Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 53: Ôn tập học kì I

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Củng cố quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc và các tính chất của phép cộng trong Z

2. Kỹ năng:

- Vận dụng các quy tắc đã học thực hiện phép tính và tính giá trị biểu thức

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khoa học khi làm bài tập

II/ Chuẩn bị:

- GV:

- HS:

III/ Phương pháp:

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp luyện tập thực hành

IV/ Tổ chức giờ học:

1. ổn định tổ chức:

2. Khởi động mở bài:

3. HĐ1. Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên (23 phút)

- Mục tiêu: Củng cố quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên

- Tiến hành:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 53: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 53. Ôn tập học kì I I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc và các tính chất của phép cộng trong Z 2. Kỹ năng: - Vận dụng các quy tắc đã học thực hiện phép tính và tính giá trị biểu thức 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khoa học khi làm bài tập II/ Chuẩn bị: - GV: - HS: III/ Phương pháp: - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp luyện tập thực hành IV/ Tổ chức giờ học: 1. ổn định tổ chức: 2. Khởi động mở bài: 3. HĐ1. Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên (23 phút) - Mục tiêu: Củng cố quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên - Tiến hành: ? Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì - GV vẽ trục số minh hoạ ? Muốn tìm GTTĐ của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm làm như thế nào ? Muốn cộng hai số nguyên cùng âm làm như thế nào - Yêu cầu HS làm ví dụ: (-15) + (-20) (-25) + (-30) ? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu làm như thế nào - Yêu cầu HS làm ví dụ (-30) + 10 (-15) + 40 ? Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm thế nào - Yêu cầu HS làm ví dụ: 15 – (-20) (-28) – (12) - Yêu cầu HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc - Yêu cầu HS làm ví dụ (-90) – (a-90) + (7-a) GTTĐ của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 GTTĐ của số 0 là số 0 GTTĐ của số nguyên dương là số nguyên dương GTTĐ của số nguyên âm là số nguyên dương - HS phát biểu quy tắc - HS thực hiện ví dụ - HS phát biểu quy tắc - HS thực hiện ví dụ Lấy số nguyên a cộng với số đối của số nguyên b - HS thực hiện ví dụ Bỏ ngoặc trước có dấu (-) thì đổi dấu các hạng tử trong ngoặc Bỏ dấu ngoặc trước có dấu (+) thì giữa nguyên dấu của các hạng tử trong ngoặc - HS làm ví dụ I. Các quy tắc cộng trừ số nguyên 1. GTTĐ của số nguyên a 2. Phép cộng trong Z a) Cộng hai số nguyên âm Ví dụ; (-15) + (-20) = -(15 + 20) = -35 (-25) + (-30) = -(25 + 30) = -55 b) Cộng hai số nguyên khác dấu Ví dụ: (-30) + 10 = -(30 – 10) = -20 (-15) + 40 = (40 – 15) = 25 3. Phép trừ trong Z a – b = a + (-b) Ví dụ: 15 –(-20) = 15 + 20 = 35 (-28) – 12 = (-28) + (-12) = -40 4. Quy tắc dấu ngoặc Ví dụ: (-90) – (a-90) + (7-a) = (-90) –a + 90 + 7 – a = [(-90) + 90]+[(-a) +(-a)]+7 = 0 -2a + 7 = 7 – 2a 4. HĐ2. Ôn tập tính chất của phép cộng (10 phút) - Mục tiêu: Củng cố các tính chất phép cộng số nguyên - Tiến hành: ? Phép cộng trong Z có những tính chất gì ? Viết dạng tổng quát ? Phép cộng trong Z và trong N có gì giống và khác nhau ? Các tính chất của phép cộng có ứng dụng gì trong thực tế Phép cộng trong Z có 4 tính chất + Giao hoán: + Kết hợp + Cộng với số 0 + Cộng với số đối Phép cộng trong N và trong Z giống nhau là đều có: + Giao hoán: + Kết hợp + Cộng với số 0 Khác nhau: phép cộng trong Z có thêm tính chất cộng với số đối Các tính chất của phép cộng dùng để tính nhanh giá trị biểu thức II. Tính chất của phép cộng + Giao hoán: a + b = b + a + Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c) + Cộng với số 0: 0 + a = a + 0 = a + Cộng với số đối: a + (-a) = (-a) + a = 0 5. HĐ3. Luyện tập (10 phút) - Mục tiêu: Vận dụng các quy tắc đã học vào làm bài tập - Tiến hành: - GV đưa ra bài tập ? Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức - Gọi 2 HS lên bảng làm - GV nhận xét và chốt lại - GV đưa ra bài tập ? Tìm các số nguyên x - Gọi 1 HS lên bảng tính tổng - GV nhận xét và chốt lại a) Thực hiện phép tính trong ngoặc b) Thực hiện từ trái sang phải - 2 HS lên bảng làm - HS lắng nghe x = - 1 HS lên bảng tính tổng - HS lắng nghe III. Luyện tập Bài 1. Thực hiện phép tính a) [(-18) + (-7)] - 15 = (-25) – 15 = (-25) + (-15) = -40 b) (-219) – (-229) + 60 = (-219) + 229 + 60 = 10 + 60 = 70 Bài 2. Liệt kê và tính tổng các số nguyên x thoả mãn - 4 < x , 5 x = Tính tổng: (-3) + (-2) + (-1) +0 + 1 + 2 + 3 + 4 = [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 + 4= 0 + 4 = 4 6. Tổng kết hướng dẫn về nhà (2 phút) - Làm bài tập: 29/58; 57/60; 86/64; 162,163/75 (SBT)

File đính kèm:

  • docTiet 53.doc
Giáo án liên quan