A. Mục tiêu:
* Kiến thức cơ bản:
– Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau .
– Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
* Kĩ năng cơ bản:
– Biết vẽ tia.
* Rèn luyện tư duy:
– Biết phân loại hai tia chung gốc .
– Biết phát biểu gẫy gọn các mệnh đề toán học .
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước thẳng,phấn màu, bảng phụ.
HS : thước thẳng.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần: 5 - Tiết: 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§ . 5 . TIA
Tuần : 5 Ngày soạn:
Tiết : 5 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
* Kiến thức cơ bản:
– Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau .
– Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
* Kĩ năng cơ bản:
– Biết vẽ tia.
* Rèn luyện tư duy:
– Biết phân loại hai tia chung gốc .
– Biết phát biểu gẫy gọn các mệnh đề toán học .
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước thẳng,phấn màu, bảng phụ.
HS : thước thẳng.
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
* Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm tia.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-- HS : ‘Đọc’ hình 26 sgk và trả lời câu hỏi .
– Thế nào là là một tia gốc O?
– Củng cố với hình tương tự ( đường thẳng xx’ và B xx’, suy ra hai tia).
– HS : ‘Đọc’ H.27 sgk . Vẽ tia Oz và trình bày cách vẽ.
I. Tia :
– Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là tia gốc O (còn được gọi là nửa đường thẳng gốc O).
O
y
x
– Tia Ax không bị giới hạn về phía x.
x
A
* Hoạt động 3 : Hai tia đối nhau.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi : hai tia đối nhau phải có những điều kiện gì?
– Gv : củng cố qua
Hs : Đọc định nghĩa và phần nhận xét sgk.
– Làm
II. Hai tia đối nhau:
– Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
– Nhận xét : Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
* Chú ý : hai tia đối nhau phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
- Chung gốc.
- Cùng tạo thành một đường thẳng.
* Hoạt động 4: Hai tia trùng nhau.
Giới thiệu cách gọi tên khác của tia Ax ( h.29) còn có tên là tia AB.
GV giới thiệu về hai tia trùng nhau và hai tia phân biệt .
HS : Đọc các kiến thức sgk và trả lời câu hỏi :
– Thế nào là hai tia trùng nhau?.
– GV : Có thể dùng bảng phụ minh họa .
– Làm
III. Hai tia trùng nhau :
Vd: (h .29)
– Tia Ax còn có tên là tia AB:Tia Ax và tia AB là hai tia trùng nhau.
* Chú ý: Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt.
* Hoạt động 5: Củng cố:
– Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy ( có 3 trường hợp hình vẽ).
– Nhận biết trường hợp hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau .
– Làm bài tập 23 (sgk : tr 113) : nhận biết tia, tia trùng nhau, tia đối nhau.
– Bài tập 25 (sgk : tr 113): Vẽ tia.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
– Học lý thuyết như phần ghi tập .
– Làm bài tập 22;24 (sgk : tr 113).
– Chuẩn bị bài tập luyện tập sgk .
*Rút kinh nghiệm:
Tuần : 6 Ngày soạn:
§ . LUYỆN TẬP
Tiết : 6 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
– Luyện tập cho hs kĩ năng phát biểu định nghĩa tia, hai tia đối nhau .
– Rèn luyện kĩ năng nhận biết tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, củng cố điểm nằm cùng phía, khác phía qua việc đọc hình .
– Rèn luyện kĩ năng vẽ hình .
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước thẳng.
HS : thước thẳng
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Vẽ đường thẳng xy, lấy điểm O bất kỳ trên xy.
– Chỉ ra hai tia chung gốc .
– Viết tên hai tia đối nhau ? Thế nào là hai tia đối nhau?
– Lấy AOx, BOy chỉ ra hai tia trùng nhau ? Vì sao ?
* Hoạt động 2 : Luyện tập .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Củng cố định nghĩa tia, điểm nằm giữa .
– Các cách gọi tên khác nhau của tia, hai tia trùng nhau .
HS : Vẽ hình theo yêu cầu sgk . Dựa vào định nghĩa tia chọn vị trí B, M suy ra tồn tai hai vị trí như hình vẽ .
HS : Xác định thêm các tia nào được xem là trùng nhau.
HĐ2 : Tiếp tục củng cố định nghĩa tia qua việc điền vào chỗ trống .
HS : Dựa theo định nghĩa sgk hoàn chỉnh các phát biểu bằng cách điền vào chỗ trống một cách thích hợp .
HĐ3 : Củng cố định nghĩa hai tia đối nhau .
