I. MỤC TIÊU
- Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên: thay phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng nhau, HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu.
- HS hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu. Vận dụng vào một số bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Bài soạn, phấn, SGK, thước thẳng.
* Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Phát biểu quy tắc chuyển vế.
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 13, 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 01/ 2014
Tiết: 60 §10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. MỤC TIÊU
- Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên: thay phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng nhau, HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu.
- HS hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu. Vận dụng vào một số bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Bài soạn, phấn, SGK, thước thẳng.
* Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Phát biểu quy tắc chuyển vế.
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu
GV: Chúng ta đã học phép cộng, phép trừ các số nguyên. Hôm nay ta sẽ học tiếp phé nhân hai số nguyên.
Em đã biết phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tìm kết quả ở ?1và ?2
HS: Lần lượt lên bảng trình bày ?1 và ?2
GV: Qua các phép nhân trên, khi nhân hai số nguyên khác dấu em có nhân xeta gì về giá trị tuyệt đối của tích? Về dấu của tích?
HS: Nhận xét,
GV: Tổng kết trên bảng.
GV: Ta có thể tìm ra kết quả phép nhân bằng cách khác.
GV: Đưa ví dụ lên bảng.
GV: Hãy giải thích các bước làm?
HS: Giải thích:
Thay phép nhân bằng phép cộng
Cho các số hạng vào trong ngoặc thành phép nhân.
Nhận xét về tích.
GV: Tổng kết.
Hoạt động 2: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
GV: Yêu cầu HS nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
HS: Nêu quy tắc (SGK)/88
GV: Hãy phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu rồi so sánh với quy tắc phép nhân?
HS: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
- Trừ hai giá trị tuyệt đối.
- Dấu là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn (có thể “+”, có thể “-“).
GV: Nêu chú ý (SGK) và cho ví dụ trên bảng.
HS: Làm ví dụ
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu HS đọc đề VD SGK/89 và tóm tắc đề bài.
GV: Hướng dẫn HS giải VD
HS: Trình bày VD trên bảng
GV: Còn có cách giải nào khác nữa hay không?
HS: Có và trình bày cách 2 trên bảng
GV: Nhận xét:
GV: Yêu cầu HS làm ?4
HS: Trình bày ?4 trên bảng
GV: Tổng kết.
1. Nhận xét mở đầu
?1 Hướng dẫn
(-3) . 4 = (-3)+(-3)+(-3)+(-3) = - 12
?2 Hướng dẫn
(-5).3 = (-5)+(-5)+(-5) = -15
2.(-6) = (-6)+(-6) = -12
?3 Hướng dẫn
Khi nhân hai số nguyên khác dấu, tích có:
+ Giá trị tuyệt đối bằng tích các gí trị tuyệt đối.
+ Dấu là dấu “-”.
Ví dụ: (-5).3 = (-5)+(-5)+(-5)
= - (5+5+5)
= -5.3
= -15
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Quy tắc:
(SGK)
u Chú ý: Tích của một số nguyên a với số 0 bằng 0.
thì a . 0 = 0
Ví dụ: Tính: 15 . 0 và (-15).0
15 . 0 = 0
(-15) . 0 = 0
Tóm tắt baì toán:
1 sản phẩm đúng quy cách: +20000đ
1 sản phẩm sai quy cách: -10000đ
Một tháng làm: 40 sản phẩm đúng quy cách và 10 sản phẩm sai quy cách
Tính lương tháng?
Giải:
Cách 1: Lương công nhân A tháng vừa qua là:
40 . 20000 + 10 . (-10000)
= 800000 + (-100000) = 700000đ.
Cách 2:(Tổng số tiền được nhận trừ đi tổng số tiền bị phạt).
40 . 20000 – 10 . (10000) = 800000 – 100000 = 700000.
