I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên.
2, Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. Biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
- Biết sử dụng MTBT: các nút ON, OFF, +, CE, tính tổng
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
· Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, MTBT, tranh vẽ MTBT.
· Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, MTBT.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 7: Luyện tập 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết7: LUYỆN TẬP 1
Ngày soạn: 24/8/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên.
2, Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. Biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
- Biết sử dụng MTBT: các nút ON, OFF, +, CE, tính tổng…
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, MTBT, tranh vẽ MTBT.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, MTBT.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
HS 1: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng? Làm bài tập 28 Sgk. (ĐS: 39)
HS 2: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng? Làm BT 43(a,b) SBT. (ĐS: a, 343; b, 379)
3, Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Dạng 1: Tính nhanh
Bài 31/17/Sgk:
a) 135 + 360 + 65 +40
= (135 + 65) + (360 + 40)
= 200 + 400 = 600
b) 463 + 318 +137 + 22
= (463 + 137) + (318 + 22)
= 600 + 340 = 940
c) 20 +21 +22 + …+ 29 + 30
= (20 + 30) + (21 + 29) + …+ 25
= 5. 50 + 25 = 275
Bài 32/17/Sgk:
a)996 + 45 = (996 + 4) + 41 = 1041
b) 37 + 198 = 35 + (2 + 98) = 235
Bài 33/17/Sgk:
1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55.…
Bài 34/17/Sgk:
(bảng phụ)
– GV: cho HS làm bài 31 Sgk
Gợi ý cách nhóm: kết hợp các số hạng sao cho được số tròn chục hoặc tròn trăm.
– HS: 3 HS lên bảng làm 3 câu a, b, c
các HS còn lại làm vào phiếu học tập.
– GV: cùng HS nhận xét, sữa chữa.
– HS: đọc đề bài 32 Sgk
– GV: giảng lại phần hướng dẫn, sau đó cho 2 HS lên bảng làm.
– HS: lên bảng làm.
à Nhận xét, sữa chữa.
– GV: bài 32 đã vận dụng tính chất gì để tính nhanh?
– HS: tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
– GV: cho HS giải tiếp bài 33 Sgk
– HS: đọc đề, suy nghĩ và tìm cách giải bài 33 Sgk
– GV: hãy tìm quy luật của dãy số: 1, 1, 2, 3, 5, 8, …
– HS: kể từ số thứ ba, số sau là tổng của hai số kề trước.
– GV: hãy viết tiếp 4 số nữa vào dãy số?
– HS: 13, , 21, 34, 55
GV cho HS viết tiếp 2 số, 3 số... tiếp theo.
– GV: đưa tranh vẽ MTBT giới thiệu các nút trên máy tính. Hướng dẫn HS cách sử dụng như trang 18 Sgk
Tổ chức trò chơi: dùng MTBT tính nhanh các tổng bài 34 c Sgk
Luật chơi: Mỗi nhóm 5 HS, cử 1 HS dùng MTBT lên bảng điền kết quả thứ nhất. HS 1 chuyền phấn cho HS 2 lên tiếp cho đến kết quả thứ 5. Nhóm nào tính nhanh và đúng sẽ được thưởng điểm cho cả nhóm.
– GV: giới thiệu nhà toán học Đức: Gau-xơ.
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố:
Nhắc lại các tính chất của phép cộng các số tự nhiên. Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán.
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Xem lại các bài tập vừa giải.
- BTVN: 52, 53/9/SBT; 35, 36/Sgk
Bài sắp học: Tiết 8: LUYỆN TẬP 2
Mang theo MTBT
Giải các bài tập còn lại
.
Tiết 8: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 24/8/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: HS biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợpcủa phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài toán tính nhẩm tính nhanh.
2, Kỹ năng: - HS biết vận dụng các tính chất trên vào giải toán.
- Rèn kỹ năng tính toán chính xác, hợp lý, nhanh.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
- HS 1: Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên.
