I . MỤC TIÊU
1 .Kiến thức: HS biết được nhu cầu cần phải mở rộng tập N .
2 . Kỹ năng : Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn . Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số .
3 . Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác .
II . CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên : Nhiệt kế có chia độ âm - Bảng phụ ( vẽ hình 31 ) - Thước thẳng có chia đơn vị .
2.Chuẩn bịcủa học sinh :Thước kẻ có chia đơn vị - Xem trước bài .
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Ổn định tình hình lớp : ( 1’ ) Điểm danh HS trong lớp
2 . Kiểm tra bài cũ
3 . Giảng bài mới :
Giới thiệu bài:GV đặt vấn đề giới thiệu chung .? -3oC nghĩa là gì ?
Vì sao ta cần đến số có dấu “-“ đằng trước .
GV giới thiệu bài học : 1 .
Tiến trình bài dạy
30 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 53, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN
§1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I . MỤC TIÊU
1 .Kiến thức: HS biết được nhu cầu cần phải mở rộng tập N .
2 . Kỹ năng : Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn . Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số .
3 . Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác .
II . CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên : Nhiệt kế có chia độ âm - Bảng phụ ( vẽ hình 31 ) - Thước thẳng có chia đơn vị .
2.Chuẩn bịcủa học sinh :Thước kẻ có chia đơn vị - Xem trước bài .
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Ổn định tình hình lớp : ( 1’ ) Điểm danh HS trong lớp
2 . Kiểm tra bài cũ
3 . Giảng bài mới :
Giới thiệu bài:GV đặt vấn đề giới thiệu chung .? -3oC nghĩa là gì ?
Vì sao ta cần đến số có dấu “-“ đằng trước .
GV giới thiệu bài học : x 1 .
Tiến trình bài dạy
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
18’
Hoạt động 1
GV giới thiệu số nguyên âm và nêu 1 số VD minh họa .
Giới thiệu số nguyên âm .
- GV đưa ra nhiệt kế .
? Dùng nhiệt kế để làm gì?
- Giới thiệu VD1 :
+ Cho HS xem các nhiệt kế , chỉ các nhiệt độ khác nhau
( Trên 0oC; 0oC; dưới 0oC )
+ GV giới thiệu cách viết , đọc nhiệt độ dưới 0oC .
( Chẳng hạn : Nhiệt độ 3o độ dưới 0oC được viết -3oC đọc là “ âm ba độ C “ hoặc “ trừ ba độ C “ )
- Cho HS lên bảng viết .
Nhiệt độ 36oC
Nhiệt độ 10o dưới 0oC
- Cho HS làm ?1
GV giải thích VD2 .
- Cho 1 HS đọc VD2 .
- Cho HS làm ?2
GV giới thiệu VD3 :
- Cho HS đọc VD3 .
- Cho HS làm ?3
- Vì sao ta cần đến số nguyên âm ?
HS quan sát .
Để đo nhiệt độ .
HS đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế .
HS nghe giảng .
- HS lên bảng viết .
36oC
-10oC
HS đứng tại chỗ đọc nhiệt độ ở các TP có trong bảng .
HS đọc VD2 .
HS đọc độ cao các địa điểm đã cho .
HS đọc các câu trong ?3
Người ta dùng số nguyên âm để biểu thị nhiệt độ dưới 0oC , độ cao dưới mặt nước biển , tiền nợ , …
1. Các ví dụ
Các số với dấu “-“ đằng trước , như -1; -2; -3; …
( đọc là âm 1; âm 2; âm 3; … ), được gọi là số nguyên âm .
VD1 (SGK)
VD2 (SGK)
VD3 (SGK)
17’
Hoạt động 2
- Cho HS vẽ tia số .
GV uốn nắn sai sót .
GV vẽ thêm tia đối của tia số HS đã vẽ và giới thiệu trục số .
GV giới thiệu điểm gốc của trục số , chiều dương , chiều âm của trục số .
- Cho HS làm ?4
- GV giới thiệu trục số đứng ( hình 34 ) . Liên hệ thực tế : Thang chia độ của nhiệt kế , thang độ cao , …
- Cả lớp cùng vẽ vào vở .
- Một HS vẽ trên bảng , nêu cách vẽ .