?4 Hướng dẫn
5 . (-14) = -70
b. (-25) . 12 = -300
4. Củng cố
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 73 trang 89 SGK
a. (-5).6 = -30 c. (-10).11 = -110
b. 9.(-3) = -27 d. 150.(-4) = -600
– GV nhấn mạnh lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
5. Dặn dò
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 74; 75; 76; 77 SGK
– Chuẩn bị bài mới. “NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ....... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: 05/ 01/ 2014
Tiết: 61 §11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm.
- Biết vận dụng quy tắc để tính tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích.
- Biết dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng, của các số.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Bài soạn, phấn, SGK, thước thẳng.
* Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phép nhân hai số nguyên dương
GV: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
GV: Cho HS làm ?1
HS: Làm ?2 trên bảng
GV: Nhận xét.
Hoạt động 2:Nhân hai số nguyên âm.
GV: Cho HS làm ?2
GV: Viết trên bảng đề bài và yêu cầu HS lên điền kết quả
HS: Điền kết quả trên bảng và nhận xét kết quả.
GV: Trong 4 tích này, ta giữ nguyên thừa số
(-4), còn thừa số thứ nhất giảm dần 1 đơn vị, em thấy các tích như thế nào?
HS: Trả lời,
GV: Tổng kết trên bảng.
GV: Theo quy luật đó, em hãy dự đoán kết quả hai tích cuối.
GV: Khẳng định (-1).(-4) = 4; (-2).(-4) = 8 là đúng, vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
HS: Phát biểu quy tắc (SGK)/90
GV: Đưa ví dụ lên bảng, yêu cầu HS trình bày bài giải trên bảng.
GV: Vậy tích của hai số nguyên âm là một số như thế nào?
HS: tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
GV: Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm thế nào?
HS: Muốn nhân hai số nguyên dương ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của nhau.
GV: Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào?
HS: Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của nhau.
GV: Vậy muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta chỉ việc nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau.
Hoạt động 3: Kết luận
GV: Đưa VD trên bảng yêu cầu HS làm VD trên bảng.
GV: Từ vd trên hãy rút ra quy tắc:
Nhân 1 số nguyên với số 0?
Nhân hai số nguyên cùng dấu?
Nhân hai số nguyên khác dấu?
HS: Lần lượt nêu quy tắc
GV: Tổng kết trên bảng.
GV: Nếu chú ý (SGK)
GV: Yêu cầu HS làm ?4
HS: Trình bày ?4 trên bảng
GV: Tổng kết:
1. Nhân hai số nguyên dương
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
?1 Hướng dẫn
12.3 = 36
5.120 = 600
2. Nhân hai số nguyên âm
?2 Quan sát và dự đoán kết quả.
3.(-4) = -12
2.(-4) = -8
1.(-4) = -4
0.(-4) = 0
* Các tích tăng dần 4 đơn vị (hoặc giảm (-4) đơn vị).
(-1).(-4) = 4
(-2).(-4) = 8
Ví dụ: Tính
(-4).(-25) = 4.25 = 100
(-12).(-10) = 12.10 = 120
* Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
3. Kết luận
Ví dụ: a. 3.0 = 0.3 = 0
b. (-2).(-4) = 2.4 = 8
c. (-3).5 = -15
Quy tắc:
* a.0 = 0.a = 0
* Nếu a, b cùng dấu thì a.b =
* Nếu a, b khác dấu thì a.b =
u Chú ý: (SGK)
?4 Cho a là 1 số nguyên.
Hỏi b là số nguyên dương hay số nguyên âm:
Tích a.b là một số nguyên dương
Tích a.b là một số ngyuên âm.
Giải: a) b là số nguyên dương
b là số nguyên âm.
4. Củng cố
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 78 trang 91 SGK
– GV nhấn mạnh lại quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
5. Dặn dò
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 79; 80; 81 SGK
– Chuẩn bị bài tập phần luyện tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn:12/ 01/ 2014
Tiết: 62 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên, chú ý đặc biệt quy tắc dấu: (âm .âm = dương).
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên, sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân.
- Thấy rõ tính thực tế của phép nhân hai số nguyên (thông qua bài toán chuyển động).
