Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 33

I- MỤC TIÊU:

- Củng cố cho HS khái niệm tập hợp, các cách viết một tập hợp.

- Cách tính số phần tử của một tập hợp.

- Biết tìm các tập hợp con của một tập hợp cho trước.

II- CHUẨN BỊ:

- Các dạng bài tập.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc62 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết 1 ÔN TẬP VỀ TẬP HỢP – TẬP HỢP CON. SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP I- MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS khái niệm tập hợp, các cách viết một tập hợp. - Cách tính số phần tử của một tập hợp. - Biết tìm các tập hợp con của một tập hợp cho trước. II- CHUẨN BỊ: - Các dạng bài tập. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ. 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS Dạng 1: Cách viết tập hợp PHƯƠNG PHÁP GIẢI - Để viết 1 tập hợp có ít phần tử, ta thường sử dụng cách liệt kê các phần tử. - Để viết 1 tập hợp có nhiều phần tử hoặc có vô số phần tử, ta thường sử dụng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử. * Chú ý: Mỗi phần tử chỉ viết một lần. BT1: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: B = { x N*/ 20 x < 30} C = { x N*/ x < 15} BT2: Viết tập hợp các chữ cái trong cụm từ: “ THĂNG LONG – HÀ NỘI” VÍ DỤ Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 15 bằng hai cách. Lời giải * Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp. A = { 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14} * Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp. A = { nN/ 5< n < 15} Bài tập 1 B = { 20; 21; 22; 23; 24; 25; 26; 27; 28; 29} C = { 1; 2; 3; 4; 5; 6; ...............; 11; 12; 13; 14} Bài tập 2 { T; H; Ă; N; G; L; O; A; Ô; I} Dạng 2: Xác định số phần tử của một tập hợp PHƯƠNG PHÁP GIẢI Đối với tập hợp có hữu hạn phần tử, để tính số phần tử của nó ta có thể: - Viết tập hợp dưới dạng liệt kê các phần tửm rồi đếm chúng. - Hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp, phát hiện quy luật rồi tính số phần tử. * Chú ý công thức: Số phần tử của một tập hợp bằng: (Số cuối – số đầu) : k/c + 1 BT1:Tính số phần tử của tập hợp sau: A = { 10; 12; 14; 16; .....; 2000} B = { 15; 20; 25; ......; 100} C = { 21; 25; 29; ....; 201} ? Các tập hợp A; B; C gồm các số như thế nào? BT2:Cho biết mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử: Tập hợp A các số tự nhiên x sao cho x + 10 = 20,5 Tập hợp B các số tự nhiên y sao cho y . 2 < 50 Tập hợp Ccác số tự nhiên z sao cho z . 2 + 1 > 100 Gợi ý: Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp rồi tính số phần tử. VÍ DỤ Hãy tính só phần tử của tâph hợp A gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 1990 đến 2009 Lời giải Các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Vì vậy số phần tử của tập hợp A là: 2009 – 1990 + 1 = 20 phần tử Bài tập 1 Số phần tử của tập hợp A là: (2000 – 10) : 2 + 1 = 996 phần tử Số phần tử của tập hợp Blà: ( 100 – 15) : 5 + 1 = 18 phần tử Số phần tử của tập hợp Clà: ( 201 – 21 ) : 4 + 1 = 46 phần tử. Bài tập 2 A không có phần tử nào B = { 0; 1; 2; .....; 24}, có 25 phần tử. C = { 50; 51; 52; 53; ......