- HS đứng tại chỗ trả lời:
+ Điểm A biểu diễn số -6
+ Điểm B biểu diễn số -2
+ Điểm C biểu diễn số 1
+ Điểm D biểu diễn số 5
2. Trục số :
Biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số và ghi các số : -1; -2; -3; … ta được một trục số .
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
* Chú ý: Ta cũng có thể vẽ trục số đứng .
5
4
3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
8’
Hoạt động 3 :Củng cố .
- Cho HS làm bài 1/68 SGK . ( Bảng phụ )
- Cho HS làm bài 3/68
- Bài 4/68 ( bảng phụ )
Yêu cầu 2 HS lên thực hiện trên hình vẽ sẵn .
HS đứng tại chỗ trả lời .
a) Các nhiệt kế a; b; c; d; e theo thứ tự chỉ : -3oC; -2oC; 0oC; 2oC; 3oC và đọc là âm ba độ C , âm hai độ C , …
b) Nhiệt độ chỉ trong nhiệt kế b cao hơn .
HS trả lời : năm -776 .
- HS làm bài 4/68
4 Dặn dò học snh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.: ( 1' )
- Học bài .
- BT : 2, 5 / 68 SGK
IV . RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................Ngày soạn 04/11/2012
Tiết 41 TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I . MỤC TIÊU
1 .Kiến thức: HS biết được tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương , số 0 và các số nguyên âm , điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số đối của số nguyên .
2 . Kỹ năng : Hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau .
3 .Thái độ : Có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn .
II .CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên : SGK - Thước có chia khoảng - Bảng phụ ( hình vẽ trục số h.39 .
2. Chuẩn bị của học sinh : Chuẩn bị bài tập đã cho về nhà - Thước thẳng có chia khoảng .
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Ổn định tình hình lớp : ( 1’ ) Điểm danh HS trong lớp
2 . Kiểm tra bài cũ ( 8' )
HS1: - Lấy 2 VD thực tế trong đó có số nguyên âm . Giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
HS2: Làm bài 5/ 68 SGK .
GV cho HS nhận xét - đánh giá .
HS1: Lấy 2 VD và giải thích .
HS2: 0
-3 3
a) Những điểm cách điểm 0 ba đơn vị là 3 và -3 .
b) Ba cặp điểm (cách) biểu diễn số nguyên cách đều điểm 0 là :
1 và -1
2 và -2
3 và -3
3 . Giảng bài mới :
Giới thiệu bài:GV ( đặt vấn đề ) Vậy ta có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau .
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 .
GV sử dụng trục số đã kiểm tra ở HS2 để giới thiệu số nguyên dương , âm , số 0 , tập Z .
- Ghi bảng :
Số nguyên dương : 1; 2; 3; …
( hoặc còn ghi : +1; +2; +3; …)
Số nguyên âm : -1; -2; -3; …
Tập hợp các số nguyên :
Z = { …; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; … }
- Vậy thế nào là số nguyên dương ? Số nguyên âm ?
- Cho VD về số nguyên dương , số nguyên âm ?
- Tập hợp các số nguyên gồm các loại số nào ?
- Vậy tập N và Z có mối quan hệ ntn ?
- GV cho HS đọc chú ý .
GV nêu nhận xét , phân biệt cho HS hiểu các đại lượng có hai hướng ngược nhau .
Loại 1 : đã có qui ước chung . Loại 2 : Tùy theo từng tình huống mà qui ước .
à Cho HS đọc VD và làm
?1 .
GV vẽ hình 38 (SGK) .
GV cho HS làm ?2 .
Treo hình vẽ 39 SGK
GV nói : trong bài toán này : điểm (+1) và (-1) cách đều điểm A và nằm về hai phía của điểm A . Nếu biểu diễn trên trục số thì (+1) và (-1) cách đều gốc 0 . Ta nói (+1) và (-1) là 2 số đối nhau .
HS trả lời .
HS cho VD
HS : gồm số nguyên dương , nguyên âm , số 0
N là tập con của Z .
HS đọc chú ý SGK .
HS đọc và làm ?1
Điểm C bthị là +4km .
Điểm D bthị là -1km .
Điểm E bthị là -4km .