Áp dụng: Tính nhanh: a) 5.25.2.16.4
b) 32.47 + 32.53
- HS 2: Chữa bài tập 35/Sgk
3, Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Dạng 1: Tính nhẩm
Bài 36/Sgk:
a) 15.4 = 15.2.2 = 30.2 = 60
25.12=25.4.3=100.3=300
125.16=125.8.2=100.2=2000
b) 25.12=25.(10+2)=25.10+25.2
= 250+50=300
340.11=34.(10+1)=34.10+34.1
= 340 + 34 =374
47.101=47.(100+1)=47.100+47.1
=4700+47=4747
Bài 37/Sgk:
16.19=16.(20-1)=16.20-16.1
=320–16=304
46.99=46.(100-1)=46.100 -46.1
=4600-46 = 4554
35.98 = 35. (100 -2) = 35.100 -35.2 =
= 3500 – 70 = 3430
Dạng 2: Sử dụng MTBT
Bài 38/Sgk:
Bài 39/Sgk:
142857.2 = 285714
142857.3 = 428571
142857.4 = 571428
142857.5 = 714285
142857.6 = 857142
Dạng 3: Bài toán thực tế
Bài 55/Sbt:
* Bài tập phát triển tư duy:
Bài 59/SBT: Xác định dạng của các tích sau:
a) .101 ; b) .7.11.13
– GV: yêu cầu HS tự đọc bài 36/Sgk
– HS: đọc và tìm hiểu bài 36/Sgk
– GV: phát biểu và nêu công thức tính chất kết hợp của phép nhân phân số.
– HS: ……
– GV: giảng giải bài giải mẫu 45.6, sau đó gọi 3 HS lên bảng giải câu a.
– HS: lên bảng …
– GV: cho HS nhắc lại tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, sau đó cho 3 HS lên bảng giải câu b
– HS: …
– GV: cùng HS nhận xét, sửa sai, chốt lại cách tính nhẩm.
– HS: đọc đề bài 37/Sgk.
– GV:giải thích công thức a(b–c) = ab–ac và ví dụ 13.99…
Vì sao ta phải tính như vậy?
– HS: …
– GV: cho HS hoạt động nhóm giải bài 37 Sgk.
– HS: …
– GV: Để nhân hai thừa số ta cũng sử dụng MTBT tương tự như với phép cọng, chỉ thay dấu “+” thành “x”.
Gọi HS làm phép nhân bài 38/Sgk
– HS: dùng MTBT làm bài 38 Sgk
– GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài 39/Sgk. Nhận xét kết quả?
– HS: mỗi thành viên trong nhóm dùng MTBT tính kết quả của 1 phép tính sau đó gộp lại cả nhóm và rút ra nhận xét: kết quả của mỗi tích là 6 chữ số của số đã cho nhưng viết theo thứ tự khác.
– GV: đưa bảng phụ bài 55 Sbt, yêu cầu HS dùng MTBT tính nhanh kết quả. Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán điện thoại di động năm 1999.
– HS: …
– GV: đưa bảng phụ bài 59/SBT.
– HS: đọc đề, suy nghĩ.
– GV gợi ý: dùng phép viết số để viết , thành tổng rồi tính hoặc đặt phép tính theo cột dọc.
– HS: làm theo hướng dẫn của giáo viên.
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố:
Nhắc lại tính chất của phép nhân và phép cộng các số tự nhiên.
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Xem lại các bài tập đã giải, giải cách khác?
- BTVN: 36B/Sgk; 56, 61/SBT
Bài sắp học: Tiết 9: PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
Đọc trước bài ở nhà
5, Bổ sung:
IV/. KIỂM TRA:
Tiết 9: PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
Ngày soạn: 24/8/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên. HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
2, Kỹ năng: Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn tính chính xác trong phát biểu và giải toán.
3, Thái độ: tập trung chú ý, tích cực, tự giác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng.sgk.
Học sinh: Phiếu học tập, sgk
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
- HS 1: Chữa bài tập 56a/SBT. Tính nhanh 2.31.12+4.6.42+8.27.3
GV hỏi thêm: Em đã sử dụng những tính chất nào của phép toán để tính nhanh? Hãy phát biểu tính chất đó.