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Bài soạn, phấn, SGK, thước thẳng.
* Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ:
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Áp dụng quy tắc và tìm thừa số chưa biết.
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Em hãy nêu quy tắc dấu khi nhân hai số nguyên?
GV: Gợi ý điền cột 3 “dấu của ab trước”
HS: Điền cột 3 trên bảng
GV: Căn cứ vào cột 2 và 3, điền dấu cột 4 “dấu của ab2”.
HS: Điền tiếp cột 2 và 3.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu.
GV: Quan sát, hướng dẫn.
HS: Đại diện mỗi nhóm lên bảng điền kết quả của các cột (1), (2), (3), (4), (5),(6) tìm được.
GV: Tổng kết.
GV: Yêu cầu HS đọc đề và tìm lời giải cho bài toán.
HS: Lên bảng trình bài giải.
GV: Mởi rộng: Biểu diễn các số 25, 36, 49, 0 dưới dạng tích hai số nguyên bằng nhau.
HS: Trình bài bảng.
GV: Nhận xét gì về bình phương của mọi số?
HS: Bình phương của mọi số đều khồn âm
Hoạt động 2: So sánh các số
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Muốn só sánh hai biểu thức như thế nào với nhau ta phải làm gì?
HS: Ta đi tính kết quả của hai biểu thức rồi so sánh kết quả với nhau.
GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu HS đọc đề
GV: x có thể nhận những giá trị nào?
HS: x có thể nhận những giá trị: Nguyên dương, nguyên âm, 0.
HS: Lên bảng thực hiện bài giải.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3: Sử dụng máy tính bỏ túi.
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK. Nêu cách đặt số âm trên máy.
HS: Tự đọc SGK và làm phép tính trên máy tính bỏ túi.
GV: Yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi để tính.
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
GV: Nhận xét.
Dạng 1: Áp dụng quy tắc và tìm thừa số chưa biết.
Bài 84 trang 92 SGK
(1) (2) (3) (4)
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của a.b
Dấu của a.b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
Bài 86 trang 93 SGK
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
a
-15
13
-4
9
-1
b
6
-3
-7
-4
-8
ab
-90
-39
28
-36
8
Bài 87 trang 93 SGK.
32 = (-3)2 = 9
* Mở rộng:
25 = 52 = (-5)2
36 = 62 = (-6)2
49 = 72 = (-7)2
0 = 02
Nhận xét: Bình phương của mọi số đều không âm.
Dạng 2: So sánh các số
Bài 82 trang 92 SGK
a. (-7).(-5) > 0
b. (-17).5 < (-5).(-2)
c. (+19).(+6) < (-17).(-10)
Bài 88 trang 93 SGK
x nguyên dương: (-5) . x < 0
x nguyên âm: (-5) . x > 0
x = 0 (-5) . x = 0
Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi.
Bài 89 trang 93 SGK
a. (-1356) . 7 = - 9492
b. 39 . (-152) = - 5928
c. (-1909) . (-75) = 143175.
4. Củng cố
– Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại
– GV nhấn mạnh lại quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
5. Dặn dò
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 79; 80; 81 SGK
– Chuẩn bị bài mới “Tính chất của phép nhân”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: 12/ 01/ 2013
Tiết: 62 - 63 §12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
- Bước đầu coa ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh các giá trị biểu thức.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo Viên: Bài soạn, phấn, SGK, thước thẳng.
* Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ:
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất giao hoán
GV: Đưa VD trên bảng và yêu cầu HS Lên bảng trình bày
GV: Nhận xét.
GV: Hãy rút ra nhận xét?
HS: Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
GV: Tổng kết bằng cách viết công thức trên bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất kết hợp
GV: Đưa ví dụ lên bảng và yêu cầu HS lên bảng trình bày?
GV: Hãy rút ra nhận xét.
HS: Rút ra nhận xét, GV: tổng kết trên bảng.
GV: Yêu cầu HS nêu công thức tổng quát?