Gv : chú ý khẳng định định nghĩa phải thỏa hai điều kiện :
- Chung gốc.
- Hai tia hợp thành một đường thẳng .
HS : Phát biểu định nghĩa hai tia đối nhau .
HS : Xác các câu đã cho là đúng hay sai và vẽ hình minh họa .
HĐ4 : Củng cố tia đối và điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
GV : Yêu cầu HS xác định hai tia đối tương tự với điểm gốc N và M .
– Chú ý mở rộng với bất kỳ M, NOx, Oy (Vì Ox, Oy là hai tia đối nhau)
HS : Vẽ hình theo yêu cầu sgk .
– Xác định hai tia chung gốc O, suy ra hai tia đối.
HS : Tìm tia đối trong các trường hợp còn lại của hình vẽ.
BT 26 (sgk : tr 113).
a. Hai điểm B,M nằm cùng phía đối điểm A (H1,2).
b. Có thể điểm M nằm giữa hai điểm A,B hay điểm B nằm giữa hai điểm M,A .
BT 27 (sgk : 113)
Đối với A
Tia gốc A
BT 32 ( sgk : 114)
Câu a, b : sai
Câu c : đúng.
BT 28 (sgk : tr 113)
a. Hai tia đối nhau gốc O là : OM, ON (hoặc Ox, Oy.)
b. O Nằm giữa M, N .
BT 29 (sgk : tr 113)
* Hoạt động 3: Củng cố:
– Củng cố lý thuyết ngay phần bài tập có liên quan .
* Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà:
– Giải tương tự với các bài tập 29, 30 (sgk : tr114).
– Chuẩn bị bài 6 : “ Đoạn thẳng “.
Câu hỏi: Đoạn thẳng AB là gì? Tìm điểm khác nhau giữa hình vẽ đoạn thẳng AB với đường thẳng AB, tia AB, tia BA?
*Rút kinh nghiệm:
Tuần : 7 Ngày soạn:
§6 . ĐOẠN THẲNG
Tiết : 7 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
*Kiến thức cơ bản:
– HS biết định nghĩa đoạn thẳng .
* Kĩ năng cơ bản:
– Vẽ đoạn thẳng .
– Biết nhận dạng đoạn thẳng, cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
– Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
*Thái độ:
– Vẽ hình cẩn thận chính xác.
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước thẳng, bảng phụ vẽ các trường hợp cắt nhau của đoạn thẳng với đoạn thẳng, với tia, với đường thẳng.
HS : thước thẳng
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Thế nào là đường thẳng, tia ? Cách vẽ mỗi loại ?
* Hoạt động 2 : Vẽ đoạn thẳng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Vẽ đoạn thẳng .
GV : Thực hiện thao tác vẽ đoạn thẳng .
GV : Đoạn thẳng AB là gì ? Gv : Thông báo:
+ Cách đọc tên đoạn thẳng
+ Cách vẽ ( phải vẽ rõ hai mút).
HS : Quan sát và thực hiện tương tự .
– Đánh dấu hai điểm A và B trên trang giấy.
– Vẽ đoạn thẳng AB và nói rõ cách vẽ .
I. Đoạn thẳng AB là gì ?
B
A
– Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B – Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
.
– Hai điểm A và B là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
* Hoạt động 3 : Củng cố khái niệm đoạn thẳng .
HĐ2 : Củng cố khái niệm đoạn thẳng (BT 33/115)
-- Đoạn thẳng RS là gì ?
-- Tương tự với đoạn thẳng PQ ?
GV : Chú ý cách gọi tên hai đoạn thẳng trùng nhau là một .
GV : Củng cố các khái niệm có liên quan ở bài tập 38 (sgk : 116).
GV : Điểm khác nhau của đoạn thẳng, tia, đường thẳng là gì ?
HS : Làm BT 33, 35 (sgk : tr 115, 116)
– Dựa vào định nghĩa đoạn thẳng AB phát biểu tương tự.
– BT 34 chú ý nhận dạng đoạn thẳng, cách gọi tên
HS : BT 38 (sgk : tr116)
– Phân biệt đoạn thẳng, tia, đường thẳng.
HĐ3 : Gv hướng dẫn hs mô tả các trường hợp hình vẽ sgk .
GV : Xét các vị trí khác nhưng không thường xảy ra
HS : Quan sát hình vẽ 33, 34, 35 (sgk : tr 115).
– Mô tả các hình đó .
– Vẽ các trườnh hợp khác về hai đoạn thẳng cắt nhau, đoạn hẳng cắt đường thẳng, tia .
II. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng :
– Các trường hợp được biểu diễn tương tự hình vẽ sgk .
* Hoạt động 3: Củng cố:
– Ngay sau mỗi phần lý thuyết của bài học .
* Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà:
– Học lý thuyết theo phần ghi tập .
– Làn các bài tập còn lại sgk : tr 116.
– Chuẩn bị bài 7 “ Độ dài đoạn thẳng “.
*Rút kinh nghiệm:
Tuần : 8 Ngày soạn:
§ 7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
Tiết : 8 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
*Kiến thức cơ bản:
– Biết độ dài đoạn thẳng là gì ?
*Kĩ năng cơ bản:
– Biết sử dụng thước đo độ dài đoạn thẳng .
– Biết so sánh hai đoạn thẳng .
* Thái độ:
– Cẩn thận trong khi đo .
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước đo độ dài .
HS : thước đo độ dài
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Đoạn thẳng AB là gì? Nêu cách vẽ đoạn thẳng ấy ?
– Bài tập 37, 38 (sgk : tr 116).
* Hoạt động 2 : Đo đoạn thẳng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Thông qua việc kiểm tra bài cũ (vẽ đoạn thẳng ) gv giới thiệu cách dùng thước có chia khoảng , đo độ dài đoạn thẳng.
GV : Yêu cầu hs trình bày cách đo độ dài ?
–HS : Vẽ đoạn thẳng với hai điểm cho trước A, B .
– Đo độ dài đoạn thẳng AB vừa vẽ.
HS : Trình bày cách đo độ dài và điền vào chỗ trống tương tự phần ví dụ .
GV: Thông báo :
– Mỗi đoạn thẳng có một độ dài . Độ dài đoạn thẳng là một số dương .
Kí hiệu độ dài đoạn thẳng AB .
HS : Tiếp thu thông tin từ gv.
GV : Độ dài và khoảng cách có sự khác nhau như thế nào ?
HS : Khoảng cách có thể bằng 0 .
GV :Khi nào khoảng cách giữa hai điểm A,B bằng 0 ?
HS : Khi hai điểm A, B trùng nhau .
I. Đo đoạn thẳng :
Vd : Độ dài đoạn thẳng AB bằng
15 mm .
Kí hiệu : AB = 15 mm hoặc BA = 15 mm.
– Mỗi đoạn thẳng có một độ dài . Độ dài đoạn thẳng là một số dương .
* Hoạt động 3 : So sánh hai đoạn thẳng.
HĐ2 : So sánh hai đoạn thẳng :
GV : Hướng dẫn so sánh hai đoạn thẳng là so sánh điều gì ?
HS : Đọc sgk về hai đoạn thẳng bằng nhau, đoạn thẳng này dài hơn (ngắn hơn) đoạn thẳng kia .
– Cách sử dụng các kí hiệu tương ứng tương tự sgk .
– Ghi nhớ các kí hiệu tương ứng .
– HS :Làm
--HS : Làm .
II. So sánh hai đoạn thẳng :
B
A
C
D
G
E
– Vẽ hình 40.
– Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài .
K/h : AB = CD .
– Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng CD .
K/h : EG > CD .
– Đoạn thẳng AB ngắn hơn ( nhỏ hơn) đoạn thẳng EG .
K/h : AB < EG .
* Hoạt động 4: Quan sát các dụng cụ đo độ dài .
HĐ3 : Quan sát các dụng cụ đo độ dài .
Gv : Giới thiệu thước đo độ dài trong thực tế .
– Liên hệ hình ảnh sgk và
các tên gọi đã cho phân biệt các thước đo trong hình vẽ .
– HS : Làm ?3 GV : Giới thiệu đơn vị đo độ dài của nước ngoài “ inch”
– Kiểm tra xem có phải 1inch = 2,54 cm ?
* Hoạt động 5: Củng cố:
– Bài tập 43 (sgk : tr 119).
– Hs sử dụng dụng cụ đo độ dài, so sánh các đoạn thẳng trong hình 45, 46 và sắp xếp theo thứ tự tăng dần .
– Bài tập 44 (sgk : tr 119) : thực hiện tương tự BT 43 , kết hợp với công thức :
CABCD = AB + BC + CD + DA
* Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
– Học lí thuyết theo phần ghi tập .
– Hoàn thành các bài tập còn lại tương tự ví dụ và bài tập mẫu .
– Chuẩn bị bài 8 : “ Khi nào thì AM + MB = AB ?“
*Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Hinh hoc 6_T5-8.doc