I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân.
- Học sinh phân biệt được số và chữ số trong hệ thập phân.
- Học sinh hiểu trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
2. Kỹ năng
- Học sinh đọc và viết các số La Mã không quá 30.
- Học sinh viết được giá trị của số đó dưới dạng tổng của các hàng đơn vị.
3. Thái dộ
Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán trong thực tế.
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 3 đến tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2009
Ngày giảng:24/08/2009 (nhận bàn giao từ tiết 3)
Tiết 3 Đ 3 Ghi số tự nhiên
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân.
- Học sinh phân biệt được số và chữ số trong hệ thập phân.
- Học sinh hiểu trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
2. Kỹ năng
- Học sinh đọc và viết các số La Mã không quá 30.
- Học sinh viết được giá trị của số đó dưới dạng tổng của các hàng đơn vị.
3. Thái dộ
Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: bảng phụ, thước kẻ.
2. Học sinh: đồ dùng học tập, giấy nháp.
III. Phương pháp
Giảng giải, vấn đáp, hoạt động nhóm, gợi mở.
IV. Tổ chức giờ học
Hoạt động 1
Khởi động
7'
Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về tập hợp các số tự nhiên.
- Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau khi học song tiết 2.
- Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để vào tiết 3.
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng, giấy nháp.
Các bước tiến hành
Giáo viên
Học sinh
+ Yêu cầu học sinh viết tập hợp N, tập hợp N* và làm bài 7?
+ Có số tự nhiên nhỏ nhất hay không? Có số tự nhiên lớn nhất hay không? Thực hiện bài 10?
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh dưới lớp.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét bạn trả lời.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến cho điểm.
- Giáo viên đặt vấn đề vào bài.
HS1:
Bài 7:
a. A =
b. B =
c. C =
HS2:
Bài 10
4601, 4600, 4599
a + 2, a + 1, a
Học sinh nhận xét
Hoạt động 2
Tìm hiểu số và chữ số
13'
Mục tiêu:
- Học sinh sử dụng 10 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ghi được mọi số tự nhiên.
- Học sinh phân biệt được số trăm, chữ số hàng trăm, số trục, chữ số hàng chục.
Đồ dùng dạy học:
- Thước thẳng.
Các bước tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ về số tự nhiên bất kì?
- Giáo viên giới thiệu mười chữ số dùng để ghi số tự nhiên.
- Giáo viên giới thiệu số và chữ số.
+ Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác và phân biệt số và chữ số?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
- Giáo viên giới thiệu cách ghi số tự nhiên.
- Giáo viên lấy ví dụ để cho học sinh thấy được.
+ Yêu cầu học sinh lên bảng viết giáo viên đọc một số tự nhiên nhiều hơn 5 chữ số.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên giới thiệu số trăm với chữ số hàng trăm, số chục với chữ số hàng chục.
- Giáo viên giới ví dụ và hướng dẫn học sinh thực.
+ Yêu cầu một học sinh lên bảng xác định số trăm, chữ số hàng trăm, số chục, chữ số hàng chục?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh đọc chú ý sách giáo khoa trang 9?
- Giáo viên củng cố thêm.
1. Số và chữ số
Tuỳ học sinh
Với 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ta ghi được mọi số tự nhiên.
Một số tự nhiên có một, hai, ba …. chữ số.
* Ví dụ
7 là số có một chữ số.
53 là số có hai chữ số.
312 là số có ba chữ số.
Học sinh lên bảng thực hiện.
Học sinh nhận xét.
Học sinh theo dõi.
Học sinh
Số đã cho
Số trăm
Chữ số hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
Các chữ số
3825
2763
Học sinh đọc chú ý
Hoạt động 3
Tìm hiểu hệ thập phân
10'
Mục tiêu
- Giá trị của mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào bản thân chữ số đó, vừa phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đã cho.
- Học sinh viết được giá trị của số đó dưới dạng tổng của các hàng đơn vị.
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng
Các bước tiến hành
- Giáo viên giới thiệu hệ thập phân như sách giáo khoa.
- Giáo viên nhấn mạnh rằng trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số vừa phụ thuộc vào bản thân chữ số đó, vừa phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đã cho.
- Giáo viên viết số 235 rồi viết giá trị của số đó dưới dạng tổng của các hàng đơn vị:
+ Yêu cầu học sinh viết theo cách trên đối với các số 222, , .
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn thực hiện ?