}, có vô số phần tử. Dạng 3: Tập hợp con PHƯƠNG PHÁP GIẢI - chứng tỏ tập hợp B là tập hợp con của tập hợp A, ta chỉ cần chỉ ra mỗi phần tử của B đều thuộc A. - Để viết tập hợp con của của A cho trước, ta cần liệt kê các phần tử của A, mỗi tập hợp gồm một số phần tử của A sẽ là tập con của A. * Chú ý: Tập hợp rỗng là tập con của mọi tập hợp. BT1: Cho tập hợp A = { nho; mận; đào; hồng}. Hãy viết tất cả các tập hợp con của A sao cho mỗi tập hợp đó có: a) Một phần tử b) Hai phần tử c)Ba phần tử d) Tập hợp A có tất cả bao nhiêu tập hợp con? VÍ DỤ Trong 2 tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập con của tập hợp còn lại? A = { 1; 3 }, B = { 1; 2; 3; 4; 5} C = { T; I; Ê; N}, D = { T; Ơ; I} Lời giải a)AB b) C không là tập con của D, D không là tập con của C Bài tập 1 a) Các tập hợp con của A có một phần tử là: { nho };{ mận};{ đào}, {hồng} b) Các tập hợp con của A có hai phần tử là: { nho, mận}; { nho, đào}; { nho, hồng}; { mận, đào}; { mận, hồng }; {đào, hông} c) Các tập hợp con cỏa A có 3 phần tử là: { nho, mận, đào}, {nho, mận, hồng}; {nho, đào, hồng}; {mận, đào, hồng} d) Tập hợp A có tất cả 16 tập hợp con 4. Củng cố: - Nhấn mạnh các dạng bài tập cơ bản đã chữa. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại các bài tập đã chữa trên lớp. - Ôn lại các kiến thức về số tự nhiên. Ngày dạy: Tiết 2 ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN SỐ TỰ NHIÊN I- MỤC TIÊU: - Củng cố các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. - Biết vận dụng 1 cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. - Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi. II- CHUẨN BỊ: - Máy tính bỏ túi III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ. 3. Bài mới : HĐ của GV HĐ của HS 1. Củng cố lý thuyết * Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. * Nhấn mạnh lại các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên. Phép tính Tính chất Cộng Nhân Giao hoán a+b=b+a a.b=b.a Kết hợp (a+b)+c=a+(b+c) (a.b).c=a.(b.c) Cộng với số 0 a+0=0+a=a Nhân với số 1 a.1=1.a=a Phân phối của phép nhân với phép cộng a(b+c)=a.b+a.c 2. Bài tập * Yêu cầu HS làm bài tập 32 ( SGK - 17). * Gọi một HS lên bảng làm bài tập 32. * Yêu cầu HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. * Hướng dẫn HS làm bài tập 51 ( SBT - 9). - Tổ chức cho HS thảo luận về lời giải của bài tập 51. * Yêu cầu HS làm bài tập 59 (SBT-10). - Hướng dẫn HS Giải bài tập 59 và khai thác các cách giải khác. * Nhấn mạnh cách giải của bài tập 51. * Yêu cầu HS Tính nhanh bài tập sau : 2. 31. 12 + 4.6 . 42 + 8. 27.3 Bài tập 32 SGK tr 17 a, 996 + 45 = 996 + ( 4 + 41) = ( 996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041. b, 37 + 198 = ( 35 + 2) + 198 = 35 + ( 2 + 198) = 35 + 200 = 235. Bài 51 SBT tr 9 - Vì x là tổng a + b Ta có: x nhận giá trị 25 + 14 = 39; 38 + 14 = 52 25 + 23 = 48; 38 + 23 = 61 Suy ra: M={39 ; 43; 52; 61} Tập hợp M có 4 phần tử Bài 59 SBT tr 10 a) C1: = (10a + b) .101 = 1010 a + 101b = 1000a + 10a + 100b + b = C 2: x 101 ab ab Tương tự h/s tính được: b. = Bài tập tính nhanh 2. 31. 12 + 4.6 . 42 + 8. 27.3 = 24.31 + 24.42 + 24.27 = 24 (31 + 42 + 27) = 24 . 100 = 2400 4. Củng cố Các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. - Làm các bài tập 55; 57 ( SBT - 9;10). Ngày dạy: Tiết 3 ÔN PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN I- MỤC TIÊU: - HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, điều kiện để phép trừ thực hiện được. - Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm, để giải một vài bài toán thực tế. - Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng mạch lạc. II- CHUẨN BỊ: - Máy tính điện tử bỏ túi và SBT. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS 1. Củng cố lý thuyết * Hỏi cho hai số tự nhiên a và b thì khi nào có phép trừ a - b = x ?. * Yêu cầu HS nêu điều kiện để có hiệu a- b. * Yêu cầu HS hiệu 8 - 4 bằng tia số. * Nhấn mạnh điều kiện để thực hiện được phép trừ và cách biểu diễn trên tia số. * Khi nào có phép chia hết và điều kiện đối với số chia?. * Trong phép chia có dư: Số bị chia = ?. và điều kiện đối với số dư. * Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a - b = x. * Điều kiện để có hiệu a - b là a b. * 8 - 4 = 4và được minh hoạ hình vẽ sau: 8 4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 4 *Số tự nhiện a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho: a = b.q * Trong phép chia có dư: Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư a = b.q + r (0 < r < b). Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. 2. Bài tập * 2 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 phần. Tổ chức cho HS thảo luận về lời giải của học sinh trình bày trên bảng. * Yêu cầu HS làm bài tập 65 ( SBT - 10). * Gọi một HS lên bảng làm bài tập 66 (SBT - 11). * Gọi HS làm bài tập 67 a, ( SBT - 11). Bài tập 64 SBT tr 10 Tìm số tự nhiên x, biết: (x - 47) – 115 = 0 x - 47 = 115 x = 115 + 47 x = 162 b) 315 + (146 - x) = 401 146 - x = 401 - 315 146 - x = 86 x = 146 – 86 x = 60 Bài tập 65 SBT tr 10 57 + 39 = ( 57 - 1) + ( 39 + 1) = 56 + 40 = 96. Bài tập 66 SBT tr 11 213 - 98 = ( 213 + 2) - ( 98 + 2) = 215 - 100 = 115. Bài tập 67 SBT tr 11 a, 28.25 = ( 28:4).(25.4) = 7.100 = 700. 4. Củng cố - Nhấn mạnh điều kiện để có phép trừ, phép chia hết. - Cách làm dạng bài tập tính nhanh. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại bài. - Làm các bài tập 71; 72; 73 (SBT - 11). Ngày dạy: Tiết 4 ĐƯỜNG THẲNG. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG. I- MỤC TIÊU: - HS biết nhận biết ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm, trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại. - Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng. Sử dụng được các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. - Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt. - Biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm. II- CHUẨN BỊ: - Thước kẻ và phấn màu. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS 1. Củng cố lý thuyết: * Hỏi: Hình nào cho ta hình ảnh 3 điểm thẳng hàng. Khi nào thì 3 điểm thẳng hàng? Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng? * Nói cách vẽ 3 điểm thẳng hàng. * Nói cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng. - Đọc các cách mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình đó. - Vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm giữa 2 điểm B & C. ( Có 2 trường hợp vẽ) * Cho thêm điểm B khác điểm A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A, B. Vẽ được mấy đường thẳng. * Nêu vị trí của hai đường thẳng. - Khi 3 điểm A, B, C cùng thuộc 1 đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng. A B C . . . - Khi 3 điểm A, B, C không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng. . C A . B . . . . A C B - C và B nằm cùng phía đối với A. - A và C nằm cùng phía đối với B. - A và B nằm khác phía đối với C. - Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B. B A C . . . C A B . . . . . A B * Nhận xét: Có 1 đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A và B. 2. Bài tập: * Yêu cầu HS làm bài tập 4 ( SGK - 105). - Gọi HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. * Nhấn mạnh cách vẽ diểm thuộc, không thuộc đường thẳng. * Yêu cầu HS làm bài tập 6 ( SGK - 105). - Gọi một HS lên bảng làm bài tập số 6. - ? Trong ba điểm