Giáo án Toán học lớp 8 (chuẩn kiến thức) - Tiết 8: Luyện tập

A.Mục tiêu:

- Kiến thức: Củng cố các kiến thức về đường trung bình của tam giác.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng tính chất đường trung bình của tam giác để các bài tập hình học có liên quan hoặc chứng minh hình học. chứng minh song song , tính độ dài, chứng minh thẳng hàng,

- Thái độ: Thông qua các dạng bài tập khác nhau giúp học sinh vận dụng linh hoạt các tính chất đường trung bình của tam giác, nhờ đó mà học sinh phát triển tư duy hình học tốt hơn, học sinh yêu thích môn hình học hơn. Giáo dục đức tính cẩn thận thông qua vẽ hình

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 8 (chuẩn kiến thức) - Tiết 8: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 8 LUYỆN TẬP Ngày soạn: 10 / 9 /2011 A.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố các kiến thức về đường trung bình của tam giác. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng tính chất đường trung bình của tam giác để các bài tập hình học có liên quan hoặc chứng minh hình học. chứng minh song song , tính độ dài, chứng minh thẳng hàng, - Thái độ: Thông qua các dạng bài tập khác nhau giúp học sinh vận dụng linh hoạt các tính chất đường trung bình của tam giác, nhờ đó mà học sinh phát triển tư duy hình học tốt hơn, học sinh yêu thích môn hình học hơn. Giáo dục đức tính cẩn thận thông qua vẽ hình B.Phương pháp : Phân tích , Nêu vấn đề , vấn đáp, gợi mở. C. Chuẩn bị : HS ôn các định lí ĐTB của tam giác, hình thang, D.Tiến trình : I. Ôn định lớp: II. KT Bài cũ : Phát biểu 4 định lí về đtb của tam giác và của hình thang? Phát biểu nội dung tiên đề Ơclit? Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức GV: Nêu bài tập 1 HS: Nêu p. pháp cminh E, K ,F thẳng hàng Cm: EK// AB C. minh KF//CD Áp dụng tiên đề Ơ clit Nêu đề bài tập 2 GV :Muốn c/m AK = KC ta làm ntnào ? Muốn c/m BI = ID ta làm ntnào ? HS :Ta c/m : FK// AB, EI //AB rồi sử dụng định lí 1. GV : EI và KF là đường gì của tam giác ABD, ABC ? Hãy lên bảng tinh độ dài các đoạn thẳng ở phần b ? IV. Củng cố : 1.Nêu các ph.pháp ch.minh: + Song song + Bằng nhau + Thẳng hàng V.Bài tập về nhà: 1.Ôn lí thuyết về cạnh, góc của tam giác ; ĐTB của tam giác, hình thang 2.Làm bài tập : + Số 38, 40, 43 ; SBT + Giờ sau luyện tập Bài 1: Số 25 - sgk Ta có ED = EA (gt) DK = KB(gt) Suy ra EK là đtb của ΔADB nên EK//AB(1) Ta có CF = FB (gt) DK = KB(gt) Suy ra FK la đtb của ΔCDB nên FK//CD Mà CD //AB nên FK //AB (2) Từ (1) và (2) ta có: EK và FK cùng s.song với AB và có một điểm chung là K . Nên theo tiên đề Ơclit suy ra EK , FK cùng nằm trên một đường thẳng. Hay E, F, K thẳng hàng. Bài 2: Số 28 - sgk Ta có: EF là đtb của ht ABCD nên EF//CD//AB và EF = ( AB + CD) (1) suy ra FK// AB, EI //AB Tam giác ABC có : BF = FC và FK// AB nên AK = KC Do đó KF là đtb của tam giác ABC Suy ra : KF = AB (2) Tam giác ABD có : AE = ED và EI// AB nên BI = ID Do đó EI là đtb của tam giác ABD Suy ra : EI = AB (3) b)Từ (1) ta có : EF = ( AB + CD) = ( 6 + 10) = 8 (cm) Từ (2) ta có : KF = AB = . 6 = 3(cm) Từ (3) ta có : EI = AB = . 