Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 14

I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Hệ thống được kến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN.

2. Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức trên vào bài toán thực tế.

3. Thái độ: hình thành ý thức tự giác, tích cực hoạt động trong môn học và có ý thức học tập tốt.

II. Chuẩn bị của GV - HS

1. Giáo viên: GA, SGK, bảng 2 về dấu hiệu chia hết và bảng 3 về cách tìm ƯCLN và BCNN như trong SGK.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, ôn tập các câu hỏi từ 5 -> 10 SGK, làm các bài tập.

III. Phương pháp: Nêu vấn đề, nhóm HS.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Tiết : 38 ÔN TẬP CHƯƠNG I (TT) Ngày soạn : 13/10/2013 Ngày dạy: 18/11/2013 I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Hệ thống được kến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN. 2. Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức trên vào bài toán thực tế. 3. Thái độ: hình thành ý thức tự giác, tích cực hoạt động trong môn học và có ý thức học tập tốt. II. Chuẩn bị của GV - HS 1. Giáo viên: GA, SGK, bảng 2 về dấu hiệu chia hết và bảng 3 về cách tìm ƯCLN và BCNN như trong SGK. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, ôn tập các câu hỏi từ 5 -> 10 SGK, làm các bài tập. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, nhóm HS. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp: (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: ( thực hiện trong tiết dạy) 3. Giảng bài mới: (43 ph) ĐVĐ: Tiết trước chúng ta đã ôn tập lại các phép tính trong tập hợp số tự nhiên. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập kiến thức về quan hệ chia hết, bội, ước, BCNN, ƯCLN. Hoạt động của thầy trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : (13 ph) GV: Ôn tập lý thuyết và bài tập xen kẽ. Câu 5: GV: Cho HS đọc câu hỏi và lên bảng điền vào chỗ trống để được tính chất chia hết của một tổng. HS: Thực hiện các yêu cầu của GV. ♦ Củng cố: Tính chất chia hết không những đúng với tổng mà còn đúng với hiệu số của hai số. Bài tập1: Không tính, xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không? a/ 30 + 42 + 19 b/ 60 – 36 c/ 18 + 15 + 3 HS: trả lời Câu 6: GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và phát biểu dấu hiệu chia hết. HS: Phát biểu dấu hiệu. GV: Treo bảng 2/62 SGK cho HS quan sát và đọc tóm tắt các dấu hiệu chia hết trong bảng. *Bài tập Trong các số sau: 235; 552; 3051; 460. a/ Số nào chia hết cho 2? b/ Số nào chia hết cho 3? c/ Số nào chia hết cho 5? d/ Số nào chia hết cho 9? Câu 7: GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời, cho ví dụ minh họa. HS: Trả lời Câu 8: GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời, cho ví dụ minh họa. HS: Trả lời. Câu 5: (SGK) Tính chất 1: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều ... cho cùng... thì ... chia hết cho số đó. a m, b m và c m => (............) m Tính chất 2: Nếu chỉ có .... của tổng không chia hết ...., còn các số hạng khác đều ..... cho số đó thì tổng ..... cho số đó. a b, b m và c m => (...) m Bài tập 1: Câu a không chia hết cho 6 (theo t/chất 2) Câu b: Chia hết cho 6 (theo t/chất 1) Câu c: Chia hết cho 6 (Vì tổng các số dư chia hết cho 6) Câu 6: ( SGK) * Bài tập: Trong các số sau: 235; 552; 3051; 460. a/ Số nào chia hết cho 2:552; 460 b/Số nào chia hết cho3: 552;3051 c/ Số nào chia hết cho 5: 460 d/ Số nào chia hết cho 9: 3051 Câu 7: (SGK) Câu 8: (SGK) Hoạt động 2: (30 ph) GV: Cho HS hoạt động nhóm (5 