Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 25: Luyện tập

I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, cần đạt được:

1, Kiến thức: HS được củng cố, khắc sâu định nghĩa về ước và bội của một số. Về cách tìm ước và bội của một số.

2, Kỹ năng: HS biết cách tìm ước và bội của một số một cách thành thạo.

3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.

II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:

· Giáo viên: Phấn màu, SGK, hệ thống BT

· Học sinh: học bài cũ, BTVN.

III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1, Ổn định lớp: (1 phút)

2, Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

– HS 1: Định nghĩa ước và bội của một số. Chữa bài tập 113 a,b/Sgk.

Trả lời: BT 113a) 24;36;48 b) 15;30

– HS 2: Định nghĩa ước và bội của một số. Chữa bài tập 113 c,d/Sgk

Trả lời: BT 113c) 10;20 b) 1; 2; 4; 8; 16

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 25: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Tiết 25: LUYỆN TẬP Ngày soạn:4/10/2008 I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, cần đạt được: 1, Kiến thức: HS được củng cố, khắc sâu định nghĩa về ước và bội của một số. Về cách tìm ước và bội của một số. 2, Kỹ năng: HS biết cách tìm ước và bội của một số một cách thành thạo.. 3, Thái độ: cẩn thận, chính xác. II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: Giáo viên: Phấn màu, SGK, hệ thống BT Học sinh: học bài cũ, BTVN. III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1, Ổn định lớp: (1 phút) 2, Kiểm tra bài cũ: (6 phút) – HS 1: Định nghĩa ước và bội của một số. Chữa bài tập 113 a,b/Sgk. Trả lời: BT 113a) 24;36;48 b) 15;30 – HS 2: Định nghĩa ước và bội của một số. Chữa bài tập 113 c,d/Sgk Trả lời: BT 113c) 10;20 b) 1; 2; 4; 8; 16 3, Bài mới: (28phút) NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH BT 142SBT/20 a) x = 45; 60; b) x= 12; 24; BT 142SBT/20 c) 15; 30 d) 1;2;4;8 BT144 SBT/20 a) 32; 64; 96 b) 41; 82 BT 145SBT/20: a) 10; 25; 50 b)45; 15 BT:Tìm các số tự nhiên x sao cho a) 6(x -1) ta có x -1 Ư(6) = suy ra x b) x-2 Ư(6)= suy ra x 1) Cho HS đọc đề BT 142 SBT/20: Yêu cầu: tìm các số tự nhiên x sao cho: x B(15) và x12 và 0 < x30 xƯ(30) và x> 12 8x GV hỏi: câu a,b yêu cầu tìm gì? HS : Tìm ước của một số: GV hỏi: câu c,d yêu cầu tìm gì? HS: Tìm bội của một số: HS suy nghĩ và giải BT . GV: gọi 2 HS lên bảng giải mỗi em làm 2 câu. HS: làm; cho HS dưới lớp nhận xét – GV: nhận xét, chỉnh sửa. 2) cho HS làm BT144 SBT/20 Yêu cầu: Tìm tất cả các số có hai chữ số là bội của: a) 32 b) 41 HS: suy nghĩ và làm vào vở BT. GV thu chấm 5 em nhanh nhất. Gọi 2 HS lên bảng sửa. HS khác nhận xét. GV nhận xét và sửa sai (nếu có) TTự Cho HS làm BT 145:Tìm tất cả các số có hai chữ số là ước của: a) 50 b) 45 3) Tìm các số tự nhiên x sao cho a) 6(x -1) b) 6(x+1) cho HS suy nghĩ và đề ra phương án giải. (nếu không được GV mới gợi ý) 4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (10 phút) a) Củng cố: HS nhắc lại định nghĩa số ước và bội của một số. Cách tìm ước và bội ? b) Hướng dẫn tự học: Bài vừa học - Xem lại các bài tập đã giải, - Chơi trò chơi “đưa ngựa về đích”. Với luật chơi đi nhiều nhất 3 ô thì cách chơi để thắng cuộc như sau: người thắng cuộc phải để lại cho đối phương 4 ô, muốn vậy sau mỗi lượt chơi phải để lại số ô là 4. do 18 chia cho 4 dư 2 nên người thắng cuộc phải lần lượt đưa ngựa đến ô số 2, 610,14 Bài sắp học Tiết 26: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ. Tìm