- HS 2: a) cho biết 37.3=111. Hãy tính nhanh 37.12
b) cho biết 15873.7=111 111. Hãy tính nhanh 15873.12
3, Bài mới:
Phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được trong tập hợp số tự nhiên. Còn phép trừ và phép chia?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Phép trừ hai số tự nhiên:
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a – b =x
2. Phép chia hết và phép chia có dư:
Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b ¹ 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết: a:b=x
Tổng quát: (Sgk/22)
a= b.q + r (0 £ r < b)
Nếu r = 0 thì a=b.q: phép chia hết
Nếu r¹0 thì a:b là phép chia có dư.
– GV: Hãy xét xem số tự nhiên x nào mà:
a) 2 + x = 5 hay không?
b) 6 + x = 5 hay không?
– HS: a) x = 3; b) không tìm được giá trị của x
– GV: ở câu a ta có phép trừ 5 -2 = x
Khái quát và ghi bảng.
– GV: giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số.
– HS: dùng bút chì di chuyển trên tia số theo hướng dẫn của giáo viên.
– GV:giải thích 5 không trừ 6 được vì khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược chiều mũi tên 6 đơn vị thì bút chì vượt ra ngoài tia số (h16/Sgk).
– HS: theo cách trên tìm hiệu cảu 7-3, 5-6
* Củng cố: giải ?1.
– HS: trả lời miệng ?1
– GV: nhấn mạnh:
số bị trừ = số trừ Þ hiệu bằng 0
số trừ = 0 Þ số trừ = hiệu.
Số bị trừ lớn hơn số trừ.
– GV: Xét xem số tự nhiên x nào mà
3.x = 12 hay không
5.x = 12 hay không?
– HS: trả lời: a) x=4 vì 3.4 = 12
không tìm được giá trị nào của x.
– GV: khái quát và ghi bảng.
* Củng cố: giải ?2
– GV: giới thiệu hai phép chia 12:3 và 14:3
hai phép chia trên có gì khác nhau?
– HS: phép chia thứ nhất có số dư bằng 0, phép chia thứ hai có số dư khác 0.
– GV: giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư
bốn số: số bị chia, số chia, thương, số dư có quan hệ gì?
– HS: số bị chia = số chia . thương + số dư
– GV: số chia, số dư cần có điều kiện gì?
– HS: số chia ¹ 0, số dư < số chia
* Củng cố: giải ?3
GV: yêu cầu HS làm vào phiếu học tập.
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố:– HS làm bài 44 a, d/Sgk
– HS trả lời các câu hỏi:
+ Nêu cách tìm số bị chia.
+ Nêu cách tìm số bị trừ.
+ Nêu điều kiện để thực hiện được phép trừ trong N.
+ Nêu điều kiện để a chia hết cho b.
+ Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N.
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Xem lại bài học, học thuộc lý thuyết.
- BTVN: 41 à 45/Sgk
Bài sắp học: TIẾT 10: LUYỆN TẬP
Chuẩn bị các bài tập: 47 à 50/Sgk .Chuẩn bị MTBT
5, Bổ sung:
IV/. KIỂM TRA:
Tiết 10: LUYỆN TẬP
Ngày soạn
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, điều kiện để phép trừ thực hiện được.
2, Kỹ năng: vận dụng linh hoạt vào các bài toán tính nhanh, tính nhẩm, bài toán thực tế.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
– HS1: cho a, bỴ N. Khi nào ta có phép trừ a – b = x.
Áp dụng tính: 425 – 257; 91 – 56; 625 – 46 – 46 – 46.
– HS2: có phải khi nào cũng thực hiện được phép trừ số tự nhiên a cho số tự nhiên b không? Cho ví dụ.
3, Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Dạng 1: Tìm x
Bài 47/Sgk:
155.
25
13
Dạng 2: Tính nhẩm
Bài 48/Sgk:
35 + 98 = 33 + 100 = 133
46 + 29 = 45 + 30 = 75.
Bài 49/Sgk:
321 – 96 = 325 – 100 =225
1354 – 997 = 1357 – 1000 =357
Bài 70/Sbt:
Dạng 3: Sử dụng MTBT
Bài 50/Sgk:
Dạng 4: Ứng dụng thực tế
Bài 71/ SBT
– GV: gọi 3 HS lên bảng giải bài 47 Sgk.
(Sau mỗi bài GV cho HS thử lại bằng cách nhẩm xem giá trị của x có đúng theo yêu cầu không?
