I/ MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh : Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích , thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
Củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữa các đơn vị đó .
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan .
II/ ĐỒ DUNG – DẠY HỌC :
Bảng con và bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC:
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình hoc - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34: Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009
Chiều : Mỹ thuật
GV chuyên dạy
Tiếng anh
GV chuyên dạy
Toán
Ôn tập về đại lượng (Tiếp)
I/ Mục tiêu :
- Giúp học sinh : Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích , thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
Củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữa các đơn vị đó .
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan .
II/ Đồ dung – dạy học :
Bảng con và bảng phụ
III/ Các hoạt động – dạy học:
kiểm tra bài cũ : (3’) HS lên chữa bài tập 1, 2 (SGK)
GV cùng HS nhận xét và chốt bài đúng
Bài mới : (30’)
Giới thiệu bài : (2’)
Hướng dẫn HS làm bài tập : (29’)
*Bài tập 1 (SGK) Học sinh nêu y/c bài tập làm cá nhân—HS lên chữa bài
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1m2= …cm2 ; 1m2 = dm2 : 1m2 = 10000cm2; 1m2 = 100dm2
1km2 = …m2 ; 1dm2 = cm2 ; 1km2 = 1000000m2; 1dm2= 100cm2
*Bài tập 2 (SGK) HS làm nhóm đôi :
Viết số tjưhích hợp vào chỗ chấm:
a) 15m2 =…cm2 ; 103cm2 = mm2 ; 15m2= 150000cm2 ; 103cm2 = 1030000mm2
m2= … dm2 ; dm2 =…cm2; m2 = 10dm2 ; dm2 = 10cm2
* Bài tập 3 (SGK) HS làm cả lớp
Điền dấu thích hợp vào ô trống :
2m2 5dm2 ….208 dm2 ; 2m2 5dm2 < 208dm2
3dm26cm2….306cm2; 3dm2 6cm2 = 306cm2
* Bài tập 4 (SGK) HS làm cá nhân HS nêu y/c của bài phân tích bài và giải bài
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật là:
64 x 25 =1600(m2)
Thửa ruộng đó thu hoạch được số tạ thóc là:
1600 x = 800(kg)
Đổi 800kg = 8(tạ)
Đáp số : 8 tạ thóc
C)củng cố- dặn dò :(3’) - GV nhận xét giờ học nhắc HS về hoàn thiện bài tập.
Chính tả (Nghe viết)
Nói ngược
I/ Mục tiêu :
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài về dân gian theo thể lục bát
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu , dấu thanh dễ viết lẫn (r/gi/d, dấu hỏi, ngã)
- Làm đúng bài tập 2.
II/ Đồ dùng - dạy học:
Phiếu học tập , bảng phụ
III/ các hoạt động - dạy học :
A) Kiểm tra bài cũ : (3’) HS lên bảng chữa bài tập
B) Bài mới : (30’)
1) Giới thiệu bài: (2’)
2) Hướng dẫn học sinh nghe - viết : (23’)
- GV đọc bài vè Nói ngược . HS theo dõi trong ( SGK).
- HS đọc thầm lại bài vè . GV nêu lại cách trình bày bài theo thể loại thơ lục bát.
- HS lên bảng viết từ khó và nêu nội dung bài ( nói những chuyện phi lí, ngược đời , khôngthể nào xảy ra gây cười.
- HS gấp SGK . GV đọc từng câu cho hs nghe - viết.
- GV đọc lại cho hs soát lỗi - GV chấm chữa bài.
3)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : (8’)
GV cho HS làm bài tập số 2 vào vở: Gv nêu yêu cầu
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân.
- HS lên chữa bài : GV cùng hs nhận xét và chốt ý đúng:
* Giải đáp - tham gia - dùng một thiết bị - theo dõi - bộ não - kết quả - bộ não - khg thể.
C)Củng cố - dặn dò: (3’)
GV nhận xét giờ học - yêu cầu HS về hoàn thiện bài tập.
Sáng : Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2009.
