Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 7: Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố khắc sâu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên để tính nhẩm, tính nhanh. HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính tổng của các số tự nhiên.

- Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán.

- Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.

* Trọng tâm: Vận dụng các tính chất của phép cộng,nhân để tính nhẩm, tính nhanh.

II. CHUẨN BỊ:

GV : Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi bài ?3 ở SGK và các bài tập củng cố.

HS: SGK, SBT, vở ghi.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 7: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn: 31/08/2013 Tiết: 7 Ngày dạy: §. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Củng cố khắc sâu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên để tính nhẩm, tính nhanh. HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính tổng của các số tự nhiên. - Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán. - Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế. * Trọng tâm: Vận dụng các tính chất của phép cộng,nhân để tính nhẩm, tính nhanh. II. CHUẨN BỊ: GV : Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi bài ?3 ở SGK và các bài tập củng cố. HS: SGK, SBT, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp. 2. Kiểm tra: (Lồng vào phần chữa bài tập) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: KTBC - Chữa bài tập GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra. HS1: - Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng? - Chữa tập bài 28 (tr.16 - SGK). ( Lưu ý GV định hướng cho HS tính theo 2 cách) HS2: - Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng. - Chữa bài tập 43 a-b (tr.8 - SBT). Hỏi thêm: Hãy nêu các bước thực hiện phép tính? HS2: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng GV: Đánh giá và cho điểm. HĐ2: Tổ chức luyện tập Dạng 1: Tính Nhanh * Bài 31 (trang 17- SGK) Tính nhanh: a) 135+360+65+40 c)20+21+22+...+29+30 Gợi ý cách nhóm: (kết hợp các số hạng sao cho được số tròn chục hoặc tròn trăm). HS: Thực hiện theo sự gợi ý của GV. GV: Có cách khác để tính nhanh và trình bày phần c ngắn gon hơn không? GV giới thiệu cách tính tổng nhiều số hạng theo qui luật: Tổng = ( Số đầu + số cuối ) . Số số hạng : 2 Số số hạng = ( Số cuối – số đầu) : khoảng cách + 1 * Bài 32 (trang 17 - SGK) GV cho HS tự đọc phần hướng dẫn trong SGK sau đó vận dụng cách tính. 996 + 45 Gợi ý cách tách số 45 = 41 + 4 37 + 198 GV yêu cầu HS cho biết đã vận dụng những tính chất nào của phép cộng để tính nhanh. HS: Đã vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh. Dạng 2: Tìm qui luật của dãy số. Bài 33 (Tr17 – SGK). GV: Cho HS đọc đề bài: - Phân tích và hướng dẫn cho HS cách giải. 2 = 1 + 1 ; 3 = 2 + 1 ; 5 = 3 + 2 ….. HS: Lên bảng trình bày. Bài tập 37 (Tr20 – Sgk) GV: Hướng dẫn cách tính nhẩm 13 . 99 từ tính chất a . (b - c) = ab – ac như SGK. Gọi 3 HS lên làm bài Tính nhẩm: 16 . 19; 46 . 99; 35 . 