Giáo án Toán lớp 2A kì 2

Môn : Toán

Bài 88: Tổng của nhiều số

I - Mục tiêu: Giúp học sinh:

+ Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.

+ Chuẩn bị để học phép nhân.

II - Đồ dùng: Bảng phụ

III- Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc125 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán lớp 2A kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán Tuần : 19 Tiết : 91 Lớp : 2A1 Thứ hai, ngày 15 – 1 – 2007 Bài 88: Tổng của nhiều số I - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số. + Chuẩn bị để học phép nhân. II - Đồ dùng: Bảng phụ III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy Phương pháp- hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng. 1' 1- ổn định. 2- Bài cũ. * Hát. * GV nhận xét bài kiểm tra cuối học kì I. 2' 10' 19’ 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài: “ Tổng của nhiều số” b, Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính. * Hướng dẫn thực hiện phép tính : 2 + 3 + 4 2 3 4 9 + Vậy 2 cộng 3 cộng 4 bằng mấy ? + Tổng của 2, 3, 4 bằng mấy ? + Đặt tính : Viết 2, rồi viết 3 xuống dưới 2, sau đó viết 4 xuống dưới 3 sao cho 2, 3, 4 thẳng cột với nhau. Sau đó viết dấu cộng và kẻ vạch ngang. + Thực hiện tính : 2 cộng 3 bằng 5, 5 cộng 4 bằng 9, viết 9. * Hướng dẫn thực hiện phép tính : 12 + 34 + 40 12 34 40 86 + Vậy 12 cộng 34 cộng 40 bằng mấy ? + Tổng của 12, 34, 40 bằng mấy ? + Đặt tính : Viết 12, rồi viết 34 xuống dưới 12, sau đó viết 40 xuống dưới 34 sao cho hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị, hàng chục thẳng với hàng chục. Sau đó viết dấu cộng và kẻ vạch ngang. - Chú ý : Khi đặt tính cho một tổng có nhiều số, ta cũng đặt tính như đối với tổng của 2 số, nghĩa là đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị, hàng chục thẳng với hàng chục. + Khi thực hiện tính cộng theo cột dọc, ta bắt đầu cộng từ hàng nào ? * Hướng dẫn thực hiện phép tính : 15 + 46 + 29 + 8 (tiến hành tương tự như phép tính trên) c, Luyện tập. * Bài tập 1 : Tính 3 + 6 + 5 = 9 + 5 = 14 8 + 7 + 5 = 15 + 5 = 20 7 + 3 + 8 = 10 + 8 = 18 6 + 6 + 6 + 6 = 12 + 6 + 6 = 18 + 6 = 24 + Khi thực hiện dãy tính con thực hiện theo thứ tự thế nào ? (từ trái sang phải) + Nêu cách thực hiện phép tính 8 + 7 + 5 và6 + 6 + 6 + 6 ? * Bài tập 2 : Tính . 14 36 15 24 33 20 15 24 21 9 15 24 68 65 15 24 60 96 + Nêu cách đặt tính của phép tính 36 + 20 + 9 ? + Với tổng có nhiều số con thực hiện như thế nào ? + Nêu cách thực hiện phép tính 15 + 15 + 15 + 15 ? + Con có nhận xét gì về tổng 15 + 15 + 15 + 15 và 24 + 24 + 24 + 24 ? * Bài tập 3: Điền số 12kg 12kg 5l 5l 12kg 5l 5l 12kg + 12kg + 12kg = 36kg 5 l + 5 l + 5 l + 5 l = 20 l * GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. * GV viết phép tính : 2 + 3 + 4, yêu cầu học sinh đọc. Sau đó tự nhẩm kết quả. + Gv gọi học sinh nêu kết quả. + Học sinh trả lời. + Học sinh nhắc lại. + Gv gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính theo hàng dọc. + GV nhận xét kết quả tính. + Học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. * GV viết phép tính : 12 + 34 + 40, yêu cầu học sinh đọc. Sau đó tự nhẩm kết quả. + Gv gọi học sinh nêu kết quả. + Học sinh trả lời. + Học sinh nhắc lại. + Học sinh nhắc lại cách đặt tính và suy nghĩ để thực hiện phép tính. * Gv gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính theo hàng dọc. + GV nhận xét kết quả tính. * Bài tập 1 yêu cầu các con làm gì ? + Cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 4 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + Học sinh trả lời câu hỏi. * Bài tập 2 yêu cầu các con làm gì ? + Cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 4 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + Học sinh trả lời câu hỏi. * Bài tập 3 yêu cầu các con làm gì ? + Cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . 