I. Mục tiêu :
+ Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức hình học về đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
+ Kiểm tra kỹ năng vẽ hình, lập luận và trình bày bài giải toán hình học.
+ Tập tính kỷ luật, nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Ma trận đề kiểm tra:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tiết 14: Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 10/12/2012
Tiết 14:
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu :
+ Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức hình học về đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
+ Kiểm tra kỹ năng vẽ hình, lập luận và trình bày bài giải toán hình học.
+ Tập tính kỷ luật, nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
Biết vẽ điểm., đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
Biết lấy điểm thuộc đường thẳng, kể tên đoạn thẳng trên hình vẽ.
Số cõu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
Bài 1
2 điểm
20%
Bài 2
1,5 điểm
15%
5 câu
3,5 điểm
35%
Độ dài đoạn thẳng. Cộng hai đoạn thẳng.
Biết tính độ dài đoạn thẳng khi biết điểm nằm giữa 1 đoạn thẳng.
Biết các trường hợp xảy ra khi vẽ hình để cộng, trừ hai đoạn thẳng.
Số cõu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
Bài 3
1,5 điểm
15%
Bài 5
1 điểm
10%
2 câu
2,5 điểm
25%
Trung điểm của đoạn thẳng.
Số cõu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
Biết xác định điểm nằm giữa hai điểm, so sánh độ dài hai đoạn thẳng, xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 4a, b, c
4 điểm
40%
3 câu
4 điểm
40%
Tổng số cõu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4 câu
2 điểm
20%
1 câu
1,5 điểm
15%
4 câu
5,5 điểm
55%
1 câu
1 điểm
10%
10 câu
10 điểm
100%
III. Đề bài:
Bài 1. (2 điểm). Hãy vẽ:
a. Ba điểm: A, B, C. b. Ba đường thẳng: a, b, c.
c. Ba đoạn thẳng: MN, PQ, RS d. Ba tia: Ox, Ay, Cz.
Bài 2. (1,5 điểm). Trên đường thẳng a lấy ba điểm A, B, C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả. Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.
Bài 3. (1,5 điểm). Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK.
Bài 4. (4 điểm). Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm.
a. Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ? Vì sao ?
b. So sánh OA và AB.
c. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không. Vì sao.
Bài 5. (1 điểm). Cho 500 điểm phân biệt, trong đó có 50 điểm thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng đi qua 2 điểm ?
IV. Đáp án và biểu điểm:
Bài 1. (2đ)
.A .B
.C
a
b
c
M. .N P. .Q M. .S
O. x A. y C. z
Bài 2.
.A .B .C (0,75đ)
Có 3 đoạn thẳng: AB, BC, AC. (0,75đ)
Bài 3.
N nằm giữa I và K nên IN + NK = IK suy ra IK = 3 + 6 = 9cm. (1,5đ).
Bài 4.
a. A và B nằm cùng phía trên tia Ox và OA < OB nên A nằm giữa O và B. (1,5đ)
b. OA + AB = OB suy ra AB = 2cm vậy OA = AB. (1,5đ)
c. A là trung điểm của OB vì A nằm giữa O và B và OA = OB. (1đ).
Bài 5.
Qua 500 điểm phân biệt trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng có:
500(500 – 1) : 2 =124750 (đường thẳng). (0,5 điểm).
Qua 50 điểm thẳng hàng có 1 đường thẳng.
Qua 50 điểm thẳng hàng không vẽ được số đường thẳng là: 50(50 – 1):2= 1225 (đt).
Vậy số đường thẳng vẽ được là: 124750 – 1225 + 1 = 123526 (đường thẳng). (0,5 điểm).
Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 14 Kiem tra chuong I Hinh hoc 6.doc