Âm nhạc
GV chuyên dạy
Thể dục
GV chuyên dạy
Địa lý
Ôn tập
I/ Mục tiêu :
Học xong bài này , HS biết :
- Chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh núi Phan - xi - păng : đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung: các cao nguyên ở Tây Nguyên và một số thành phố lớn.- So sánh, hệ thống hóa ở mức độ đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du bắc bộ, Tây Nguyên , đồng bằng Bác Bộ, đồng bằng Nam Bộ , đồng bằng duuyên hải miền Trung.
-Hệ thống tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên Hải miền trung, Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
II/ Đồ dùng - dạy học:
- Các loại bản đồ VN, phiếu học tập.
III/ Các hoạt động - dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ : (3’) HS trả lời câu hỏi 2,3 (SGK)
B/ Bài mới : (30’)
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn Hs luyện tập: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Hs chỉ trên bản đồ Địa lý VN các địa danh theo yêu câu của câu 1
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
GV phát phiếu các nhóm hệ thống và nêu tên các thành phố lớn ở nước ta.
Tên thành phố
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP Hồ Chí Minh
Cần thơ
_ HS thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập - HS lên chỉ các thành phố trên bản đồ.
- Nêu tên một số dân tộc và một số hoạt/ đ sản/ x chính ở các vùng : núi, cao nguyên,....
- HS trao đổi kết quả trước lớp , chuẩn xác đáp án
C/ Củng cố - dặn dò : (3 ’)
GV nhận xét giờ học , nhắc nhở hs về hoàn thiện bài tập.
Lịch sử
Ôn tập
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh :
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu lê - thời Nguyễn.
- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
II/ Đồ dùng - dạy học :
Bản đồ VN , phiếu học tập.
III/ Các hoạt động - dạy học :
A) Kiểm tra bài cũ : (3’)
Học trả lời câu hỏi 2,3 (SGK)
B- Dạy – Học bài mới : (30’)
1. Giới thiệu bài : (1’)
2. Nội dung bài : (29’)
* Hoạt động 1: Thống kê lịch sử
GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lich sử đã học ( Nhưng được bịt kín phần nội/ d )
- GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê
Ví dụ :+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong llịch sử nước nhà là giai đoạn nào ?
+ Giai đoạn này bắt đầu từ khi nào và kéo dài đến bao giờ?
+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?
+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì ?
+ GV cho HS phát biểu ý kiến , đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê đã chuẩn bị , cho HS đọc lại
GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác - GV kết luận lại nội dung của h/ động 1
* Hoạt động 2 : Thi kể chuyện lịch sử
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX - GV tổ chức cho HS thi kể chuyện về các nhân vật trên
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt , kể hay .
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật trên
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2
- Một số nhân vật tiêu biểu như : Hùng Vương, An Dương Vương, Hai bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo , Lê Thánh Tông, Nguyễ Trãi , Nguyễn Huệ.
Gọi HS nêu tên những nhân vật đó.
3. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài
Chiều : Toán
Ôn tập về hình học
I/ Mục tiêu:
-Nhận biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc
- Tính diện tích hình vuông , hình chữ nhật.
II/ Đồ dùng - dạy học:
Thước kẻ , bảng phụ,....
III/ Các hoạt động- dạy học:
A) Kiểm tra bài cũ : (3’)
- HS lên bảng chữa bài tập 1,2 (SGK)
B) Bài mới : (30’)
1/ Giới thiệu bài (2’)
2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập :(28’)
* Bài tập 1 (SGK) - GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK : (HS lam việc cá nhân )
- Nhận biết các cạnh ong song với nhau , các cạnh vuông góc với nhau.
