Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 14

A/ Mục tiêu:

- Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.

- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm.

- Biểu diễn được các số nguyên âm, số tự nhiên trên trục số.

B/ Chuẩn bị :

- Giáo viên (GV): SGK + bảng phụ vẽ sẳn trục số nằm ngang và thẳng đứng + nhiệt kế đo nhiệt độ.

- Hs: SGK + vở ghi.

C/ Hoạt động dạy và học:

I/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp

II/ Kiểm tra bài cũ: (không)

III/ Hoạt động lên lớp:: (28 phút)

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/11/2009 Tiết 40: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM A/ Mục tiêu: Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N. Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm. Biểu diễn được các số nguyên âm, số tự nhiên trên trục số. B/ Chuẩn bị : Giáo viên (GV): SGK + bảng phụ vẽ sẳn trục số nằm ngang và thẳng đứng + nhiệt kế đo nhiệt độ. Hs: SGK + vở ghi. C/ Hoạt động dạy và học: I/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp II/ Kiểm tra bài cũû: (không) III/ Hoạt động lên lớp:: (28 phút) 1/ Đặt vấn đề :Trong tập N các số tự nhiên, ta thấy: 5 – 3 = 2 ; nhưng 3 – 5 = ? Phép trừ không thực hiện được ® Để phép trừ có thể thực hiện được ® tập số mới – đó là tập Z các số nguyên ! 2/ Dạy học bài mới Hoạt động Thầy & trò Bài ghi 1/ Nội dung 1: - GV dùng tranh hoặc thanh nhiệt kế đo nhiệt độ để giới thiệu cho hs; Nhiệt độ tan của nước đá là 0o C. Nhiệt độ sôi của nước là 1000 C. Nhiệt 30 C dưới 00 C là (- 30 C) - Hs áp dụng đọc phần ?1 trang 66 – SGK. - Ngòai ra, để đọc độ cao của các đỉnh núi hoặc độ sâu của Vịnh ta còn quy định như sau ® đọc ví dụ 2 – SGK. - Tương tự phần ?2 trang 67 – SGK. - Trong thực tế, để dùng tiền mua bán hàng hóa người ta còn quy định: Có 1000 đồng là 1000 đồng Nợ 1000 đồng là - 1000 đồng. ® Đọc ví dụ 3 – SGK. Làm ?3 – SGK 2/ Hoạt động 2: - Trên tia số biểu diễn các số tự nhiên 0,1,2,3,4,.. Sau đó cho hs vẽ tia đối của tia số ® hướng dẫn hs biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số ® giới thiệu cho hs về trục số. - Hướng dẫn hs biểu diễn số nguyên âm trên trục số. - Quy định: + Điểm O là gốc + Từ O sang phải là: chiều dương (+) + Từ O sang trái là : chiều âm (-) - Hs làm ?4 trang 67. - Có thể vẽ trục số theo chiều đứng. 1/ Các ví dụ: a/ Ví dụ 1: nhiêt kế đo nhiệt: Nhiệt độ tan của nước đá là 0o C. Nhiệt độ sôi của nước là 1000 C. Nhiệt 30 C dưới 00 C là (- 30 C) (Đọc là âm ba độ C hoặc trừ ba độ C) b/ Ví dụ 2: Mực nước biển là 0 m Thấp hơn mực nước biển 5 m là – 5 m Cao hơn mực nước biển 10 m là 10 m c/ Ví dụ 3: Bạn An có 10.000 đồng là 10.000 đồng Bạn An nợ 10.000 đồng là – 10.000 đồng Các số – 30 C ; - 5 m; - 10.000; ... là các số nguyên âm. 2/ Trục số: a/ Biểu diễn các số nguyên âm trên trục số: - 3 - 2 - 1 0 1 2 3 4 + Điểm O là gốc + Từ O sang phải là: chiều dương (+) + Từ O sang trái là : chiều âm (-) b/ Chú ý: ta có thể vẽ trục số theo chiều thẳng đứng (hướng lên trên là chiều dương, hướng xuống là chiều âm) IV/ Luyện tập, củng cố bài: (15 phút) - Bài 1 trang 68: Gọi hs đọc và viết các cột thủy ngân trong các nhiệt kế. - Bài 3 trang 68: Năm công nguyên là (0 năm); trước công nguyên là (+ năm); sau công nguyên là (- năm) ® Kết qủa: - 776 năm - Bài 4 trang 68: GV chuẩn bị sẳn hình vẽ 36, 37 trang 68 ® hs lên bảng ghi theo câu hỏi SGK. 4/ Dặn dò: (2 phút): - Xem lại 3 ví dụ để hiểu thêm về số nguyên âm, tìm thêm một số ví dụ thực tế. - Biểu diễn các số nguyên trên trục số. - Bài tập 2, 5 trang 68. D. Rút kinh nghiệm : **************************************************************************** Ngày soạn: 10/11/2009 Tiết 41: TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN A/ Mục tiêu: Biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số; số đối của số nguyên. Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau. Liên hệ bài học với thực tế. B/ Chuẩn bị : Giáo viên (GV): SGK + bảng phụ bài ?2 và bài 6 trang 70. + phấn màu. Hs: SGK + vở ghi. C/ Hoạt động dạy và học: I/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp II/ Kiểm tra bài cũû:(8 phút) - Vẽ trục số, vẽ những điểm cách điểm O một khỏang 4 đơn vị ; vẽ 3 cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm O ? - Hãy viết số tiền của An sau khi: An đi chợ mua 5000 đồng thịt; bán rau được 3000 đồng. III/ Hoạt động lên lớp:: (25 phút) 1/ Đặt vấn đề :Tập N các số tự nhiên ? ® tập số mới – đó là tập Z các số nguyên ! 2/ Dạy học bài mới: Hoạt động Thầy & trò Bài ghi 1/ Hoạt động 1: - Hs nêu các số tự nhiên ¹ 0 ® GV giới thiệu đó là các số nguyên dương; viết: +1,+2,+3,+4,... - Các số –1,-2,-3,-4,... là các số nguyên âm. - Tập hợp gồm các số nguyên âm và các số nguyên dương gọi là tập các số nguyên Z - Viết: Z = {...-3,-2,-1,0,1,2,3,4,...} Trong đó: số 0 là số nguyên âm ? nguyên dương? - Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là? - Hướng dẫn hs đọc các điểm A, B, M ở hình 38. - Làm bài ?1 trang 69 - Phần ?2 trang 69. Hs đọc đề ® tìm câu trả lời qua hình vẽ minh họa (cả hai trường hợp đều cách A là 1 m) - Phần ?3 trang 69. Nhận xét: ốc sên cách phía trên A là 1 m; cách phía dưới A là 1 m. ® giới thiệu cho hs về hai số đối nhau. 2/ Hoạt động 2: - Đọc tên 3 cặp số cách đều số 0 là những cặp số? ® GV nêu đó là những số đối nhau ® Số đối nhau là những số như thế nào ? Cho ví dụ ? 1/ Số nguyên: - Số nguyên dương : số tự nhiên ¹ 0 ( viết +1,+2,+3,+4,... ) - Số nguyên âm: -1, -2, -3, -4,..... - Tập hợp các số nguyên âm; số 0 và số nguyên dương gọi là tập hợp số nguyên. Ký hiệu: Z Z = {...-3,-2,-1,0,1,2,3,4,...} * Chú ý:: (SGK trang 69) * Nhận xét: (SGK trang 69) 2/ Số đối: Các số –1 và 1; -2 và 2; -3 và 3;.... là các số đối nhau. Ví dụ: Số đối của 5 là –5. Số đối của –7 là 7 Số đối của 0 là 0. IV/ Luyện tập, củng cố bài: (5 phút) Bài tập 6; 7 và 8 trang 70 - SGK. V/ Dặn dò: (2 phút): Xem lại tập hợp N các số tự nhiên, tập Z các số nguyên Số đối của một số ? Bài tập 9, 10 trang 71. D. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: 12/11/2009 Tiết 42: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN A/ Mục tiêu: Hs biết so sánh hai số nguyên. Tìm được gía trị tuyệt đối của một số nguyên. B/ Chuẩn bị : Giáo viên (GV): SGK + phấn màu. HS : SGK + vở ghi bài. C/ Hoạt động dạy và học: I/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp II/ Kiểm tra bài cũû: (5 phút) Nêu tập hợp các số nguyên. Ký hiệu ? So sánh hai số tự nhiên trên tia số ! III/ Hoạt động lên lớp:: (33 phút) 1/ Đặt vấn đề :Trong tập Z các số ® So sánh 2 số nguyên ? 