các ước của các số tự nhiên từ 2 đến 10 và có nhận xét gì về ước của các số 2; 3;5;7 Đọc trước bài ở nhà và trả lờ câu hỏi: thế nào là số nguyên tố? Thế nào là hợp số? 5, Bổ sung: BT: Có bao nhiêu bội của 4 từ 12 đến 200 IV/. KIỂM TRA: Tiết 26: SỐ NGUYÊN TỐ - HỢP SỐ BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ. Ngày soạn:5/10/2008 I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, cần đạt được: 1, Kiến thức: HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số. 2, Kỹ năng: HS biết nhận ra 1 số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố. HS biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết để nhận biết 1 hợp số. 3, Thái độ: cẩn thận, chính xác. II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: Giáo viên: Phấn màu, SGK Học sinh: Phiếu học tập, SGK, bảng ghi các số tự nhiên 2 à100. III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1, Ổn định lớp: (1 phút) 2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Hỏi: Điền vào bảng sau (HS TB,y). Cho biết số ước của mỗi số. Số a 2 3 4 5 6 7 Các ước của a 3, Bài mới: (28’) ĐVĐ: mỗi số 2; 3; 5; 7 có bao nhiêu ước? (HS: mỗi số trên có đúng 2 ước.) GV: các số này được gọi là số nguyên tố. Thế nào là số nguyên tố? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Số nguyên tố. Hợp số: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Hợp số là số nguyên tố lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước. * Chú ý: (Sgk) 2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100: (Sgk) Số nguyên tố nhỏ nhất là 2, đó là số nguyên tố chẵn duy nhất. – GV: các số 2, 3, 5, 7 là các số nguyên tố; các số 4, 6 là hợp số. Vậy thế nào là số nguyên tố? Hợp số? – HS: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Hợp số là số nguyên tố lớn hơn 1, có nhiều hơn hài ước. – GV: cho vài HS nhắc lại, sau đó làm ? Sgk – HS: …… – GV: số 0 và số 1 có là số nguyên tố không? Có là hợp số không? – HS: không – GV: giới thiệu hai số 0 và 1 là hai số đặc biệt. Em hãy liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 10? – HS: 2, 3, 5, 7. * Củng cố: 115/Sgk (Giáo viên yêu cầu HS giải thích) – GV: treo bảng phụ các số tự nhiên từ 2 à 100. – HS: mở bảng đã chuẩn bị ở nhà ra. – GV: tại sao trong bảng không có số 0, số 1? – HS: vì chúng không là số nguyên tố. – GV: bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số. Ta sẽ loại đi các hợp số và giữ lại các số nguyên tố. Trong dòng đầu có các số nguyên tố nào? – HS: 2, 3, 5, 7 – GV: hướng dẫn HS làm như trong Sgk . – HS: 1 HS làm trên bảng lớn, các HS còn lại làm trên bảng đã chuẩn bị ở nhà. * Củng cố: – GV: có số nguyên tố nào chẵn không? – HS: số 2. – GV: các số nguyên tố lớn hơn 5 chỉ có thể tận cùng bởi các chữ số nào? – HS: 1, 3, 7, 9 – GV: tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau 1 đơn vị. – HS: 2 và 3. – GV: giới thiệu bảng số nguyên tố <1000 ở cuối sách. 4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (10phút) a) Củng cố: HS nhắc lại: - Định nghĩa số nguyên tố, hợp số. - Các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9. GV hướng dẫn HS vận dụng các dấu hiệu chia hết để nhận biết hợp số. HS giải các bài tập 116, 117/Sgk. b) Hướng dẫn tự học: Bài vừa học - Học thuộc định nghĩa số nguyên tố? Hợp số? 