A. MỤC TIÊU
• HS biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau, biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
• HS biết vẽ tia, biết viết tên và biết đọc tên một tia, biết phân biệt loại hai tia chung gốc.
• GD tính cẩn thận, chính xác cho HS
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, bút dạ.
2.Học sinh: Thước thẳng, bút màu.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 5, 6, 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Ngày dạy:.../9/2013
Tiết 5 : §5 Tia
A. MỤC TIÊU
HS biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau, biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
HS biết vẽ tia, biết viết tên và biết đọc tên một tia, biết phân biệt loại hai tia chung gốc.
GD tính cẩn thận, chính xác cho HS
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, bút dạ.
2.Học sinh: Thước thẳng, bút màu.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:
II/ Kiểm tra
III/ Bài mới
1/ Tia
+ GV vẽ lên bảng:
- Đường thẳng xy.
- Điểm O trên đưòng thẳng xy.
+ GV dùng phấn màu tô phần đường thẳng Ox và giới thiệu hình gồm điểm O và phần đường thẳng này là 1 tia gốc O
- Thế nào là một tia gốc O?
+ GV giới thiệu tên của hai tia Ox, Oy còn gọi là nửa đường thẳng Ox, Oy. Nhấn mạnh: Tia Ox bị giới hạn ở điểm O, không bị giới hạn về phía x
HS vẽ vào vở theo GV làm trên bảng.
HS đọc ĐN trong SGK
HS ghi vở.
2/ Hai tia đối nhau.
GV yêu cầu quan sát và nói lại đặc điểm của hai tia Ox, Oy trên?
+ GV: Hai tia Ox, Oy là hai tia đối nhau.
+ GV ghi nhận xét (SGK).
+ GV yêu cầu HS thực hiện?1(SGK)
Hai tia chung gốc.
Hai tia tạo thành một đường thẳng
HS đọc nhận xét (SGK).
?1:
Hai tia Ax, By không đối nhau vì không thoả mãn yeu cầu 1.
Các tia đối nhau:
- Ax và Ay
- Bx và By.
3/ Hai tia trùng nhau.
+ GV: dùng phấn 2 màu khác nhau vẽ tia AB và Ax
A B x
Ta có 2 tia AB và Ax trùng nhau
+ Yêu cầu HS tìm hai tia trùng nhau trên hình 28 SGK.
+ GV: giới thiệu 2 tia phân biệt.
+ GV: Thực hiện ?2 SGK
HS quan sát GV vẽ
* Quan sát và chỉ ra đặc điểm của hai tia AB và Ax:
- Chung gốc.
- Tia này nằm trên tia kia.
HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi trả lời:
Tia OB trùng với tia Oy.
Hai tia Ax và Ox không trùng nhau vì không chung gốc.
Hai tia Ox, Oy không đối nhau vì không tạo thành đường thẳng.
IV/ Củng cố
+ GV: cho học sinh làm tại lớp bài 22 (SGK)
+ GV: chia học sinh làm 3 nhóm thực hiện các bài 23, 24 vào phiếu học tập.
(GV thu bài chấm nhanh các nhóm).
Bài 22:Điền vào chỗ trống để được câu đúng trong các phát biểu sau:
1.Điểm K nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của….
2.Nếu điểm A nằm giữa 2 điểm B và C thì:
-Hai tia...đối nhau.
-Hai tia CA và …trùng nhau.
-Hai tia BA và BC….
HS trả lời miệng
HS hoạt động theo nhóm.(làm bài 23,24)
HS trả lời miệng trước lớp
V/ Hướng dẫn về nhà
+ Học kỹ phần SGK.
+ Làm BT 25 đến 31/SGK
Đường thẳng đi qua hai điểm
Vẽ đường thẳng
Tên đường thẳng
Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
TUẦN 6 Ngày dạy:.../9/2013
Tiết 6: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
Học sinh được củng cố định nghĩa tia, hai tia đối nhau.
