; 210 (trang 26; 27 – SBT).
TUẦN 13 Ngày dạy:.../11/2013
Tiết 38. ÔN TẬP CHƯƠNG I ( tiếp)
A. MỤC TIÊU
Ôn tập các kiến thức về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết, số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN.
Vận dụng thành thạo các tính chất để giải các bài tập.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
2.Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:
II/ Kiểm tra ( kết hợp trong giờ)
III/ Bài mới
I. Ôn tập lý thuyết
Viết dạng tổng quát tính chất chia hết của một tổng ?
Gọi 4HS lần lượt nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9?
Số nguyên tố và hợp số có điểm gì giống và khác nhau?
ƯCLN là gì? Nêu cách tìm?
BCNN là gì? Nêu cách tìm?
1 HS lên bảng :
Nếu a m và b m (a + b) m
Nếu a m và b m (a + b) m
4 HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời.
Giống nhau : Đều là số tự nhiên lớn hơn 1.
Khác nhau : Số nguyên tố chỉ có hai ước, còn hợp số nhiều hơn hai ước.
1 HS đứng tại chỗ trả lời.
1 HS đứng tại chỗ trả lời.
II/ Bài tập
Bài 165 (trang 63 – SGK).
Phát phiếu học tập.
Điền kí hiệu thích hợp vào ô trống.
Yêu cầu học sinh giải thích.
Giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh và nhận xét.
Bài 166 (trang 63 – SGK).
Giáo viên gợi ý: Tập hợp A gồm những phần tử có tính chất gì?
Các phần tử đó có quan hệ thế nào với 84 và 180?
Yêu cầu 2 HS lên bảng hoàn thành.
Bài 167 (trang 63 – SGK).
Yêu cầu 1 HS tóm tắt đề bài.
Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài 213 (trang 27 – SBT).
Em hãy tính số vở, số bút, số tập giấy đã chia?
Gọi a là số phần thưởng thì a có quan hệ như thế nào với số vở, số bút, số tập giấy đã chia?
Hãy tìm số phần thưởng?
Bài 165 (tr 63 – SGK).
HS hoàn thành phiếu học tập.
4 HS đứng tại chỗ trả lời.
a) 747 P, vì 747 9
235 P, vì 235 5; 97 P.
b) a = 835.123 + 318 P vì a 3
c) b = 5.7.11 + 13.17P vì b là số chẵn (Tổng 2 số lẻ) và b > 2.
d) 2.5.6 – 2.29 = 2 P
HS nhận xét, bổ sung.
Bài 166 (tr 63 – SGK).
HS đọc đề.
Tập hợp A gồm những phần tử có tính chất : 84 x và 180 x và x > 6.
Vậy: x ƯC(84, 180) và x > 6.
2 HS lên bảng thực hiện
x ƯC(84, 180) và x > 6
84 = 22.3.7, 180 = 22.32.5
ƯCLN (84, 180) = 22.3 = 12
ƯC (84, 180) = Ư(12) = {1, 2, 3, 4, 6, 12}
Vì x > 6 A = {12}
x BC(12, 15, 18) ; 0 < x < 300
12 = 22.3, 15 = 3.5, 18 = 2.32.
BCNN (12, 15, 18) = 22.32.5 = 180
BC(12,15, 8) = B(180) = {0; 180; 360; ...}
Vì 0 < x < 300 B = {180}.
Bài 167 (tr 63 – SGK).
HS đọc đề.
1 HS đứng tại chỗ tóm tắt đề bài.
1 HS lên bảng thực hiện
Gọi số sách là a (100 a 150)
thì a 10 ; a 15 ; a 12.
a BC(10, 12, 15)
Vậy, số sách đó là 120 quyển.
HS nhận xét, bổ sung.
Bài 213 (tr 27 – SBT).
HS đọc đề và tóm tắt đề bài.
Số vở đã chia là : 133 – 13 = 120
Số bút đã chia : 80 – 8 = 72
Số tập giấy đã chia : 170 – 2 = 168
a là ước chung của 120, 72 và 168 và a > 13.
Vậy, có 24 phần thưởng.
IV/ Củng cố
GV hệ thống lại các dạng toán thường gặp và hướng dẫn HS giải các dạng toán đó.
Giáo viên giới thiệu mục "Có thể em chưa biết" rất hay sử dụng khi làm bài tập.
1.
2.
HS lấy ví dụ minh hoạ.