HS: Nêu công thức, GV: Tổng kết trên bảng.
GV: Để tính nhanh các tích của nhiều số ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách thích hợp.
GV:Nếu có tích của nhiều thừa số bằng nhau, ví dụ: 2 . 2 . 2 ta có thể viết gọn thư thế nào?
HS: Ta có thể viết gọn: 2 . 2 . 2 = 23
GV: Tương tự hãy viết dưới dạng luỹ thừa:
(-2) . (-2) . (-2)
HS: (-2) . (-2) . (-2) = (-2)3
GV: Yêu cầu HS đọc phần “chú ý mục 2” trang 94 (SGK).
GV: Chỉ vào bài tập 93 câu a/95 (SGK) trong tích trên có mấy thừa số âm? Kết quả tích mang dấu gì?
HS: Trong tích trên có 4 thừa số âm, kết quả mang dấu dương.
GV: Còn (-2) . (-2) . (-2) trong tích trên có mấy thừa số âm? Kết quả tích mang dấu gì?
HS: Trong tích đó có 3 thừa số âm, kết quả mang dấu âm.
GV: Yêu cầu HS đọc lại toàn bộ chú ý SGK.
GV: Yêu cầu HS làm ?1 và ?2
HS: Nghiên cứu và lần lượt hai HS lên bảng trình bày bài giải.
GV: Luỹ thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là số như thế nào? Cho ví dụ?
HS: Là một số nguyên dương: (-3)4 = 81
GV: Luỹ thừa bậc lẽ của một số nguyên âm là số như thế nào? Cho ví dụ?
HS: Là một số nguyên âm: (-4)3 = - 64
GV: Nêu nhận xét (SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất nhân với 1
GV: Nêu công thức nhân với số 1
GV: Yêu cầu HS làm ?3 và ?4
HS: Lần lượt làm ?3 và ?4 trên bảng
GV: Tổng kết.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
GV: Nêu công thức và chú ý (SGK)
GV: Yêu cầu HS làm ?5
HS: Làm ?5 theo yêu cầu.
GV: Tổng kết.
1. Tính chất giao hoán
Ví dụ: Hãy tính
Nhận xét: Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
a . b = b . a
2. Tính chất kết hợp
Ví dụ: Tính
Nhận xét: Muốn nhân 1 tích 2 thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy thừa số thứ nhất nhân với tích thừa số thứ 2 và thứ 3.
(a . b) . c = a . (b . c)
u Chú ý: (SGK)
?1 Hướng dẫn
Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu dương.
?2 Hướng dẫn
Tích một số lẽ các thừa số nguyên âm có dấu âm.
Nhận xét: (SGK)
3. Nhân với 1
a . 1 = 1 . a = a
?3 Hướng dẫn
a . (-1) = (-1) . a = -a
?4 Hướng dẫn
Bạn Bình nói đúng.
vì: nhưng a2 = (-a)2
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
a(b + c) = ab + ac
Nhận xét: (SGK)
?5 Hướng dẫn
Tính bằng hai cách và só sánh:
(-8).(5+3) = -8.8 = -64
(-8).(5+3) = (-8).5 + (-8).3
= -40 + (-24) = -64
(-3+3).(-5) = 0.(-5) = 0
(-3+3).(-5) = (-3).(-5) + 3.(-5)
= 15 + (-15) = 0
4. Củng cố: – Hướng dẫn học sinh nắm vững các tính chất của phép nhân các số nguyên.
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 90; 91 trang 95 SGK.
5. Dặn dò: – Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 92; 93; 94 SGK
– Chuẩn bị bài tập phần luyên tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ....... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: 12/ 01/ 2013
Tiết: 64 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng các tính chất cơ bản của phép nhân và nhận xét của phép nhân nhiều số, phép nâng lên luỹ thừa.
- Biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị biểu thức biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo Viên: Bài soạn, phấn, SGK, thước thẳng.
* Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Nêu các tính chất của phép nhân các số nguyên?
3. Bài luyện tập .
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tính giá trị của biểu thức.
