I. Mục tiêu:
- HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì ?
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất này thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng.
- Có ý thức đo vẽ cần thận chính xác
II. Chuẩn bị:
- Compa, thước thẳng, sợi dây, thanh gỗ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- HS1: Chữa bài 53 SGK
- HS2: CHữa bài 56 SGK
GV dùng bài 53 để đặt vấn đề vào bài
3. Bài mới:
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày dạy: …….
Tiết 12: Trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
- HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì ?
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất này thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng.
- Có ý thức đo vẽ cần thận chính xác
II. Chuẩn bị:
- Compa, thước thẳng, sợi dây, thanh gỗ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
HS1: Chữa bài 53 SGK
HS2: CHữa bài 56 SGK
GV dùng bài 53 để đặt vấn đề vào bài
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Quan sát H61 SGK và trả lời câu hỏi:
- Điểm M có đặc điểm gì đặc biệt ?
- Giới thiệu trung điểm M
- 1 HS nêu định nghĩa trung điểm M của đoạn thẳng AB
- GV lưu ý phải thoả mãn cả hai điều kiện
? M cách đều A và B có nghĩa là gì?Từ đó có cách phát biểu khác trung điểm M ?
- Xem H64 và trả lời các câu hỏi
+ HS đo và báo cáo kết quả
+ HS trả lời từng câu
- Nhận xét và hoàn thiện câu trả lời.
- HS đọc đề bài
- HS nêu yêu cầu
HS xác định cách làm
- M là trung điểm AB thì M thoả mãn điều kiện nào ?
- So sánh AM và MB ?
- Tính độ dài của AM và MB.
- Từ đó hãy nêu cách vẽ điểm M.
- Yêu cầu HS làm ?
1. Trung điểm của đoạn thẳng
*Định nghĩa: SGK
M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì:
- M nằm giữa A và B
- M cách đều A và B
Hoặc cách khác:
M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì:
- M nằm giữa A và B
- AM +MB = AB
* Củng cố:
*Bài tập 65. SGK
AB = BC = CD = CA
a)Điểm C là trung điểm của BD vì C nằm giữa B và D; BC = CD
b) Điểm C không là trung điểm của AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB
c) Điểm A không là trung điểm của BC vì A không thuộc đoạn BC
*Bài 60. SGK
a)TRên tia Ox OA= 2cm; OB = 4cm. và 2 < 4 nên A nằm giữa O và B
b) Vì A nằm giữa O và B nên
OA + AB = OB
Thay số: 2 + AB = 4
AB = 4 – 2 = 2 cm
Vậy: OA = AB ( =2 cm)
c. Điểm A là trung điểm của AB vì A nằm giữa A, B (theo a), và cách đều A, B ( theo b).
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
VD: SGK
Vì M là trung điểm của AB nên:
AM + MB = AB
MA = MB
Suy ra AM = MB
= ==2,5 (cm)
Cách 1:
- Vẽ tia AB
- Trên tia AB vẽ M sao cho AM = 2,5 cm
Cách 2. Gấp giấy (SGK)
? Cách 3: Dùng dây gấp:
4. Củng cố:
- Diễn tả M là trung điểm của AB:
-M nằm giiữa A và B
- M cách đều A và B
ú
ú
* Bài tập 61. SGK
O là trung điểm của AB vì thoả mãn cả hai điều kiện là ....
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK
Làm các bài tập 62, 65 SGK
Ôn tập kiến thức của chương theo HD ôn tập trang 126, 127 ...
Tuần 13
Ngày dạy: …………
Tiết 13. ôn tập chương I
I. Mục tiêu:
- HS được hệ thống hoá các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng
- Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng
- Bước đầu tập suy luận đơn giản
II. Chuẩn bị:
- bảng phụ , thước, compa
Bảng 1
Mỗi hình trong bảng sau đây cho bết kiến thức gì ?
Bảng 2
Điền vào chỗ trống:
a) Trong ba điểm thẳng hàng ...................................... điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua………………………………………….
c) Mỗi điểm trên đường thẳng là .................................................. của hai tia đối nhau
d) Nếu ....................................................................................... thì AM + MB = AB
Bảng 3.
Đúng ? Sai ?