Rèn luyện kĩ năng nhận biết tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, củng cố điểm nằm giữa, điểm nằm cùng phía, khác phía qua đọc hình. Rốn luyện kĩ năng vẽ hình
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, bút dạ.
2.Học sinh: Thước thẳng, bút màu.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:
II/ Kiểm tra
III/ Bài mới
Dạng 1: Bài tập nhận biết khái niệm
Bài 1: (GV treo bảng phụ).
Yêu cầu HS đọc đề và gọi 1 HS vẽ hình.
1) Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O bất kì trên xy
2) Chỉ ra và viết tên hai tia chung gốc O. Tô đỏ một trong hai tia, tô xanh tia còn lại.
3) Viết tên hai tia đối nhau? Hai tia đối nhau có đặc điểm gì?
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề và gọi 1 học sinh vẽ hình.
Vẽ hai tia đối nhau Ot và Oz
a) Lấy A Oz ; B Ot. Chỉ ra các tia trùng nhau.
b) Hai tia Ot và At có trùng nhau không? Vì sao?
c) Hai tia At và Bz có đối nhau không ? Vì sao?
d) Chỉ ra vị trí của ba điểm A, O, B đối với nhau?
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 1: Học sinh đọc đề, 1 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
Hai tia chung gốc : Tia Ox và tia Oy.
Hai tia đối nhau : tia Ox và tia Oy.
Hai tia đối nhau có đặc điểm là chung gốc và hai tia tạo thành một đường thẳng.
Bài 2:
Học sinh đọc đề, 1HS lên bảng
Hai tia Ot và At không trùng nhau, vì hai tia không chung gốc.
Hai tia At và Bz không đối nhau, Vì hai tia không chung gốc.
Điểm O nằm giữa hai điểm A và B
Điểm A và O nằm cùng phía so với điểm B.
Điểm A và B nằm khác phía so với điểm O.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Dạng 2: Bài tập sử dụng ngôn ngữ
Bài 3 : GV treo bảng phụ
GV hướng dẫn HS vẽ hình ra giấy nháp rồi suy nghĩ và đứng tại chỗ trả lời.
Điền vào chỗ trống để được câu trả lời đúng.
1) Điểm K nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của ……………
2) Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì :
+ Hai tia ……………… đối nhau.
+ Hai tia CA và ……… trùng nhau.
+ Hai tia BA và BC ……………
3) Tia AB là hình gồm điểm ……… và tất cả các điểm nằm …………… với B đối với ………
4) Hai tia đối nhau là hai tia ………
5) Nếu ba điểm E, F, H cùng nằm trên một đường thẳng thì trên hình có :
+ Các tia đối nhau là : …………
+ Các tia trùng nhau là : …………
Bài 4: (GV treo bảng phụ)
Trong các câu sau, em hãy chỉ ra các câu đúng, câu sai.
a) Hai tia Ax và Ay chung gốc thì đối nhau.
b) Hai tia Ax và Ay cùng nằm trên đường thẳng xy thì đối nhau.
c) Hai tia Ax và By cùng nằm trên đường thẳng xy thì đối nhau
d) Hai tia cùng nằm trên đường thẳng xy thì đối nhau.
Bài 3 : HS đọc đề, suy nghĩ và lần lượt lên bảng điền vào dấu ....
1)
Điểm K nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia đối nhau Kx và Ky.
2)
+ Hai tia AB và AC đối nhau.
+ Hai tia CA và CB trùng nhau.
+ Hai tia BA và BC trùng nhau.
3)
Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với điểm A.
4) Hai tia đối nhau là hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng.
5)
+ Các tia đối nhau là: Tia FE và tia FH.
+ Các tia trùng nhau là : EF và EH, HF và HE.
Bài 4: Học sinh đứng tại chỗ trả lời
a) Sai
b) Đúng.
c) Sai
d) Sai
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Dạng 3: Bài tập vẽ hình
Bài 5 : ( GV đưa đề trên bảng phụ).
Cho HS đọc đề và vẽ hình.