HS:
V/ Hướng dẫn về nhà
Ôn tập kĩ lý thuyết.
Bài tập về nhà: 207; 208; 209; 210; 211 (trang 27 – SBT).
Tiết sau kiểm tra một tiết.
TUẦN 13 Ngày dạy:.../11/2013
Tiết 39. KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I
A. MỤC TIÊU
Kiểm tra khả năng lĩnh hội các kiến thức đã học của học sinh.
Rèn luyện kĩ năng tính toán chính xác, hợp lý. Rèn luyện khả năng trình bày rõ ràng mạch lạc.
Giáo dục tính trung thực, nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ
- Gv: Chuẩn bị đề kiểm tra pho to
- Hs: Chuẩn bị giấy
C. MA TRẬN
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Thứ tự thực hiện các phép tính.
Thực hiện các phép tính đơn giản, lũy thừa
Biết vận dụng các phép tính về lũy thừa trong thứ tự thực hiện các phép tính.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1(C1a)
0,5
5
3( C1b,c, C2a)
2
20
4
2,5
25
2. Tính chất chia hết của một tổng. Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3 , 5 , 9
Nắm được các tính chất chia hết của một tổng. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9
Vận dụng thành thạo trong bài toán tìm x
Vận dụng tính chất và dấu hiệu chia hết
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1(C3a)
1
10
1(C2b)
1
10
1(C5)
1
10
3
3
30
3. Ước và bội. Số nguyên tố, hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Nhận biết được số nguyên tố, hợp số,
Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Biết tìm bội và ước của một số
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1(C3c)
1
10
1,2(C3b, C4)
1,5
5
2,2
2,5
25
4. ƯC-BC
ƯCLN và BCNN
Biết tìm BC ; và BCNN
Vận dụng thành thạo trong việc giải bài toán thực tế
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
0,4C4
1
10
0,4 (C4)
1
10
0,8
2
20
TS câu:
TS điểm:
Tỉ lệ %
1
1
10%
3,6
4
40%
4,4
4
40%
1
1
10
10
10
100%
D. ĐỀ BÀI
Đề 1
Câu 1. (1,5 điểm)Thực hiện phép tính
a/ 3.23 + 18: 32; b/ 175 . 16 + 84 . 175
c/
Câu 2. (2 điểm).Tìm số tự nhiên x, biết:
a/ x + 61 = 82 b/ 2.( 3x – 8 ) = 64 : 23
Câu 3. (3 điểm).
a/ Cho các số sau : 1995 ; 2340 ; 111; 178 . Số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 5
b/ Tìm tập hợp Ư(15), A = B( 6) nhỏ hơn 45
c/ Cho các số : 17 ; 48 ; 53 ; 125 ; 97 . Số nào là số nguyên tố? số nào là hợp số?
Câu 4. (2,5 điểm).
Một trường tổ chức cho khoảng từ 700 đến 800 học sinh đi tham quan bằng ô tô. Tính số học sinh đi tham quan biết rằng: nếu xếp 40 người hay 45 người vào một xe đều không dư một ai
Câu 5. (1 điểm).Chöùng toû raèng:
A = 2 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27 + 28 + 29 + 210 chia heát cho 3
Đề 2
Câu 1. (1,5 điểm)Thực hiện phép tính
a/ 2.(5.42 - 30) b/ 178 . 25 – 78 . 25
c/
Câu 2. (2 điểm).Tìm số tự nhiên x, biết:
a/ x + 17 = 21 b/ 2.( 3x – 8 ) = 64 : 23
Câu 3. (3 điểm).
a/ Cho các số sau : 1985 ; 2640 ; 666; 189. Số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 5
b/ Tìm tập hợp Ư(25), A = B( 7) nhỏ hơn 50
c/ Cho các số : 17 ; 58 ; 63 ; 135 ; 97 . Số nào là số nguyên tố? số nào là hợp số?
Câu 4. (2,5 điểm).
Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 300 đến 400 em. Biết nếu xếp hàng 30 em hay hàng 45em đều vừa đủ. Tính số học sinh khối 6 của trường đó.