– HS1: giải câu a.
– HS2: giải câu b.
– HS3: giải câu c.
– GV: cho HS tự đọc hướng dẫn của bài 48, 49 Sgk, sau đó vận dụng để tính nhẩm.
– HS: 2 HS lên bảng, các HS còn lại tự làm vào vở.
– GV: cùng HS cả lớp nhận xét, sữa chữa.
– GV: đưa bảng phụ đề bài 70 SBT
yêu cầu HS trả lời và giải thích.
– HS: đứng tại chỗ trình bày.
– GV: hướng dẫn HS cách tính như bài phép cộng rồi cho HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời kết quả bài 50 Sgk.
– GV: treo bảng phụ bài 71/Sbt
yêu cầu HS đọc kỹ nội dung đề bài và giải.
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố:
- Khi nào phép trừ thực hiện được trong N?
- Nêu cách tìm các thành phần (số trừ, số bị trừ) trong phép trừ?
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Xem lại các bài tập đã giải.
- BTVN: 64, 65, 66, 67, 74/SBT
Bài sắp học
TIẾT 11: LUYỆN TẬP
Chuẩn bị các BT: 52, 53, 54, 55/Sgk
5, Bổ sung:
IV/. KIỂM TRA:
Tiết 11: LUYỆN TẬP
Ngày soạn
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
2, Kỹ năng: tính toán nhanh, chính xác.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, MTBT.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, MTBT.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
– HS1: Khi nào ta có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b ¹ 0)?
Bt: Tìm x, biết: a) 6x – 5 = 613; b) 12 (x – 1) = 0
– HS2: Khi nào ta nói phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b (b¹0) là phép chia có dư?
Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, chia cho 3 dư 1, chia cho 3 dư 2. 3, Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Dạng 1: Tính nhẩm
Bài 52/Sgk:
Dạng 2: Bài toán ứng dụng thực tế
Bài 53/Sgk:
21000 : 2000 = 10 dư 1000
Tâm mua được nhiều nhất 10 quyển vở loại I
21000 : 1500 = 14
Tâm mua được nhiều nhất 14 vở loại II
Bài 54/Sgk:
Số người mỗi toa chứa nhiều nhất là:
8.12 = 96 (người)
1000:96 = 10 dư 40
Số toa để chở hết khách du lịch là 11 toa.
Dạng 3: Sử dụng MTBT
Bài 55/Sgk
– GV: hướng dẫn HS giải bài 52 Sgk
gọi 2 HS lên bảng giải bài 52 câu a.
– HS: giải câu a
tương tự, 4 HS khác lên bảng giải câu b, c.
– GV: cùng HS nhận xét, sửa sai, rút ra kinh nghiệm.
– GV: yêu cầu HS đọc đề bài 53, tóm tắt?
– HS: đọc đề, tóm tắt.
– GV: theo em, ta phải giải bài toán trên như thế nào?
– HS: Nếu chỉ mua vở loại I ta lấy 21 000 : 2000
Thương là số vở loại I Tâm mua được nhiều nhất.
Tương tự, nếu chỉ mua vở loại II ta lấy 21 000:1500
Thương là số vở loại II Tâm mua được nhiều nhất.
– GV: gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài giải.
– HS: lên bảng thực hiện giải bài 53 Sgk
– GV: cùng HS cả lớp nhận xét sửa sai.
– GV: cho HS đọc đêø, tóm tắt bài 54/Sgk.
– HS: ……
– GV: Muốn tính số toa ít nhất để chở hết khách em làm như thế nào?
– HS: Tính mỗi toa có bao nhiêu chỗ. Lấy 1000 chia cho số chỗ mỗi toa, từ đó xác định số toa cần tìm.
– GV: gọi 1 HS lên bảng giải, các HS còn lại làm vào phiếu học tập.
– HS: …
– GV: hướng dẫn HS sử dụng nút : sau đó cho HS giải bài 55/Sgk
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố:
– Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa phép trừ và phép cộng, giữa phép chia và phép nhân?
Tl: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng, phép chia là phép toán ngược của phép nhân.
– Với a, b Ỵ N thì a – b có luôn Ỵ N không?