- Gọi HS nêu kết quả - GV cùng HS nhận xét và kết luận
a) Cạnh DC song song với AB
b) Cạnh AD vuông góc với cạnh DC, cạnh AD vuông góc với cạnh AB
* Bài tập 3 (SGK) HS nêu yêu cầu của bài tập ( hoạt động cả lớp)
Điền đúng ghi Đ, sai ghi S
HS lên bảng chữa bài - GV cùng HS nhận xét và bổ xung, nêu kết quả đúng,
a) Chu vi hình 1 bằng hình 2. ( S )
b) Diện tích hình 1 bằng diện tích hình 2.( Đ )
c) Diện tích hình 2 lớn hơn diện tích hình 1. ( S )
d) Chu vi hình 1 lớn hơn chu vi hình 2. ( Đ )
* Bài tập 4 (SGK) Gọi HS đọc đề bài và phân tích bài (Làm cả lớp)
HS tự làm vào vở - GV chấm bài , chữa bài
GV cùng hs nhận xét và chốt bài giải đúng
Bài giải
Diện tích của một viên gạch là
20 x 20 = 400(cm2)
Diện tích của phòng học hình chữ nhật là:
5 x 8 = 40(m2)
Đổi 40m2 = 400000cm2
Phòng học cần số viên gạch là:
400000 : 400 = 1000 (viên )
Đáp số : 1000 viên
C/ Củng cố - dặn dò :(3’)
GV nhận xét giờ học nhắc nhở HS về hoàn thiện các bài tập còn lại.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Lạc quan - Yêu đời
A/ Mục tiêu :
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân lọai chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1)
- Biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan , yêu đời(BT2,BT3)
- HS khá , giỏi tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ (BT3)
B/ Đồ dùng - dạy học :
Bảng phụ , phiếu học tập
C/ Các hoạt động - dạy học :
1) Kiểm tra bài cũ :(3’) HS lên bảng chữa bài tập 2 (SGK)
2) Bài mới : (30’)
a) Giới thiệu bài : (2’)
b) Hướng dẫn HS làm bài tập : (28)
* Bài tâp 1: (SGK) HS nêu yêu cầu của bài ( HS làm theo cặp đôi)
GV hướng dẫn hs trao đổi theo cặp - GV phát phiếu hs làm vào phiếu
HS trình bày kết quả - Hs cùng Gv nhận xét - chốt lại lời giải.
Hs chữa lại theo lời giải đúng.
a) Từ chỉ hoạt động vui chơi, góp vui, mua vui.
b) Từ chỉ cảm giác vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú,..
c) Từ chỉ tính tình vui tính, vui nhộn, vui tươi,...
d) Từ vừa chỉ tính tình vui vẻ.
vừa chỉ cảm giác
* Bài tập 2 (SGK) HS nêu yêu cầu của bài ( HS hoạt động cá nhân)
HS làm bài, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
GV nhạn xét chốt câu văn đúng.
- Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.
- Mình đánh một bản đàn để mua vui cho các cậu thôi.
- Ngày ngày, các cụ già vui thú với những khóm hoa trong khu vườn nhỏ.
* Bài tập 3 : (SGK) HS đọc yêu cầu của bài ( Làm việc cả lớp)
HS tìm những từ miêu tả tiếng cười- tả âm thanh.
HS trao đổi cùng các bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười .
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
HS viết từ tìm được vào vở
* Cười ha hả Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.
cười hì hì Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
cười hơ hơ Anh chàng cười hơ hơ , nom thật vô duyên.
cười khùng khục Ông cụ cười khùng khục trong cổ họng.
c) Củng cố - dặn dò : (3’)
GV nhận xét tiết học nhắc nhở HS về hoàn thiện các bài tập.
Đạo đức
Dành cho địa phương
I- Mục tiêu:
Qua bài, giúp HS :
- Hiểu và hưởng ứng phong trào giữ gìn trật tự an toàn giao thông tai địa phương.
- Tìm hiểu về hiện trạng mất ATGT tại địa phương.
- Có ý thức tham gia bảo vệ và giữ gìn trật tự ATGT ở khu vực cổng trường.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh tuyên truyền về ATGT
III- Hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài: (2’)
GV nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS thực hành. (30’)
a/ HS nêu ý kiến về tình hình ATGT ở địa phương, ở trường.
- HS trao đổi theo nhóm trình bày :
+ Em có nhận xét gì về tình hình giao thông ở địa phương em?
ở khu vực cổng trường em học?
+ Nguyên nhân nào dẫn dến tình trạng ách tắc giao thông?
Tai nạn giao thông?
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt ý.
b/ Thực hiện ATGT.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Các nhóm thảo luận về việc thực hiện ATGT khu vực cổng trường.
+ Các biện pháp khắc phục ách tắc giao thông?
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý.