HS làm ?2
a) Chú sên cách A : 1m về phía trên (+1) .
b) Chú sên cách A : 1m về phía dưới (-1) .
.
1. Số nguyên
Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương ( đôi khi còn viết là +1; +2; +3; … ) nhưng dấu + thường bỏ đi .
Các số -1; -2; -3; … là các số nguyên âm .
Tập hợp : { … ; -2; -1; 0; 1; 2; … } gồm các số nguyên dương , số 0 và các số nguyên âm là tập hợp các số nguyên và kí hiệu Z .
Chú ý : (SGK)
Nhận xét : (SGK)
VD : (SGK)
Hoạt động 2
GV vẽ trục số nằm ngang yêu cầu HS lên biểu diễn số 1 và -1 nêu nhận xét .
Tương tự với 2 và -2
3 và -3
GV ghi : 1 và -1 là hai số đối nhau hay 1 là số đối của -1 ; -1 là số đối của 1 .
GV yêu cầu HS nhận xét tương tự với 2 và -2; 3 và -3 .
Cho HS làm ?4
HS nêu nhận xét :
Điểm 1 và -1 cách đều 0 và nằm hai phía của 0 .
Nhận xét tương tự với 2 và -2 ; 3 và -3 .
HS nêu tương tự như trên.
HS làm ?4
Số đối của 7 là -7 .
Số đối của -3 là 3 .
Số đối của 0 là 0
2. Số đối
-3 -2 -1 0 1 2 3
Trên trục số các điểm -1; 1; 2 và -2; 3 và -3; … cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0 .
Ta nói :
1 và -1; 2 và -2; … là các số đối nhau .
1 là số đối của -1 và -1 là số đối của 1 .
VD : Số đối của 7 là -7 .
Số đối của -3 là 3 .
Số đối của 0 là 0 .
Hoạt động 3 : Củng cố
GV đặt 1 số câu hỏi để HS trả lời :
- Người ta dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng ntn ?
- Tập Z các số nguyên bao gồm những loại số nào ?
- Tập N và tập Z quan hệ ntn ?
- Cho BD về 2 số đối nhau .
- Trên trục số 2 số đối nhau có đặc điểm gì ?
- Cho HS làm bài 6/70 SGK
HS : số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có 2 hướng ngược nhau .
Gồm số nguyên dương , số nguyên âm và số 0 .
N là tập con của Z .
2 số đối nhau cách đều điểm 0 .
HS đứng tại chỗ trả lời .
Bài 6/70 : -4 Î N : Sai ; 4 Î N : đúng ; 0 Î Z : đúng ; 5 Î N : đúng ; -1 Î N : sai ; 1 Î N : đúng
4 . Dặn dò học snh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 3' )
- Học bài kết hợp SGK .
- BT : 7,8,9,10 / 70-71 SGK .
IV . RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Ngày soạn 08/11/2012
Tiết 42 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I . MỤC TIÊU
1 . Kiến thức: HS biết so sánh hai số nguyên .
2 . Kỹ năng : HS biết ý nghĩa và tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
3 . Thái độ : Rèn tính chính xác .
II . CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ - SGK .
2- Chuẩn bị của học sinh: Bảng nhóm - Hình vẽ trục số nằm ngang .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Ổn định tình hình lớp : ( 1’ ) Điểm danh HS trong lớp
2 . Kiểm tra bài cũ ( 8' )
HS1: - Tập Z các số nguyên gồm các số nào ?
- Viết kí hiệu .
- Làm bài 12/56 SBT .
Tìm các số đối của +7; +3; -5; -2; -20 .
HS2: - Làm bài 10/71 SGK .
HS1 trả lời .
Gồm số nguyên dương , số nguyên âm và số 0 .
Z = { … -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; … }
HS2 làm bài 10/71 SGK .
Tây A C M B Đông
-3 0 1 2 3 4 5 km
Điểm B : +2 (km)
C : -1 (km)
HS điền : 1; 2; 3; 4; 5 .
GV nhận xét cho điểm .
3 . Giảng bài mới :
Giới thiệu bài:
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1
GV cho HS biểu diễn số 3 và 5 trên tia số .
- Nêu vị trí số 3 và 5 trên trục số và so sánh .