2' 1' 4- Củng cố: + Khi đặt tính và thực hiện cộng tổng của nhiều số ta thực hiện thế nào ? 5- Dặn dò : Về nhầ ôn lại bài học. + GV nhận xét tiết học. IV - Rút kinh nghiệm, bổ sung: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Môn : Toán Tuần : 19 Tiết : 92 Lớp : 2A1 Thứ ba, ngày 16 – 1 – 2007 Bài 89: Phép nhân I - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau. + Biết đọc, viết và cách tính kết quả của phép nhân. II - Đồ dùng: Bảng phụ, bìa có 2 chấm tròn. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy Phương pháp- hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng. 1' 4’ 1- ổn định. 2- Bài cũ. * Gv gọi học sinh lên bảng thực hiện tính dọc 15 + 16 + 28 + 9 23 + 23 + 23 + 23 + Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của hai phép tính trên. * Hát. + GV gọi 2 em lên bảng + GV nhận xét và cho điểm . 2' 10' 15’ 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Phép nhân b, Giới thiệu về phép nhân * GV hỏi cả lớp : Tấm bìa có mấy chấm tròn ? ( 2 chấm tròn ). + GV hỏi cả lớp :Có 5 tấm bìa , mỗi tấm bìa có hai chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn ? ( 10 chấm tròn ). + GV giảng : Muốn biết tất cả có bao nhiêu chấm tròn ta phải tính tổng của 5 tấm bìa , mà mỗi tấm bìa có hai chấm tròn. Nên ta sẽ phải tính tổng của : 2+2+2+2+2=10 ( chấm tròn ). + Con có nhận xét gì về phép tính cộng này ? (Tổng 2+2+2+2+2 có 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2) * GV giới thiệu: 2+2+2+2+2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều tổng bằng 2, ta chuyển thành phép nhân. Ta viết như sau : 2 x 5 = 10 . * GV hướng dẫn học sinh đọc :Phép nhân 2 x 5 = 10 đọc là : “ Hai nhân năm bằng mười”. Dấu x gọi là dấu nhân. * Khi chuyển từ tổng : 2+2+2+2+2=10 thành phép nhân : 2 x 5 = 10 thì 2 là một số hạng của tổng, 5 là số các số hạng của tổng, viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần. Như vậy, chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân. c, Luyện tập. * Bài tập 1 : Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (theo mẫu) a/ 4 được lấy 2 lần 4 + 4 = 8 4 x 2 = 8 + GV hỏi : Mỗi đĩa có mấy quả cam ? Có mấy cái đĩa ? Gv : Tức là 4 quả cam được lấy 2 lần. Vậy ta sẽ có : 4 + 4 = 8 4 x 2 = 8 b/ 5 được lấy 3 lần 5 + 5 + 5 = 15 5 x 3 = 15 c/ 3 được lấy 4 lần 3 + 3 + 3 + 3 = 12 3 x 4 = 12 - Vì sao tự phép tính 5 + 5 + 5 = 15 ta lại chuyển được thành phép nhân 5 x 3 = 15 ? (vì 5 + 5 + 5 là tổng của 3 số hạng, các số hạng đều là 5. Như vậy 5 được lấy 3 lần.) - Vì sao tự phép tính 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ta lại chuyển được thành phép nhân3 x 4 = 12 ? GV : như vậy số thứ nhất trong phép nhân chính là số lượng mỗi lần lấy, còn số thứ hai trong phép nhân chính là số lần lấy . * Bài 2 : Viết phép nhân (theo mẫu) a/ 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 4 + 5 = 20 b/ 9 + 9 + 9 = 27 9 x 3 = 27 c/ 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 50 10 x 5 = 50 + ở phép nhân b 9 được lấy mấy lần ? (9 được lấy 3 lần) + ở phép nhân c 10 được lấy mấy lần ? (10 được lấy 5 lần) * Bài 3 : Viết phép nhân a/ 5 x 2 = 10 b/ 4 x 3 = 12 + GV hỏi : - Vì sao con viết được phép nhân 5 x 2 = 10 ? (Vì mỗi hàng có 5 bạn học sinh, mà có 2 hàng, tức là 5 lấy 2 lần) - Vì sao con viết được phép nhân 4 x 3 = 12 ? (Vì mỗi đàn gà có 4 con, mà có 3 đàn gà, tức là 4 lấy 3 lần) * GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. * GV