ph). - Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính. - Phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố. HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày. GV: Cho cả lớp nhận xét. Đánh giá, ghi điểm GV: Yêu câu HS đọc đề và thảo luận theo cặp. HS: Thảo luận . GV: Hướng dẫn: - Câu a: Áp dụng dấu hiệu chia hết để xét các số đã cho là số nguyên tố hay hợp số. - Câu b: Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 => a chia hết cho 3 (Theo tính chất chia hết của 1 tổng) và a lớn hơn 3 => a là hợp số - Câu c: Áp dụng tích các số lẻ là một số lẻ, tổng 2 số lẻ là một số chẵn. => b chía hết cho 2 (Theo tính chất chia hết của 1 tổng) và b lớn hơn 2 => b là hợp số - Câu d: Hiệu c = 2 => c là số nguyên tố. Câu 9: GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và phát biểu. HS: Trả lời. Câu 10: GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và phát biểu. HS: Trả lời. GV: Treo bảng 3/62 SGK Cho HS quan sát. Hỏi: Em hãy so sánh cách tìm ƯCLN và BCNN ? HS: Trả lời. a/ Hỏi: 84 x ; 180 x; Vậy x có quan hệ gì với 84 và 180? HS: x ƯC(84, 180) GV: Cho HS hoạt động nhóm. HS: Thực hiện yêu cầu của GV. b/ GV: Hỏi: x 12; x 15; x 18. Vậy x có quan hệ gì với 12; 15; 18? HS: x BC(12; 15; 18) GV: Cho HS hoạt động nhóm. Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài, cho HS đọc và phân tích đề. Hỏi: Đề bài cho và yêu cầu gì? HS: Cho: số sách xếp từng bó 10 quyển, 12 quyển, 15 đều vừa đủ bó, số sách trong khoảng từ 100 đến 150. Yêu cầu: Tính số sách đó. GV: Cho HS hoạt động nhóm. HS: Thảo luận theo nhóm. GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Cho cả lớp nhận xét. GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm. Bài 164/63 SGK Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra TSNT. a/ (1000+1) : 11 = 1001 : 11 = 91 = 7 . 13 b/ 142 + 52 + 22 = 196 + 25 +4 = 225 = 32 . 52 c/ 29 . 31 + 144 . 122 = 899 + 1 = 900 =22 .32 . 52 d/ 333: 3 + 225 + 152 = 111 + 1 = 112 = 24 . 7 Bài 165/63 SGK Điền ký hiệu ; vào ô trống. a/ 747 P; 235 P; 97 P b/ a = 835 . 123 + 318; a P c/ b = 5.7.11 + 13.17; b P d/ c = 2. 5. 6 – 2. 29 ; c P Câu 9: (SGK) Câu 10: (SGK) * Bài tập: Bài 166/63 SGK a/ Vì: 84 x ; 180 x và x > 6 Nên x ƯC(84; 180) 84 = 22 . 3 .7 180 = 22 32 . 5 ƯCLN(84; 180) = 22 . 3 = 12 ƯC(84; 180) = {1;2;3;4;6;12} Vì: x > 6 nên: x = 12 Vậy: A = {12} b/ Vì: x 12; x 15; x 18 và 0 < x < 300 Nên: x BC(12; 15; 18) 12 = 22 . 3 15 = 3 . 5 18 = 2. 32 BCNN(12; 15; 18) = 22 . 32 . 5 = 180 BC(12;15; 18) ={0; 180; 360;..} Vì: 0 < x < 300 Nên: x = 180 Vậy: B = {180} Bài 167/63 SGK Theo đề bài: Số sách cần tìm phải là bội chung của 10; 12; 15. 10 = 2 . 5 12 = 22 . 3 15 = 3 . 5 BCNN(10; 12;15) = 22.3.5 = 60 BC(10; 12; 15) = {0; 60; 120; 180; 240; ....} Vì: Số sách trong khoảng từ 100 đến 150. Nên: số sách cần tìm là 120 quyển. 4. Củng cố: (trong bài) 5. Hướng dẫn HS: (1ph) - Xem lại các bài tập đã giải. - Ôn tập kỹ lý thuyết chương I, các bt chuẩn bị tiết 39 làm bài tập kiểm tra 45 phút. V. Rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : 13/10/2013 Ngày dạy: 19/11/2013 Tuần: 14 Tiết : 39 KIỂM TRA 45 PHÚT. I.Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Nêu được các ví dụ về số nguyên tố, hợp số.Nhớ lại được dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 tính chất chia hết của một tổng, một hiệu, các kiến thức có liên quan đến Ư; B; ƯC; BC; ƯCLN; BCNN… 2. Kỹ năng: Vận dụng được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu để xác định một tổng, một hiệu có chia hết cho một số đã cho hay không. Tìm được BC, BCNN, ƯCLN của hai hay nhiều số trong những trường hợp đơn giản. 3. Thái độ: Hình thành thái độ nghiêm túc, tính