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm yếu.
+ Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
2. Hệ thập phân
Học sinh theo dõi
235 = 2.100 + 3. 10 + 5
Học sinh thực hiện
222 = 2.100 + 2.10 + 2
= a.10 + b
= a.100 + b.10 + c
Học sinh thực hiện theo nhóm bàn
?
Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số là: 999
Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là: 987
Hoạt động 5
Cách ghi số La Mã
10'
Mục tiêu
- Có thể ghi số tự nhiên bằng những cách khác như cách ghi số La Mã.
- Học sinh so sánh được hai cách ghi số trong hệ La Mã và cách ghi số trong hệ thập phân.
Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, thước kẻ.
Các bước tiến hành
- Giáo viên treo bảng phụ.
+ Yêu cầu học sinh đọc 12 số La Mã trên mặt đồng hồ.
- Giáo viên giáói thiệu các chữ số I, V, X và hai số đặc biệt IV, IX.
- Giáo viên giới thiệu các chữ số La Mã từ 1 đến 30.
- Các chữ số I, V, X là các thành phần tạo số La Mã.
- Giáo viên lưu ý học sinh: ở số La Mã có những chữ số ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn có giá trị như nhau.
3. Chú ý
Học sinh quan sát
Học sinh đọc
Học sinh theo dõi
Hoạt động 4
Củng cố
7'
Mục tiêu
- Học sinh vận dụng các kiến thức vào giải được các bài tập trong sách giáo khoa.
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng.
Các bước tiến hành
- Giáo viên nhắc lại kiến thức của bài học.
+ Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện bài 14 theo nhóm bàn.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn nhóm yếu.
+ Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả.
+ Yêu cầu nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
Học sinh theo dõi
Bài 14 (SGK-T10)
Ta viết được các số: 102; 120; 210; 201.
V. Tổng kết và hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà
3'
- Giáo viên chốt lại kiến thức bài học
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, xem lại các ví dụ, các bài tập đã chữa, làm các bài tập 11, 12, 13, 15 (SGK) 16, 17, 18, 19, 20 (SBT)
+ Yêu cầu học sinh về nhà xem trước bài mới.
Ngày soạn: 23/08/2009
Ngày giảng:25/08/2009
Tiết 4 Đ 4 số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được tập hợp có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
- Học sinh phát biểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
2. Kỹ năng
- Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một tập hợp cho trước.
- Học sinh biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng các kí hiệu và .
3. Thái độ
Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu và .
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng.
2. Học sinh: Đồ dùng dạy học, giấy nháp.
III. Phương pháp
Giảng giải, vấn đáp, hoạt động nhóm, gợi mở.
IV. Tổ chức giờ học
Hoạt động 1
Khởi động
6'
Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về ghi số tự nhiên.
- Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau khi học song tiết 3.
- Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để vào tiết 4.
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng, giấy nháp
Các bước tiến hành
+ Yêu cầu học sinh viết giá trị của số trong hệ thập phân? Làm bài tập 13b.
- Giáo viên theo dõi kiểm tra học sinh làm bài ở nhà.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến cho điểm.
- Giáo viên giới thiệu về tập hợp: Tập hợp tất cả học sinh lớp 6, tập hợp tất cả học sinh nữ lớp 6.
Mỗi tập hợp này có bao nhiêu phần tử? => Bài mới
Học sinh trả lời
= a.1000 + b.100 + c.10 + d
Bài 13:
1234
Học sinh theo dõi
Hoạt động 2
Tìm hiểu số phần tử của một tập hợp
15'
Mục tiêu
- Học sinh lấy được ví dụ về tập hợp có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào?
- Học sinh sử dụng được đúng kí hiệu .
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng.
Các bước tiến hành
- Giáo viên giới thiệu các ví dụ như trong sách giáo khoa.
+ Yêu cầu học sinh tìm số lượng các phần tử của mỗi tập hợp?
+ Số phần tử của một tập hợp có thể là bao nhiêu?
- Giáo viên củng cố lại.
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn thực hiện ?1
+ Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh thực hiện ?2
- Giáo viên gợi ý lại cach tìm x đã học ở tiểu học.
+ Vậy có thể tìm được giá trị x thoả mãn không?
- Vậy tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng.
+ Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần chú ý.
