GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ
Dạy tăng buổi cho đối tượng học sinh giỏi
Toán (lớp 5):
CẤU TẠO SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm rõ cấu tạo của số thập phân.
- Biết vận dụng để giải một số bài toán về cấu tạo số thập phân.
II. Lên lớp:
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3992 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán (lớp 5) bồi dưỡng học sinh giỏi: Cấu tạo số thập phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ
Dạy tăng buổi cho đối tượng học sinh giỏi
Thứ tư ngày 02 tháng 10 năm 2013
Toán (lớp 5):
CẤU TẠO SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm rõ cấu tạo của số thập phân.
- Biết vận dụng để giải một số bài toán về cấu tạo số thập phân.
II. Lên lớp:
1. Kiến thức cơ bản cần nhớ:
a) Phân số thập phân:
- Nêu ví dụ về phân số thập phân.
- Những phân số như thế nào thì được gọi là phân số thập phân?
HS nêu:
- Phân số có mẫu số là 10,100, 1000, ... gọi là phân số thập phân.
b) Số thập phân:
- Hãy viết các phân số thập phân trên thành số thập phân.
(hỏi cách viết)
- Đọc các số thập phân đó.
- GV đọc các số thập phân cho HS viết:
HS nêu:
- HS đọc:
- HS viết bảng con.
* Số thập phân là cách viết không có mẫu số của phân số thập phân.
- Cấu tạo của số thập phân gồm mấy phần? Gồm những phần nào?
- Nêu phần nguyên và phần phân số của các phân số trên.
- HS nêu:
- HS nêu:
* Mỗi số thập phân gồm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy. Những chữ số bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số bên phải thuộc về phần thập phân.
c) Hàng của số thập phân:
- Nêu giá trị của từng chữ số phần nguyên, phần thập phân trong số 123,45678
- Dùng thẻ từ cho HS gắn các hàng tương ứng.
- Hàng của số thập phân khiến ta liên tưởng đến điều gì?
HS nêu:
- Các bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, ...
d) Viết số tự nhiên dưới dạng STP:
- Ai viết được số tự nhiên sau thành số thập phân?
- Vậy các số tự nhiên được viết dưới dạng số thập phân thế nào?
HS lên viết: 5= 5,0 ; 12=12,0
- Phân số có phần thập phân là 0
*Các số tự nhiên được viết dưới dạng số thập phân có phần nguyên là số tự nhiên đó và phần thập phân là 0.
2. Bài tập áp dụng:
Bài 1 Viết số thập phân gồm:
5 đơn vị, 3 phần mười, 4 phần trăm và 2 phần nghìn: 5,342
1 đơn vị, 1 phần trăm và 1 phần vạn: 1,0101
32 đơn vị, 32 phần nghìn và 32 phần triệu: 32,032032
2 đơn vị, 0,02 đơn vị và 0,0002 đơn vị: 2,0202
a đơn vị, b phần mười, c phần trăm, d phần nghìn: a,bcd
- HS lần lượt làm bảng con.
Bài 2
a) Từ các chữ số 5;7;9, hãy viết các số thập phân có 3 chữ số khác nhau, phần nguyên có 1 chữ số rồi xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
5,79 ; 5,97 ; 7,59 ; 7,95 ; 9,57 ; 9,75
b) Từ các chữ số 0;3;8, hãy viết các số thập phân có 3 chữ số khác nhau, phần nguyên có 2 chữ số rồi xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS làm cá nhân, 2 em lên bảng.
Bài 3 Từ 3 chữ số 1;2;3;4, ta có thể viết được tất cả bao nhiêu số thập phân có 3 chữ số khác nhau?
- HS thảo luận nhóm bàn rồi đưa ra hướng giải.
- HS giải vào vở.
- GV chấm bài.
- Chữa bài:
Bài giải:
Ta lập số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau thì:
- Có 3 cách chọn chữ số làm hàng trăm, khi đã chọn 1 chữ số làm hàng trăm thì còn 2 cách chọn chữ số làm hàng chục, khi đã chọn 2 chă số làm hàng trăm và hàng chục thì còn 2 chữ số được chọn làm hàng đơn vị. Vậy ta lập được:
4 x 3 x 2 = 24 (số)
Vì mỗi số có 2 cách viết dấu phẩy để trở thành số thập phân nên ta được tất cả:
24 x 2 = 48 (số thập phân)
Đáp số: 48 số thập phân
Bài 4: Cho một số thập phân, trong đó có phần nguyên và phần thập phân đều có một chữ số. Tìm số thập phân đã cho biết rằng số đó bằng trung bình cộng các chữ số của nó.
- Hướng dẫn giải:
+ Cho HS đọc đề, nêu nội dung bài toán.
+ Theo diều kiện của bài toán, ai có thể gọi số và viết biểu thức?
+ Cho HS phân tích cấu tạo số:
+ Gợi ý khi HS lúng túng:
+ HS giải:
+ Chấm một số em:
+ Chữa bài: Bài giải:
Gọi số cần tìm là a,b (điều kiện : a và b < 10)
Theo bài ra ta có: a,b = (a + b) :2
a,b x 2 = a + b
(a + ) x 2 = a + b
a x 2 + = a + b
a = b x (bớt 2 vế đi a+)
a x 5 = b x 4
a chia hết cho 4 ; b chia hết cho 5
a = 4 ; b = 5
* Có thể HS làm cách khác:
gấp cả 2 vế lên 10 lần để được ab x 2 = (a + b) x 10
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Dặn tìm các bài tập cùng dạng hoặc có liên quan đến phần kiến thức đã học.
File đính kèm:
- BDHSG Cau tao so thap phan.doc