98 GV: Hướng dẫn tách: 19 = 20 – 1 99 = 100 – 1 98 = 100 - 2 HS: 3 HS lên bảng tính nhẩm GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm. I. Bài tập chữa 1. Bài tập 28 (Tr16 - SGK) C1: 10 + 11 + 12 + 1 + 2 + 3 = 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 39 C2: (10 + 3) + (11 + 2) + (12 + 1) = (4 + 9) + (5 + 8) + (6 + 7) = 13 . 3 = 39 2. Bài tập 43 (Tr8- SBT) a) 81 + 243 + 19 = (81 + 19) + 243 = 100 + 243 = 343 b)168 + 79 + 32 = (168+132) + 79 II. Bài tập luyện Dạng 1: Tính Nhanh 1. Bài tập 31 (tr17 - SGK) a) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360 + 40) = 200 + 400 = 600 c) 20 + 21 + 22 + … + 29 + 30 = (20 + 30) + (21 + 29) + (22+28) + (23+27) + (24 + 26) + 25 = 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25 = 50 . 5 + 25 = 275 C2: 20 + 21 + 22 + … + 29 + 30 = (30+20).11 : 2 = 275 2. Bài tập 32 (tr17 - SGK) a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041 b) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235 Dạng 2: Tìm qui luật của dãy số 3. Bài tập 33 (tr17 - SGK) 1; 1; 2;3; 5; 8; 13; 21; 34; 55 Bài tập 37 (Tr20 -SGK) Áp dụng tính chất a . (b - c) = ab – ac, tính nhẩm: a) 16 . 19 = 16 . (20 - 1) = 16 . 20 – 16 . 1 = 320 - 16 = 304 b) 46 . 99 = 46 . (100 - 1) = 46 . 100 – 46 . 1 = 4600 - 46 = 4554 c) 35 . 98 = 35 . (100 - 2) = 35 . 100 – 35 . 2 = 3500 - 70 = 3430 4. Củng cố: Nhắc lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên. Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán. 5. Hướng dẫn : - Xem lại các bài tập đã giải trên lớp. - Đọc mục “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập 45, 46, 50, 51 (Tr 8, 9 – SBT), bài 35 (tr19 – SGK) - Tiết sau mang máy tính bỏ túi. Xem trước các bài tập phần luyện tập 2. * Hướng dẫn bài 46(SBT): Tách 997 + 37 = 997 + 3 + 34; 49 + 194 = 43 + 6 + 194 Bài 35 (SGK): Có 15 . 2 . 6 = 15 . 12; 5 . 3 .12 = 15 . 12; 15 . 3 . 4=15 . 12 Vậy 15 . 2 . 6 = 5 . 3 .12 = 15 . 3 . 4 Các tích khác làm tương tự. IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Tuần: 3 Ngày soạn: 31/08/2013 Tiết:8 Ngày dạy: §6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU: - HS hiểu được khi nào KQ của phép trừ là một số tự nhiên, KQ phép chia là một số tự nhiên. - HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. - Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài tập thực tế. * Trọng tâm: Nắm được điều kiện để có phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. II. CHUẨN BỊ: GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi bài ?3 ở SGK và các bài tập củng cố HS: SGK, SBT, đọc trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:Tìm số tự nhiên x sao cho: a) x : 8 = 10 b) 25 - x = 16 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Phép trừ hai số tự nhiên. GV: Giới thiệu dùng dấu “-” để chỉ phép trừ. - Giới thiệu về phép trừ như SGK. Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà: a) 2 + x = 5 không? b) 6 + x = 5 không? HS: a) x = 3 b) Không có x nào. GV: Giới thiệu: Với hai số tự nhiên 2 và 5 có số tự nhiên x (x = 3) mà 2 + x = 5 thì có phép trừ 5 – 2 = x - Tương tự: Với hai số tự nhiên 5 và 6 không có số tự nhiên nào để 6 + x = 5 thì không có phép trừ 5 – 6 GV: Khái quát và ghi bảng phần in đậm SGK. GV: Giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số trên bảng phụ (dùng phấn màu) - Đặt bút ở điểm 0, di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên, rồi di chuyển ngược lại 2 đơn vị. Khi đó bút chì chỉ điểm 3. Ta nói : 5 - 2 = 3 GV: Tìm hiệu của 5 – 6 trên tia số? GV: Giải thích: Khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược chiều mũi tên 6 đơn vị thì bút vượt ra ngoài tia số. Nên không có hiệu: 5 – 6 trong phạm vi số tự nhiên. Củng cố: Làm ?1: Điền vào chỗ trống: a) a – a =……. b) a – 0 =……. c) điều kiện để có hiệu a - b là……... GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu a, b HS: a) a – a = 0 b) a – 0 = a GV: Từ Ví dụ 1, 2. Hỏi: Điều kiện để có hiệu a – b là gì? HS: c) Điều kiện để có phép trừ a – b là: a b GV: Nhắc lại điều kiện để có phép trừ: Số bị trừ ≥ Số trừ HĐ2: Phép chia hết và phép chia có dư. GV: Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà a) 3. x = 12 không? b) 5 . x = 12 không? HS: a) x = 4 b) Không có số x nào. GV: Giới thiệu: Như SGK GV: Khái quát và ghi bảng phần in đậm SGK. - Giới thiệu dấu ‘’ : ” chỉ phép chia - Giới thiệu quan hệ giữa các số trong phép chia như SGK. Củng cố: Làm ?2: Điền vào chỗ trống GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời GV: Cho 2 ví dụ. 12 3 14 3 0 4 2 4 GV: Nhận xét số dư của hai phép chia? HS: Số dư là 0 ; 2 GV: Giới thiệu - VD1 là phép chia hết. - VD2 là phép chia có dư - Giới thiệu các thành phần của phép chia như SGK. Ghi tổng quát: a = b.q + r (0r <b) Nếu: r = 0 thì a = b.q => phép chia hết r 0 thì a = b.q + r => phép chia có dư. Củng cố: Cho HS Làm ?3 HS dưới lớp làm ra vở nháp và nhận xét GV: Hỏi: Trong phép chia, số chia và số dư cần có điều kiện gì? HS: Trả lời. GV: Cho HS đọc phần đóng khung SGK. HS: Đọc phần đóng khung. 1. Phép trừ hai số tự nhiên: a – b = c ( Số bị trừ) – (Số trừ) = (Hiệu) Cho a, b N, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a - b = x * Tìm hiệu trên tia số: Ví dụ 1: 5 – 2 = 3 Ví dụ 2: 5 – 6 = không có hiệu. * ?1: a) a – a = 0 b) a – 0 = a c) Điều kiện để có hiệu a - b là : a b 2. Phép chia hết và phép chia có dư a) Phép chia hết: Cho a, b, x N, b 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b . x = a thì ta có phép chia hết a : b = x a : b = c (Số bị chia) : (Số chia) = (Thương) *?2: Ta điền a) 0 : a = 0 (a ≠ 0) b) a : a = 1 (a ≠ 0) c) a : 1 = a b) Phép chia có dư: Cho a, b, q, r N, b 0 ta có a : b = q dư r hay a = b . q + r (0 < r <b) số bị chia = số chia . thương + số dư Tổng quát : (SGK) a = b . q + r (0 r <b) +) Nếu r = 0 => phép chia hết +) Nếu r 0 => phép chia có dư. *?3: Ta điền Số bị chia 600 1312 15 / Số chia 17 32 0 13 Thương 35 41 / 4 Số dư 5 0 / 15 (Học phần đóng khung SGK) 4. Củng cố: * Củng cố quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là gì? Điều kiện để thực hiện được phép chia là gì? Trong phép chia, số chia và số dư cần có điều kiện gì? * Cho HS đọc phần đóng khung * Làm bài tập 43 (Tr34 –Sgk): Khối lượng quả bí là: (1kg + 0,5kg) – 0,1kg = 1,4kg * Làm Bài tập 44 (Tr24 –Sgk): Tìm x: a) x : 13 = 41 d) 7x – 8 = 713 5. Hướng dẫn :- Học phần đóng khung in đậm SGK. - Làm bài tập 41, 42, 44, 45, 46 (Tr23, 24 - SGK) - Tiết sau đem theo máy tính bỏ túi. Xem trước các bài tập phần luyện. * Hướng dẫn bài 41 (SGK): Vẽ sơ đồ quãng đường đi từ Hà Nội đến TP HCM, điền độ dài tương ứng rồi dựa vào sơ đồ để giải bài toán Bài 46 (SGK): b) Tổng quát: Số chia hết cho 3: 3k Số chia 3 dư 1: 3k + 1 Số chia 3 dư 2: 3k + 2 (với k Î N) IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Tuần: 3 Ngày soạn: 01/09/2013 Tiết:9 Ngày dạy: §. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS kiến thức cơ bản về phép trừ, phép chia. - Luyện kỹ năng tìm số bị trừ, số trừ trong phép trừ, phép chia. - Qua bài tập HS biết thêm một số kỹ năng tính nhẩm một hiệu hai số tự nhiên - HS sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi để tìm hiệu của hai hay nhiều số tự nhiên - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh . * Trọng tâm: Luyện kỹ năng tìm số bị trừ, số trừ trong phép trừ, phép chia. kỹ năng tính nhẩm một hiệu hai số tự nhiên, thương hai số tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ. HS: SGK, SBT, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Các hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: KTBC – Chữa bài tập GV: Gọi đồng thời 2 HS lên bảng kiểm tra và chữa bài: HS1 : Điều kiện để có hiệu : a – b ? Chữa bài tập 44 b, c, e (Tr24 – SGK) GV: Yêu cầu HS khác đứng tại chỗ lần lượt nêu kết quả bài tập 42 (SGK) GV: Gọi đồng thời 2 HS lên kiểm tra: HS2: - Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0? - Chữa bài tập 45 (SGK) HS3: - Phép chia được thực hiện khi nào? - Chữa bài 46 (SGK): a) Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, cho 4, cho 5 số dư có thể là bao nhiêu? b) Hãy viết dạng TQ của số chia hết cho 3, số chia cho 3 dư 1, số chia cho 3 dư 2. HĐ 2: Tổ chức luyện tập Dạng 1: Tìm x. GV: Nhắc lại quan hệ giữa các số trong phép trừ? Bài 47/Tr24 -Sgk: GV: Gọi 3 HS lên bảng thực hiện. ?: x – 35 có quan hệ gì trong phép trừ? HS: Là số bị trừ. GV: Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào? HS: Ta lấy hiệu cộng với số trừ. GV: 118 – x có quan hệ gì trong phép cộng? HS: Là số hạng chưa biết. GV: x có quan hệ gì trong phép trừ 118 - x? HS: x là số trừ chưa biết. GV: Câu c, Tương tự các bước như các câu trên. Dạng 2: Tính nhẩm. Bài 48/Tr24 - Sgk: GV: Ghi đề bài vào bảng phụ và yêu cầu HS đọc. - Hướng dẫn các tính nhẩm như SGK. công thức tổng quát a+ b = (a- c) + (b+c) - Gọi 2 HS lên bảng trình bày. Bài 49/ Tr24 - Sgk: GV: Thực hiện các bước như bài 48/24 SGK. cách giải: a- b = (a+c) - (b+c) GV cho 2 HS lên bảng làm tính nhẩm. a) 321 - 96 b) 1354 -997 Bài 52/tr25 Sgk GV: Ghi sẵn đề bài vào bảng phụ. Yêu cầu HS đọc đề và hoạt động theo nhóm (3 dãy), mỗi nhóm làm một câu. HS: Thảo luận nhóm: Nhóm 1: Giải câu a Nhóm 2: Giải câu b; Nhóm 3: Giải câu c GV gọi 3 HS đại diện nhóm lên trình bày HS: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng trình bày lời giải Lưu ý: GV có thể gợi ý để HS nêu lên được phương pháp giải mẫu cho mỗi câu sau đó cho HS lên bảng GV yêu cầu HS nêu công thức tổng quát cho mỗi trường hợp HS1: a . b = (a : c) . (b . c) HS2: a : b = (a : c) : (b . c) HS:3: a : b = (c + d) : b = c : b + d : b GV chốt lại kiến thức của bài. Dạng 2: Toán giải. Bài 53/tr25 Sgk GV: Ghi đề trên bảng phụ. Cho HS đọc đề và tóm tắt đề trên bảng. Hỏi: Mua nhiều nhất bao nhiêu quyển loại 1? loại 2? GV: Để giải bài toán trên các em phải thực hiện phép toán gì? HS: thực hiện phép chia GV: cho 2 HS lên bảng giải bài tập HS1: làm câu a; HS2: làm câu b GV: cho HS nhận xét bài làm của bạn. GV: Chính xác hóa và cho HS ghi lời giải chuẩn Bài 55/tr25. Sgk ? Nêu cách tính vận tốc ? ? Nêu cách tính chiều dài ? GV: Gọi 1HS lên bảng trình bày. GV: Đánh giá, cho điểm. I. Bài tập chữa 1. Bài tập 44 (Tr24 - SGK): Tìm số tự nhiên x biết b) 1428 : x = 14 x = 1428 : 14 x = 102 c) 4x : 17 = 0 4x = 0 . 17 = 0 x = 0 : 4 = 0 e)8. (x-3) = 0 x - 3 = 0 : 8 = 0 x = 0 + 3 = 3 2. Bài 45 ( Tr24 – SGK) Điền vào ô trống sao cho a = b.q + r với 0 ≤ r < b a 392 278 357 360 420 b 28 13 21 14 35 c 14 21 17 25 12 r 0 0 5 10 0 3. Bài 46 ( Tr24 – SGK) b) Dạng tổng quát: Số chia hết cho 3: 3k Số chia 3 dư 1: 3k + 1 Số chia 3 dư 2: 3k + 2 (với k Î N) II. Bài tập luyện Dạng 1: Tìm x. 1. Bài tập 47 (Tr24 - SGK): a ) (x – 35) – 120 = 0 x – 35 = 0 + 120 x – 35 = 120 x = 120 + 35 x = 155 b ) 124 + (118 – x) = 217 118 – x = 217 – 124 118 – x = 93 x = 118 - 93 x = 25 c ) 156 - (x + 61) = 82 x + 61 = 156 – 82 x + 61 = 74 x = 74 – 61 x = 13 Dạng 2: Tính nhẩm. 2. Bài tập 48 (Tr24 - SGK): a) 35 + 98 = ( 35 - 2 ) + (98+2 ) = 33 + 100 = 133 b) 46 + 29 = ( 46 -1 ) +( 2 +1 ) = 45 + 30 = 75 3. Bài tập 49 (Tr24 - SGK): a) 321 - 96 = (321+ 4) - (96 + 4) = 325 - 100 = 225 b) 1354 – 997 = (1354 + 3) – ( 997 + 3) = 1357 – 1000 = 357 4. Bài 52 ( Tr25 – SGK) a)14 . 50 = (14 : 2) . (50 . 2) = 7 . 100 = 700 16 . 25 = (16 : 4) .(25 . 4) = 4 . 100 = 400 b) 2100 : 50 = (2100 . 2) : (50 . 2) = 4200 : 100 = 42 1400 : 25 = (1400 . 4) : (25 . 4) = 5600 : 100 = 56 c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12 = 120 : 12 + 12 : 12 = 10 + 1 = 11 96 : 8 = (80 + 16) : 8 = 80 : 8 + 16 : 8 = 10 + 2 = 12 Dạng 3: Toán giải. 1. Bài 53 ( Tr25 – SGK) a) Số quyển vở loại 1 Tâm mua được nhiều nhất là: 21000: 2000 = 10 (quyển) dư 1000đ b) Số quyển vở loại 2 Tâm mua được nhiều nhất là : 21000 : 1500 = 14 (quyển) . 2. Bài 55/25. Sgk - Vận tốc của ô tô là: 288 : 6 = 48 (km/h) - Chiều dài miếng đất hình chữ nhật là: 1530 : 34 = 45 (m) 4. Củng cố: GV cùng HS chốt lại các kỹ thuật tính nhẩm đối với phép trừ, phép chia a + b = (a - c) + (b + c); a – b = (a + c) - (b + c); a . b = (a : c) . (b . c); a : b = (a . c) : (b . c); a : b = (c + d) : b = c : b + d : b 5. Hướng dẫn : - Ôn kỹ phần đóng khung ở trang 22 SGK. - Xem lại lời giải các bài toán đã làm và ghi nhớ các kỹ thuật tính nhẩm đối với phép cộng, trừ, nhân, chia. - BTVN: bài 54 (SGK – Tr25); bài 67, 68, 76, 77 (SBT – Tr11, 12) * Hướng dẫn bài 54/SGK: - Tính số chỗ ngồi của mỗi toa. - Tính số toa. - Xem trước bài: "Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân 2 lũy thừa cùng cơ số" rồi trả lời câu hỏi: Muốn nhân 2 lũy thừa cùng cơ số ta làm ntn ? IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docSH6 TUAN 3.doc
Giáo án liên quan