IV- Dặn dò: (3’)
GV nhận xét kết quả giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ,ngày 6 tháng 5 năm 2009
Tập đọc
ăn “ Mầm đá”
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS: Đọc rành mạch, lưu loát bài tập đọc Ăn “ Mầm đá “.
Bước đầu biết đọc với giọng kể vui , hóm hỉnh , đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn chuyện.
* Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh , vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống. ( trả lời được CH trong SGK).
II/ Đồ dùng - dạy học :
Tranh bài tập minh họa(SGK)
III/ Các hoạt động - dạy học :
A) Kiểm tra bài cũ : (3 ‘) 2HS đọc bài tiếng cười là liều thuốc bổvà trả lời CH1,2 (SGK)
B) Bài mới :(30’)
1) GIới thiệu bài : Tranh minh hoạ SGK
2) Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) luyện đọc : 4 hs đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài .
Đoạn1:Giới thiệu về Trạng Quỳnh .Đoạn 2:(Câu chuyện giữa Chúa Nguyễn vàTrạng Qu)
Đoạn 3: Chúa đói . Đoạn 4: (Bái học dành cho Chúa)
HS quan sát tranhminh họa chuyện - Đọc phát âm từ khó - Đọc chú giải (SGK)
- Luyện đọc theo cặp - thi đọc giữa các cặp.
- GV đọc mẫu và nêu giọng đọc : Giọng vui, hóm hỉnh, đọc phân biệt giọng đọc của các nhân vật trong câu chuyện .
b) Tìm hiểu bài : HS đọc thầm toàn trong SGK Và trả lời câu hỏi trong SGK.
Gợi ý trả lời các câu hỏi: ( HS trình bày câu trả của mình)
- Vì sao chúa Nguyễn muốn ăn món ăn “ Mầm đá”? ( Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “Mầm đá” là món ăn lạ thì muốn ăn)
-Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? ( HS phát biểu ý kiến - GV nxét)
- Cuối cùng chúa có ăn được mầm đá không? vì sao ? ( Chúa không được ăn món “Mầm đá” vì thật ra không hề co món đó)
- Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng ? ( Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon)
- Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? Trạng Quỳnh là người rất thông minh....
* Gọi 1 HS đọc toàn bài : HS nêu đại ý của bài .
c) Hướng dần đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc nối tiếp nhau đoạn truyệncủa bài theo cách phân vai( Người dẫn truyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh ) chọn đoạn đầu dọc diễn cảm - HS nêu cách đọc phân vai.
- GV hướng dẫn hs cách đọc đúng giọng các nhân vật.
- Cả lớp luyện đọc phân vai - thi đọc giữa các nhóm cách đọc phân vai các nhân vật.
- HS và GV nhận xét - tuyên dương.
C / Củng cố - dặn dò (3’)
HS nêu lại nội dung bài .
GV nhận xét giờ học - nhắc nhở các em về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Thể dục
GV chuyên dạy
Toán
Ôn tập về hình học (t’)
I/ Mục tiêu:
Giúp hs:
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích của hình bình hành.
II/ Đồ dùng - dạy học :
Bảng phụ , phiếu học tập
III/ Các hoạt động - dạy học :
A/ Kiểm tra bài cũ : (3’) HS lên chữa bài 3,4 (SGK) GV nhận xét - cho điểm
B/ Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
* Bài tập 1 (SGK): HS quan sát hình vẽ sgk (làm việc cá nhân)
Hs làm bài vào vở - lên bảng chữa bài . GV và hs nhận xét chốt bài đúng
- DE là đoạn thẳng song song với AB
- CD vuông góc với BC
* Bài tập 2 (SGK) HS làm cả lớp .
HS nêu yêu cầu của bài và phân tích bài tập
HS đọc kĩ bài , làm bài vào vở - Lên chữa bài
GV và HS nhận xét chữa bài giải đúng
Bài giải
Độ dài cạnh MN dài là:
64 : 4 = 16(cm)
Đáp số : 16 cm
* Bài tập 4 (SGK) HS đọc đầu bài tập: Hoạt động cặp đôi.
HS đọc kĩ bài và trao cùng các bạn , quan sát hình vẽ trong SGK làm bài vào phiếu ,
Đại diện nhóm trình bày - nêu cách làm của nhóm mình.