A, C, D Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?, trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm gữa hai điểm còn lại. - Gọi HS khác nhận xét bài của HS làm trên bảng. * Yêu cầu HS làm bài tập 13 ( SGK - 107). - Gọi một HS lên bảng làm bài tập số 13. - Gọi HS khác nhận xét bài của HS làm trên bảng. - Nhấn mạnh lại điểm nằm giữa hai điểm còn lại. *Yêu cầu HS làm bài tập 20 ( SGK - 109). - Gọi 2 HS lên bảng mỗi HS làm một ý của bài tập 20. - gọi HS khác nhận xét bài của ba HS làm trên bảng. - Nhận xét và củng cố lại vị trí tương đối của hai đường thẳng. * Bài tập 4: a, Điểm C nằm trên đường thẳng a. C a b, Điểm B nằm ngoài đường thẳng b. B b B A m * Bài tập 6: a, A m B m. b, Có những điểm khác điểm A mà cũng thuộc đường thẳng m C B D A m c, Có những điểm khác điểm B mà cũng không thuộc đường thẳng m E B F A m A M B N * Bài tập 13: a, Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm N không nằm giữa hai điểm A và B (ba điểm A, B, N thẳng hàng). A M B N b, Điểm B nằm giữa hai điểm A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A và B. * Bài tập 20: M p q a, M là giao điểm của hai đường thẳng p và q. B m A C p n b, Hai đường thẳng m và n cắt nhau tại A, đường thẳng p cắt n tại B cắt m tại C. 4. Củng cố: - Khi nào thì 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại các kiến thức về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng. - Làm các bài 8; 9; 10 SBT tr 96. Ngày dạy: Tiết 5 LUYÊN TẬP VỀ LUỸ THỪA I- MỤC TIÊU: - HS phân biệt được cơ số và số mũ , vận dụng công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số vào bài tập. - HS biết viết gọn 1 tích các thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa. - Rèn kỹ năng thực hiện các phép trừ luỹ thừa 1 cách thành thạo. II- CHUẨN BỊ: SBT, máy tính. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS 1. Củng cố lý thuyết: * Yêu cầu HS nêu định nghĩa về luỹ thừa với số mũ tự nhiên. - Nhấn mạnh lại định nghĩa. * Yêu cầu HS làm ví dụ sau: Viết gọn tích sau bằng cách dùng luỹ thừa: a, 4.4.4.4.4.4. b, 5.5.5.5.5.5.5.5.5. c, 7.7.7.7.7. * Gọi HS nêu dạng tổng quát của phép nhân hai luỹ thừa cùng cơ số và áp dụng tính 34.35. * Định nghĩa: Luỹ thừa bậc n của là tích của n thừa số bằng nhau mỗi thừa số bằng a: an = a . a . ... . a ( a 0 ). n * Ví dụ: a, 4.4.4.4.4.4 = 46. b, 5.5.5.5.5.5.5.5.5 = 59. c, 7.7.7.7.7 = 75. * Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số: am.an = am+n. 34.35 = 34+5 = 39. 2. Bài tập: * Gọi HS lên bảng làm bài tập 58 ( SGK - 28). * Hướng dẫn HS dùng máy tính để kiểm tra lại két quả của bài HS trình bày trên bảng. * Từ bảng bình phương ta có thể viết các số 64; 169; 196 thành bình phương của một số tự nhiên. * Yêu cầu HS làm bài tập 86 ( SBT - 13). - Gọi HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. * Gọi HS lên bảng làm bài tập 87 (SBT - 13). - Gọi HS nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. * Yêu cầu HS làm bài tập 88 ( SBT - 13). * Gọi HS khác nhận xét bài của HS làm trên bảng. * Cho HS làm bài tập 94 ( SBT - 13). - Gọi HS trình bày lời giải của bài tập 94. * Bài tập 58: a, Lập bảng: Luỹ thừa Giá trị Luỹ thừa Giá trị Luỹ thừa Giá trị 02 0 72 49 142 196 12 1 82 64 152 225 22 4 92 81 162 256 32 9 102 100 172 289 42 16 112 121 182 324 52 25 122 144 192 361 62 36 132 169 202 400 b, 64 = 82 ; 169 = 132 ; 196 = 142. * Bài tập 86: a, 7.7.7.7 = 74 . b, 3.5.15.15 = 15.15.15 = 153 . c, 2.2. 5.5.2 = (2.2.2).