Vẽ ba điểm không thẳng hàng A, B, C.
1) Vẽ tia AB, AC, BC
2) Vẽ các tia đối nhau :
AB và AD; AC và AE
3) Lấy M tia AC, vẽ tia BM
Ngoài trường hợp M nằm giữa A và C còn trường hợp nào nữa không?
- Yêu cầu HS lên vẽ trường hợp còn lại.
Bài 5: 2 học sinh lên bảng vẽ hình.
Còn trường hợp M nằm khác phía với A so với C.
1 học sinh lên bảng vẽ hình.
IV/ Củng cố
Thế nào là một tia gốc O?
Hai tia đối nhau là hai tia thoả mãn điều kiện gì?
2 học sinh lần lượt đứng tại chỗ trả lời.
V/ Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ, xem các dạng toán vừa giải.
Bài tập về nhà: 24, 26, 28 (trang 99 – SBT).
TUẦN 7 Ngày dạy:.../10/2013
Tiết 7: ĐOẠN THẲNG
A. MỤC TIÊU
HS biết định nghĩa đoạn thẳng.
HS biết vẽ đoạn thẳng, biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, bút dạ.
2.Học sinh: Thước thẳng, bút màu.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:
II/ Kiểm tra
Bài tập:Vẽ 3 điểm không thẳng hàng A, B, C.
1.Vẽ 3 tia AB, AC, BC.
2.Vẽ các tia đối nhau:
AB và AD; AC và AE.
3.Lấy M thuộc tia AC vẽ tia BM.
- Vẽ hai điểm A , B
- Đặt mép thước thẳng đi qua hai điểm A, B, dùng phấn (bút chỡ) vạch theo mép thước từ A đến B ta được một hình, hình này gồm bao nhiêu điểm, là những điểm như thế nào?.
- Đó là một đoạn thẳng AB.
- Vậy đoạn thẳng AB là hình như thế nào?
1 HS thực hiện trờn bảng
Cả lớp làm vào vở
Hình này có vô số điểm là hai điểm A; B và tất cả những điểm nằm giữa A và B.
III/ Bài mới
1/Đoạn thẳng AB là gì?
* Định nghĩa: SGK
A . . B
Đọc là: đoạn thẳng AB hay đoạn thẳng BA; A,B là hai đầu mút
Làm bài tập 33 (SGK – Tr.115).
HS nhắc lại định nghĩa đoạn thẳng AB
HS trả lời bài 33 tại chỗ:
…R,S … ….R và S…
2/ Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
+ GV treo bảng phụ các hình 33,34,35 SGK cho HS quan sát để nhận dạng hai đoạn thẳng cắt nhau, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng.
+ Chú ý : mô tả từng trường hợp trong hình vẽ.
H 33 H 34
H35
+ Hãy vẽ một số trường hợp: Giao điểm trùng với đầu mút đoạn thẳng, trùng với gốc tia.(gọi vài HS lên bảng vẽ)
HS quan sát hình vẽ
Nhận dạng và mô tả được từng trường hợp.
HS vẽ một số trường hợp khác
VI/ Củng cố
+ Bài 35 SGK: (bảng phụ).
+ Làm bài 36, 37, 39
(yêu cầu cả lớp chuẩn bị, gọi 3 HS lên bảng làm)
- GV đưa hình 36 lên bảng phụ:
- 2 HS thực hiện chọn câu đứng trên bảng phụ.
- HS chuẩn bị các bài 36, 37, 39 rồi lên bảng chữa.
+Bài 36:
Đường thẳng a không đi qua mút của đoạn thẳng nào
a cắt các đoạn thẳng: AB, AC
a không cắt đoạn thẳng: BC
Đoạn thẳng
Định nghĩa đoạn thẳng
Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
V/ Hướng dẫn về nhà
+ Xem lại nội dung đã học
+ SGK:làm các bài tập còn lại
+ SBT :32,33,35
+ Xem trước bài “Độ dài đoạn thẳng”
File đính kèm:
- TUAN 6+7 HINH 6.doc