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố. - BTVN: 117, 118, 119/Sgk. Bài sắp học Tiết 27: LUYỆN TẬP Chuẩn bị các bài tập: 120, 121, 122, 123/Sgk IV/. KIỂM TRA: Tiết 27: LUYỆN TẬP Ngày soạn:5/10/2008 I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, cần đạt được: 1, Kiến thức: HS được cùng cố, khắc sâu định gnhĩa về số nguyên tố, hợp số. 2, Kỹ năng: HS biết nhận ra 1 số là số nguyên tố hay hợp số dựa vào các kiến thức về phép chia hết đã học. HS vận dụng hợp lý các kiến thức về số nguyên tố, hợp số để giải các bài toán thực tế. 3, Thái độ: cẩn thận, chính xác. II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: Giáo viên: Phấn màu, bảng số nguyên tố không vượt quá 100, Học sinh:Phiếu học tập, SGK, bảng số nguyên tố không vượt quá 100. III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1, Ổn định lớp: (1 phút) 2, Kiểm tra bài cũ: (6 phút) – HS 1: Định nghĩa số nguyên tố, hợp số. Chữa bài tập 119/Sgk. – HS 2: Chữa bài tập 120/Sgk So sánh sự giống và khác nhau giữa số nguyên tố và hợp số? (- Giống nhau: đều là số tự nhiên lớn hơn 1. - Khác nhau:- Số nguyên tố chỉ có hai ước là 1 và chính nó. - Hợp số có nhiều hơn hai ước) 3, Bài mới: (28phút) NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Bài 118/Sgk: a) 3.4.5 + 6.7 Mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho 3. Tổng chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên là hợp số. b) 7.9.11.13 – 2.3.4.7 Hiệu chia hết cho 7 và lớn hơn 7 nên là hợp số. c) 3.5.7 + 11.13.17 Mỗi số hạng của tổng đều là số lẻ nên tổng là số chẵn. Tổng là số chẵn và lớn hơn 2 nên là hợp số. d) 16354 + 67541 tổng tận cùng bằng 5 và lớn hơn 5 nên là hợp số. Bài 121/Sgk: Bài 122/Sgk: Đúng, chẳng hạn 2 và 3. Đúng, chẳng hạn 3, 5, 7. Sai, ví dụ 2 là số nguyên tố chẵn. Sai, ví dụ 5 là số nguyên tố tận cùng là 5 Bài 123/Sgk: – HS: đọc đề suy nghĩ bài 118/Sgk . – GV: gọi từng HS trả lời từng câu và giải thích. – HS: trả lời… – GV: nhận xét, chỉnh sửa. Chốt lại cách nhận biết hợp số. – HS: đọc đề bài 121/Sgk. – GV: Muốn tìm số tự nhiên k để 3k là số nguyên tố em làm như thế nào? – HS: lần lượt thay k = 0, 1, 2 để kiểm tra 3k. Với k = 0 thì 3k = 0, không là số nguyên tố. Với k = 1 thì 3k = 3 là số nguyên tố. Với k ³ 2 thì 3k là hợp số. Vậy với k = 1 thì 3k là số nguyên tố. – GV: cho HS giải câu b tương tự câu a. – HS: …… – GV: phát phiếu học tập ghi bài 122/Sgk cho HS. Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập. – HS: làm vào phiếu học tập. – GV: thu phiếu học tập, nhận xét, sửa sai. Gọi 1 vài HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích. – GV: treo bảng phụ bài 123/Sgk. Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải bài 123/Sgk. – HS: hoạt động nhóm giải bài 123/Sgk – GV: theo dõi, nhắc nhở. Thu bài, nhận xét, chỉnh sửa. Gọi đại diện nhóm đứng lên điền vào bảng phụ. 4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (10 phút) a) Củng cố: HS nhắc lại định nghĩa số nguyên tố, hợp số. Đọc 10 số nguyên tố đầu tiên (hoặc nhiều hơn) b) Hướng dẫn tự học: Bài vừa học - Xem lại các bài tập đã giải, giải lại cách khác? - BTVN: 156 à 158/ SBT Bài sắp học:Tiết 28: PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ. Đọc trước bài ở nhà. 5, Bổ sung: Bài 122 Sgk Bổ sung để câu sai thành câu đúng: c) Mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều là số lẻ. d) Mọi số nguyên tố lớn hơn 5 đều tận cùng bởi 1 trong các chữ số: 1, 3, 7, 9. Chú ý: 2 và 3 là cặp sôù tự nhiên liên tiếp duy nhất đều là số nguyên tố. 3; 5; 7 là 3 số nguyên tố lẻ liên tiếp duy nhất IV/. KIỂM TRA:

File đính kèm:

  • doct25-27.doc
Giáo án liên quan