(5.5) = 23.52 . d, 1000.10.10 = 10.10.10.10.10 = 105. * Bài tập 87: a, 25 = 2.2.2.2.2 = 32. b, 34 = 3.3.3.3 = 81. c, 43 = 4.4.4 = 64. d, 54 = 5.5.5.5 = 625. * Bài tập 88: a, 53.56 = 53+6 = 59. b, 34.3 = 34+1 = 35. * Bài tập 94: a, 6 00...0 = 6.1021. 21 chữ số 0 b, 5 00...0 = 5.1015. 15 chữ số 0 4. Củng cố: - Nhấn mạnh các kiến thức cần ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại bài luỹ thừa với cơ số tự nhiên. - Làm các bài tập 91; 92; 93 (SBT - 13). Ngày dạy: Tiết 6 LUYỆN TẬP VỀ NHÂN, CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ I- MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng thực hiện nhân, chia 2 luỹ thừa cùng cơ số 1 cách thành thạo. - Rèn luyện cho HS tính chính xác khi vận dụng các quy tắc nhân, chia 2 luỹ thừa cùng cơ số. II- CHUẨN BỊ: Thuộc công thức nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Viết công thức tổng quát nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số. 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS 1. Củng cố lý thuyết: * Yêu cầu HS nêu định nghĩa luỹ thừa. * Gọi HS nêu công thức tổng quát nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. * Yêu cầu HS nêu công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số. * Định nghĩa: (SGK - 26). an = a.a. ... .a ( n 0). n thừa số * Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số: am. an = am+n. * Chia hai luỹ thừa cùng cơ số: am: an = am-n ( a 0; m n). 2. Bài tập: * Gọi HS lên bảng làm bài tập 91 ( SBT - 13). - Gọi HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. - Nhận xét và củng cố lại lời giải của bài tập 91. * Gọi HS lên bảng làm bài tập 93 ( SBT - 13) - Gọi HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. * Yêu cầu HS đọc hướng dẫn của bài tập 95 ( SBT - 14). - Hướng dẫn HS làm bài tập 95. - Gọi một HS lên bảng trình bày cách tính của bài tập 95. - Nhận xét và nhấn mạnh cách tính. * Gọi HS lên bảng làm bài tập 100 ( SBT - 14) - Gọi HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. * Gọi HS lên bảng làm bài tập 102 ( SBT - 14) - Gợi ý: Hãy viết 16 dưới dạng lũy thừa của 2; viết 64 dưới dạng lũy thừa của 4 * Bài tập 91: Số nào lớn hơn trong 2 số sau? a, Ta có: 82 = 8.8 = 23.23 = 26 Vậy 26 = 82. b, Ta có: 53 = 5.5.5 = 125. 35 = 3.3.3.3.3 = 243 243 > 125 nên 35 > 53. * Bài tập 93: Viết kết quả phép tính dưới dạng 1 lũy thừa. a) a3 . a5 = a8 b) 35 . 45 = (3.4)5 = 125 c) 85 . 23 = 215 . 23 = 218 * Bài tập 95: 152 = 225 1.2 = 2 252 = 625 2.3 = 6 Tương tự: 452 = 2025; 652 = 4225. * Bài tập 100: Viết kết quả phép tính dưới dạng 1 lũy thừa. a) 315 : 35 = 310 b) 46 : 45 = 4 c) 98 : 32 = 316 : 32 = 314 * Bài tập 102: Tìm số tự nhiên n, biết rằng: a) 2n = 16 b) 4n = 64 Giải a) 2n = 16 2n = 24 n = 4 b) 4n = 64 4n = 43 n = 3 4. Củng cố: HS nhắc lại công thức nhân, chia 2 lũy thừa cùng cơ số. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm chắc công thức. - Làm các bài tập 101; 103 ( SBT - 14). Ngày dạy: Tiết 7 TIA I- MỤC TIÊU: - Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau. - Biết thế nào là 2 tia đối nhau, 2 tia trùng nhau. - Biết vẽ tia. - Biết phân loại 2 tia chung gốc. II- CHUẨN BỊ: - Thước kẻ, êke. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị dụng cụ của HS, kết hợp kiểm tra trong bài. 