yêu cầu cả lớp lấy trong hộp toán 1 tấm bìa có hai chấm tròn, GV gài 1 tấm bìa có hai chấm tròn lên bảng gài. + Cả lớp lấy tiếp 5 tấm bìa như trên. GV gài tiếp 5 tấm bìa có hai chấm tròn lên bảng gài. + GV ghi phép tính : 2+2+2+2+2=10 lên bảng. + GV viết như sau : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 2 x 5 = 10 + Học sinh đọc lại phép nhân. * Bài tập 1 yêu cầu các con làm gì ? + Gv yêu cầu 1 em đọc mẫu, GV ghi bảng mẫu. + Cả lớp dựa vào mẫu làm bài vào vở. + GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + Học sinh trả lời câu hỏi. * Bài tập 2 yêu cầu các con làm gì ? + Cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + Học sinh trả lời câu hỏi. * Bài tập 2 yêu cầu các con làm gì ? + Cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . 2' 1' 4- Củng cố: 5- Dặn dò : Về nhà ôn lại bài học. + GV nhận xét tiết học. IV - Rút kinh nghiệm, bổ sung: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Môn : Toán Tuần : 19 Tiết : 93 Lớp : 2A1 Thứ tư, ngày 17 – 1 – 2007 Bài 90: Thừa số - Tích I - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. + Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân. II - Đồ dùng: Bảng phụ, bìa nhỏ ghi chữ : thừa số , tích. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy Phương pháp- hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng. 1' 4’ 1- ổn định. 2- Bài cũ. * Gv gọi học sinh lên bảng viết phép nhân 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 6 + 6 + 6 = 18 + Vì sao con viết được các phép nhân trên ? * Hát. + GV gọi 2 em lên bảng + GV nhận xét và cho điểm . 2' 10' 15’ 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Thừa số – Tích b, Giới thiệu về thừa số và tích * GV nêu : Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười. GV chỉ vào phép nhân và nêu : 2 gọi là thừa số (GV gắn tấm bìa thừa số ngay dưới số 2), 5 cũng gọi là thừa số (gắn tấm bìa thừa số ngay dưới số 5), 10 gọi là tích (gắn tấm bìa tích ngay dưới số 10). 2 x 5 = 10 Thừa số x Thừa số = Tích Tích * GV lưu ý học sinh: 2 x 5 = 10, 10 là tích, 2 x 5 cũng gọi là tích. c, Luyện tập. * Bài tập 1 : Viết các tổng sau dưới dạng tích (theo mẫu) Mẫu : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 a/ 9 + 9 + 9 = 9 x 3 b / 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4 c/ 10 + 10 + 10 = 10 x 3 + GV yêu cầu học sinh nêu tên các thành phần và kết quả của phép tính nhân ? * Bài 2 : Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính (theo mẫu) Mẫu : 6 x 2 = 6 + 6 = 12. Vậy 6 x 2 = 12 a/ 5 x 2 = 5 + 5 = 10 . Vậy 5 x 2 = 10 2 x 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10. Vậy 2 x 5 = 10 b/ 3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12. Vậy 3 x 4 = 12 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12. Vậy 4 x 3 = 12 + Theo con phép nhân 5 x 2 và 2 x 5 có gì giống và khác nhau ? (Giống : kết quả đều bằng 10. Khác : 5 x 2 là 5 lấy 2 lần, còn 2 x 5 là 2 lấy 5 lần) + GV yêu cầu học sinh nêu tên các thành phần và kết quả của phép tính nhân ? * Bài 3 : Viết phép nhân (theo mẫu) biết : a/ Các thừa số là 8 và 2, tích là 16. 8 x 2 = 16 b/ Các thừa số là 4 và 3, tích là 12. 4 x 3 = 12 c/ Các thừa số là 10 và 2, tích là 20. 10 x 2 = 20 d/ Các thừa số là 5 và 4, tích là 20. 