Câu 5. (1 điểm).Chöùng toû raèng:
A = 3 + 32 + 33 + 34 + 35 + 36 +... + 32000 chia heát cho 4
E. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung đề 1
Điểm
1
a/ 3.23 + 18: 32=3.8 + 18:9 = 24 + 2 = 26
0,5
b/ 175 . 16 + 84 . 175=175( 16+84)= 175.100=17500
0,5
c/
0,25
0,25
2
a/ x + 61 = 82
x = 82-61
x = 21
b/ 2.(3x – 8 ) = 64 : 23
2.(3x – 8 ) = 8
(3x – 8 ) = 8:2
3x = 4+8
x = 4
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
3
a/ - Các số chia hết cho 3 là : 1995 ; 2340 ; 111
- Các số chia hết cho 5 là : 1995 ; 2340
b/ 15 = 3.5 => Ư(15) = {1 ; 3 ; 5 ; 15}
Bội của 6 nhỏ hơn 45là
A = {0 ; 6 ; 12 ; 18; 24; 30; 36; 42}
c/ - Các số nguyên tố là : 17 ; 53 ; 97
- Các hợp số là : 48 ; 125
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
Gọi số học sinh của trường đó là x(em)
nếu xếp 40 người hay 45 người vào một xe đều không dư một ai
nên : x 40 và x 45
Suy ra : x Î BC(40; 45)
Ta có : 40 = 23.5 và 45 = 32.5
BCNN(30;45) = 23.32.5 = 360
BC(40; 45) = B(360) = {0 ; 360; 720; 1080; ....}
Vì Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 700 đến 800 em. Nên x = 720 (em)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5
A = 2 + 22 + 23 + 24 + 25 + 26 + 27 + 28 + 29 + 210
= (2 + 22 )+ (23 + 24 )+( 25 + 26 )+( 27 + 28 )+( 29 + 210 )
= 2 (1 + 2 )+ 23 (1+ 2 )+ 25 ( 1+ 2 )+ 27 (1 + 2 )+ 29 (1 + 2 )
= 2 3 + 23 .3 + 25 .3 + 27 .3 + 29 .3
Nên A3
0,25
0,25
0,25
0,25
Nội dung đề 2
1
a/ 2.(5.42 - 30)
=2.(16.5-30)=2.50=100
0,5
b/ 178 . 25 – 78 . 25
=25(178-78)=32.100=3200
0,5
c/
0,25
0,25
2
a/ x + 17 = 21
x = 21-17
x = 4
b/ 2.(3x – 8 ) = 64 : 23
2.(3x – 8 ) = 8
(3x – 8 ) = 8:2
3x = 4+8
x = 4
0,5
0,5
0,5
0,5
3
a/ - Các số chia hết cho 3 là : 2640 ; 666; 189
- Các số chia hết cho 5 là : 1985 ; 2640
b/ 25 = 52 => Ư(25) = {1 ; 5 ; 25}
A = B( 7) nhỏ hơn 50
A = {0 ; 7 ; 14 ; 21; 28; 39; 42; 49}
c/ - Các số nguyên tố là : 17 ; 97
- Các hợp số là : 58 ; 63 ; 135
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
Gọi số học sinh khối 6 của trường đó là x(em)
nếu xếp hàng 30 em hay hàng 45em đều vừa đủ nên : x 30 và x 45
Suy ra : x Î BC(30; 45)
Ta có : 30 = 2.3.5 và 45 = 32.5
BCNN(30;45) = 2.32.5 = 90
BC(30 ; 45) = B(90) = {0 ; 90; 180; 270; 360; 450; 540; ....}
Vì Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 300 đến 400 em. Nên x = 360 (em)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
A = 3 + 32 + 33 + 34 + 35 + 36 +... + 32000
= 3(1+3) + 33(1+3) + 35(1+3) + ....+31999(1+3)
= 3.4 + 33.4 + 35.4 + ....+31999.4
Nên A4
0,25
0,25
0,25
0,25
- Mọi cách giải khác đúng vẫn được điểm tối đa của câu đó
F. KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA
SL
Lớp
điểm <5
điểm <6,5
điểm <8
điểm
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A
6B
TUẦN 14 Ngày dạy:.../11/2013
CHƯƠNG II- SỐ NGUYÊN
Tiết 40. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.
Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. Biết cách biểu diễn các số nguyên âm trên trục số.
Rèn tính cẩn thận, chính xác, rèn khả năng liên hệ giữa toán học và thực tế.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
2.Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A: 6B:
II/ Kiểm tra
III/ Bài mới
Giới thiệu nội dung chương II.
Để phép trừ các số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được, người ta phải đưa vào một lại số mới: Số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên lập thành một tập hợp các số nguyên.
Giáo viên giới thiệu tóm tắt chương II số học lớp 6.