* Tương tự với việc so sánh hai số nguyên . Trong hai số nguyên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia .
a nhỏ hơn b : a < b .
hay b lớn hơn a b > a .
GV cho HS đọc phần chữa in đậm . (SGK) .
- Cho HS làm ?1 .
- GV ( treo bảng phụ ) và yêu cầu HS điền vào …
- GV kiểm tra lại .
- GV giới thiệu chú ý (SGK) .
- Sau đó yêu cầu HS lấy VD
- Cho HS làm ?2
Qua đó rút ra nhận xét gì .
GV ghi bài 11/73 lên bảng yêu cầu 1 HS lên bảng .
GV cho HS hoạt động nhóm bài 12; 13 (SGK) .
Gv cùng cả lớp nhận xét .
Bảng nhóm .
HS thực hiện .
0 3 5
- Số 3 ở bên trái số 5 trên tia số .
và 3 < 5 .
HS đọc .
Vài HS đọc lại .
HS làm ?1 .
Lần lượt 3 HS lên điền vào chỗ trống .
HS đọc chú ý .
HS lấy ví dụ .
-1 là số liền trước số 0 .
1 là số liền sau số 0 .
HS làm ?2 .
1 HS lên bảng .
a) 2 -7
c) -4 < 2 ; d) -6 < 0
e) 4 > -2 ; g) 0 < 3
HS nhận xét .
HS làm bài 11/73 .
Cả lớp cùng làm và nhận xét kết quả của bạn :
Bài 11/73 .
3 -5
4 > -6 ; 10 > -10
HS hoạt động nhóm .
Đại diện mỗi nhóm trình bày bảng nhóm .
Bài 12 :
a) -17<-2<0<1<2<5 .
b) 2001>15>7>0>-8>-10
Bài 13 :
a) x = -4; -3; -2; -1 .
b) x = -2; -1; 0; 1; 2 .
1. So sánh hai số nguyên
* Khi biểu diễn trên trục số
( nằm ngang ) , điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b .
* Chú ý : (SGK)
* Nhận xét (SGK) .
12’
Hoạt động 2
- GV dùng bảng phụ
( vẽ trục số ) giới thiệu khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số .
- Cho HS làm ?3 .
GV trình bày khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên a (SGK) và kí hiệu |a| .
VD |13| = 13 ; |-20| = 20 .
|0| = 0 .
-GV yêu cầu HS làm ?4 viết dưới dạng kí hiệu .
Qua VD rút ra nhận xét : Giá trị tuyệt đối của số 0 là gì ? GTTĐ của số nguyên dương là gì ? GTTĐ của số nguyên âm là gì ? GTTĐ của 2 số đối nhau là gì ?
- So sánh (-5) và (-3) . So sánh |-5| và |-3| .
Rút ra nhận xét : trong hai số âm , số lớn hơn có GTTĐ ntn ?
HS làm ?3 và trả lời .
HS nghe và nhắc lại khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên a .
HS làm ?4 .
|1| = 1 ; |-1| = 1
|-5| = 5 ; |5| = 5
|0| = 0 .
HS nhận xét .
GTTĐ của số 0 là số 0.
GTTĐ của số nguyên dương là chính số đó .
GTTĐ của số nguyên âm là số đối của nó .
GTTĐ của 2 số đối nhau thì bằng nhau .
HS : (-5) < (-3)
|-5| > |-3|
HS trả lời :
Trong hai số nguyên âm , số lớn hơn có giá trị tuyệt đối bé hơn .
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a .
* Giá trị tuyệt đối của số nguyên a được kí hiệu |a|.
VD :
|13| = 13
|-20| = 20
|-75| = 75
|0| = 0
* Nhận xét (SGK)
8’
Hoạt động 3:Củng cố .
GV đặt một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời .
Trên trục số nằm ngang , số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào ?
So sánh (-1000) và (+2) .
Thế nào là GTTĐ của số nguyên a .
- Cho HS làm bài 14/73 .
- Cho HS làm bài 15/73 (SGK) .
GV nhận xét kết quả của 2 bài toán 14,15.
* GV giới thiệu : “ có thể coi mỗi số nguyên gồm hai phần , phần dấu và phần số . Phần số chính là GTTĐ của nó “
HS trả lời .