2/ Dạy học bài mới Hoạt động Thầy & trò Bài ghi 1/Hoạt động 1: + Hs nhìn trên trục số trả lời : số liền sau số 7 là số ? số 0 là số ? ® Số liền sau một số là số ? - Số a bên trái số b Þ số a ? b - Số liền sau số –2 là số ? - Số liền sau số 1 là số ? - Số liền trước số 6 là số ? - Số liền trước số 1 là số ? - Số liền trước số –100 là số ? + Hướng dẫn hs nhìn trên trục số rồi so sánh: Số nguyên dương ð số 0 Số nguyên âm ð số 0 Số nguyên dương ð số nguyên âm - Nhận xét ® hs làm ?3 – SGK 2/ Hoạt động 2: - Cho hs nhận xét trên trục số: khoảng cách từ điểm 0 ® 3 và 0 ® –3 ? ® Giới thiệu cho hs về giá trị tuyệt đối của một số a. Ký hiệu: | a | , đọc là ? - Ví dụ: tìm giá trị tuyệt đối của –3; 3; 0; -7 - Hs làm ? 4 – SGK ® Nhận xét ? 1/ So sánh hai số nguyên: -3 -2 -1 0 1 2 3 4 a b - Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang); điểm (a) nằm bên trái điểm (b) thì a < b. - Chú ý: Số nguyên liền sau: là số lớn hơn 1 đơn vị và nằm bên phải. Số nguyên liền trước : là số nhỏ hơn 1 đơn vị và nằm bên trái. - Nhận xét: (SGK trang 72) 2/ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên: -3 -2 -1 0 1 2 3 Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a. Ký hiệu: | a | Ví dụ: | -3 | = 3; | 3 | = 3; | 0 | = 0; | -7 | = 7 Nhận xét: (SGK) IV/ Luyện tập, củng cố bài: (5 phút) - Số nguyên liền trước; liền sau; giá trị tuyệt đối của một số nguyên. - Bài tập 11, 12, 15 - SGK. V/ Dặn dò: (2 phút): - Học bài cũ & làm Bài tập 13, 14, 16, 19, 20 trang 73 - SGK. D. Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: 12/11/2009 Tiết 43: LUYỆN TẬP (Thứ tự trong tập hợp các số nguyên) A/ Mục tiêu: Hs biết so sánh hai số nguyên; tính giá trị tuyệt đối một số nguyên Rèn kỷ năng giải bài tập cho hs. B/ Chuẩn bị : Giáo viên (GV): SGK + phấn màu + bảng phụ ghi bài 16 trang 73. Hs: SGK + vở soạn bài tập. C/ Hoạt động dạy và học: I/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp II/ Kiểm tra bài cũû: (7 phút) Số liền sau của một số nguyên là gì ? Cho ví dụ ? Giá trị tuyệt đối của một số nguyên? Tính : | -7 | + | 4 | ; | 35 | + | -5 | III/ Hoạt động lên lớp:: (25 phút) 1/ Đặt vấn đề : Đã học thứ tự trong tập hợp các số nguyên ?®Vận dụng giải bài tập như thế nào ? 2/ Dạy học bài mới: Hoạt động Thầy & trò Bài ghi Bài 13/ 73: Tìm x biết ? a/ -5 < x < 0 Þ x = ? b/ -3 < x < 3 Þ x = ? Bài 14 / 73: Tính: | 2000 |; | -3011| ; | -10 | Þ | a | = ? ; | -a | = ? Bài 16/ 73: GV chuẩn bị sẳn trên bảng phụ ® cho hs điền vào chổ trống: đúng hay sai ? Bài 17 và 18/ 73: Gọi hs đứng tại chổ trả lời Bài 19/ 73: GV ghi sẳn đề bài, gọi hs lên bảng điền dấu thích hợp (có thể có nhiều trường hợp). Bài 20/73: Gọi 4 hs lên bảng làm 4 câu a, b, c, d, Bài 13/ 73: a/ -5 < x < 0 Þ x = -4, -3, -2, -1 b/ -3 < x < 3 Þ x = -2, -1, 0, 1, 2 Bài 14 / 73: Tính giá trị tuyệt đối : | 2000 | = 2000; | -3011| = 3011 ; | -10 | = 10 Þ | a | = a ; | -a | = a Bài 16/ 73: Điền Đ hay S vào các câu sau: 7 Ỵ N (Đ) 7 ỴZ (Đ) 0 Ỵ N (Đ) 0 Ỵ Z (Đ) -9 Ỵ Z (Đ) -9 Ỵ N (S) 11,2 Ỵ Z ( S) Bài 17/ 73: Không khẳng định tập hợp Z bao gồm hai bộ phận số nguyên dương và số nguyên âm (vì còn thiếu số 0) Bài 19/ 73: Điền dấu + hay -? a/ 0 < + 2; b/ -15 < 0 c/ -10 < + 6 d/ 3 < 9 Bài 20/73: Tính giá trị của biểu thức a/ | -8 | - | -4 | = 8 –4 = 4 b/ | -7 | . | -3 | = 7.3 = 21 c/ | 18 |: | -6 | = 18 : 6 = 3 d/ |153 | + | -53 | = 153 + 53 = 206 IV/ Luyện tập, củng cố bài: (10 phút) Tìm số đối của mỗi số nguên sau: -5, -6, 7, | -8 |. - Tìm số liền sau của: 3, -1, 0, -10. V/ Dặn dò: (3 phút): Xem lại cách biểu diễn số nguyên trên tia số & làm Bài tập 21 trang 73; 22 trang 74 - SGK. D. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docso hoc 6 tuan 14.doc
Giáo án liên quan