1.Các ví dụ.
Ví dụ 1:
GV giới thiệu về nhiệt kế và giới thiệu các nhiệt độ : 00C, trên 00C và dưới 00C.
GV giới thiệu các số nguyên âm như:
-1, -2, -3, … và hướng dẫn cách đọc .
Cho học sinh làm ? 1.
+ Giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ?
+ Thành phố nào nóng nhất? Lạnh nhất?
Cho HS làm bài tập 1 (68 – SGK).
(hình 35)
Ví dụ 2 :
GV đưa hình vẽ giới thiệu về độ cao với quy ước độ cao mực nước biển là 0m. Giới thiệu độ cao trung bình của cao nguyên Đắk Lắk (600m) và độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam (– 65m).
Cho học sinh làm ? 2.
GV: Cho học sinh làm bài tập 2 (68/SGK) và giải thích ý nghĩa của các số.
Ví dụ : Có và nợ
+ Ông A có 10 000đ
+ Ông A nợ 10 000đ có thể nói: “ông A có – 10 000đ”
GV: Cho học sinh làm ? 3 và giải thích các con số.
2/Trục số.
Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ tia số, giáo viên nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều, đơn vị.
Giáo viên vẽ tia đối của tia số và ghi các số - 1; - 2, - 3, … từ đó giới thiệu gốc, chiều dương, chiều âm của trục số.
Cho học sinh làm ? 4.
Giáo viên giới thiệu trục số thẳng đứng hình 34.
Cho học sinh làm bài tập 4.
Học sinh cả lớp lắng nghe.
Quan sát nhiệt kế, đọc các số ghi trên nhiệt kế như 00C, 1000C, 400C,
- 100C, - 200C, …
- HS tập đọc các số nguyên âm :
-1, -2, -3, …
- HS đọc và giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ
+ Nóng nhất : TP. Hồ Chí Minh
+ Lạnh nhất : Mát-xcơ-va
a) Nhiệt kế a : - 30C
Nhiệt kế b : - 20C
Nhiệt kế c : 00C
Nhiệt kế d : 20C
Nhiệt kế e : 30C
b) Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.
HS lắng nghe và đọc độ cao của núi Phan Xi Păng và của đáy vịnh Cam Rang.
Độ cao của đỉnh Evơret là 8848m, nghĩa là đỉnh Evơret cao hơn mực nước biển 8848m.
- Độ cao của đáy vực Marian là -11524m nghĩa là đáy vực đó thấp hơn mực nước biển 11524m.
Học sinh lắng nghe.
Ông Bảy nợ 150 000đ
Bà Năm có 200 000đ
Cô Ba nợ 30 000đ
Học sinh cả lớp vẽ tia số vào vở.
Học sinh vẽ tiếp tia đối của tia số và hoàn chỉnh trục số.
Học sinh làm ? 4.
Điểm A : - 6 Điểm C : 1
Điểm B : - 2 Điểm D : 5
Học sinh theo dõi.
Học sinh làm bài tập 4 theo nhóm
IV. Củng cố
LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
1.Thế nào là số nguyên âm, số nguyên âm dung để làm gì?
2. Trục số
Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào ?
Bài 5 (trang 54 – SBT).
+ Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ trục số.
+ Gọi học sinh khác xác định điểm cách điểm 0 hai đơn vị (2 và -2)
+ Gọi HS khác xác định hai cặp điểm cách đều 0.
Dùng số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 00C, độ sâu dưới mực nước biển, chỉ số nợ, …
Bài 5 (trang 54 – SBT).
Học sinh đọc đề.
Học sinh lần lượt lên thực hiện bài toán
V/ Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo vở ghi và SGK. Tập vẽ trục số cho thành thạo
- Làm bài: 3 (SGK) và Lớp B làm thêm bài 1, 3, 4, 6, 7, 8 ( SBT).
TUẦN 14 Ngày dạy:.../11/2013
Tiết 41. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
A. MỤC TIÊU
Học sinh biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên.
Rèn tính cẩn thận, chính xác, liên hệ thực tế.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
2.Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A: 6B:
II/ Kiểm tra
HS 1: Lấy hai ví dụ thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó?
HS 2: Chữa bài tập 8 (trang 55 – SBT).
Vẽ một trục số và cho biết:
a) Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị
b) Những điểm nằm giữa các điểm – 3 và 4.
Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm.
