Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 7, 8

I. Mục tiêu:

* Kiến thức :

Học sinh biết định nghĩa đoạn thẳng

Hình ảnh đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đ.thẳng,

đoạn thẳng cắt tia

*Kỹ năng:

Biết nhận dạng & vẽ đoạn thẳng

Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đg thẳng.

* Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác .

II. Chuẩn bị của GV và HS:

-Chuẩn bị của GV: Phấn màu, thước thẳng.bảng phụ .

- Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, sgk,bút màu

 

docx5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 7 Tiết 7 : Đoạn thẳng I. Mục tiêu: * Kiến thức : Học sinh biết định nghĩa đoạn thẳng Hình ảnh đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đ.thẳng, đoạn thẳng cắt tia *Kỹ năng: Biết nhận dạng & vẽ đoạn thẳng Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đg thẳng. * Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác . II. Chuẩn bị của GV và HS: -Chuẩn bị của GV: Phấn màu, thước thẳng.bảng phụ….. - Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, sgk,bút màu……… III. Tiến trỡnh bài dạy : 1.Tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ GV : Cho 2 điểm A,B. Hãy vẽ : B A a) Đường thẳng AB b) Tia AB c) Tia BA - đ.thẳng AB khác tia AB ở điểm nào ? HS : 1 lên bảng trình bầy Các hs còn lại làm bài độc lập. GV : Chữa, nhấn mạnh sự khác nhau giữa đt và tia. 3.Bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung Hoạt động 1: Tiếp cận định nghĩa GV: Trình bầy cách vẽ 1.Vẽ hai điểm A và B 2. Đặt mép thước thẳng đi qua 2 điểm A, B. Dùng bút vạch theo mép thước từ A đến B ta đựơc đoạn thẳng AB 1. Đoạn thẳng AB là gì: a) Định nghĩa: (SGK/ 114) Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B HS : Dưới lớp cùng vẽ GV: Đoạn thẳng AB là hình gồm bn điểm? những điểm này ở vị trí như thế nào? (Với 2 điểm A & B ) ? Đoạn thẳng AB là hình như thế nào? Hoạt động 2 Hình thành định nghĩa HS : Phát biểu ĐN đoạn thẳng AB. GV: Nhấn mạnh cách vẽ ( rõ 2 mút), đọc đoạn thẳng GV: Củng cố đn bằng bt 33, 35 Treo bảng phụ nd bt, gọi hs đứng tại chỗ trả lời. GV: Trên hình vẽ có mấy đoạn thẳng? Hãy gọi tên các đoạn thẳng đó. HS : Trả lời Hoạt động 3: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng. GV: Treo bảng phụ gọi HS nhận dạng một số trường hợp khác về đoạn thẳng cắt nhau, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng. + Đoạn thẳng AB còn gọi là đ.thẳng BA + A ; B là 2 mút (2 đầu) của đoạn thẳng. Bài tập 33 Bài tập 35: đáp án d Bài tập: Cho hai điểm M ; N - Vẽ đg thẳng MN - Lấy điểm E thuộc đường thẳng MN. M N E Có 3đoạn thẳng: MN, NE, ME. *Nhận xét: đoạn thẳng là một phần của đường thẳng chứa nó. 2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳmg. * Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại giao điểm I. Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại g.điểm K Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại điểm H 4. Củng cố-luyện tập GV: đường thẳng, tia, đoạn thẳng khác nhau ntn? HS: Nhớ lại kt cũ , kết hợp, trả lời. GV: Biểu diễn bằng sơ đồ. GV : Cho HS đọc và trả lời yêu cầu Bài 36 (SGK - 116) HS : Thực hiện đường thẳng (k có giới hạn) TiA ( g.hạn tại điểm gốc) đoạn thẳng ( G hạn tại 2 mút) Bài 36 : a) Đường thẳng a không đi qua mút đt nào b) Đường thẳng a cắt 2 đoạn : AB & AC c) Đường thẳng a không cắt đoạn BC 5.Hướng dẫn về nhà: - Nắm được khái niệm đoạn thẳng; Hình ảnh đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đ.thẳng,đoạn thẳng cắt tia - Làm bài tập 34, 37 ; 39/116 SGK; Bài 31; 32 SBT Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 8: Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Học sinh biết độ dài đoạn thẳng là gì? * Kĩ năng : - Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai đoạn thẳng. *Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận khi đo. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1.Chuẩn bị của GV: Phấn màu, thước thẳng.bảng phụ….. 2. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, sgk,bút màu……… III. Tiến trỡnh bài dạy : 1.Tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ GV yêu cầu HS trả lời: - Đoạn thẳng AB là gì? Gọi hai HS lên bảng thực hiện: Vẽ đoạn thẳng, có đặt tên Đo đoạn thẳng đó Viết kết quả đo GV yêu cầu 1 HS nêu cách đo Hai HS thực hiện trên bảng - Cả lớp làm ra nháp 3.Bài mới: GV: Thước thẳng có chia khoảng; HS: Thước thẳng có chia khoảng; Một số loại thước đo độ dài mà em có. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động1 : Đo đoạn thẳng GV: Dụng cụ đo đoạn thẳng là gì? HS: Trả lời - GV giới thiệu một số loại thước GV:Cho đoạn thẳng AB, đo độ dài của nó. - Nêu rõ cách đo? GV: Vẽ đoạn thẳng MN HS: lên bảng thực hành đo đoạn MN. * Cho hai điểm A; B ta có thể xác định ngay khoảng cách AB. Nếu A ≡ B ta nói khoảng cách AB = ? * Khi có một đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài? Độ dài đó là số dương hay số âm? GV nhấn mạnh: (NX – SGK-117) - Độ dài và k/cách có khác nhau ko ? - Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau nh thế nào? GV: Yêu cầu HS đo độ dài cuốn vở, rồi đọc kết quả Hoạt động 2 So sánh hai đoạn thẳng - Thực hiện đo độ dài chiếc bút chì và bút bi của em. Cho biết hai vật này có độ dài bằng nhau không? - Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh Như thế nào? - GV vẽ hình 40 lên bảng - Cho HS làm ?1 SGK Một HS đọc kết quả - Làm bài tập 42 SGK Yêu cầu HS làm ?2 - Một HS đọc kết quả HS làm ?3 . Gọi HS đọc kết quả 1. Đo đoạn thẳng: a) Dụng cụ đo - Thước thẳng có chia khoảng - Thước cuộn, thước gấp, thớc xích b) Cách đo: + Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A; B, sao cho vạch số 0 trùng với điểm A + Điểm B trùng với một vạch nào đó trên thước, chẳng hạn vạch 56mm, ta nói: - Độ dài AB (hoặc độ dài BA) bằng 56mm kí hiệu: AB = 56 mm Hoặc BA = 56 mm Hoặc “ Khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 56 mm” Hoặc “ A cách B một khoảng bằng 56 mm” * Nhận xét: Độ dài đoạn thẳng là một số dương, khoảng cách có thể bằng 0. Khi điểm A B thì độ dài đoạn thẳng AB = 0 -Đoạn thẳng là hình còn độ dài đoạn thẳng là một số. 3. So sánh hai đoạn thẳng Kí hiệu: AB = CD EG > CD Hay AB < EG E F = GH ( = 2 cm); AB = IK ( 3 cm) ; CD = 4 (cm) do đó CD > E F ( 4 > 2) Bài tập 42( SGK/119) AB = AC = 3(cm) Bài 43(SGK -119) AC < AB < BC ?2 Thước dây, thước gấp, thước xích. ?3 1 inh sơ = 2,54 cm = 25,4 mm 4. Củng cố-luyện tập GV : Yêu cầu HS làm bài 43-SGK HS : Suy nghĩ, trả lời GV : Câu nói “ Đường từ nhà em đến trường là 800 m tức là khoảng cách từ nhà em đến trường là 800m” câu này nói đúng hay sai? HS : Trả lời Bài 43(SGK -119) AC < AB < BC Câu này nói sai, vì đường từ nhà em đến tường không thẳng. 5.Hướng dẫn về nhà: -Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo độ dài đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng. - Làm bài tập 40, 44, 45/ SGK

File đính kèm:

  • docxtuan 7,8-hh6.docx