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Ta có thể thực hiện bài này như thế nào?
HS: Có thể thực hiện theo thứ tự: Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
GV: Gọi HS lên bảng trình bày.
GV: Có thể giả cách nào nhanh hơn?
HS: Áp dụng tính chất phân phối để giải.
GV: Gọi HS lên bảng làm.
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Để giải bài toán trên ta cần thực hiện như thế nào?
GV: Em hãy nhắc lại các tính chất của phép nhân các số nguyên?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh
GV: Nhận xét
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Để tính giá trị của biểu thức ta cần làm như thế nào?
GV: Thay giá trị a; b bằng những giá trị nào?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh
Hoạt động 2: Làm quen về luỹ thừa
GV: Cho HS đọc đề bài
GV: Bài toán yêu cầu gì?
GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bài
HS: Lên bảng trình bày bài giải.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh
GV: Cho bài toán
GV: Yêu cầu đọc đề và làm bài tập.
HS: Lên bảng trình bài theo yêu cầu.
Hoạt động 3: Điền số vào ô trống, dãy số.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu.
GV: Theo dõi, hướng dẫn, quan sát.
HS: Đại diện mõi nhóm 1 HS lên bảng điền vào ô trống, các HS còn lại nhận xét.
GV: Nhận xét.
Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức.
Bài: 92b trang 95 SGK
Hướng dẫn
Cách 1:
(-57).(67-34)-67.(34-57)
= -57.33-67.(-23)
= -1881 + 1541
= -340
Cách 2:
(-57).(67-34)-67.(34-57)
= -57.67 – 57.(-34) – 67.34 – 67.(-57)
= -57(67-67) – 34(67-57)
= -340.
Bài 96 trang 95 SGK
237.(-26) + 26.137
= (137 + 100).(-26) + 26.137
= 137.(-26) + 100.(-26) + 26.137
= 137.(-26) + 26.137 + 100.(-26)
= 137.(26 – 26) + 100.(-26)
=100.(-26) = - 2 600
63.(-25) + 25.(-23)
= 63.(-25) + 23.(-25)
= (63 + 23).(-25)
= 86.(-25)
= - 2150
Bài 98 trang 96 SGK
Tính giá trị của biểu thức:
Thay a = 8 ta có :
(-125).(-13).(-8) = [(-125).(-8)].(-13)
= 1000.(-13) = -13 000
Thay b = 20 ta có :
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).20
= -2400.
Dạng 2: Luỹ thừa
Bài 95 trang 95 SGK.
Hướng dẫn
(-1)3 = (-1).(-1).(-1) = (-1).
Còn có: 13 = 1
03 = 0.
Bài 141a trang 72 SBT.
Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa của 1 số nguyên.
(-8).(-3)3.(+125)
= (-2)3.(-3)3.53
=
= 30.30.30
= 303
Dạng 3: Điền số vào ô trống, dãy số.
Điền số thích hợp vào ô trống:
-7 . (-13) + 8 . (-13)
= (-7 + 8) . (-13) = -13
b) (-5) . (-4 - -14 )
= (-5) . (-4) - (-5) . (-14) = - 50
4. Củng cố
– Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại.
5. Dặn dò
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại SGK
– Chuẩn bị bài “BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ....... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ....... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: 18/ 01/ 2014
Tiết: 65 - 66 §13. BỘI VÀ ƯỚC CỦA SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
– Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm "chia hết cho".
Hiểu được ba tính chất liên quan về khái niệm "chia hết cho".
– Biết tìm bội và ước của một số nguyên.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo Viên: Bài soạn, phấn, SGK, thước thẳng.
* Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Hãy nêu bội và ước của một số tự nhiên?
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoảt ng 1 :Tìm hiểu khái niệm bội và ước của một số nguyên
GV: Phạt phiu hoc tp, yu cưu HS laìm ?1.
HS: Trçnh baìy lìi giaíi.
GV: Thu mt s phiu, cho HS nhn xẹt, ạnh giạ.