- Giáo viên giới thiệu kí hiệu tập hợp rỗng (là )
1. Số phần tử của một tập hợp
A = có một phần tử
B = có hai phần tử
C = có 100 phần tử
N = có vô số phần tử
?1
Tập hợp D có một phần tử
Tập hợp E có hai phần tử
?2
Không có số tự nhiên nào mà x + 5 = 2
Học sinh đọc nội dung
Học sinh theo dõi
Hoạt động 3
Tìm hiểu tập hợp con
15'
Mục tiêu
- Học sinh nêu được thế nào là tập hợp con của một tập hợp, hai tập hợp bằng nhau.
- Học sinh sử dụng đúng kí hiệu và .
Đồ dùng dạy học
- Thức thẳng, phấn màu.
Các bước tiến hành
- Giáo viên giới thiệu hai ví dụ sách giáo khoa.
+ Tập hợp E có bao nhiêu phần tử? Tập hợp F có bao nhiêu phần tử?
+ Yêu cầu học sinh kiểm tra mỗi phần tử của tập hợp E có thuộc tập hợp F hay không?
- Giáo viên giới thiệu tập hợp con, kí hiệu, cách đọc.
- Giáo viên minh hoạ hai tập hợp E và F nói trên bằng hình vẽ.
- Giáo viên giới thiệu ví dụ sách giáo khoa.
+ Yêu cầu học sinh thực hiện ?3
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
- Giáo viên giới thiệu hai tập hợp bằng nhau. Cách kí hiệu.
2. Tập hợp con
Ví dụ: Cho hai tập hợp
E = {x; y}
F = {x; y; a; b}
Học sinh trả lời
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập con của tập hợp B.
* Kí hiệu: A B hay B A
* Ví dụ
(SGK-T12)
?3
M A; M B; A B; B A
* Chú ý:
(SGK-T13)
Hoạt động
Củng cố
6'
Mục tiêu
- Khắc sâu kiến thức bài học.
- Học sinh làm được những bài tập lên quan đến tập hợp và tập hợp con.
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng, giấy nháp.
Các bước tiến hành
+ Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài 16.
+ Yêu cầu hai học sinh lên bảng thực hiện.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh dưới lớp.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện bài 18.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
Bài 16 (SGK-T13)
a. A = {20} A có một phần tử.
b. B = {0} B có một phần tử.
c. C = N, C có vô số phần tử.
d. D = , D không có phần tử nào.
Bài 18 (SGK-T13)
Không thể nói A = , vì A một phần tử.
V. Tổng kết và hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà
3'
- Giáo viên chốt lại kiến thức bài học
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, xem lại các ví dụ, các bài tập đã chữa, làm các bài tập 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 (SGK) 29, 30, 31, 32, 33 (SBT)
Ngày soạn: 26/08/2009
Ngày giảng:28/08/2009
Tiết 5 Luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố khắc sâu kiến thức về tập hợp, tập hợp con.
- Học sinh tìm được số phần tử của tập hợp, sử dụng đúng các kí hiệu , , , .
2. Kỹ năng
Học sinh được luyện tập và rèn luyện các kĩ năng xác định số phần tử của tập hợp, tập hợp con của một tập hợp.
3. Thái độ
Cẩn thận, chính xác trong cách sử dụng các kí hiệu.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, giấy nháp.
III. Phương pháp
Giảng giải, vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập.
IV. Tổ chức giờ học
Hoạt động 1
Khởi động
7'
Mục tiêu
- Kiểm tra việc học bài của học sinh ở nhà.
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng.
Các bước tiến hành
+ Yêu cầu học sinh thực hiện bài 17.
+ Yêu cầu học sinh nêu khái niệm tập con? Và thực hiện bài 19.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh dưới lớp.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến cho điểm.
HS1:
Bài 17:
A = {0; 1; … ; 20} , A có 21 phần tử
B = , B không có phần tử nào.
Bài 19:
a. 15 A
b. {15} A
=
c. {15; 24} A
Hoạt động 2
Luyện tập
35'
Mục tiêu
- Học sinh được luyện tập, tìm được số phần tử của một tập hợp.
- Học sinh sử dụng đúng các kí hiệu , , , .
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng.
Các bước tiến hành
Dạng 1: Chữa nhanh
+ Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 19.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh yếu dưới lớp.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh thực hiện bài 30 (SBT).