GV cùng HS nhận xét và bổ xung chữa bài đúng.
Bài giải
Diện tích của hình ABCD là:
3 x 4 = 12 (cm2)
Đáp số : 12cm2
C/ Củng cố - dăn dò:(3’)
GV nhận xét giờ học nhắc nhở hs về hoàn thiện các bài tập còn lại.
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả con vật
I/ Mục tiêu :
* Giúp HS :
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả con vật( Đúng ý, bố cục rõ ràng , dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả )
- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
- HS khá, giỏi biết nhận xét và chữa lỗi để có câu văn hay.
* Nhận thức được cái hay của bài được cô khen.
II/ Đồ dùng - dạy học :
Bảng lớp và phấn màu chữa lỗi chung , phiếu học tập.
III/ Các hoạt động - dạy học :
A) Kiểm tra bài cũ (3’)
B) Hướng dẫn HS chữa bài văn viết miêu tả về con vật: (30’)
1. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp :
- Gv viết lên bảng đề kiểm tra ( miêu tả con vật)
- Nhận xét về kết quả làm bài:
*Những ưu điểm chính: Đã xác định đúng đề bài chưa ,bố cụa, ý , diễn đạt,...
* Những thiếu sót và hạn chế của một số HS .
* GV đọc một số bài hay làm mẫu, - Gv trả bài cho HS.
2. Hướng dẫn HS chữa bài:
a) Hướng dẫn từng em chữa sửa lỗi .
GV phát phiếu cho từng em , đọc lời phê của cô giáo , đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài
Hs sửa lỗi chính tả , từ , câu , diễn đạt , ý và chữa lỗi.
- Đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lỗi .
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
GV viết đề bài lên bảng - Hs tự chữa lỗi trong bài của mình.
Hs trao đổi về bài chữa trên bảng . Gv chép những lỗi chữa lên bảng . Hs chép vào vở.
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn , bài văn hay:
GV đọc những đoạn văn bài văn hay của một bạn trong lớp.
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của Gv để tìm ra cái hay cái đẹp, cái đáng học của đoạn văn bài văn. từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
C) Củng cố - dặn dò (3’) :
Gv nhận xét giờ học , tuyên dương những bạn học tốt.
Thứ năm, ngày 7 tháng 5 năm 2009
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I/ Mục tiêu :
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu(Trả lời CH bằng gì ?
Với cái gì? - ND ghi nhớ )
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu(BT1-Muc III) Bước đầu viết đc đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng chỉ ph/ tiện ( BT2).
II/ Đồ dùng - dạy học :
Bảng lớp , phiếu học tập , bảng nhóm. tranh ảnh 1 số con vật (SGK)
III/ Các hoạt động - dạy học.
A. KIểm tra bài cũ : (3’) Hs lên bảng chữa BT1,2 (SGK) - GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: (30’)
1) Giới thiệu bài (3’) ảnh tranh minh họa (SGK).
2) Giảng bài mới (28’).
a) Giới thiệu bài ; ( GV nêu rõ yêu cầu của tiết học )
b) Phần nhận xét : Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1,2.
- Hs phát biểu ý kiến . Cả lớp và GV nhậ xét , chốt lại lời giải đúng :
* ý 1; Các trạng ngữ đó trả lời câu hỏi Bằng cái gì ?, với cái gì ?
* ý 2; Cả hai trạng ngữ đó bổ xung ý nghĩa phương tiện cho câu.
c) Phần ghi nhớ : HS đọc toàn bộ ghi nhớ trong SGK
d) Phần luyện tập :
Bài tập 1 (SGK) HS đọc yêu cầu của bài tập , suy nghĩ (làm cá nhân)
Gọi HS lên bảng chữa bài : gạch chân trang ngữ trong câu đó.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a: Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em ,....
Câu b: Với óc quan sát tinh tế và đôi tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo ....
* Bài tập 2 : (SGK) HS đọc yêu cầu của bài tập , quan sát tranh các con vật (SGK)
HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật ( Làm việc cả lớp)
GV và HS nhận xét , chốt lời giải đúng:
VD Về một số câu văn có trạng ngữ chỉ phương tiện .