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm nằm giữa hai điểm A và B.
b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B.
c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B.
d) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra việc trả lời câu hỏi của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Treo các bảng phụ để HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu cử đại diện trả lời nhận xét
- Các nhóm nhận xét
- GV chốt lại kiến thức
- Gọi 1 hs đọc đề bài
- yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ
- Các HS khác vẽ vào vở
- 1 hs đọc đề bài
- 1 HS lên bảng vẽ
-Các HS khác vẽ vào vở
- 1 hs đọc đề bài
- 1 HS lên bảng vẽ
-Các HS khác vẽ vào vở
- 1 hs đọc đề bài
- 1 HS lên bảng vẽ
-Các HS khác vẽ vào vở
- 1 hs đọc đề bài
- 1 HS lên bảng vẽ
-Các HS khác vẽ vào vở
Hoạt động 1. Làm theo yêu cầu ở các bảng phụ:(15)
Bảng1
Bảng 2
Bảng 3
Hoạt động 2. Vẽ hình(18p)
Bài 2. SGK
Bài 3. SGK
Trong trường hợp AN song song với đường thẳng a thì sẽ không có giao điểm với a nên không vẽ được điểm S.
Bài 4. SGK
Bài 7. SGK
Vì M là trung điểm của AB nên: AM = MB =
Vẽ trên tia AB điểm M sao cho AM = 3,5 cm.
Bài 8. SGK
4. Củng cố: (8p) Trả lời câu hỏi
Câu 1.
Câu 5
Câu 6
5. Hướng dẫn về nhà: (2p)
- Học bài ôn tập các kiến thức đã học trong chương
Làm các bài tập còn lại
Chuẩn bị cho bài kiểm tra chương I
Tuần 14
Ngày dạy: ………
Kiểm tra 45'
I. Mục tiêu:
- HS được kiểm tra kiến thức đã học về đường thẳng, đoạn thẳng, tia.
- Kiểm tra kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo vẽ hình
- Có ý thức đo vẽ cẩn thận
II. Chuẩn bị:
- Bài kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Đề kiểm tra:
Đề I
Câu 1: Các câu sau đúng hay sai?
a, Điểm nằm giữa hai điểm A và B thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b, Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M nằm giữa A và B.
c, Hai tia cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau.
d, Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung.
e, Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A và B các điểm nằm giữa hai điểm A và B.
g, Có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm.
Câu 2:
Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt n hau tại 0. Lấy A thuộc tia 0x, B thuộc tia 0t, C thuộc tia 0y, D thuộc tia 0z sao cho: 0A = 0C = 3cm, 0B = 2cm, 0D = 2.0B. Trên hình vẽ có những đoạn thẳng nào? Có điiểm nào là trung điểm của một đoạn thẳng nào không? Vì sao?
Câu 3: Vẽ đoạn thẳng AB = 8cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẩng AB. Nêu cách vẽ?
Đề II
Câu 1: Các câu sau đúng hay sai?
a/ Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M nằm giữa A và B.
b/ Điểm nằm giữa hai điểm A và B thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c/ Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung.
d/ Hai tia cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau.
e/ Có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm.
g/ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A điểm B và các điểm nằm giữa hai điểm A và B.
Câu 2:
Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt n hau tại 0. Lấy A thuộc tia 0x, B thuộc tia 0t, C thuộc tia 0y, D thuộc tia 0z sao cho: 0A = 0C = 3cm, 0B = 2cm, 0D = 2.0B. Trên hình vẽ có những đoạn thẳng nào? Có điểm nào là trung điểm của một đoạn thẳng nào không? Vì sao?
Câu 3: Vẽ đoạn thẳng PQ = 6cm. Vẽ trung điểm M của đoạn thẩng PQ. Nêu cách vẽ?
3. Đáp án, biểu điểm:
Đề I
Câu 1:(3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
a- S
b- Đ
c- S
d- S
e- Đ
g- Đ
Câu 2: (4 điểm)
(1,5 đ)
+ Trên hình vẽ có các đoanh thẳng: 0A, 0C, 0B, 0D, AC, BD. (1,5 đ)
+ 0 là trung điểm của đoạn thẳng AC vì:
(1đ)
Câu 3: (3 điểm)
(1,5 đ)
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 8cm.
+ Xác định điểm M trên tia AB sao cho AM = 4cm (1,5 đ)
Đề II
Câu 1:(3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
a- Đ
b- S
c- S
d- S
e- Đ
g- Đ
Câu 2: ( giống đề I) (4 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
(1,5 đ)
+ Vẽ đoạn thẳng PQ = 6cm.