(-1000) < (+2)
HS trình bày như SGK .
HS làm bài 14/73 .
|2000| = 2000;
|-3011| = 3011; |-10| = 10
HS làm bài 15/73 .
|3| < |5| ; |-3| < |-5|
|-1| > |0| ; |2| = 2 .
4. Dặn dò học snh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 2' )
- Cần nắm vững : khái niệm so sánh số nguyên , và GTTĐ của số nguyên .
- Học thuộc các nhận xét trong bài .
- BTVN : bài 17 à 22 (SBT) trang 57 .
Bài 16,17,18 / 73 (SGK) .
IV .RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Ngày soạn 10/11/2012
Tiết 43 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN (tt)
I . MỤC TIÊU
1 . Kiến thức: Củng cố khái niệm số nguyên , số nguyên dương , số nguyên âm . Thứ tự giữa các số nguyên , số đối , hiểu kỹ về giá trị tuyệt đối của số nguyên , số liền trước , liền sau của một số nguyên .
2 .Kỹ năng : Biết tìm GTTĐ của số nguyên , so sánh các số nguyên , tính được giá trị của biẻu thức có chứa GTTĐ .
3 . Thái độ : Rèn kĩ năng chính xác , cẩn thận .
II . CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên : Bảng phụ + SGK .
2. Chuẩn bị của học sinh : Làm BTVN + Dụng cụ học tập + SGK .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Ổn định tình hình lớp : ( 1’ ) Điểm danh HS trong lớp
2 . Kiểm tra bài cũ: ( 7' )
HS1: - Chữa bài tập 18/57 SBT .
a) Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự tăng dần : 5; -15; 8; 3; -1; 0.
b) Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự giảm dần : -97; 10; 0; 4; -9; 2000 .
HS2: - Chữa bài 16 và 17 /73 SGK .
GV nhận xét cho điểm .
HS1 :
a) (-15); -1; 0; 3; 5; 8 .
b) 2000; 10; 4; 0; -9; -97 .
HS2 :
Bài 16/73 . 7 Î N Đ ; 7 Î Z Đ
0 Î N Đ ; 0 Î Z Đ ; -9 Î Z Đ
-9 Î N S ; 11,2 Î Z S
Bài 17/73 : Đúng .
3 . Giảng bài mới :
Giới thiệu bài:
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
32’
Hoạt động 1:Tổ chức luyện tập .
* Dạng 1 : So sánh 2 số nguyên .
Bài 18/73 SGK :
GV vẽ trục số để giải thích cho rõ .
Yêu cầu HS nêu VD để minh họa điều không chắc chắn .
Bài 19/73 SGK .
GV ghi đề lên bảng . Yêu cầu HS lên bảng điền vào …
* Dạng 2 : Tìm số đối của 1 số nguyên .
Bài 21/73
Tìm số đối của mỗi số nguyên sau :
-4; 6; |-5|; |3|; 4 .
Số đối của số 0 là ?
- Nhắc lại : thế nào là hai số đối nhau ?
* Dạng 3 .
Giới thiệu bài 20/73 .
Yêu cầu 2 HS lên bảng .
Cho cả lớp làm vào vở .
Cho HS nhắc lại GTTĐ .
* Dạng 4 : Tìm số liền trước , liền sau của 1 số nguyên .
Bài 22/74 SGK .
HS làm câu a .
HS làm b .
GV vẽ trục số để HS dễ nhận biết .
Qua đó nhận xét về vị trí của số liền trước , số liền sau trên trục số ?
* Dạng 5 : Bài tập về tập hợp Bài 32/58 SBT .
Cho A = { 5; -3; 7; -5 }
a) Viết tập B gồm các phần tử của A và các số đối của chúng .
b) Viết tập C gồm các phần tử A và các giá trị tuyệt đối của chúng .
( Chú ý : Mỗi phần tử chỉ liệt kê 1 lần . )
Bài này cho HS sinh hoạt nhóm .
HS làm bài 18/73 .
HS trả lời .
a) chắc chắn .
b) không chắc chắn .
c) không chắc chắn .
d) chắc chắn .
HS làm bài 19/73 .