– Với a, b Ỵ N thì a : b có luôn Ỵ N không?
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Ôn lại các kiến thức về phép trừ, phép nhân.
- Đọc câu chuyện về lịch (Sgk)
- BTVN: 76, 77, 78, 79, 80 sbt/12
Bài sắp học
Tiết 12: LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN. NHÂN HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ.
Đọc trước bài ở nhà.
5, Bổ sung:
IV/. KIỂM TRA:
Tiết 12: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN.
NHÂN HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
Ngày soạn
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: HS nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, nắm được công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số.
2, Kỹ năng: HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính giá trị của các luỹ thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cỡ số.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác, thấy được lợi ích của cách viết gọn bằng luỹ thừa.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Bài mới:
Đặt vấn đề: Hỏi: Viết tổng sau bằng cách dùng phép nhân: a + a + a + a
– GV: Nếu tổng có hiều số hạng giống nhau, ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân. Còn nếu tích có nhiều thừa số bằng nhau, chẳng hạn a.a.a.a ta viết gọn là a4, đó là một luỹ thừa.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên:
an = (n ¹ 0)
n thừa số
an : luỹ thừa bậc n của a
a: cơ số
n: số mũ
* Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số:am.an = am+n
Chú ý: Sgk/27
– GV: giới thiệu a4 là một luỹ thừa, đọc là a mũ bốn hoặc a lũy thừa bốn hoặc lũy thừa bậc bốn của a.
Tương tự, em hãy viết gọn các tích sau, và đọc kết quả viết gọn:
7.7.7; b.b.b.b.b
– HS: 7.7.7=73 (7 mũ 3)
b.b.b.b.b = b5 (b mũ 5)
– GV: em hãy chỉ rõ đâu là cơ số, đâu là số mũ của an?
– HS:a là cơ số, n là số mũ.
– GV: định nghĩa lũy thừa bậc n của a? viết dạng tổng quát?
– HS: định nghĩa và viết dạng tổng quát như Sgk.
* Củng cố: HS làm ?1 Sgk
– GV: nhấnmạnh: trong một lũy thừa với số mũ tự nhiên (khác 0).
+ Cơ số cho biết giá trị mỗi thừa số bằng nhau.
+ Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau.
– GV: lưu ý HS tránh nhầm lẫn: 23 = 2.3
* Củng cố: cho HS làm các BT 56 a, c
Tính 22, 23, 24, 32, 33, 34.
– GV: nêu phần chú ý Sgk
– GV: đưa ra ví dụ: viết tích của hai lũy thừa thành một lũy thừa.
a) 23.22 b) a4.a3
Gợi ý: áp dụng định nghĩa lũy thừa để làm.
– HS: 2 HS lên bảng làm.
– GV: em có nhận xét gì về số mũ của kết quả với số mũ của các lũy thừa?
–HS: số mũ ở kết quả bằng tổng số mũ ở các thừa số.
– GV: nếu có am.an thì kết quả như thế nào?
– HS: am.an = am+n (m, n Ỵ N*)
– GV: cho HS phát biểu thành lời công thức trên
à chú ý Sgk
* Củng cố: viết tích của hai lũy thừa sau thành 1 lũy thừa: x5.x4 ; a4.a
HS giải bài 56 (b, d)
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố:
1) Nhắc lại định nghĩa lũy thừa bậc n của a. Viết công thức tổng quát?
Tìm số tự nhiên a biết a2 =25; a3 = 27
2) Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm như thế nào? Tính a2.a3.a5
b) Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học:
- Học thuộc định nghĩalũy thừa bậc n của a. Viết công thức tổng quát.
- Lưu ý: không được tính giá trị lũy thừa bằng cách lấy cơ số nhân với số mũ.
- Nắm chắc cách nhân hai lũy thừa cùng cơ số (giữ nguyên cơ số, cộng số mũ).
- BTVN: 57, 58b, 59b, 60/Sgk
* Bài sắp học:
Tiết 13: LUYỆN TẬP
Chuẩn bị các bài tập: 61, 62, 63, 64, 65, 66/28, 29/Sgk
IV/. KIỂM TRA:
File đính kèm:
- t7-8-9.doc