+ Xác định điểm M trên tia AB sao cho AM = 3cm (1,5 đ)
4. Thu bài dặn dò:
- GV thu bài về chấm,
- Tuần sau học 4 tiết số/ tuần
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức của chương
Tuần 19
Ngày dạy: …………
Học kì II
Tiết 15: trả bài kiểm tra học kì I
(Phần hình học)
I. Mục tiêu:
- Nhận xét sự đúng sai trong từng bài kiểm tra của học sinh
- Nêu đáp án, biểu điểm
- Nhấn mạnh những lỗi mà học sinh hay mắc phải
- Nhắc nhở học sinh sửa sai những lỗi đó.
II. Chuẩn bị:
GV: + Đề, đáp án, biểu điểm
+ Các nhận xét về bài làm của học sinh
HS: đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tra bài kiểm tra cho học sinh
GV: Tra bài kiểm tra cho học sinh
* Nhận xét :
Ưu điểm:
+ Nhìn chung đa số các em nắm được bài, biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập
+ Biết cách trình bày bài làm của mình
+ Đa số các em biết cách vẽ tia, vẽ tia đối vận dụng được kiến thức một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
* Nhược điểm.
+ Sai sót còn nhiều, đặc biệt là việc lấy điểm không chính xác
+ Không có nhiều bài được điểm cao
HS: Nhận bài kiểm tra của mình
+ Xem những phần đã làm được những phần chưa làm được
HS: Nghe nhận xét của GV
Hoạt động 2: Chữa bài kiểm tra cho HS
GV: Chữa lại bài kiểm tra.
HS: Ghi chép và thấy được những sai sót của mình
Hoạt động 3: Thu lại bài kiểm tra
HS nộp lại bài kiểm tra
4. Dặn dò
Chuẩn bị tốt bài cho học kì II
Tuần 20
Ngày dạy: ………….
Tiết 16. Nửa mặt phẳng
I. Mục tiêu.
- HS hiểu thế nào là nửa mặt phẳng
- Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng
- Nhận biết tia nằm giữa hai tia theo hình vẽ
- Làm quen với cách phủ nhận một khái niệm
II. Chuẩn bị:
- Thước thẳng, ĐDHT
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
HS1: Vẽ đường thẳng và đặt tên là a
HS2: Vẽ M, N, P a sao cho đoạn thẳng MN không cắt a, đoạn thẳng MP cắt đường thẳng a
ĐVĐ: Điểm và đường thẳng là hai hình cơ bản nhất. Hình vừa vẽ có 1 đường thẳng và 3 điểm nằm ngoài đường thẳng và nằm trên mặt bảng hay trang giấy. Mặt bảng hay trang giấy là mặt phẳng. Vậy nửa mặt phẳng bờ a là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Quan sát hình 1 và cho biết :
- Hãy nêu một vài hình ảnh của mặt phẳng.
- Có nhận xét gì về mặt phẳng?
- GV: Trên mặt phẳng vẽ 1 đường thẳng a. Như vậy đường thẳng a chia mặt phẳng thành hai phần. Mỗi phần gọi là nửa mặt phẳng
- Nửa mặt phẳng bờ a là gì ?
- GV xác định trên hình vẽ(phần KTBC), chỉ rõ từng phần
- GV vẽ đường thẳng xy, yêu cầu HS lên bảng chỉ rõ từng nửa mặt phẳng
- Có nhận xét gì về nửa mặt phẳng?
- Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ?
- Khi vẽ một đường thẳng trên mặt phẳng thì đường thẳng này có quan hệ gì với hai nửa mặt phẳng ?
Quan sát hình 2 và cho biết :
- Hãy gọi tên các nửa mặt phẳng . Các nửa mặt phẳng đó có quan hệ gì ?
- Hai điểm M và N có quan hệ gì ? hai điểm N và P có quan hệ gì ? Từ đó nêu các cách gọi tên khác của hai nửa mặt phẳng
- Yêu cầu HS làm ?1
Quan sát hình 3 và cho biết:
Cả 3 hình có đặc điểm chung gì?
- Nhận xét xem hình nào tia Oz cắt đoạn MN?
-Trong các hình 3a, b, c hình nào tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy ?
- Tại sao ở hình 3 c, tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy ?
