Giáo án Toán lớp 6 - Hình hoc - Tuần 31

I. MỤC TIÊU: Qua bài:

- HS biết cách vẽ và vẽ được sơ đồ phòng học HCN trên giấy theo tỉ lệ cho trước (với kích thước là số tự nhiên)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thước dây cuộn, giấy bút để ghi chép.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình hoc - Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31: Thứ hai, ngày 13 tháng 4 năm 2009 Chiều: Mỹ thuật G/V chuyên dạy Tiếng anh G/V chuyên dạy Toán Thực hành (tiếp) I. Mục tiêu: Qua bài: - HS biết cách vẽ và vẽ được sơ đồ phòng học HCN trên giấy theo tỉ lệ cho trước (với kích thước là số tự nhiên) II. Đồ dùng dạy học: - Thước dây cuộn, giấy bút để ghi chép. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức, phương phápdạy học A. Kiểm tra bài cũ: (4-5’) 1.Trên bản đồ tỉ lệ 1:500,chiều dài sân trường là 8cm.Tính chiều dài thật của sân trường. Đ/s: 40 cm. B. Dạy bài mới. 1. Bài học: (12-13’) VD -SGK Chiều dài đoạn thẳng AB trên mặt đất là 20m. Hãy vẽ sơ đồ biểu thị độ dài đó trên bản đồ tỉ lệ 1: 400 Cách thực hiện: Đổi 20m = 2000cm. Bước 1: Tính độ dài của đoạn thẳng AB trên bản đồ: 2000 : 400 = 5 ( cm) Bước 2: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm trên bản đồ 5cm A B Độ dài đoạn thẳng AB Tỉ lệ 1 : 400 2. Luyện tập: (16-17’) a) Yêu cầu : Vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng của lớp em theo tỉ lệ 1 : 50 b) Chuẩn bị: - Thước dây cuộn - Thước dài, ê ke. c) Thực hành a- Bước 1: Đo độ dài các cạnh của bảng lớp học. b- Bước 2: Tính độ dài thu nhỏ các cạnh vừa đo được theo tỉ lệ 1:50 c- Bước 3: Vẽ sơ đồ HCN theo kích thước thu nhỏ. Phiếu số liệu: Chiều dài bảng lớp học: …………m = ………..cm Chiều rộng bảng lớp học: ……… m =………….cm Chiều dài thu nhỏ: ………………cm Chiều rộng thu nhỏ: ………………cm Phần vẽ sơ đồ: 3. Củng cố- Dặn dò: (1-2’) - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số tự nhiên. - 2 HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét - GV chấm điểm. - HS đọc VD 1 SGK( Không yêu cầu thực hành) - HS đọc SGK và nêu cách thực hiện - Muốn vẽ thu nhỏ độ dài một đoạn thẳng theo tỉ lệ cho trước ta làm thế nào? - HS nêu 2 bước tổng quát. HS nối nhau đọc yêu cầu, chuẩn bị thực hành. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- 6 HS. - Nhóm trưởng phân công các bạn làm. - GV bao quát lớp. - GV cho HS ghi chép số liệu và vẽ sơ đồ vào vở bài tập. - GV thu vở kiểm tra việc thực hành của HS. - Giáo viên nhận xét tiết học. Chính tả (nghe- viết) Nghe lời chim nói I- mục tiêu: - Nghe và viết chính xác, đẹp bài thơ “Nghe lời chim nói”. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc thanh hỏi, thanh ngã. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ . III.Các hoạt động dạy- học. Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học A. Bài mới: (30’) 1.Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn HS nghe - viết - Nội dung:Loài chim nói về điều gì?(nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, nói về những thành phố hiện đại, những công trình thuỷ điện) -Từ khó: bận rộn, ngỡ ngàng, thanh khiết, say mê... 3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: a) -Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l, không viết với n: là, lãi, lặp... - Tìm 3 trường hợp chỉ viết với n, không viết với l: nãy, nằm, nắn b) – Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: bải hoải, bảnh bao, bổi hổi... – Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã: bão bùng, bẽ bàng, kẽo kẹt... Bài 3: Chọn các tiếng trong ngoặc đơn dể hoàn chỉnh đoạn văn: (Trang 125- SGK) Đáp án: a) Núi- lớn- Nam- này. b) ở- cũng- cảm- cả. B. Củng cố dặn dò: (3’) - GV giới thiệu và ghi tên bài - GV đọc bài chính tả. - Cả lớp theo dõi trong SGK - GV hỏi, 2 HS trả lời. - HS đọc thầm để tìm những từ dễ viết sai và viết bảng con - HS nêu cách trình bày bài viết - Hs gấp SGK. Gv đọc từng câu thơ cho hs viết. - Khi HS viết xong, các em đổi vở tự sửa lỗi cho nhau. - GV chấm chữa nhanh bài của một tổ. Nhận xét chung * Phương pháp thực hành luyện tập. - HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài vào phiếu - 4 HS làm bài vào bảng phụ - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. - HS đọc lại phần bài làm của mình - 1 HS nêu yêu cầu của BT 3 - HS làm bài - 2 HS làm trên bảng phụ - Cả lớp nêu nhận xét -Gv chốt lại đáp án - GV nhận xét tiết học. Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2009 Sáng : Âm nhạc G/V chuyên dạy Thể dục G/V chuyên dạy Lịch sử Nhà Nguyễn thành lập I - Mục tiêu Sau bài học HS nêu được -HS nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn; kinh đô nhà Nguyễn và một số ông vua của triều Nguyễn . -Nêu được các chính sách hà khắc , chặt chẽ của nhà Nguyễn nhằm đảm bảo quyền lợi của dòng họ mình II - Đồ dùng dạy học - Hình minh hoạ trong SGK . Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý của hoạt động 2 . III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : (3’) GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi 1,2 (SGK) B- Dạy – Học bài mới : (30’) 1. Giới thiệu bài : (3’) 2. Nội dung bài : (28’) * Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn -GV yêu cầu HS trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi: Nhà Nguyễn ra đời trg h/cảnh nào ? - GV giới thiệu về Nguyễn Anh. - GV: sau khi lên ngôi Hoàng đế , Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ? Từ năm 1802 đến năm 1858 , triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào ? . * Hoạt động 2 : Sự thống trị của nhà Nguyễn - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm với định hướng sau : - Hãy cùng thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trả lời các câu hỏi sau : Nêu những sự kiện chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ q/ hành cho ai ? + Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn gồm những gì ? + Bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc đó là gì ? - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến . - GV tổng kết ý kiến của HS và kết luận : Các vua nhà Nguỹen đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình . *Hoạt động 3 : Đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn - GV nêu vấn đề : Theo em với cách thống trị hà khắc của nhà vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ thế nào ? - GV giới thiệu : Dưới thời Nguyễn , vua quan bóc lột dân thậm tệ , người giàu có công khai sát hại người nghèo . Pháp luật dung túng cho người giầu 3. Củng cố – Dặn dò : (3’) - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài Địa lí Biển, đảo và quần đảo I/ Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng : Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông các vịnh , đảo , quần đảo Phân biệt được các khái niệm : vùng biển , đảo và quần đảo Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của biển đảo và quần đảo của nước ta . II/ Đồ dùng dạy – học Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam Tranh, ảnh về biển , đảo Việt Nam . III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1 / Kiểm tra bài cũ : (3’) GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời : + Tìm cảng sông và cảng biển của Đà Nẵng trên hình 1? + Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch ? - GV nhận xét cho điểm HS 2/ Bài mới : (30”) a/ Giới thiệu bài : (2’) Bản đồ VN. b/ Nội dung bài : (28’) * Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam - GV yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau : + Chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí biển đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan + Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta ? + Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số mỏ dầu , mỏ khí của nước ta - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi , GV kết luận * Hoạt động 2 : Đảo và quần đảo - GV giải thích nghĩa hai khái niệm đảo và quần đảo - Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ , yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sau : + Chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam các đảo và quần đảo chính ? Nhận xét câu trả lời của HS GV kết luận - HS trả lời , GV nhận xét và kết luận * Hoạt động 3 : Trò chơi : “ Tìm hiểu vùng biển Việt Nam ” - GV phổ biến luật chơi : + GV sẽ đưa ra 5 ô chữ với cá lời gợi ý . Nh/ vụ của HS là đoán ra nội dung của ô chữ đó + HS néu đoán đúng nội dung của ô chữ , sẽ được nhận 1 phần quà của GV + GV tổ chức cho HS chơi GV nhận xét HS chơi 3/ Củng cố, dặn