5 x 4 = 20 + GV hỏi : Thừa số nhân với thừa số cho ta kết quả là gì ? (tích) + GV yêu cầu học sinh nêu tên các thành phần và kết quả của phép tính nhân ? * GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. * GV viết lên bảng phép nhân : 2 x 5 = 10. Sau đó , gọi học sinh đọc( hai nhân năm bằng mười ) + Gv đính bảng chữ thừa số và tích. + GV chỉ vào từng số 2, 5, 10 gọi học sinh đọc cá nhân và đồng thanh tên của từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép nhân. * Bài tập 1 yêu cầu các con làm gì ? + Gv yêu cầu 1 em đọc mẫu, GV ghi bảng mẫu. + Cả lớp dựa vào mẫu làm bài vào vở. + GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . - Gv chỉ bất kì, học sinh nêu. * Bài tập 2 yêu cầu các con làm gì ? + Cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + Học sinh trả lời câu hỏi. + GV chỉ bất kì, học sinh nêu. * Bài tập 3 yêu cầu các con làm gì ? + Cả lớp làm bài vào bảng con. + Gv nhận xét . + GV chỉ bất kì, học sinh nêu. 2' 1' 4- Củng cố: + Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của phép tính nhân? 5- Dặn dò : Về nhầ ôn lại bài học. + GV nhận xét tiết học. IV - Rút kinh nghiệm, bổ sung: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Môn : Toán Tuần : 19 Tiết : 94 Lớp : 2A1 Thứ năm, ngày 18 – 1 – 2007 Bài 91: Bảng nhân 2 I - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân với 1, 2, 3, .., 10 ) và học thuộc bảng nhân này. + Thực hành bảng nhân 2, giải bài toán và đếm thêm 2. II - Đồ dùng: Bảng phụ, tấm bìa có hai chấm tròn III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy Phương pháp- hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng. 1' 4’ 1- ổn định. 2- Bài cũ. * Viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau : 2 + 2 + 2 + 2 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + GV yêu cầu học sinh nêu tên các thành phần và kết quả của phép nhân trên. * Hát. + GV gọi 2 em lên bảng + GV nhận xét và cho điểm . 2' 10' 15’ 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Bảng nhân 2 b, Thành lập bảng nhân 2. + GV nêu : Mỗi tấm bìa đều có hai chấm tròn, ta lấy một tấm bìa tức là 2 ( chấm tròn ) được lấy 1 lần. + GV hỏi : 2 được lấy mấy lần ? ( 2 lần ) - Giáo viên cho học sinh đọc : hai nhân một bằng hai, hai nhân hai bằng bốn. + Tương tự như vậy , GV hướng dẫn học sinh lập tiếp 2 x 3 = 6, .... 2 x 10 = 20. + Khi có đậy đủ từ 2 x 1 đến 2 x 10. GV giới thiệu đây là bảng nhân với hai . c, Luyện tập. * Bài tập 1 : Tính nhẩm 2 x 2 = 4 2 x 4 = 8 2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 2 x 10 = 20 2 x 1 = 2 2 x 7 = 14 2 x 5 = 10 2 x 9 = 18 2 x 3 = 6 + Đọc thuộc bảng nhân 2. * Bài 2 : Giải toán Đề bài : Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân ? Tóm tắt : Mỗi con gà : 2 chân 6 con gà : …. chân ? Bài giải Số chân của sáu con gà có là : 2 x 6 = 12 (chân) Đáp số : 12 chân gà. + GV hỏi : Muốn tìm số chân của 6 con gà con làm thế nào ? * Bài 3 : Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống : 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 + GV hỏi : Con có nhận xét gì về dãy số trên ? (Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 2) * GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. * GV đưa ra các tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn để giới thiệu cho cả lớp biết. + Gv lấy một tấm bìa có hai chấm tròn gắn lên bảng gài, h/s lấy giống như Gv . + GV viết bảng : 2 x 1 = 2 ( đọc là : hai nhân một bằng hai ) + GV gắn hai tấm bìa, mỗi tấm bìa có hai chấm tròn lên bảng + GV ghi bảng : 2 x 2 = 2 + 2 = 4. Như vậy : 2 x 2 = 4 + Giáo viên cho học sinh đọc từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đọc không có thứ tự để cho cá nhân và cả lớp đọc đồng thanh thuộc bảng nân với 2. * Bài tập 1 yêu cầu các con làm gì ? + GV yêu cầu cả lớp dựa vào bảng nhân vừa học để làm bài tập 1. + GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + GV gọi cá nhân và cả lớp đọc thuộc bảng nhân 2. * GV yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 2. + GV hướng dẫn học sinh tóm tắt. + Học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề toán. + GV yêu cầu học sinh đọc kì đề và làm bài. + 1 em lên bảng chữa bài . + GV nhận xét và cho điểm. * Bài tập 3 yêu cầu các con làm gì ? + GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + GV yêu cầu học sinh đọc ngược, đọc xuôi dãy số trên. 2' 1' 4- Củng cố: + GV yêu cầu học sinh đọc thuộc bảng nhân 2. 