- KHi nào tia Oz nằm giữa tia Ox và tia Oy ?
Trả lời ?2 SGK
Trả lời câu hỏi 2 SGK
1. Nửa nửa phẳng bờ a
a) Mặt phẳng:
Ví dụ: mặt bảng, trang giấy,…
HS: Trả lời
Nxét: Mặt phẳng không bị giới hạn
b) nửa mặt phẳng bờ a:
HS: Trả lời
a
- Hình gồm đường thẳng a và một phần đường thẳng bị chia ra bởi a gọi là một nửa mặt phăng bờ a.
- Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai mặt phẳng đối nhau
-Bất kì đường thằng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai mặt phẳng đối nhau
HS: Quan sát, trả lời.
?1
MN không cắt a
MP cắt a
2. Tia nằm giữa hai tia(15p)
Hình 3
Cho 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc:
M Ox; N Oy
- ở hình 3a, 3b tia Oz cắt đoạn thẳng MN, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
- ở hình 3c tia Oz không cắt đoạn thẳng MN, ta nói tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy.
?2.
4. Củng cố.
- Yêu cầu HS làm bài 4. SGk
Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A và nửa mặt phẳng bờ B chứa điểm B
Đoạn thẳng BC không cắt đường thẳng a.
Bài 3. a) nửa mặt phẳng đối nhau
b) đoạn thẳng AB
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài để nhận biết được mặt phẳng, nửa mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia
- Làm các bài tập còn lại trong SGK. Và 1, 4, 5SBT
Tuần 21
Ngày dạy: ……………..
Tiết 17: góc
I. Mục tiêu
- Biết góc là gì ? Góc bẹt là gì ?
- Biết vẽ góc, biết đọc tên góc, kí hiệu góc
- Nhận biết điểm nằm trong góc
II. Chuẩn bị
Thớc thẳng, SGK
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau?
3.Cho hình vẽ.
Trên hình có những tia nào?
Các tia đó có đặc điểm gì?
ĐVĐ: Hình trên có hai tia chung gốc, hình đó gọi là gì? chúng ta đi học bài hôm nay
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Qua KTBC cho biết:
- Góc là gì ?
- Nêu các yếu tố của góc.
- Vậy một góc có mấy đỉnh và mấy cạnh?
- GV giới thiệu cách đọc, cách kí hiệu, cách viết góc
- Gọi tên các góc trong hình 4 và viết bằng kí hiệu.
- Yêu cầu mỗi HS vẽ 2 góc và đặt tên, viết kí hiệu
Quan sát hình 2 và cho biết :
Hình đó có là góc không? Và hai cạnh của góc ngoài là hai tia chung gốc còn có đặc điểm gì?
- GV: Đó là góc bẹt. Từ đó cho biết
- Góc bẹt là gì ?
- Làm ? SGK
- Làm miệng bài tập 6 SGK
- Góc có các yếu tố nào?
- Muốn vẽ góc ta cần vẽ các yếu tố nào ?
- Vẽ hai tia chung gốc và đặt tên cho góc.
GV giới thiệu cách nhận dạng góc và kí hiệu góc chung đỉnh
- Quan sát hình 5 và đạt tên cho góc tơng ứng với O ;O
- Quan sát hình 6 và cho biết khi nào điểm M năm trong góc xOy?
- Làm bài tập 9 SGK
1. Góc
- Định nghĩa:
Góc là hình gồm hai tia chung gốc
Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh. Hai tia gọi là hai cạnh của góc.
VD: O: đỉnh của góc
Ox, Oy: hai cạnh của góc
- Kí hiệu:
Hoặc : xOy ; yOx; O
2. Góc bẹt:
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
3. Vẽ góc.
Hình 5
4. Điểm nằm bên trong góc
Hình 6
Khi tia OM nằm giữa tia Oxvà tia Oy thì điểm M nằm trong góc xOy.
4. Củng cố.
Yêu cầu HS làm bài7 SGk theo nhóm
Sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo SGK và vở ghi
- Làm các bài tập còn lại trong SGK. Và 7, 10 SBT/53
Hớng dẫn bài 8 SGK: Dựa vào định nghĩa góc để viết tên góc
:Có tất cả ba góc là
Hướng dẫn bài 10 SGK : Lấy 3 điểm A,B,C không thẳng hàng, Vẽ các góc ABC, ACB, CBA rồi gạch chéo theo yêu cầu
Tuần 22
Ngày dạy: …………..