HS lên bảng .
a) 0 < +2
b) -15 < 0
c) -10 < -6 ; -10 < +6
d) +3 < +9
-3 < +9
HS làm bài 21/73 .
HS lên bảng trình bày .
-4 có số đối là +4 .
6 có số đối là -6 .
|-5| có số đối là -5
|3| có số đối là -3 .
4 có số đối là -4 .
0 có số đối là 0 .
HS1: làm câu a, c .
a) |-8| - |-4| = 8 - 4 = 4 .
c) |18| : |-6| = 18 : 6 = 3
HS2:
b) |-7|.|-3| = 7.3 - 21 .
d) |153| + |-53| = 153 + 53 = 206 .
HS nhắc lại .
HS làm bài 22/74 .
a) Liền sau của 2 là 3
Liền sau -8 là -7 .
Liền sau 0 là 1 .
Liền sau -1 là 0 .
b) Số liền trước
của -4 là -5
của 0 là -1
của 1 là 0 .
của -25 là 26 .
HS làm câu c
a = 0
HS hoạt động nhóm .
a) B= {5; -3; 7; -5; 3; -7}
b) C = { 5; -3; 7; -5; 3 }
Nhận xét bài làm của nhóm .
Bài 18/73 (SGK)
a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a chắc chắn là số nguyên dương .
b) Số nguyên b nhỏ hơn 3 . Sô nguyên b không chắc chắn là số nguyên âm vì b có thể là 0; 1; 2 .
c) Số nguyên c lớn hơn -1 . Số c không chắc chắn là số nguyên dương vì có thể c = 0 .
d) Số nguyên d nhỏ hơn -5 số d chắc chắn là số nguyên âm .
Bài 19/73
a) 0 < +2
b) -15 < 0
c) -10 < -6 ;
hoặc -10 < +6
d) +3 < +9
hoặc -3 < +9
Bài 21/73 SGK .
Số đối của -4 là 4 .
Số đối của 6 là -6 .
Số đối của |-5| là -5 .
Số đối của |3| là -3 .
Số đối của 4 là -4 .
Số đối của 0 là 0 .
Bài 20/73 ( SGK)
a) |-8| - |-4| = 8 - 4 = 4 .
b) |-7|.|-3| = 7.3 - 21 .
c) |18| : |-6| = 18 : 6 = 3
d) |153| + |-53| = 153 + 53 = 206 .
Bài 22/74 (SGK)
a) Liền sau :
của 2 là 3
của -8 là -7 .
của 0 là 1 .
của -1 là 0 .
b) Số liền trước
của -4 là -5
của 0 là -1
của 1 là 0 .
của -25 là -26
c) số 0 .
Bài 32/58 SBT
a) B= {5; -3; 7; -5; 3; -7}
b) C = { 5; -3; 7; -5; 3 }
3’
Hoạt động 2: Củng cố
GV cho HS xem lại các bài tập đã giải
4 .Dặn dòhọc sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : ( 2' )
- Học thuộc định nghĩa và các nhận xét về so sánh hai số nguyên . Cách tính giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
- BT về nhà : 25 à 31 / 57,58 SBT .
IV . RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
Ngày soạn 12/11/2012
Tiết 44 CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I . MỤC TIÊU
1 .Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu .
2 .Kỹ năng : HS hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng .
3 . Thái độ : Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn .
II . CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên : Trục số - Bảng phụ .
2.Chuẩn bị của học sinh :Trục số vẽ trên giấy - Ôn kiến thức tiết trước .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Ổn địnhtình hình lớp : ( 1’ ) Điểm danh HS trong lớp
2 . Kiểm tra bài cũ : ( 5' )
HS1: - Nêu cách so sánh hai số nguyên trên trục số .
- Nêu nhận xét về so sánh 2 số nguyên .
- Làm bài 28/58 SBT .
HS2: - Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì ?
- Nêu cách tìm GTTĐ của số nguyên dương , số 0 , số nguyên âm ?
- Chữa BT 29/58 SBT .
HS1: trả lời câu hỏi .
Bài 28/58 SBT : Điền dấu “+” hoặc “-” để được kết quả đúng .
+3 > 0 ; 0 > -13 ; -25 < -9
-25 < +9 ; +5 < +8 ; -5 < +8 .