5- Dặn dò : Về nhầ ôn lại bài học. + GV gọi 2 – 3 học sinh đọc bảng nhân 2. + GV nhận xét và cho điểm. + GV nhận xét tiết học. IV - Rút kinh nghiệm, bổ sung: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Môn : Toán Tuần : 19 Tiết : 95 Lớp : 2A1 Thứ sáu, ngày 19 – 1 – 2007 Bài 92: Luyện tập về bảng nhân 2 I - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính. + Giải bài toán đơn về nhân 2. II - Đồ dùng: Bảng phụ III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy Phương pháp- hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng. 1' 4’ 1- ổn định. 2- Bài cũ. * GV gọi học sinh đọc thuộc bảng nhân 2. + GV hỏi bất kì một số phép nhân, yêu cầu học sinh nêu kết quả. * Hát. + GV gọi 2 - 5 em lên bảng + GV nhận xét và cho điểm . 2' 25' 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Luyện tập về bảng nhân 2. b, Luyện tập. * Bài tập 1 : Điền số 2 x 3 6 2 x 8 16 2 x 5 10 2 x 2 4 + 5 9 2 x 4 8 - 6 2 + Vì sao con điền 16 vào đây ? + Vì sao con điền số 9 vào đây ? * Bài 2 : Tính (theo mẫu) 2 cm x 3 = 6 cm 2 cm x 5 = 10 cm 2 dm x 8 = 16 dm 2 kg x 4 = 8 kg 2 kg x 6 = 12 kg 2 kg x 9 = 18 kg + Với những phép tính có đi kèm tên đơn vị thì khi thực hiện tính con cần lưu ý điều gì ? (có tên đơn vị sau kết quả của phép tính) * Bài 3 : Giải toán Đề bài : Mỗi xe đạp có 2 bánh xe. Hỏi 8 xe đạp có bao nhiêu bánh xe? Tóm tắt : Mỗi xe đạp: 2 bánh xe 8 xe đạp : ….bánh xe? Bài giải Số bánh xe của tám xe đạp có là : 2 x 8 = 16 (bánh) Đáp số : 16 bánh xe. * Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống : x 4 6 9 10 7 5 8 2 2 8 12 18 20 14 10 16 4 + GV yêu cầu học sinh đọc thuộc bảng nhân 2. * Bài 5 : Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) Thừa số 2 2 2 2 2 2 Thừa số 4 5 7 9 10 2 Tích 8 10 14 18 20 4 + Vì sao con điền 18 vào ô trống thứ 4 ? + Muốn tìm tích của hai thừa số đã biết ta làm thế nào ? (lấy hai thừ số nhân với nhau) * GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. * Bài tập 1 yêu cầu các con làm gì ? + GV yêu cầu cả lớp dựa vào bảng nhân vừa học để làm bài tập + GV gọi học sinh lần lượt lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + GV chỉ vào phép tính thứ hai. + GV chỉ vào phép tính thứ 4. * Bài tập 2 yêu cầu các con làm gì ? + GV yêu cầu cả lớp dựa vào bảng nhân vừa học để làm bài tập, lưu ý đơn vị sau mỗi kết quả của phép tính. + GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . - Học sinh trả lời câu hỏi. * GV yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 3. + GV hướng dẫn học sinh tóm tắt. + Học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề toán. + GV yêu cầu học sinh đọc kì đề và làm bài. + 1 em lên bảng chữa bài . + GV nhận xét và cho điểm. * Bài tập 4 yêu cầu các con làm gì ? + GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + GV yêu cầu học sinh đọc thuộc bảng nhân 2. * Bài tập 5 yêu cầu các con làm gì ? + GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + Học sinh trả lời câu hỏi. 2' 1' 4- Củng cố: + GV yêu cầu học sinh đọc thuộc bảng nhân 2. 