HS: Nhn xẹt, ạnh giạ.
GV:Phạt phiu hoc tp, yu cưu HS laìm ?2, Goi nhọm cọ kt quaí nhanh nht trçnh baìy lìi giaíi.
HS: Nhọm xong trỉc trçnh baìy lìi giaíi.
Nhọm khạc nhn xẹt, ạnh giạ.
GV: Yu cưu HS Nhc lải khại nim “chia ht cho” trong N.
HS: Traí lìi cu hoíi.
GV: Tỉng tỉ, haỵy phạt biu khại nim chia ht cho trong Z.
HS: Traí lìi.
GV: Chnh xạc hoạ khại nim.
GV: Cho HS laìm VD1, phạt phiu hoc tp vaì yu cưu HS laìm ?3
HS: Laìm VD 1
Laìm ?3.
GV: Gii thiu cạc chụ y trong SGK
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các tính chất
GV: Gii thiu cạc tnh cht.
GV: Yêu cầu HS tự đọc SGK và lấy ví dụ.
HS: Sau khi tự đọc SGK, sẽ nêu lần lượt ba tính chất liên quan đến khái niệm “chia hết cho”. Mỗi tính chất lấy ví dụ minh hoạ.
GV: Phạt phiu hoc tp vaì yu cưu HS laìm ?4
HS: làm ?4
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3: Làm các bài tập101,102,103,104 SGK
GV: Gọi học sinh lên bảng làm bài
1. Bội và ước của một số nguyên.
?1 Hướng dẫn
6=1.6=(-1).(-6)=2.3=(-2).(-3)
(-6)=(-1).6=1.(-6)=(-2).3=2.(-3)
?2 Hướng dẫn
a chia hết cho b nếu có số tự nhiên q sao cho a=bq
Định nghĩa
SGK
?3 Hướng dẫn
Bội của 6 và (-6) có thể là: 0;
Ước của 6 và (-6) là:
u Ch ý:
SGK
2. Tính chất
(SGK)
?4 Hướng dẫn
Bội của (-5) là: ; . . .
Ước của (-10) là:
4. Củng cố
– Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại.
5. Dặn dò
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại SGK
– Chuẩn bị bài tập phần ôn tập chương II
IV. RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: 18/ 01/ 2014
Tiết: 67 ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU
- Ôn tập cho HS khái niệm về tập hợp Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên và các tính chất cảu phép cộng, phép nhân số nguyên.
- HS vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về so sánh số nguyên, thực hiện phep tính, bài tập về giá trị tuyệt đối của số nguyên.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo Viên: Bài soạn, phấn, SGK, thước thẳng.
* Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Trả lời các câu hỏi
GV: Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5.
HS: 1 HS làm trên bảng.
Lớp nhận xét, đánh giá
GV: Thông qua các câu trả lời cho HS hệ thống lại các kiến thức đ học
HS: - Phát biểu số nguyên âm; nguyên dương.
-1 Hs đứng tại chỗ trả lời câu 2. Cho ví dụ vời mỗi câu trả lời.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
GV: Yêu cầu Hs đứng tại chỗ trả lời.
HS: - 1 Hs đứng tại chỗ trả lời câu 3. Cho ví dụ minh hoạ.
Lớp nhận xét, đánh giá.
GV: Yêu cầu Hs trả lời.
HS: 1 vài Hs trả lời câu 4. Mỗi câu cho 1 ví dụ minh hoạ.
GV: Yêu cầu Hs lên bảng trình bày.
HS: - 1 vài Hs lên bảng trình bày câu 4.
- Lớp nhận xét, đánh giá
GV: Yêu cầu Hs lên bảng trình bày.
HS: - 1 vài Hs lên bảng trình bày câu 5.
- Lớp nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2 : Giải các bài tập.
GV: Vẽ ba truc số (H53) lên bảng và gọi 3 HS lên bảng trình bày lời giải.
HS:
File đính kèm:
- GA TOAN 6 KY II 13 - 14.doc