Tiết 18. Số đo góc.
I. Mục tiêu:
-HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định. Số đo của góc bẹt là 1800. Góc sinh biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
- Biết đo góc bằng thước đo góc. Biết so sánh hai góc
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
- Thước đo góc, thước thẳng, ê ke vuông
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: vẽ một góc bất kỳ và một góc bẹt và đặt tên. Chỉ rõ đỉnh và cạnh của một góc
HS2: Vẽ một tia nằm giữa hai cạnh của một góc. Hình vừa vẽ có mấy góc viết tên?
ĐVĐ: Trên hình vừa vẽ có 3 góc, vậy làm thế nào để so sánh các góc đó với nhau, chúng ta học bài hôm nay
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ một góc bất kỳ, các HS khác vẽ vào vở
- Cho HS quan sát thước đo góc và yêu cầu nêu cấu tạo của thước đo góc
GV giới thiệu lại và nhấn mạnh tâm của thước , vạch ghi số độ
Gv giới thiệu cách đặt thước để đo góc và cách đọc số đo của góc, cách ghi số đo, yêu cầu HS quan sát
- Cho HS áp dụng tự đo góc mình vừa vẽ
- Yêu cầu HS dưới lớp đọc số đo góc của mình
- ? Mỗi góc có mấy số đo?
? Số đo của mỗi góc nằm trong khoảng nào?
GV: Yêu cầu HS làm ?1 đo độ mở của cái kéo và com pa
?Tại sao trên thước đo góc lại có hai vạch ghi số đo ngược chiều nhau?
- Đơn vị đo của góc ngoài độ còn có đơn vị nào khác, nêu cách đổi từ đơn vị này sang đơn vị kia
- Củng cố: Yêu cầu HS vận dụng làm bài tập 11 SGK
- Muốn so sánh hai góc ta căn cứ vào đâu?
- Yêu cầu HS vận dụng đo các góc của hình 14 và hình 15 SGK
-GV hướng dẫn HS ghi kết quả và lưu ý kí hiệu hai góc bằng nhau và hai góc không bằng nhau
- yêu cầu HS làm ?2
GV lưu ý HS cách đặt thước để đo các góc có cạnh không nằm ngang như BAI
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời:
+ góc vuông là gì?
+góc nhọn là gì?
+ góc tù là gì?
GV giới thiệu có tất cả 4 loại góc:
- Yêu cầu HS so sánh góc nhọn và góc tù với góc vuông để hình dung cách vẽ các loại góc
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ 4 loại góc và đặt tên, kí hiệu nhận dạng góc, các HS khác làm vào vở
- GV lưu ý HS vẽ góc vuông nhanh và chính xác thì dùng ê ke vuông
1 HS lên bảng thực hiện
1.Đo góc
a)Dụng cụ đo:
HS: Quan sát, nêu cấu tạo
b)Cách đo:
HS: Quan sát cách đo.
- Kí hiệu xOy = 430
HS: Thực hiện
HS: Trả lời
Nhận xét:- Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 1800
- Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800
?1 HS: Thực hiện
Chú ý:SGK
Đơn vị đo khác của góc là phút và giây:
10 = 60’
1’ = 60’’
HS: Thực hiện
2. So sánh hai góc
xOy = uIv
sOt > pIq hay pIq < sOt
?2: Kết quả: BAI < IAC
3. Góc vuông, góc nhọn, góc tù:(7p
Góc vuông
góc nhọn
góc tù
Góc bẹt
4. Củng cố:
- yêu cầu HS làm bài 12 và 14 SGK
đáp án:
Bài 12 SGk: BAC = ABC =BCA=600
GV giới thiệu sau này hình 19 gọi là tam giác đều
Bài 14: 1,5:góc vuông; 3,6 : góc nhọn; 5: góc tù; 2: góc bẹt
5. Hướng dẫn về nhà:
- học kỹ bài để nắm vững cách đo góc và phân biệt các loại góc
- Làm các bài tập còn lại SGK và 14,15 SBT
Hướng dẫn bài 15: Vẽ vòng tròn thể hiện đồng hồ, trên đó ghi các số từ 1 đến 12 giờ, sau đó tại thời điểm nào thì nói các kim giờ va kim phút với nhau tạo thành góc và đo
File đính kèm:
- Giao an Hinh 6(10).doc