dò : (3’) GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau Chiều : Toán Ôn tập về số tự nhiên I. Mục tiêu: - Qua bài, giúp HS ôn tập về: + Đọc, viết số TN trong hệ thập phân + Hàng và lớp + Dãy số TN và một số đặc điểm của nó. II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức, phương pháp dạy học 1’ 27-28’ 1-2’ 1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học 2/ Hướng dẫn HS ôn luyện. Bài 1:Viết vào chỗ chấm theo mẫu: Đọc số Viết số Số đó gồm - Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám - Một trăm sáu mươi hai nghìn hai trăm bảy mươi tư. - Chín trăm nghìn tám trăm bảy mươi mốt. -Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm trăm chín mươi. 24 308 162 274 1237005 8004090 24nghìn,3 trăm, 0 chuc , 8đơn vị 162nghìn, 2trăm, 7chục, 4đơn vị. 1triệu,237nghìn, 0trăm, 0chục, 5đơn vị 8triệu,4nghìn, 9chục. Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): 1 763 = 1 000 + 700 + 60 + 3 5 794 = 5 000 + 700 +90 + 4 20 292 = 20 000 + 200 +90 +2 190 909 = 100 000 +90 000 +900 + 9 Bài 3: a)Đọc số và nêu giá trị mỗi chữ số 5 trong mỗi số b) Ghi giá trị của chữ số 3 trong mỗi hàng,(Theo mẫu): Số 103 1379 8932 13064 3265910 Giá trị của chữ số 3 3 300 30 3000 3000000 Bài 4: a)Trong dãy số tự nhiên , hai số liên tiếp nhau hơn kém nhau 1 đơn vị b) Số tự nhiên bé nhất là số 0 c)Không có STN lớn nhất - Nêu đặc điểm của dãy số TN. Bài 5:Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có: a)Ba số tự nhiên liên tiếp 67 ; 68 ; 69 798 ; 799 ; 800 999 ; 1000 ; 1001 b) Ba số chẵn liên tiếp 8 ; 10 ; 12 98 ; 100 ; 102 998 ; 1000 ; 1002 c) Ba số lẻ liên tiếp 51 ; 53 ; 55 199 ; 201 ; 203 997 ; 999 ; 1001 3. Củng cố- Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Trước khi làm bài 1, GV cho HS nêu cách đọc số 24 308 - Số trên gồm bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục, bao nhiêu đơn vị? - HS lên bảng ghi số theo lời đọc của GV HS nhận xét, GV chấm điểm. - HS tự làm bài 1 sau khi đã nghe bạn phân tích mẫu. - HS chữa miệng. - GV nhận xét. Bài 2: HS đọc đề. - HS tự làm. - Chữa miệng. HS tự làm bài 3 sau khi đã nghe bạn phân tích mẫu. - HS chữa miệng. - GV nhận xét. HS làm bài rồi chữa bảng. GV chốt: bài này củng cố cho các em về giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó trong số cụ thể. Bài 4 HS đọc đề. - HS tự làm. - Chữa miệng. - HS khác nhận xét. - GV chốt. Cho hs nêu yêu cầu HS tự làm bài Gọi hs chữa bài miệng, cả lớp theo dõi nhận xét GV chốt lại - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp) Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ cho câu I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS : - Hiểu được thế nào là trạng ngữ. - Biết nhận diện, đặt câu có trạng ngữ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn : Nội dung phần ghi nhớ, nội dung bài tập 1( phần luyện tập ). - Phấn màu. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức, phương phápdạy học A. Kiểm tra bài cũ: (4-5’) - Câu cảm là gì? - Chữa bài 2. B. Bài mới (30’) 1- Giới thiệu bài. (1’) Trong các tiết học trước các em đã biết câu có 2 thành phần chính là CN, VN. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm quen với một thành phần phụ của câu. Đó là trạng ngữ. 2. Nhận xét: (11-12’) 1. Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau: a) I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. b) Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. (Bộ phận in nghiêng dùng để nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ- I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.). 2. Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng: ( Vì sao I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? Hoặc: Nhờ đâu I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? Khi nào I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? Hoặc: Bao giờ I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng? 3. Rút ra kết luận: Những bộ phận in nghiêng như vậy được gọi là trạng ngữ. 3. Phần ghi nhớ.(2-3’) SGK Trang 126 4. Phần luyện tập.(11-12’) Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau: a, Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. b, Trong vườn, muôn loài hoa đua nhau nở. c, Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lí hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt. Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. C. Củng cố- Dặn dò: (1-2’) - HS đọc lại ghi nhớ.. - 1 học sinh lên bảng chữa bài 2. - 2 HS dưới lớp nêu ghi nhớ. - HS nhận xét. GV đánh giá, ghi điểm. - giáo viên giới thiệu bài học. - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu của phần nhận xét. Lớp đọc thầm lại. - Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp để thực hiện từng yêu cầu của bài tập. - Học sinh phát biểu ý kiến. - Cả lớp và giáo viên nhận xét - Học sinh căn cứ vào phần bài tập vừa làm trong mục nhận xét để rút ra ghi nhớ. - 1,2 học sinh đọc nội dung Ghi nhớ trên bảng phụ. Cả lớp đọc thầm. - Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc nội dung Ghi nhớ. -1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Học sinh suy nghĩ, làm bài rồi phát biểu ý kiến. - HS và GV nhận xét. - GV chốt. -1 học sinh đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc lại. Học sinh suy nghĩ, làm bài của mình. - Chữa miệng. HS, GV nhận xét. - 2 học sinh nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học Đạo đức Bảo vệ môi trường (tiếp) I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS : - Hiểu : con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong lành. - Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II- Đồ dùng dạy học. - Tranh, ảnh minh hoạ, phiếu học tập. - Thẻ màu. III- Hoạt động dạy học 1/ Kiểm tra bài cũ.(4-5’) Môi trường bị ô nhiễm là do đâu? - Để bảo vệ môi trường trong sạch, em cần làm gì? 2/ Hướng dẫn HS thực hành.(27-28’) * HĐ1: Tập làm nhà tiên tri.(BT2- SGK) - HS làm việc theo nhóm. - GV giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý đúng. * HĐ2: Bày tỏ ý kiến.(BT3- SGK) - HS làm việc theo cặp. - GV gọi từng cặp lên trình bày ý kiến của mình. - GV nhận xét, kết luận về đáp án đúng: a/ Không tán thành c/ Tán thành g/ Tán thành b/ Không tán thành d/ Tán thành * HĐ3: Xử lý tình huống.(BT4- SGK) - GV chia nhóm cho HS - Từng nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận và xử lí tình huống. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV và lớp nhận xét, đánh giá- kết luận: a/ Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác. b/ Đề nghị giảm âm thanh. c/ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng. * HĐ4: Dự án “Tình nguyện xanh” - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết. + Nhóm 2: Tương tự đối với môi trường trường học. + Nhóm 3: Tương tự đối với môi trường lớp học. - Từng nhóm thảo luận, ghi kết quả lại. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Gv kết luận chung, liên hệ thực tế. + Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK. Lớp đọc thầm. IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau. Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2009 Tập đọc Con chuồn chuồn nước I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ngạc nhiên, nhấn mạnh những từ ca ngợi vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước; biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung từng đoạn ( lúc tả đậu, lúc tả bay ). - Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài văn và bài : Ca ngợi vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước và thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương đất nước. II. Đồ dùng- dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu trong bài cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy và học. Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ. (4-5’) Bài “ăng - co Vát” B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài.(1-2’) 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc (7-8’) Chia 2 đoạn để luyện đọc. - Từ khó đọc: cành lộc vừng, luỹ tre xanh, thung thăng.... - Từ ngữ: phần chú giải. Giải nghĩa từ: lộc vừng ( ảnh hoặc giới thiệu cây mọc ở Hồ Gươm) b) Tìm hiểu bài.