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh yếu dưới lớp.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
Bài 19 (SGK-T13)
A = {0; 1; 2; …. ; 9}
B = {0; 1; 2; 3; 4}
B A
Học sinh nhận xét
Bài 30 (SBT-T7)
a. A = {x N| x < 50}
A có 50 phần tử
b. B =
Dạng 2: Chữa kỹ
+ Yêu cầu hai học sinh lên bảng thực hiện bài 21, 22.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh dưới lớp.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
- Giáo viên củng cố: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết một tập hợp không viết liệt kê hết (biểu thị bởi dấu "…'') các phần tử của tập hợp được viết có quy luật.
Bài 21 (SGK-T14)
B có 90 phần tử
(99 - 10 + 1) = 90
Bài 22 (SGK-T14)
a. C = {0; 2; 4; 6; 8}
b. L = {11; 13; 15; 17;19}
c. A = {18; 20; 22}
d. B = {25; 27; 29; 31}
Dạng 3: Bài tập nâng cao
+ Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài 23.
- Giáo viên giới thiệu tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có
(b - a) : 2 + 1 phần tử.
- Giáo viên giới thiệu tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có
(n - m) : 2 + 1 phần tử.
+ Yêu cầu học sinh hãy tính số phần tử của các tập hợp D, E.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
Bài 23 (SGK-T14)
Tập hợp D có (99 - 21) : 2 + 1 = 40 phần tử.
Tập hợp E có (96 - 32) : 2 + 1 = 33
V. Tổng kết và hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà
3'
- Giáo viên khắc sâu kiến thức của bài: Tập hợp, phần tử của tập hợp, tập hợp con, tập hợp bằng nhau.
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập đã chữa, làm các bài tập 25 (SGK) 16, 17, 18, 19, 20 (SBT)
+ Yêu cầu học sinh về nhà xem trước bài mới.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 6 Đ 5 phép cộng và phép nhân
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
2. Kỹ năng
- Học sinh sử dụng các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
3. Thái độ
Học sinh biết vận dụng hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: thước thẳng, bảng phụ.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, giấy nháp.
III. Phương pháp
Giảng giải, vấn đáp, hoạt động nhóm, gợi mở.
IV. Tổ chức giờ học
Hoạt động 1
Mở bài
Các bước tiến hành
- Giáo viên giới thiệu bài như sách giáo khoa.
Học sinh theo dõi
Hoạt động 2
Tổng và tích hai số tự nhiên
Mục tiêu
- Học sinh nhớ lại tổng và tích của hai số tự nhiên đã học ở tiểu học.
- Học sinh viết đúng được kí hiệu tổng, tích hai số tự nhiên.
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng, bảng phụ.
Các bước tiến hành
- Giáo viên giới thiệu tổng và tích hai số tự nhiên đã học ở tiểu học.
- Giáo viên giới thiệu: dùng phép "." và cách viết a.b = ab ; 4.x.y = 4xy
+ Yêu cầu học sinh lên bảng tính chu vi của một cái sân hình chữ nhật có chiều dài bằng 32m và chiều rộng bằng 25m?
- Giáo viên theo dõi học sinh dưới lớp thực hiện.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
- Giáo viên treo bảng phụ ?1
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện, một học sinh lên bảng thực hiện?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện ?2.
- Giáo viên treo bảng phụ.
+ Yêu cầu học sinh lên bảng điền vào chỗ trống.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
1. Tổng và tích hai số nguyên
* Ví dụ
a.b = ab ; 4.x.y = 4xy
Giải:
Chu vi của hình chữ nhật là:
(32 + 25). 2 = 114 (m)
?1 Điền vào chỗ trống
(bảng phụ)
Học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh nhận xét
?2
Học sinh lên bảng điền vào chỗ trống
a … 0 …
b. … 0 …
Học sinh nhận xét
Hoạt động 3
Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
Mục tiêu
- Học sinh phát biểu được tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
- Học sinh vận dụng các tính chất trên để tính nhẩm, tính nhanh.
Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng, bảng phụ.
Các bước tiến hành
- Giáo viên treo bảng tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
+ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Phép cộng số tự nhiên có những tính chất gì?
+ Phát biểu các tính chất đó?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
+ Phép nhân số tự nhiên có những tính chất gì?
+ Phát biểu các tính chất đó?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
+ Tính chất nào liên quan đến cả hai phép tính cộng và nhân? Phát biểu tính chất đó?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến.
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
(Bảng phụ)
Học sinh trả lời
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
Mục tiêu
-
-
Đồ dùng dạy học
-
-
Các bước tiến hành
File đính kèm:
- So hoc 6.doc