* Bằng đôi tay to rộng, gà mái che chở cho đàn con .
* Với cái mồm to, con lợn háu ăn tợp một loáng là hết cả máng cám.
* Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà.
Gọi HS nêu lại phần ghi nhớ SGK
C) Củng cố - dặn dò : (3’)
GV nhận xét giờ học , nhắc nhở HS về học kĩ bài và hoàn thiện các bài tập còn lại.
Toán
Ôn tập về tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng giải toán về” Tìm số trung bình cộng”.
- Giải được gài toán về tìm số trung bình cộng.
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu, bảng phụ kẻ, viết sẵn nội dung bài 3.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức, phương pháp
Ghi chú
5’
30’
3’
A.Kiểm tra: hs lên bảng chữa bài 4(SGK)
Diện tích hình chữ nhật BE FC là:
4 ´ 3 = 12 ( cm2)
Diện tích hình bình hành ABCD là:
4 ´ 3 = 12 ( cm2)
Diện tích hình ( H) là:
12 + 12 = 24 ( cm2)
Đáp số : 24 cm2
B.hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số:
137, 248, 395
(137 + 248 + 395 ) : 3 = 260
348, 219, 560 và 725
(348 + 219 + 560 + 725 ) : 4 = 463
Bài 2:
Giải
Trung bình số dân tăng hằng năm là:
( 158 + 147 + 132 + 103 + 95 ) : 5 =
127( người )
ĐS: 127 người
Bài 3: Giải
Tổ Hai góp được số vở là:
36 + 2 = 38 ( quyển )
Tổ Ba góp được số vở là:
38 + 2 = 40 ( quyển )
Trung bình mỗi tổ góp được số vở là:
( 36 + 38 + 40 ) : 3 = 38 ( quyển )
ĐS: 38 quyển
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Làm BT tiết 161- Vở BT toán in.
*Phương pháp kiểm tra đánh giá.
+ 1 HS lên bảng làm bài tập 4.
+ Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng.
+ GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp ôn tập củng cố.
+ Trước khi HS làm bài 1, cho 1- 2 HS nêu lại cách tìm trung bình cộng của nhiều số.
+ HS tự làm bài.
+ 2 HS chữa miệng.
+ Cả lớp và GV nhận xét.
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
+ HS tự làm bài. 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
+ Cả lớp và GV nhận xét.
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
+ HS tự làm bài. 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
+ Cả lớp và GV nhận xét.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/ Mục tiêu :
- Hs chọn được một câu chuyện , chọn được các chi tiết nói về một người vui tính: biết kể lại rõ ràng về những việc minh họa cho tính cách của nhân vật( không kể thành chuyện ). Hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện ).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lắng nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
II/ Đồ dùng - dạy học:
Bảng lớp viết sẵn đề, bảng phụ.
III/ Các hoạt động - dạy học :
A/ Kiểm tra bài cũ : (3’) Hai HS lên kể lại câu chuyện giờ trước.
B/ Bài mới : (30’)
1) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu của giờ học .
2) Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu cảu đề bài
- Một hs đọc đề bài , ba hs đọc các gợi ý 1,2,3, trong sgk
* Nhận vật trong câu chuyện của mình là một vui tính m,à em biết trong cuộc sống thg .
* Gv hướng dẫn kể chuyện .
- Giới thiệu một người vui tính , nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách đó .
- Kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính ( kể thành câu chuyện )
- Một số em nói nhân vật mình chọn kể.
3) HS thực hành kể chuyện :
a) Kể theo cặp :
- Từng cặp HS quay vào nhau kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện .
b) Thi KC trước lớp :
HS nối tiếp nhau kể thi trước lớp . HS tham gia thi kể , nêu tên câu chuyện của mình.
- HS kể xong , nói ý nghĩa của câu chuyện .
Cả lớp và GV nhận xét lời kể của từng bạn.
* Cả lớp bạn có câu chuyện hay nhất , bạn KC hay nhất .
C/ Củng cố - dặn dò : (3’)
GV nhận xét tiết học , yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
hoặc viết vào vở nội dung câu chuyện của mình mà đã kể ở lớp.