6 = 3(cm) Mặt khác: IK = EF - EI - FK = 10 - 3 - 3 = 2 (cm) Vậy EF = 8cm, FK = 3cm, EI = 3cm, IK = 2cm TIẾT 9 LUYỆN TẬP Ngày soạn: 13 / 9 /2011 A.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố các kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang - Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng tính chất đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang để các bài tập hình học có liên quan hoặc chứng minh hình học. HS luyện tập giải các dạng toán áp dung 4 định lí về đường tb của tam giác và của hình thang để chứng minh song song , tính độ dài, chứng minh thẳng hàng, - Thái độ: Thông qua các dạng bài tập khác nhau giúp học sinh vận dụng linh hoạt các tính chất đường trung bình của tam giác, nhờ đó mà học sinh phát triển tư duy hình học tốt hơn, học sinh yêu thích môn hình học hơn.Giáo dục đức tính cẩn thận thông qua vẽ hình, tập luyện tư duy phân tích. B.Phương pháp : Phân tích , Nêu vấn đề , vấn đáp, gợi mở. C. Chuẩn bị : HS ôn các định lí ĐTB của tam giác, hình thang, D.Tiến trình : I. Ôn định lớp: II. KT Bài cũ : Phát biểu 4 định lí về đtb của tam giác và của hình thang? III. Luyện tập Hoạt đông của GV - HS Nội dung kiến thức GV yêu cầu hs làm btập 38 - SBT - Vẽ hình và viết GT, KL GV :Muốn c/m ED // IK, ED = IK ta làm ntn ? HS : ta đi c/m ED và IK cùng ssong và bằng BC. - 1 hs lên bảng trình bày. Hs khác NX bài của bạn, GV nhận xét và cho điểm GV y/c HS làm bài tập 2 Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL. Gọi 1 hs nêu cách làm Gọi hs khác nhận xét bổ sung Gv uốn nắn cách làm Giáo viên xuống lớp kiểm tra xem xét. Gọi 1 hs lên bảng trình bày lời giải Gọi hs khác nhận xét bổ sung ABC I.Luyện tập Bài 1 - Bài tập 38. SBT/64 Xét tam giác ABC có : AE = EB (gt) AD = DB (gt) Nên ED là đường tb của tam giác ABC Suy ra ED // BC, ED = . BC (1) Xét tam giác CGB có : GI = IC (gt) GK = KB(gt) Nên IK là đường tb của tam giác CGB Suy ra : IK // BC, IK = BC (2) Từ (1) và (2) ta có: ED // IK, ED = IK Bài 2: Cho DABC có BC = 4cm. Gọi D, E theo thứ tự là trung điểm của AC, AB; M, N theo thứ tự là trung điểm của BE và CD. MN cắt BD ở P, cắt CE ở Q. a)Tính độ dài MN b)Chứng minh: MP = PQ = QN. Chứng minh: a) Vì D, E là trung điểm của AB và AC (gt) Þ DE là đường trung bình của DABC Þ DE // BC và DE = BC = .4 = 2(cm) ÞBEDC là hình thang Mà M,N là trung điểm của BE và CD (gt) Þ MN là đường trung bình của hình thang BEDC Þ MN // DE và MN = ==3cm b)Trong DBED có: M là trung điểm của BE (gt) và MN// DE (cmtrên) Þ P là trung điểm của BD, do đó MP là đường trung bình của DBDE ÞMP =DE = .2 = 1(cm) Chứng minh tương tự ta có NQ = 1 cm Mà PQ = MN – MP – NQ Þ PQ = 3 – 1 – 1 = 1 (cm) Þ MP = PQ = QN ( = 1 cm) IV. Củng cố: Định nghĩa đường trung bình của tam giác, của hình thang và các định lí về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang. V. Hướng dẫn về nhà: Làm lại các bài tập trên để rèn kĩ năng vận dụng các định lí để trình bày chứng minh hình học. - Làm thêm các bài tập trong sách ôn tập hình học 8

File đính kèm:

  • docGiam tai hinh 8.doc
Giáo án liên quan