I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm vững định nghĩa quy tắc cộng, quy tắc nhân. Phân biệt hai quy tắc.
- Nắm vững các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, nhị thức Niu-tơn.
- Nắm vững các khái niệm phép thử, biến cố, không gian mẫu.
- Định nghĩa cổ điển của xác suất, tính chất của xác suất.
2. Kĩ năng:
Biết cách tính số phần tử của tập hợp dựa vào quy tắc cộng và quy tắc nhân.
Phân biệt được hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp. Biết được khi nào thì dùng đến chúng để tính số phần tử của tập hợp.
Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp.
Biết cách xác định không gian mẫu và tính số phần tử của không gian mẫu.
Tính được xác suất của biến cố.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 10 - Tiết 34, 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 34-35:
Câu hỏi và bài tập Ôn tập chương ii
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm vững định nghĩa quy tắc cộng, quy tắc nhân. Phân biệt hai quy tắc.
- Nắm vững các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, nhị thức Niu-tơn.
- Nắm vững các khái niệm phép thử, biến cố, không gian mẫu.
- Định nghĩa cổ điển của xác suất, tính chất của xác suất.
2. Kĩ năng:
Biết cách tính số phần tử của tập hợp dựa vào quy tắc cộng và quy tắc nhân.
Phân biệt được hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp. Biết được khi nào thì dùng đến chúng để tính số phần tử của tập hợp.
Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp.
Biết cách xác định không gian mẫu và tính số phần tử của không gian mẫu.
Tính được xác suất của biến cố.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của GV:
Hệ thống các câu hỏi, lời giải các bài tập ôn tập chương, các bài tập trắc nghiệm.
2. Chuẩn bị của hs:
Ôn tập các kiến thức của chương II, giải các bài tập ôn tập chương.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào trong tiết dạy.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
H1: Phát biểu quy tắc cộng, cho ví dụ áp dụng?
H2: Phát biểu quy tắc nhân, cho ví dụ áp dụng?
H3: Phân biệt sự khác nhau giữa một chỉnh hợp chập k của n phần tử và một tổ hợp chập k của n phần tử?
H4: Nêu các công thức tính số các hoán vị, tổ hợp chập k của n phần tử, chỉnh hợp chập k của n phần tử?
H5: Nêu các tính chất của các số tổ hợp chập k của n phần tử, công thức nhị thức Niu-tơn?
H6: Nêu định nghĩa phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố và biến cố đối?
H7: Nêu định nghĩa cổ điển của xác suất và các tính chất của xác suất?
Hoạt động 2: Vận dụng vào bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv yêu cầu hs giải bài tập 4:
Chọn chữ số hàng đơn vị có bao nhiêu cách chọn?
Chọn chữ số hàng nghìn có bao nhiêu cách chọn?
Chọn chữ số hàng trăm có bao nhiêu cách chọn?
Chọn chữ số hàng chục có bao nhiêu cách chọn?
Sử dụng quy tắc nào?
b, Nếu giải như câu a thì bài toán này giải đúng hay sai? Vì sao?
Bài toán này chia ra bao nhiêu trường hợp? đó là những trường hợp nào?
Gv yêu cầu hs nêu cách giải?
Từ cách giải của hs giáo viên hướng dẫn hs sử dụng chỉnh hợp vào bài toán như sau:
*Sau khi đã chọn d là số 0 thì các số a,b,c được chọn từ 6 số còn lại có vai trò như nhau ( các số được chọn là khác nhau và kể thứ tự của nó) do đó đây chính là chỉnh hợp chập 3 của 6 phần tử. Hay có cách chọn bộ 3 chữ số abc.
Gv hướng dẫn bài tâp 5:
Tính số phần tử của không gian mẫu?
Hãy nêu các vị trí mà 3 nam ngồi?
1
2
3
4
5
6
Gv hướng dẫn hs giải bài tập 7:
- Tính số phần tử của không gian mẫu?
- Tìm biến cố đối của biến cố A: “ Mặt 6 chấm xuất hiện ít nhất một lần”
Gv chốt lại: P(A)= 1- P()
Gv hướng dẫn hs giải bài tập 8:
Tính số phần tử của không gian mẫu?
Tính số cạnh của hình lục giác đều?
Tính số đường chéo ?
Tính số đường chéo nối hai đỉnh đối diện?
Gv chốt lại số các tổ hợp.
Hs giải dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên.
Giả sử số tạo thành là .
Chọn chữ số hàng đơn vị: d được chọn từ các chữ số 0, 2, 4, 6. Có 4 cách chọn.
Chọn chữ số hàng nghìn: a có 6 cách chọn.
Chọn chữ số hàng trăm: b được chọn từ 7 chữ số đã cho. Có 7 cách chọn.
Chọn chữ số hàng chục có 7 cách chọn.
Từ đó theo quy tắc nhân ta có:
6.7.7.4= 1176 (số)
Hs trả lời sai vì nếu hàng đơn vị chọn là số 0 thì hàng nghìn có 6 cách chọn nhưng nếu hàng đơn vị chọn là số khác không thì hàng nghìn có 5 cách chọn.
Hs giải:
*Các số có chữ số hàng đơn vị bằng 0:
Chọn hàng đơn vị có 1 cách chọn. Chọn hàng nghìn có 6 cách chọn. Chọn hàng trăm có 5 cách chọn. Chọn hàng chục có 4 cách chọn.
Do đó có 6.5.4= 120 (cách)
Vậy có 120 cách chọn số có 4 chữ số khác nhau mà chữ số hàng đơn vị bằng 0.
*Các số có chữ số hàng đơn vị là số chẵn khác 0.
d khác 0 thì d có 3 cách chọn, a có 5 cách chọn, b có 5 cách chọn, c có 4 cách chọn.
Theo quy tắc nhân, ta có số các số mà d khác 0 và là chẵn: 3.5.4.5= 300.
*Theo quy tắc cộng, số các số chẵn có 4 chữ số khác nhau là 120+300=420 (số)
Hs giải bài tập 5:
n()=6!
a, *Th1: 3 nam ngồi vào 3 vị trí 1,3,5: có 3! cách sắp xếp.
3 nữ ngồi vào 3 vị trí 2,4,6: có 3! cách sắp xếp.
Theo quy tắc nhân, có 3!.3! cách
*Th2: 3 nam ngồi vào 3 vị trí 2,4,6: có 3! cách sắp xếp.
3 nữ ngồi vào 3 vị trí 1,3,5: có 3! cách sắp xếp.
Theo quy tắc cộng, có n(A)=2.3!.3!
P(A)= =0,1.
b, Các trường hợp: 3 bạn nam có thể ngồi vào bộ ghế sau: (123), (234), (345), (456)
Làm tương tự câu a,
Hs giải bài tập 7:
n(W)= 216, n()=125
Từ đó suy ra: P()= P(A)= 1- P()=....
Hs giải:
n(W)= 15, n(A)= 6, n(B)= 9, n(C)= 3, đpcm
IV. Củng cố
-Giải bài tập 6,9(Tr 76,77 SGK) các bài tập 4,5,6,7 (Trang 73 SBT). BT trắc nghiệm
.
- Ôn tập chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
File đính kèm:
- 34-35.doc