5- Dặn dò : Về nhầ ôn lại bài học. + GV gọi 2 – 3 học sinh đọc bảng nhân 2. + GV nhận xét và cho điểm. + GV nhận xét tiết học. IV - Rút kinh nghiệm, bổ sung: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Môn : Toán Tuần : 20 Tiết : 96 Lớp : 2A1 Thứ hai, ngày 22 – 1 – 2007 Bài 93: Bảng nhân 3 I - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Lập bảng nhân 3 ( 3 nhân với 1, 2, 3, .., 10 ) và học thuộc bảng nhân 3. + Thực hành nhân 3, giải bài toán và đếm thêm 3. II - Đồ dùng: Bảng phụ, tấm bìa có ba chấm tròn III- Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy Phương pháp- hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng. 1' 4’ 1- ổn định. 2- Bài cũ. * Tính : 2 cm x 8 = 2 kg x 6 = 2 cm x 5 = 2 kg x 3 = * Hát. + GV gọi 2 em lên bảng. + Dưới lớp Gv kiểm tra bảng nhân 2. + GV nhận xét và cho điểm . 2' 10' 15’ 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài: Bảng nhân 3 b, Thành lập bảng nhân 3. + GV nêu : Mỗi tấm bìa đều có ba chấm tròn, ta lấy một tấm bìa tức là 3 ( chấm tròn ) được lấy 1 lần. + GV hỏi : 3 được lấy mấy lần ? ( 2 lần ) - Giáo viên cho học sinh đọc : ba nhân một bằng ba, ba nhân hai bằng sáu. + Tương tự như vậy , GV hướng dẫn học sinh lập tiếp 3 x 3 = 9, .... 3 x 10 = 30. + Khi có đầy đủ từ 3 x 1 đến 3 x 10. GV giới thiệu đây là bảng nhân với ba . c, Luyện tập. * Bài tập 1 : Tính nhẩm 3 x 3 = 9 3 x 5 = 15 3 x 9 = 27 3 x 8 = 24 3 x 4 = 12 3 x 2 = 6 3 x 1 = 3 3 x 10 = 30 3 x 6 = 18 3 x 7 = 21 + Đọc thuộc bảng nhân 3. * Bài 2 : Giải toán Đề bài : Mỗi nhóm có 3 học sinh, có 10 nhóm như vậy. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh ? Tóm tắt : Mỗi nhóm : 3 học sinh. 10 nhóm : ….học sinh? Bài giải Số học sinh của mười nhóm có là : 3 x 10 = 30 (học sinh) Đáp số : 30 học sinh. + GV hỏi : Muốn tìm số học sinh của 10 nhóm con làm thế nào ? * Bài 3 : Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống : 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 + GV hỏi : Con có nhận xét gì về dãy số trên ? (Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3) * GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. * GV đưa ra các tấm bìa mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn để giới thiệu cho cả lớp biết. + GV lấy một tấm bìa có ba chấm tròn gắn lên bảng gài, h/s lấy giống như GV . + GV viết bảng : 3 x 1 = 3 ( đọc là : Ba nhân một bằng ba) + GV gắn hai tấm bìa, mỗi tấm bìa có ba chấm tròn lên bảng + GV ghi bảng : 3 x 2 = 3 + 3 = 6. Như vậy : 3 x 2 = 6 + Giáo viên cho học sinh đọc từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đọc không có thứ tự để cho cá nhân và cả lớp đọc đồng thanh thuộc bảng nhân với 3. * Bài tập 1 yêu cầu các con làm gì ? + GV yêu cầu cả lớp dựa vào bảng nhân vừa học để làm bài tập 1. + GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + GV gọi cá nhân và cả lớp đọc thuộc bảng nhân 3. * GV yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 2. + GV hướng dẫn học sinh tóm tắt. + Học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề toán. + GV yêu cầu học sinh đọc kì đề và làm bài. + 1 em lên bảng chữa bài . + GV nhận xét và cho điểm. * Bài tập 3 yêu cầu các con làm gì ? + GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. + GV gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. + Gv nhận xét và cho điểm . + GV yêu cầu học sinh đọc ngược, đọc xuôi dãy số trên. 2' 1' 4- Củng cố: + GV yêu cầu học sinh đọc thuộc bảng nhân 3. 5- Dặn dò : Về nhầ ôn lại bài học. + GV gọi 2 – 3 học sinh đọc bảng nhân 3. + GV nhận xét và cho điểm. + GV nhận xét tiết học. IV - Rút kinh nghiệm, bổ sung: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... Môn : Toán Tuần : 20 Tiết : 97 Lớp : 2A1 Thứ ba, ngày 23 – 1 –

File đính kèm:

  • docToan sinh 2C.doc