III/ Bài mới
1/ Số nguyên
Dùng trục số học sinh đã vẽ để giới thiệu số nguyên dương, số nguyên âm, số 0, tập Z.
- GV ghi bảng
+ Số nguyên dương: 1;2;3...
(hoặc ghi: +1; +2;+3..)
+ Số nguyên âm: -1; -2;-3..
+ Tập hợp số nguyên:
Z= {...-3;-2;-1;0;1;2;3;..}
Em hãy lấy ví dụ về số nguyên dương, số nguyên âm?
Cho học sinh làm bài tập 6 (trang 70 – SGK).
- Vậy tập hợp N và Z có mối quan hệ như thế nào?
Z
-GV giới thiệu chú ý SGK.
Nhận xét : Số nguyên thường được dùng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau. Hãy lấy ví dụ?
Cho hs làm bài tập 7 và 8 (SGK). Các đại lượng trên đã có quy ước chung về dương âm. Tuy nhiên trong thực tiễn ta có thể tự đưa ra quy ước.
Ví dụ (SGK) (hình 38)
Cho học sinh làm ? 1.
Cho học sinh làm ? 2 (hình 39)
- Làm bài 67 SGK/20
GV: ở bài toán trên ta nói +1 và -1 là 2 số đối nhau vậy như thế nào là 2 số đối nhau
2/ Số đối:
GV vẽ trục số nằm ngang và yêu cầu 1 HS lên bảng biểu diễn 2 điểm +1 và -1
? Nêu nhận xét về vị trí của điểm +1 và -1 trên trục số so với với điểm O
- GV: ghi bảng: 1 và -1 là hai số đối nhau (hay 1 là số đối của -1; -1 là số đối của 1)
- GV cho HS lên bảng biểu diễn tiếp cặp số 2 và -2. Nêu nhận xét
? Lấy ví dụ về hai số đối nhau
- Cho HS làm ?4 sgk
- Tìm số đối của số sau: 7; -3; 0
Học sinh theo dõi.
Học sinh tự lấy ví dụ.
Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
– 4 N (sai) ; 4 N (đúng) ;
0 Z (đúng) ; 5 N (đúng)
–1 N (sai) ; 1 N (đúng)
N là tập hợn con của Z.
Học sinh vẽ hình vào vở.
2 học sinh nhắc lại.
Ví dụ: Số tiền có, số tiền nợ; thời gian trước, sau công nguyên …
Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời.
Điểm C : +4km
Điểm D : –1km
Điểm E : –4km
a) Chú sên cách A 1m về phía trên.
b) Chú sên cách A 1m về phía dưới
HS lên bảng biểu diễn số +1 và -1 trên trục số
HS: Điểm + 1 và -1 cách đều điểm O và nằm về 2 phía của điểm O
ơHS lên bảng biểu diễn số 2 và -2 trên trục số và nêu nhận xét
HS lấy ví dụ
HS số đối của 7 là -7
Số đối của -3 là 3
Số đối của 0 là 0
IV. Củng cố
TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
1.Tập hợp các số nguyên:
2. Số đối
Người ta thường dùng số nguyên để biểu diễn những đại lượng như thế nào? Ví dụ?
Tập hợp Z bao gồm những loại số nào?
Tập hợp N và Z có quan hệ như thế nào?
Cho ví dụ về hai số đối nhau ?
Bài 9 (trang 71 – SGK).
Dùng để biểu diễn các đại lượng ngược hướng nhau.
Gồm số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương.
N Z.
Học sinh tự lấy ví dụ.
Bài 9 (trang 71 – SGK).
Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
Số đối của +2 là –2.
Số đối của -6 là 6.
Số đối của 5 là –5.
Số đối của –18 là 18.
Số đối của –1 là 1.
V/ Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo vở ghi và SGK.
- Làm bài 6, 10 (SGK) và lớp B làm thêm bài 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 (SBT).
TUẦN 14 Ngày dạy:.../11/2013
Tiết 42. THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
A. MỤC TIÊU
Học sinh nắm vững thứ tự của số nguyên và hiểu thế nào là giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
Biết cách so sánh hai số nguyên và tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, liên hệ thực tế.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
2.Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A: 6B:
II/ Kiểm tra
HS 1: Tập hợp Z gồm các loại số nào? Kí hiệu ?
Chữa bài tập 12 ( SBT ).
HS 2: Chữa bài tập 10 (trang 71 – SGK).
Viết số biểu thị các điểm nguyên trên tia MB ?