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS 1. Củng cố lí thuyết: * Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: - thế nào là 1 tia gốc O. - Thế nào là nửa đường thẳng gốc O. Tia gốc O còn gọi là nửa đường thẳng gốc O. - Tia khác đường thẳng chỗ nào?. - 2 tia đối nhau phải có điều kiện gì?. - Thế nào là hai tia trùng nhau?. * Yêu cầu HS Vẽ 2 tia chung gốc Ox, Oy. * Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là tia gốc O ( còn được gọi là một nửa tia gốc O). - Ox, Oy là 2 tia đối nhau khi: + chung gốc. + cùng tạo thành 1 đường thẳng. * Hai tia trùng nhau là 2 tia mà mọi điểm đều là điểm chung. * Hai tia chung gốc Ox và Oy. 2. Bài tập: * Yêu cầu HS làm bài tập 23 ( SBT - 99). - Vẽ hình và gọi HS trả lời bài tập 23. - Nhận xét và củng cố lại câu trả lời của bài tập 23. * Yêu cầu HS làm bài tập 26 ( SBT - 99). - Gọi một HS lên bản làm bài tập 26. - Gọi HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. * Cho HS làm bài tập 27 ( SBT - 99). - HD HS lên bảng vẽ hình 3 trường hợp và trình bày lời giải của bài tập 27. - Gọi HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. - Nhận xét và hướng dẫn lại lờ giải của bài tập 27. * Yêu cầu HS làm bài tập 29 ( SBT - 99). - Gọi một HS lên điền vào bảng phụ phụ của bài tập 29. - Tổ chức cho HS nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. - Nhận xét và củng cố lại lời giải của bài tập 29. * Bài tập 23: a, Tia Ox và tia Oy chung gốc. b, Hai tia đối nhau Ox và Oy có hai tính chất: Chung gốc O, tạo thành đường thẳng xy. * Bài tập 26: A B C a, Có 6 tia: AB, AC, BA, BC, CA, CB. b, Tia AB và tia AC trùng nhau, tia CB và tia CA trùng nhau. c, A tia BA, A tia BC. * Bài tập 27: x A O B y Cho hai tia chung gốc Ox, Oy. Có ba trường hợp xầy ra: a, Hai tia Ox, Oy đối nhau Điểm O nằm giữa A và B. O A B x y b, Hai tia Ox, Oy trùng nhau x A O B y Điểm A và điểm B nằm cùng phía đối với điểm O. c, Ba điểm A, B, O không thẳng hàng. * Bài tập 29: a, Môt phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O cùng với điểm O được gọi là một tia gốc O. b, Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với điểm A. c, Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với O là một tia gốc O. 4. Củng cố: Khái niệm tia, tia đối nhau, trùng nhau, chung gốc. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Về tiếp tục ôn lại bài tia. - Làm các bài tập25, 28 SBT tr 99. Ngày dạy: Tiết 8 THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH I- MỤC TIÊU: - HS được củng cố các quy ước về thứ tự thực hiện các phép tính. - Rèn cho HS kỹ năng vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức. II- CHUẨN BỊ: SBT III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS 1. Củng cố lí thuyết: - Hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc. - Hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc. * Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa  -> Nhân và chia -> Cộng và trừ *Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc: Ngoặc tròn ( )->Ngoặc vuông [ ]->Ngoặc nhọn{ } 2. Bài tập: * YC HS làm bài tập 104(SBT -15). - Gọi 4 HS lên bảng, mối HS làm 1 phần - Gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ xung. * YC HS làm bài tập 108(SBT -15). - Gợi ý: Để tìm x ta cần xác định biểu thức chứa x - Cho HS làm việc cá nhân - Gọi HS lên bảng làm - HS dưới lớp nêu thứ tự thực hiện phép tính ở mỗi phần và nhận xét bài làm trên bảng. * Bài tập 104: Thực hiện phép tính a) 3. 52 – 16 : 22 = 3 . 25 – 16 : 4 = 75 – 4 = 71 b) 23 . 17 – 23 . 14 = 23( 17 - 14) = 8 . 3 = 24 c) 17 . 85 + 15 . 17 – 120 = 17(85 + 15) – 120 = 17 . 100 – 120 = 1700 – 120 = 1580 d) 20 – [ 30 – (5 - 1)2] = 20 – [30 – 16] = 20 – 14 = 6 * Bài tập 108: Tìm số tự nhiên x, biết: a) 2.x – 138 = 23 . 