Kĩ thuật
LẮP GHẫP Mễ HèNH TỰ CHỌN
I-MỤC TIấU :
- HS biết chọn đỳng và đủ được cỏc chi tiết để lắp ghộp mụ hỡnh tự chọn .
- Lắp ghộp được một mụ hỡnh tự chọn đỳng kĩ thuật , đỳng quy trỡnh .
- Mô hình lắp ghép tương đối chắc chắn , sử dụng được. Rốn tớnh cẩn thận ,khộo lộo khi thực hiện cỏc thao tỏc thỏo ,lắp cỏc chi tiết của mụ hỡnh .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bộ lắp ghộp mụ hỡnh kĩ thuật.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU :
1/ Ổn định tổ chức : (1’)
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2’ ).
3/ Bài mới : (25’)
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Giới thiệu bài : (2’)
-GV giới thiệu bài và nờu mục đớch bài học .
-HS lắng nghe .
Hoạt động 1:Học sinh chọn mụ hỡnh lắp ghộp (3’)
-GV cho HS chọn cỏc mụ hỡnh để lắp ghộp ( Cú thể lắp: cầu vượt, ụ tụ kộo hay lắp cỏp treo như SGK ) hay tự sưu tầm .
-HS chọn mụ hỡnh để lắp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tỏc kĩ thuật (20’)
*Hướng dẫn chọn cỏc chi tiết (15’)
-GV yờu cầu HS chọn cỏc chi tiết phự hợp với mụ hỡnh mà HS đó chọn để vào nắp hộp theo từng loại .
-HS chọn và để vào nắp hộp .
-GV yờu cầu HS quan sỏt và nghiờn cứu kĩ hỡnh vẽ trong SGK
-HS xem gợi ý một số mụ hỡnh lắp ghộp SGK .
4 /Củng cố ,dặn dũ : (2’)
-GV nhận xột về sự chuẩn bị đồ dựng học tập ; thỏi độ học tập ; Kết quả học tập .
-Dặn dũ HS cất giữ cỏc chi tiết đó chọn riờng ra ở tiết 1để giờ sau tiến hành lắp cỏc bộ phận .
Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2009
Toán
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của
hai số đó
I- Mục tiêu
- Giúp HS giải được bài toán về” Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
- Giáo dục các em ham say học toán.
II- Đồ dùng dạy học
- Phấn màu, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hình thức tổ chức, phương pháp
Ghi chú
5’
34’
3’
A.Kiểm tra:
Bài 3; 4 trang 91 – SGK
B.Bài mới:
1) Giới thiệu bài :
2) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: (SGK) Hs nêu đầu bài và làm nháp.
HS chữa bài : GV và HS nhận xét
Bài 2: (SGK)
HS nêu yêu cầu bài , làm bài vào vở
HS lên bảng chữa bài:
Bài giải
Đội thứ nhất trồng được là
(1375 + 285 ) : 2 = 830 (cây )
Đội thứ hai trồng được là:
830 - 285 = 545 (cây )
Đáp số : Đội 1 : 830 cây
Đội 2 : 545 cây
Bài 3: (SGK) GV hướng dẫn học Tóm tắt bằng sơ đồ
HS giải vào vở - lên bảng chữa bài;
Bài giải:
Chiều rộng của thửa ruộng là :
(265 - 47 ) : 2 = 109 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là:
109 + 47 = 156 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
156 + 109 = 17004 (m2 )
Đáp số : 17004 m2
C.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
+2 HS lên bảng chữa bài tập
+ GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp ôn tập củng cố.
+ Trước khi HS làm bài 1và cho 1- 2 HS nêu lại các bước tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
+ HS tự làm bài.
+ 2 HS lên bảng chữa bài
+ Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài 2 tiến hành tương tự bài 1.
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
+ HS vẽ sơ đồ trên bảng lớp.
+ HS tự làm bài. 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
+ Cả lớp và GV nhận xét.
Tiếng anh
GV chuyên dạy
Tập làm văn
Điền vào giấy tờ in sẵn
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS :
- Hiểu các y
File đính kèm:
- Bai soan tuan 34 lop4 - PThuy.doc