Giáo án Toán học lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ

I. MỤC TIÊU :

II. CHUẨN BỊ :

· GV : SGK , giáo án, phấn màu, thước thẳng có chia độ dài, compa, BT 32/67 SGK

· HS : SGK, Thước thẳng có chia khoảng, ôn lại cách biểu diễn Hữu tỉ trên trục số.

· PP:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Tiết : 31 §6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ Ngày soạn: Ngày dạy: MỤC TIÊU : Kiến thức cơ bản: Thấy được sự cần thiết phải dùng cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng. Kĩ năng cơ bản: Biết vẽ hệ trục tọa độ -biết xác định tọa độ cuả một điểm trên mặt phẳng. Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. Tư duy: Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiển để ham thích học toán. CHUẨN BỊ : GV : SGK , giáo án, phấn màu, thước thẳng có chia độ dài, compa, BT 32/67 SGK HS : SGK, Thước thẳng có chia khoảng, ôn lại cách biểu diễn Hữu tỉ trên trục số. PP: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Giới thiệu (5 ph) -Treo hình vẽ ở đầu chương -Hãy tìm vị trí của người mua vé(SGK)? -Làm thế nào để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng? -HS xác định vị trí. Hoạt động 2: Đặït vấn đề (10 ph) Đặït vấn đề Ví dụ 1 (SGK). Ví dụ 2( SGK). -Đọc ví dụ 1. -GV cho HS đọc ví dụ 2. -Giải thích cách viết số ghế H1? -Để xác định vị trí của 1 chỗ ngồi trong rạp hát ta cần mấy chỉ số? -Trong toán học : Để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng người ta dùng 2 số. -Làm thế nào để có hai số đó? Þ Mặt phẳng toạ độ . Vd1:Toạ độ địa lí của mũi Cà Mau: 104040'Đ; 8030'B Ví dụ 2: Số ghế H1, chữ in hoa H chỉ số thứ tự của dãy ghế số 1 bên cạnh chỉ số thứ tự của ghế. Cặp gồm 1 chữ và một số như vậy xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp hát của người có tấm vé này. -Cần 2 chỉ số: STT của dãy ghế và STT của ghế . Hoạt động 3: Mặt phẳng toạ độ (15ph) 2. Mặt phẳng toạ độ Hệ trục tọa độ gồm hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau tại O. -Trục Ox là trục hoành. -Trục Oy là trục tung . -Giao điểm O biểu diễn -số 0 của cả 2 trục gọi là gốc tọa độ Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy. -Trên mặt phẳng ta vẽ hai trục Ox, Oy vuông góc tại gốc của mỗi trục. - Các trục Ox và Oy gọi là các trục toạ độ - Ox gọi là trục hồnh. - Oy gọi là trục tung. - Người ta thường vẽ Ox nằm ngang, Oy thẳng đúng. -Giao điểm O biểu diễn -số 0 của cả 2 trục gọi là gốc tọa độ. - Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy. - Hai trục chia mặt phẳng thành bốn gĩc; Gĩc phần tư thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều nhau của kim đồng hồ. -Nghe GV giới thiệu hệ trục toạ độ Oxy. -Vẽ hệ trục tọa độ Oxy theo sự hướng dẫn của GV. Hoạt động 4: Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ (13 ph) 3. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ Kí hiệu P(1,5;3) Số 1,5 gọi là hoành độ của P Số 3 gọi là tung độ của P Trên mặt phẳng tọa độ - Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định một điểm M Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M x0 gọi là hoành độ của M y0 gọi là tung độ của M Điểm M có toạ độ (x0;y0) kí hiệu: M(x0; y0) . -GV yêu cầu HS vẽ một hệ trục toạ độ Oxy trên bảng có kẻ ô vuông. -GV lấy điểm P ở vị trí tương tự như hình 17 SGK. -GV thực hiện các thao tác như SGK. -Giới thiệu cặp số (1,5;3) gọi là toạ độ của điểm P, giới thiệu hoành độ, tung độ . -Muốn xác định tọa độ của điểm P trên mặt phẳng tọa độ ta làm sao? -Giới thiệu tọa độ của một điểm một cách tổng quát (cách viết, cách đọc). -GV nhấn mạnh khi kí hiệu toạ độ của một điểm bao giờ hoành độ cũng viết trước . -HS cả lớp vẽ một hệ trục toạ độ Oxy vào vở -Từ P vẽ các đường thẳng vuông góc với Ox, Oy; xác định hoàng độ, tung độ . Hoạt động 4: Củng cố (13 ph) BT 32 trang 67 a) M(-3;2) ; N(2;-3); P(0;-2); Q(-2;0) b) Điểm M và N: Hoành độ của điểm này là tung độ của điểm kia. Điểm P và Q: giống như trên nhưng. +Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0. +Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0. -Cho HS làm ?1 -Xác định vị trí của điểm P(2;3); Q(3;2)? -Rút ra cách biểu diễn 1 điểm trên trục số? -GV hãy cho biết hoành độ và tung độ của điểm P, Q -GV cho HS làm BT 32 trang 67 -Cho HS làm ?2 - Tọa độ của gốc O? -Cho HS hoạït động nhóm. - Nhận xét kết quả thực hiện cùa các nhĩm. BT 32 trang 67 a) M(-3;2) ; N(2;-3); P(0;-2); Q(-2;0) b) Điểm M và N: Hoành độ của điểm này là tung độ của điểm kia Điểm P và Q: giống như trên nhưng +Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0. +Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0. - Tọa độ của gốc O là O(0;0) HS thực hiện nhóm. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph) - Nắm vững các khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ; của 1 điểm. - Làm bài tập 33, 34,35 trang 68 SGK. - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doctiet 31.doc
Giáo án liên quan