Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 23+24: Thực hành đo góc trên mặt đất
I. Mục tiêu
- HS hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết cách sử dụng giác kếđể đo góc trên mặt đất.
- Giáo dục có ý thức tập thể, kỉ luật và biết thực hiện những quy định
về kĩ thật thực hành cho HS.
II. Chuẩn bị:
GV: - 1 bộ thực hành mẫu gồm: 1 giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5 m có một
đầu nhọn (hoặc cọc có đế nằm ngang để đứng thẳng được, 1 cọc tiêu ngắn 0,3m ; 1 búa đóng)
- 4 bộ dụng cụ thực hành dành cho HS.
- Chuẩn bị địa điểm thực hành.
- Các tranh vẽ phóng to hình 40; 41; 42 (SGK - 88)
HS: - Mỗi tổ HS là 1 nhóm thực hành.
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 bộ dụng cụ thực hành.
B. Tiến trình bài dạy: (Thực hiện 2 tiết liền)
Sĩ số: 6B1: 6A2:
I. Dụng cụ đo góc trên mặt đất: (Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ đo
góc trên mặt đất). (Thực hành trong lớp học 15ph)
GV: Đặt giác kế trước lớp, rồi giới thiệu cho HS, dụng cụ đo góc trên
mặt đất là giác kế.
HS: Quan sát giác kế, trả lời các câu hỏi của GV.
GV: Treo bảng phụ (hình 40 - SGK)
? : Bộ phận của giác kế gồm những gì?
HS: Bộ phận chính là 1 đĩa tròn chia độ sẵn từ 00 đến 1800.
Hai nửa hình tròn ghi theo 2 chiều ngược nhau. (xuôi và ngược
chiều kim đồng hồ)
GV: Trên mặt đĩa còn có 1 thanh để quay xung quanh tâm của của đĩa
(GV quay thanh trên mặt đĩa cho HS quan sát)
? : Hãy mô tả thanh quay đó?
HS: Hai đầu thanh gắn 2 tấm thẳng đứng, mỗi tấm có 1 khe hở và tâm
đĩa thẳng hàng.
? : Đĩa tròn được đặt như thế nào? Cố định hay quay được?
HS: Đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá 3 chân, có thể quay
quanh trục.
GV: Giới thiệu dây dọi treo dưới tâm đĩa.
HS: Nhắc lại cấu tạo của giác kế.
II. Cách đo góc trên mặt đất
File đính kèm:
- tiet 23.doc