HS2: Trả lời
Bài 29/58 SBT : Tính giá trị tuyệt đối của biểu thức .
a) |-6| - |-2| = 6 - 2 = 4
b) |-5|.|-4| = 5.4 = 20
c) |20| : |-5| = 20:5 = 4;
|247|+|-47| = 247+47 = 294 .
3 . Giảng bài mới :
Giới thiệu bài:
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
7’
Hoạt động 1
Cho HS tính :(+4) + (+2) = ?
- Phép cộng hai số nguyên dương giống phép cộng nào ?
* GV chốt lại ý trên .
- Áp dụng :
(+4.25) + (+150) =
GV hướng dẫn HS thao tác cộng (4+2) trên trục số.
Di chuyển con chạy từ điểm 0 đến 4 .
Di chuyển tiếp con chạy về bên phải 2 đơn vị à điểm 6 .
Vậy (+4)+(+2) = (+6) .
HS đứng tại chỗ trả lời .
(+4) + (+2) = 4 + 2 = 6 .
- Giống phép cộng hai số tự nhiên ¹ 0 .
HS := 575 .
1. Cộng hai số nguyên dương
* Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0 .
VD :
(+4)+(+2) = 4+2 = 6
15’
Hoạt động 2
- Cho HS đọc đề VD .
- Giới thiệu thuật ngữ “tăng âm” ( giảm 2oC, ta có thể nói tăng -2oC )
Muốn biết nhiệt độ buổi chiều cùng ngày, ta làm ntn ?
GV hướng dẫn thực hiện trên trục số .
GV cho HS làm ?1
Từ các kết quả à Cộng 2 số nguyên âm làm ntn ?
- Cho HS đọc qui tắc .
GV lưu ý HS qui tắc cần đủ 2 bước :
- Cho HS làm VD :
(-17) + (-54) = ?
- Cho HS làm ?2
HS đọc VD .
- Cần tính (-3) + (-2)
- HS thực hiện và trả lời : nhiệt độ buoỉo chiều cùng ngày là -5oC .
HS cả lớp làm ?1 .
HS1 đứng tại chỗ trả lời .
(-4) + (-5) = -9
|-4| + |-5| = 9 .
HS trả lời .
Vài HS đọc qui tắc .
HS làm VD .
(-17) + (-54) = -(17+54)
= -71
HS làm ?2 .
a) (+37) + (+81) = +118
b) (-23) + (-17) =
= - (23+17) = -40
2. Cộng hai số nguyên âm
*Qui tắc :
Muốn cộng hai số nguyên âm , ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả .
VD :
(-17)+(-54) = -(17+54)
= -71 .
15’
Hoạt động 3 :Củng cố .
GV yêu cầu HS làm BT 23 và 24 trang 75 SGK .
GV gọi 2 HS lên trình bày.
GV cho HS hoạt động nhóm bài 25 trang 75 SGK và bài 37 SBT .
Yêu cầu HS nhận xét .
* Tóm lại :
Cách cộng hai số nguyên dương .
Cách cộng hai số nguyên âm .
Tổng hợp : Cộng hai số nguyên cùng dấu .
HS làm bài .
HS1 thực hiện bài 23 .
a) 2763 + 152 = 2915
b) (-7)+(-14) = -(7+14)
= -21
c) (-35)+(-9) = -(35+9)
= -44
HS2 làm bài 24
a) (-5)+(-248) = -(5+248)
c) |-37|+|+15|=37+15=52
Cả lớp nhận xét kết quả .
- HS hoạt động nhóm .
Trình bày bảng nhóm .
HS :
* Tổng hợp cộng hai số nguyên cùng dấu :
+ Cộng hai giá trị tuyệt đối
+ Dấu là dấu chung .
4 . Dặn dòhọc sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 2' )
- Nắm vững qui tắc cộng hai số nguyên âm , cộng 2 số nguyên cùng dấu .
- BT : 26 (SGK) bài 35 à 41 / 58-59 SBT .
IV . RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn 14/11/2012
Tiết 45 CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I . MỤC TIÊU
1- Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên khác dấu.
2- Kỹ năng : HS hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng . Bước đầu biết cách diễn đạt một tình huống bằng ngôn ngữ toán học .