So sánh giá trị số 2 và số 4 ? So sánh vị trí điểm 2 và điểm 4 trên trục số ?
Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm.
III/ Bài mới
1/ So sánh hai số nguyên.
Hãy so sánh giá trị của 3 và 5. So sánh vị trí của điểm 3 và 5 trên trục số ?
Rút ra nhận xét về so sánh hai số tự nhiên?
Tương tự, so sánh hai số nguyên: Trong hai số nguyên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia.
a nhỏ hơn b : a < b
Hay b lớn hơn a : b > a
Nếu trên trục số điểm a nằm ở bên trái điểm b thì a như thế nào với b?
Đó là nội dung nhận xét.
Cho HS làm ?1 (bảng phụ)
Gọi học sinh lên điền vào chỗ trống trên bảng phụ.
Giáo viên giới thiệu chú ý về số liền trước, số liền sau và yêu cầu HS lấy ví dụ.
Cho học sinh làm ? 2
GV: Mọi số nguyên dương khi so sánh với 0 như thế nào?
So sánh số nguyên âm với số 0 và số nguyên dương với số nguyên âm?
GV cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập 12, 13 (SGK).
Giáo viên hướng dẫn một vài nhóm.
2/ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
- GV: Cho biết trên trục số hai số đối nhau có đặc điểm gì?
- Điểm –3, điểm 3 cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị?
- Cho học sinh thực hiện ? 3
- GV trình bày khái niệm giá trị tuyệt đối.
- Kí hiệu:
Ví dụ:
Yêu cầu học sinh làm ? 4.
Qua các ví dụ trên, hãy rút ra nhận xét.
+ Giá trị tuyệt đối của số 0 là gì?
+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là gì?
+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là gì?
+ Giá trị tuyệt đối của hai số đối nhau thì như thế nào?
So sánh -5 và -3; và ?
- GV: Trong hai số âm, số có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì như thế nào?
- Ngược lại, số âm lớn hơn thì giá trị tuyệt đối như thế nào?
Ta thấy 3 < 5. Trên trục số điểm 3 nằm ở bên trái điểm 5.
Trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia và trên trục số điểm biểu diễn số nhỏ hơn nằm ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn.
Học sinh lắng nghe và ghi bài.
Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm ở bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
2 học sinh nhắc lại.
Lần lượt 3 học sinh lên bảng điền 3 câu.
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Ví dụ: –1 là số liền trước của số 0, 1 là số liền sau của số 0.
Học sinh làm ? 2 và nhận xét về vị trí của các điểm trên trục số.
HS: Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.
-Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0.
-Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số nguyên âm.
Các nhóm hoạt động.
HS : Hai số đối nhau nằm về hai phía và cách đều so với điểm 0.
Điểm –3, điểm 3 cách điểm 0 là 3 đơn vị.
Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
Học sinh lắng nghe và 2 học sinh nhắc lại.
HS ghi bài.
2 HS lên bảng thực hiện.
HS : + Giá trị tuyệt đối của số 0 là 0
+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là số nguyên dương.
+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là số nguyên dương.
+ Giá trị tuyệt đối của hai số đối nhau thì bằng nhau
HS: -5 < -3;
-HS: Trong hai số âm, số có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì nhỏ hơn. Ngược lại, số âm lớn hơn thì giá trị tuyệt đối sẽ nhỏ hơn.
IV. Củng cố
THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUỂN
1. So sánh hai số nguyên
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Trên trục số nằm ngang, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào? Cho ví dụ?
- So sánh -1000 và + 2?
- Thế nào là giá trị tuyệt đối của số nguyên a?
- Nêu các nhận xét về giá trị tuyệt đối của một số? Cho ví dụ.
- Bài 15 (trang 73 – SGK).
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Học sinh trả lời.
Cho 2 học sinh lấy ví dụ.
-1000 < + 2
1 học sinh trả lời.
1 học sinh nhắc lại.
2 học sinh lên bảng thực hiện.
<
= 3
= 5
<
= 3
= 5
Học sinh nhận xét, bổ sung.
V/ Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững khái niệm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách so sánh hai số nguyên
- Nắm vững cách so sánh hai số nguyên và khái niệm GTTĐ của một số nguyên a.
- Học thuộc các nhận xét trong bài
- Làm bài tập: 11, 13; 14 SGK, 16, 17 SGK; 18; 21; 23 SBT
File đính kèm:
- TUAN 13+ 14 SO 6.doc