Giáo án Toán lớp 6 - Tiết: 34 - Bài 18: Bội chung nhỏ nhất

I- Mục tiêu bài dạy

1. Về kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là BCNN của nhiều số.

- Học sinh phân biệt được quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN.

2. Về kỹ năng:

- Học sinh biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố

- Biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể.

3. Về thái độ và tình cảm:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7884 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết: 34 - Bài 18: Bội chung nhỏ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Ngày soạn: Lớp dạy: Tiết: 34 Bài 18. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT I- Mục tiêu bài dạy 1. Về kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là BCNN của nhiều số. - Học sinh phân biệt được quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN. 2. Về kỹ năng: - Học sinh biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố - Biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể. 3. Về thái độ và tình cảm: - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; - Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo; - Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; - Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán. II- Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên : 2. Chuẩn bị của học sinh : bảng nhóm III- Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (2 phút) Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài học (sách vở, dụng cụ, tâm thế ...) 2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (3 phút) - Câu hỏi : Thế nào là bội chung của hai hay nhiều số? Tìm BC(4, 6) -  HS : Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó. B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; … } B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; … } Vậy BC(4, 6) = {0; 12; 24; 36 ; … } GV : Trong tập hợp BC(4, 6) số nào nhỏ nhất khác 0 ? HS : Số 12 . GV : Số 12 được gọi là BCNN của 4 và 6. Để giúp các em hiểu được BCNN của hai hay nhiều số là gì ; cách tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 như thế nào. Ta tìm hiểu bài ngày hôm nay 3. Nội dung bài mới (30 phút) Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Bội chung nhỏ nhất (10 phút) Từ phần kiểm tra bài cũ GV giới thiệu : Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của 4 và 6 là 12. Ta nói 12 là bội chung nhỏ nhất (BCNN) của 4 và 6, kí hiệu BCNN(4,6)=12 - Vậy cho cô biết BCNN của hai hay nhiều số là gì? HS: Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó . - GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa trong SGK /57 và nêu những từ cần chú ý trong định nghĩa. - GV yêu cầu HS tìm B(12) từ đó cho HS nêu nhận xét về quan hệ giữa BC(4,6) và BCNN (4,6)? HS nêu nhận xét : Tất cả các BC(4,6) đều là bội của BCNN(4,6) - GV yêu cầu HS nghiên cứu phần chú ý trong SGK/58 từ đó HS biết cách tìm nhanh BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1 HS : BCNN( a, 1) = a BCNN( a, b, 1) = BCNN( a, b) Bài tập áp dụng : Tìm BCNN(5,1) ; BCNN(3,5,1) HS : BCNN(5,1) = 5 BCNN(3,5,1) = BCNN(3,5) - Trở lại VD1 em hãy nêu cách tìm BCNN (4, 6)? HS : + Tìm B(4) ; B(6) ; BC(4,6) + Chọn số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4,6) ta được BCNN(4,6) GV nêu vấn đề khi tìm BCNN của các số lớn thì cách tìm như VD 1 trở nên không thuận tiện. Vậy có cách nào thuận tiện hơn không ? Ta xét phần 2 1. Bội chung nhỏ nhất - Ví dụ 1 : BC ( 4, 6) = { 0, 12, 24, 36 ... } 12 là bội chung nhỏ nhất khác 0 của 4 và 6 Kí hiệu BCNN ( 4, 6) = 12. - Định nghĩa ( SGK/ 57) - Nhận xét : (SGK / 57) - Chú ‎ý : (SGK / 58) BCNN( a, 1) = a BCNN( a, b, 1) = BCNN( a, b) Hoạt động 2: Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố (20 phút) GV nêu ví dụ 2 : Tìm BCNN(8, 18, 30) - Trước hết ta phải làm gì? HS: Phân tích các số 8, 18, 30 ra TSNT GV yêu cầu HS phân tích nêu kết quả . GV đặt các câu hỏi: - Để chia hết cho ba số 8,18,30 thì BCNN của ba số phải chứa những TSNT nào? HS: 2,3,5 ( Trường hợp HS không tìm ra có thể gợi ý : Ta thấy các số 2,3,5 xuất hiện khi phân tích các số 8,18,30 ra TSNT) GV giới thiệu đó là các TSNT chung và riêng ( 2 là TSNT chung; 3 và 5 là TSNT riêng) - Các thừa số đó cần lấy với số mũ như thế nào? Ví dụ để BCNN của 3 số chia hết cho 8 thì số mũ của 2 phải bẳng bao nhiêu ? HS : số mũ của 2 là 3 và là số mũ lớn nhất. Trong quá trình hỏi – đáp GV đồng thời định hướng cách trình bày - GV : Vậy theo em muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ta làm như thế nào ? HS nêu các bước tìm BCNN - GV khắc sâu những từ quan trọng trong quy tắc (TSNT chung và riêng, lập tích, số mũ lớn nhất) GV yêu cầu HS làm nội dung ? - Tìm BCNN (8,12) HS hoạt động độc lập làm bài, 1 HS lên bảng trình bày GV gọi HS nhận xét, chữa lỗi sai nếu có, đánh giá, cho điểm. - Tìm BCNN(5,7,8) ; BCNN(12,16,48) GV chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày vào bảng nhóm. Sau 5 phút GV treo bảng để các nhóm nhận xét chéo cho nhau. HS các nhóm tích cực thảo luận làm bài, nhận xét, đánh giá bài làm của nhóm bạn. - Từ BCNN(5,7,8) = 5.7.8 GV hướng dẫn HS đi đến chú ý a. - Từ BCNN(12,16,48) =48 GV hướng dẫn HS đi đến chú ý b. GV lưu ý với HS : Khi tìm BCNN của các số đã cho các em phải tìm hiểu xem : + Các số đó có đôi một nguyên tố cũng nhau hay không ? + Trong các số đã cho, số lớn nhất có chia hết cho các số còn lại hay không ? Khi cả 2 trường hợp này không xảy ra ta mới áp dụng quy tắc tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT 2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT a) Ví dụ 2: Tìm BCNN(8, 18, 30) 8 = 23 ; 18 = 2.32 ; 30 = 2.3.5 BCNN(8, 18, 30) = 23.32.5 = 360 b) Qui tắc (SGK / 58) Chú ý: ( SGK/ 58) a) BCNN(5, 8, 7) = 5.8.7 = 280 b) BCNN ( 12, 16, 48) = 48 4. Luyện tập, củng cố (8 phút) - GV yêu cầu HS so sánh để phân biệt quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN ? (bảng phụ) Tìm ƯCLN Tìm BCNN 1. Phân tích mỗi số ra ……………….. 2. Chọn các thừa số nguyên tố : ………………………. ………………………. 3. Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ : ………………………. ………………………. - Tìm BCNN của các số sau : a, 13 và 15 b, 30 và 150 GV yêu cầu HS nhận xét chữa lỗi sai nếu có . 5. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Học thuộc định nghĩa BCNN, cách tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, các chú ý, nhận xét. - Làm BT : 150, 151, 152 SGK; 188 SBT - Chuẩn bị trước mục 3 . Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy

File đính kèm:

  • docTiet 34 tiet 18 BOI CHUNG NHO NHAT.doc
Giáo án liên quan