3- Thái độ : Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn .
II .CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của giáo viên : Hình trục số , bảng phụ .
2- Chuẩn bị của học sinh : SGK .
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Ổn định tình hình lớp : ( 1' ) Điểm danh HS trong lớp
2 . Kiểm tra : ( 6' )
HS1: - Chữa bài tập 26/75 (SGK)
HS2: - Nêu qui tắc cộng hai số nguyên âm ? Cộng hai số nguyên dương ?
- Nêu cách tính GTTĐ của một số nguyên .
- Tính |+12|; |0|; |-6|
GV nhận xét bài làm của HS và cho điểm .
Bài 26/75 SGK .
Nhiệt độ hiện tại : -5oC .
Nhiệt độ giảm 7oC , nghĩa là tăng -7oC nên nhiệt độ tại đó sẽ là :
(-5oC) + (-7oC) = -12oC
HS2: Nêu qui tắc .
- Nêu cách tính GTTĐ của một số nguyên .
Tính |+12| = 12
|0| = 0
| -6| = 6
3 . Giảng bài mới :
Giới thiệu bài:
Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1
- GV nêu VD trang 75 SGK
Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- Nhiệt độ giảm 5oC , có thể coi là tăng -5oC ?
- Hãy dùng trục số để tìm kết quả bài toán ?
GV giải thích cách làm :
( hình 46 SGK )
(+3) + (-5) = (-2)
- Hãy tính |+3| =
|-5| =
|-2| =
So sánh GTTĐ của tổng và hiệu 2 GTTĐ của 2 số hạng ?
Dấu của tổng được xác định ntn ?
GV yêu cầu HS làm ?1
thực hiện trên trục số .
Yêu cầu HS làm ?2 .
HS đọc và tóm tắt VD .
Nhiệt độ buổi sáng 3oC
Chiều , nhiệt độ giảm 5oC
? Nhiệt độ buổi chiều ?
HS :Tăng -5oC .
- HS lên thực hiện phép cộng trên trục số .
Cả lớp tính trên trục số của mình
HS: |+3| = 3
|-5| = 5
|-2| = 2
HS so sánh .5 - 3 = 2
- Dấu của tổng là dấu của số có GTTĐ lớn hơn .
HS làm ?1 .
(-3) + (+3) = 0
(+3) + (-3) = 0 .
Hs làm ?2 .
a) 3 + (-6) = -3
|-6| - |3| = 6-3 = 3
b) (-2) + (+4) = 2
|+4| - |-2| = 4 - 2 = 2
1. Ví dụ (SGK)
Giải
Nhiệt độ giảm 5oC có nghĩa là tăng -5oC .
Ta có :
(+3) + (-5) = -2
Vậy nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều hôm đó là : -2oC .
15’
Hoạt động 2
Qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu .
Qua các VD trên hãy cho biết .
- Tổng 2 số đối nhau bằng bao nhiêu ?
- Cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau làm ntn ?
GV ghi qui tắc trên bảng . Gọi vài HS nhắc lại .
GV nêu VD cho HS .
(-273) + 55 = ?
- Cho HS làm ?3
- Cho HS làm bài 27/76 .
4 HS lên bảng .
HS : bằng 0 .
HS trả lời .
Vài HS đọc lại qui tắc .
HS làm VD :
(-273)+55 = -(273-55) = -218
HS làm ?3 .
2 HS lên bảng :
HS1:
a) (-38) + 27 = -(38-27) = -11
HS2:
b) 273+(-123)=(273-123) = +150
HS làm bài 27/76 .
HS1 :
a) 26 + (-6) = 26-6 = 20
b) (-75) + 50 = -25
c) 80 + (-220) = -140
d) (-73) + 0 = -73
2. Qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu: 3 bước
- Tìm giá trị tuyệt của mỗi số
- Lấy số lớn trừ đi số nhỏ
- Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được
VD1:
(-273)+55 = -(273-55)
= -128
VD2:
(-38) + 27 = -(|38|-|27|)
= -(38 - 27)
= -11
12’
Hoạt động3:Củng cố .
- Cho HS nhắc lại qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu . Cộ
File đính kèm:
- t40-53.doc