32 2.x – 138 = 8.9 2.x – 138 = 72 2.x = 72 + 138 2.x = 210 x = 105 b) 231 – (x - 6) = 1339:13 231 – (x - 6) = 103 x - 6 = 231 – 103 x - 6 = 128 x = 128 + 6 x = 134 c) x – 8:4 – (46 – 23.2 + 6.3) = 0 x – 2 – 18 = 0 x – 2 = 18 x = 18 + 2 x = 20 4. Củng cố: HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm các bài tập 105, 107 SBT tr 15. Ngày dạy: Tiết 9 LUYỆN TẬP CÁC DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, 5, 9, 3 I- MỤC TIÊU: - HS được củng cố các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9 và cho 3. - Có kỹ năng thành thạo vận dụng các dấu hiệu chia hết. - Rèn tính cẩn thận, suy luận chặt chẽ cho HS. Đặc biệt các kiến thức trên được áp dụng vào các bài toán mang tính thực tế. II- CHUẨN BỊ: - Học thuộc các dấu hiệu chia hết. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9 và cho 3. 3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS 1. Củng cố lí thuyết: * Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2 và cho biết các số sau số nào chia hết cho 2: 12: 230; 321; 1952; 3241. * Gọi HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5 và cho biết các số sau số nào chia hết cho 5: 312; 265; 1230; 432; 510; 265; 723. * Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và 9. - các số sau só nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9: 123; 2613; 512; 333; 423; 612; 103. * Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2. - Các số chia hết cho 2 là:12; 230; 1952. * Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là chữ số 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5. - Các số chia hết cho 5 là: 265; 1230; 510; 265. * Dấu hiệu chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9. * Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3. - Các số chia hết cho 3: 123; 2613; 333; 423; 612. - Các số chia hết cho 9: 612; 333; 423. 2. Bài tập: * Yêu cầu HS làm bài tập 115 ( SBT -17). - Gọi HS làm bài tập 115. * Gọi HS làm bài tập 124 ( SBT - 18). - Gọi một HS khác nhận xét bài của HS trình bày trên bảng. - Nhận xét và củng cố lại lời giải của bài tập 124. * Cho HS làm bài tập 125 ( SBT - 18). - Gọi một HS lên bảng trình bày lời giải của bài tập 125. - Tổ chức cho HS thảo luận về lời giải của bài tập 125. * - Gọi hai HS nên bảng mỗi HS làm một ý của bài tập 135( SBT - 19). - Yêu cầu HS khác nhận xét bài của hai HS trình bày trên bảng. - Nhận xét và củng cố lại lời giải của bài tập 135. * Bài tập 115: Nếu x chia hết cho 3 thì A chia hết cho 3. Nếu x không chia hết cho 3 thì A không chia hết cho 3. * Bài tập 124: a, Ta có: 1.2.3.4.5 + 52 = 120 + 52 = 172. Số 172 có chữ số tận cùng là số chẵn (2) nên chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. b, 1.2.3.4.5 - 75 = 120 - 75= 45. Số 75 có chữ số tận cùng là số lẻ (5) nên chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2. Ngoài ra còn vận dụng t/c chia hết của 1 tổng để làm bài trên * Bài tập 125: a, Để số 35* 2 Thì * phải là số chẵn * { 0; 2; 4; 6; 8}. b, Để số 35* 5 Thì * phải là số 0 hoặc 5 * { 0; 5}. c, Để số 35* 2 và 5 Thì * phải là số 0 * { 0}. * Bài tập 135: a, Số có ba chữ số chia hết cho 9 thì phải có tổng các chữ số chia hết cho 9. Ba số có tổng chia hết cho 9 là: 7; 2; 0. Vậy các số được lập là: 720; 270; 702; 207. b, Ba chữ số có tổng chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 là: 7; 6; 2. Vậy các lập được là: 762; 726; 672; 627; 276; 267. 4. Củng cố: Nhắc lại các dấu hiệu chia hết và các dạng bài tập đã làm. 5. Hướng dẫn học ở nhà: -Tiết tục ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3 và 9. - Làm bài tập 126; 127; 137; 138 (SBT- 18; 19)

File đính kèm:

  • docToan 6.doc