(11-12’) Câu 1: Chú chuồn chuồn nước được miêu tả nhờ những hình ảnh so sánh nào? + Màu vàng trên lưng chú lấp lánh; 4 cái cánh mỏng như giấy bóng; cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh; thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. Câu 2: Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? Các hình ảnh so sánh trong bài có tác dụng giúp ta cảm nhận được rõ hơn các bộ phận của chú chuồn chuồn; đặc biệt hình ảnh màu vàng trên lưng chú chuồn chuồn như màu vàng của nắng là cách so sánh đặc biệt: So sánh một hình ảnh cụ thể với một hình ảnh trừu tượng hơn: màu của nắng. Cách so sánh độ rung cánh chuồn chuồn với tâm trạng phân vân suy nghĩ của con người- ngộ nghĩnh và gần gũi. - Đoạn thứ nhất cho thấy điều gì? Câu 3: Cách miêu tả chú chuồn chuồn có gì hay? + Tác giả tả chuồn chuồn khi bay trong trạng thái thay đổi bất ngờ: bay vọt; tung cánh, bóng nhỏ xúi lướt nhanh trên mặt hồ; tác giả xen kẽ việc miêu tả chuồn chuồn với miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh đất nước. Câu 4: Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua bài văn như thế nào? - Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của chuồn chuồn nước khi bay. Theo cánh chuồn chuồn, tác giả muốn mời ta cùng đi thăm cảnh đẹp đất nước. Đó là những cảnh sắc vô cùng thân thuộc của làng quê với mỗi người dân VN: .... Phải yêu quê hương đất nước thắm thiết tác giả mới tả được những cảnh sắc tươi đẹp ấy rõ nét và sinh động như vậy. *Đại ý: Ca ngợi vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước và thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương đất nước. c) Đọc diễn cảm:(9-10’) - Giọng đọc chậm rãi, ca ngợi vẻ đẹp của chuồn chuồn. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện vẻ đẹp ấy và ngắt giọng hợp lý. Đoạn 2 đọc cao giọng hơn. ... mới đẹp lam sao..... lấp lánh...mỏng như giấy bóng... tròn .... long lanh như thuỷ tinh..nhỏ và thon // vàng ... C. Củng cố- dặn dò: (1-2’) -1học sinh đọc diễn cảm cả bài. Nêu đại ý. - HS nhận xét, GV nhận xét,ghi điểm. - GV giới thiệu và ghi tên bài. - 1 học sinh đọc toàn bài văn. - 2 học sinh đọc nối tiếp nhau và tìm từ khó đọc. - 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn (lượt 2) - Học sinh đọc những từ chú giải sau bài. Sau đó, giáo viên yêu cầu một số em giải nghĩa các từ đó. Giáo viên cùng cả lớp giải nghĩa thêm những từ ngữ khác trong bài mà học sinh chưa hiểu ( nếu có ). Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi về bài văn dựa theo các câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển luân phiên của 1;2 học sinh khá giỏi. - Học sinh đọc thầm đoạn 1 trả lời các câu hỏi:1;2 - HS rút ra ý chính của đoạn. + ý1: Vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước khi đậu. - Học sinh đọc thành tiếng đoạn 2, trả lời câu hỏi của bạn. - Để học sinh có câu trả lời đầy đủ về các hình ảnh, Giáo viên yêu cầu học sinh điều khiển cho các bạn phát biểu tự do hoặc gợi ý bạn trả lời về các hình ảnh đó. - Giáo viên chốt ý và học sinh rút ra ý chính. + ý 2: Tình yêu quê hương đất nước của tg thể hiện qua việc miêu tả chuồn chuồn khi bay. 1 học sinh đọc cả bài và rút ra đại ý. - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn. - Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm. + Đọc cá nhân từng đoạn + Từng nhóm học sinh thi đọc diễn cảm theo đoạn. - 2 HS nêu lại đại ý - Giáo viên nhận xét tiết học. Thể dục G/V chuyên dạy Toán Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp) I. Mục tiêu: Qua bài, giúp HS : - Ôn tập về: So sánh và xếp thứ tự của các số TN - Biết vận dụng kiến thức đã học vào luyện tập, giải toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức, phương phápdạy học 1/ Giới thiệu bài: (2’). 2/ Hướng dẫn HS ôn tập : (30’) Bài 1: ( SGK) Điền dấu: >, <,= ? 998 < 1321 34597 < 34601 27105 > 77985 150482 > 150459 830 : 10 = 830 72600 = 726 x100 Bài 2:(SGK) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: a) 999 , 7426 , 7624 , 7642 b) 1853 , 3158 , 3190 , 3518 Bài 3:(SGK) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 10261 , 1590 , 1567 , 897 b) 4270 , 2518 , 2490 , 2476 Bài 4: (SGK) Viết số: a - Số bé nhất có 1 chữ số là:0 - Số bé nhất có 2 chữ số là:10 - Số bé nhất có 3 chữ số là:100 b)- Số lớn nhất có 1 chữ số: 9 - Số lớn nhất có 2 chữ số: 99 - Số lớn nhất có 3 chữ số: 999 c) Số lẻ bé nhất có một chữ số là 1 - Số lẻ bé nhất có 2 chữ số là 11 - Số lẻ bé nhất có 3 chữ số là 111 d)Số chẵn lớn nhất có 1 chữ số: 8. Số chẵn lớn nhất có 2 chữ số: 98. Bài 5: (SGK) Tìm x biết 57 < x < 62 và: a) x là số chẵn: 58 , 60 b) x là số lẻ : 59 , 61 c) x là số tròn chục : 60 C. Củng cố- Dặn dò: (3’) - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp) HS tự làm bài 1 - HS chữa miệng. - GV nhận xét. Bài 2: HS đọc đề. - HS tự làm. - Chữa miệng. HS tự làm bài 3 - HS chữa miệng. - GV nhận xét. Bài 4: HS đọc đề. - HS tự làm. - Chữa bảng. GV có thể hỏi thêm HS: + Số nhỏ nhất có 1 chữ số? + Số lẻ nhỏ nhất có 1 chữ số? + Số chẵn lớn nhất có 4 chứ số? +… Hs đọc yêu cầu bài rồi tự làm bài Gọi hs chữa bài - Giáo viên nhận xét tiết học. Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật I. Mục tiêu: Qua bài, giúp HS: - Biết quan sát các bộ phận của con vật và chọn lọc các bộ phận để miêu tả. - Biết tìm những từ ngữ phù hợp làm nổi bật ngoại hình của con vật II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh một số con vật nuôi trong nhà: chó, mèo, gà, vịt, chim, trâu, bò, ngựa lợn......( cỡ nhỏ ). III. Hoạt động dạy học : Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức, phương phápdạy học 1. Giới thiệu bài. (2’) Các em đã học cấu tạo của bài văn tả con vật. Hôm nay, chúng ta học cách quan sát, chọn lọc chi tiết để viết thành bài văn tả con vật . 2. Hướng dẫn quan sát và chọn lọc chi tiết để miêu tả (30’) 1) Đọc đoạn văn sau: Con ngựa Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt động đậy hoài. Mỗi khi nó nhếch môi lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm nó được cắt rất phẳng. Ngực nở. Bốn chân nó khi đứng cũng cứ giậm lộp cộp trên đất. Cái đuôi ve vẩy hết sang phải lại sang trái. 2) Đoạn văn trên tả những bộ phận nào của con ngựa? Hãy ghi lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận ấy. Các bộ phận Từ ngữ miêu tả - Hai tai - Hai lỗ mũi - Hai hàm răng - Bờm - Ngực - Bốn chân - Cái đuôi - to - dựng đứng trên cái đầu rất đẹp - ươn ướt - động đậy hoài - trắng muốt - được cắt rất phẳng -nở - khi đứng cũng cứ dập lộp cộp trên đất - dài - ve vẩy sang phải, sang trái. 3) Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó. (Mẫu sgk trang 128) -Yêu cầu HS quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm các từ ngữ miêu tả các bộ phận đó rồi ghi lại vào 2 cột như bài 2. - HS tìm được càng nhiều từ ngữ miêu tả thì càng tốt. Khuyến khích HS sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoáđể làm nổi bậy các chi tiết miêu tả. C. Củng cố- Dặn dò: (3’) Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bài 3 vào vở. - Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.. - 1 học sinh đọc yêu cầu. - HS làm việc cá nhân. - HS trả lời miệng - GV ghi các từ ngữ đó lên trên bảng như bảng bên. - HS đọc yêu cầu của bài 3: - Giáo viên treo ảnh một số vật nuôi trong nhà lên trên bảng; yêu cầu 1 học sinh chọn một con vật nuôi em yêu thích rồi chọn lựa chi tíêt, hình ảnh, từ ngữ để miêu tả. - HS viết dàn ý miêu tả rồi trình bày miệng trước lớp. - HS và GV nhận xét, bổ sung để HS có dàn ý chi tiết. - Giáo viên nhận xét tiết học Thứ năm, ngày 16 tháng 4 năm 2009 Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu I. Mục tiêu: Nắm được những hiểu biết sơ giản về trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. Biết nhận diện, đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn : + Nội dung phần ghi nhớ, các câu văn ở bài tập 1( phần nhận xét ). Nội dung các bài tập 1,2 ( phần nhận xét ). - Một số tờ giấy phóng to nội dung bài tập 3 ( phần luyện tập ) cho các nhóm làm việc. + Băng dính. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung các hoạt động dạy học Hình thức, phương phápdạy học A. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Ghi nhớ bài trước. - Chữa bài 2. B. Bài mới (30’) 1- Giới thiệu bài Trong các tiết học trước các em đã làm quen với một thành phần phụ của câu. Đó là trạng ngữ. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đi sâu tìm hiểu trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. 2. Nhận xét: Bài 1, 2: 1.Tìm trạng ngữ trong những câu sau và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu? - Trước nhà, mấy cây hoa giấy/ nở tưng CN VN bừng. - Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu /vẫn nở, CN vấn vương vãi khắp Thủ đô. VN 2.Đặt câu h

File đính kèm:

  • docBai soan tuan 31 lop 4 - PThuy.doc
Giáo án liên quan