độc lập trong làm bài kiểm tra. II.Chuẩn bị của GV - HS: GV: GA, đề, đáp, đề pho to. HS: Ôn tập các kiến thức và dạng toán đã học, dcht A. MA TRẬN: Chủ đề Mức độ yêu cầu Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dung Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Tính chất chia hết trong tập hợp N - Đưa ra được các ví dụ về số nguyên tố, hợp số. -Nhớ được dấu hiệu chia hết cho 5. Nhận ra được một số có chia hết cho 2, cho 3,cho5, cho 9. Tìm được các ước, bội của một số. Biết vận dụng được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu để xác định một tổng, một hiệu có chia hết cho một số đã cho hay không Tính nhẩm được BCNN của hai hay nhiều số trong những trường hợp đơn giản. Tìm được BC,BCNN, ƯCLN của hai hay nhiều số trong những trường hợp đơn giản. Số câu 3 (C1d C2a,b) 1 (C3) 2 (C1a,b) 2 (C4a,b) 1 (C1c) 2 (C5a,b) 11 Số điểm 1,5 1,5 1,0 3,0 0,5 2,5 10,0đ Tỉ lệ 15% 15% 10% 30% 5% 25% 100% B. ĐỀ BÀI: I. Trắc nghiệm: ( 3, 0 đ) Câu 1( 2,0 đ) : Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: a, Tập hợp các ước của 4 là: A. {1; 2; 4} B. {1; 2} C. {1; 4} D. { 2; 4} b, Tập hợp các bội của 5 là: A. {0; 5} B. {1; 5;10} C. {0; 5; 10;…} D. { 0;5;16 ;…} c, BCNN(2, 5, 10) = ? A. 2 B. 5 C. 10 D. 100 d, Số nào sau đây là hợp số: A. 7 B. 9 C. 11 D. 13 Câu 2 ( 1,0 đ): Em hãy ghép nội dung cột A với cột B cho phù hợp : Cột A Cột B 1) Số số nguyên tố chẵn duy nhất là a) 5 2) Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho b) 3 c) 2 II. Tự luận: (7, 0đ) Câu 3 ( 1,5đ) Trong các số sau, số nào chia hết cho 2; chia hết cho 3; chia hết cho 5; chia hết cho 9 ? 2540 ; 1347 ; 1638. Câu 4 ( 3,0 đ) Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 hay không. 30 + 16 b) 54 - 36 Câu 5 (2,5đ) a)Tìm ƯCLN của 18 và 30. b)Tìm BCNN rồi tìm BC của 18 và 30. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM: Câu Đáp án Thang điểm 1 a. A b. C c, C d, B Mỗi ý 0,5 đ 2 1 – c ; 2 – a . 3 - Các số chia hết cho 2 là : 2540 ; 1638. - Các số chia hết cho 3 là : 1347 ; 1638. - Các số chia hết cho 5 là : 2540 . - Các số chia hết cho 9 là : 1638 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 4a 30 6 và 16 ٪ 6 Þ (30 +16) ٪ 6 1,5 đ 4b 54 6 và 36 6 Þ (30 +16)6 1,5 đ 5a 18 = 2.32 30 = 2. 3. 5 ƯCLN(18, 30) = 2. 3 = 6 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 5b 18 = 2.32 30 = 2. 3. 5 BCNN(18, 30) = 2.32.5 = 90 BC(18, 30) = B(90) = { 0; 90 ; 180 ;…} 1,0 đ 0,5đ III. Phương pháp: Thực hành cá nhân IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp ( 1 ph) 2. Kiểm tra: ( 45 ph) GV phát đề theo dõi học sinh làm bài. 3. Củng cố: ( 1 ph) GV thu bài kiểm tra bài và sĩ số học sinh, nhận xét giờ kiểm tra. 4. Hướng dẫn HS: ( 1 ph) - Về nhà làm lại bài kiểm tra. - Xem trước bài “Làm quen với số nguyên âm” V. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………. Ngày soạn : 13/10/2013 Ngày dạy: 19/11/2013 ………………………………………………………………………………………..Tuần: 14 Tiết : 40 CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN §1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Nêu được sự cần thiết của số nguyên âm thông qua ví dụ thực tế và nhu cầu của toán học. 2. Kỹ năng: Biểu diễn được tập hợp các số nguyên âm trên trục số. Học sinh lấy được tập hợp số nguyên trên trục số. 3. Thái độ: tôn trọng quy luật tự nhiên, tích cực hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên: GA, SGK, SBT; nhiệt kế có chia độ âm, hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0), bảng vẽ trục số, phấn màu, bảng ghi nhiệt độ các thành phố, thước kẻ có chia đơn vị, bảng phụ ghi đề các ví dụ; ? SGK, bảng phụ vẽ hình 35/SGK. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, nghiên cứu bài ở nhà. III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp: (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu nội dung của chương. 3. Giảng bài mới: (39 ph) ĐVĐ: (3 ph)GV giới thiệu sơ lược nội dung của chương để vào bài. Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: (18 ph) GV: Em hãy trả lời câu hỏi ở phần đóng khung mở đầu. HS: Trả lời có thể sai hoặc đúng. GV: Để biết câu hỏi trên đúng hay chưa đúng, ta qua mục 1 về các ví dụ SGK. GV: Giới thiệu -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm và cách đọc như SGK. GV: Cho HS đọc đề ví dụ 1 SGK và đưa nhiệt kế có chia độ cho HS quan sát. HS: Đọc ví dụ 1. GV: Từ ví dụ trên ta sẽ có đáp án đúng cho câu hỏi phần đóng khung mở đầu SGK. -30C nghĩa là nhiệt độ 3 độ dưới 00C. Đọc là: âm ba độ C hoặc trừ ba độ C. GV: Treo đề và cho HS làm ?1 SGK. HS: Đọc nhiệt độ ở các thành phố. GV: Trong các thành phố ghi trong bảng, thành phố nào nóng nhất, lạnh nhất? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó. HS: Hà Nội nhiệt độ 18 độ trên 00C...., Bắc Kinh nhiệt độ 2 độ dưới 00C... GV: Treo hình 35 SGK cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi bài tập trên. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Cho HS đọc ví dụ 2, treo hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0) để HS quan sát. HS: Đọc và quan sát hình vẽ trả lời ?2 GV: Yêu cầu HS trả lời và giải thích ý nghĩa các số nguyên âm đó. ♦ Củng cố: Làm bài 2/ 68 SGK. GV: Tương tự các bước trên ở ví dụ 3 và làm ?3 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. 1. Các ví dụ: Các số -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm. Đọc là: âm 1, âm 2, âm 3,... Hoặc : Trừ 1, trừ 2, trừ 3, ... Ví dụ 1: (SGK) - Làm ?1 Bài tập 1 : SGK – 68 H.a -30 C H.b -20 C H. c 00 C H.d 20 C H. 30 C Ví dụ 2: (SGK) - Làm ?2 Ví dụ 3: (SGK) - Làm ?3 Hoat động 2: (18 ph) GV: Ôn lại cách vẽ tia số: - Vẽ một tia, chọn đoạn thẳng đơn vị, đặt liên tiếp đoạn thẳng đơn vị đó trên tia số và đánh dấu. - Ghi phía trên các vạnh đánh dấu đó các số tương ứng 0; 1; 2; 3;... Với 0 ứng với gốc của tia. - Vẽ tia đối của tia số và thực hiện các bước như trên nhưng các vạch đánh dấu ứng với các số -1; -2; -3; ... => gọi là trục số. GV: Yêu cầu HS vẽ trục số trong vở nháp. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Kiểm tra sửa sai cho HS. GV: Giới thiệu: - Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số. - Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (thường đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ trái sang phải là chiều âm của trục số. GV: Cho HS làm ?4 kẻ sẵn đề bài trên bảng phụ. Gợi ý: Điền trước các số vào các vạch tương ứng trên trục số và xem các điểm A, B, C, D ứng với số nào trên tia thì nó biểu diễn số đó. HS: Điểm A biểu diễn số -6 GV: Hướng dẫn. Ta ký hiệu là: A(-6) Tương tự: Hãy xác định các điểm B, C, D trên trục số và ký hiệu? HS: B(-2); C(1); D(5) GV: Giới thiệu chú ý SGK, cách vẽ khác của trục số trên hình 34 SGK. 2. Trục số: -6 -5 6 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 => Gọi là trục số - Điểm 0 gọi là điểm gốc của trục. - Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số. - Làm ?4 + Chú ý: (SGK) 4. Củng cố: (3 ph) GV yêu cầu HS thực hiện bài 4/ 68 SGK. 5. Hướng dẫn HS: (2 ph) - Đọc lại các ví dụ SGK. - Làm bài 3; 5/ 68 SGK. - Làm bài tập 1; 3; 4; 6; 7; 8/ 54; 55 SBT. - Nghiên cứu bài mới. V. Rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013 P.HT Phan Thị Thu Lan

File đính kèm:

  • docTUAN 14.doc
Giáo án liên quan