I.Mục tiêu: Học sinh cần nắm được:
-Hiểu và vận dụng đúng tính chất các tính chất: Nếu a= b thì a+c = b+c và ngược lại.
-Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi tình chất của đăng thức, quy tắc chuyển vế.
-Đề bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10-01-2008 Ngày dạy:
Tiết 59:quy tắc chuyển vế
I.Mục tiêu: Học sinh cần nắm được:
-Hiểu và vận dụng đúng tính chất các tính chất: Nếu a= b thì a+c = b+c và ngược lại.
-Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi tình chất của đăng thức, quy tắc chuyển vế.
-Đề bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài tập 54/SGK- 82.
Từ đó đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động 2: Tính chất của đẳng thức:
Cho học sinh làm ?1:
Cho học sinh hoạt động nhóm để rút ra được nhận xét cuối cùng.
Học sinh nhận xét được:
-Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm hai vật (hai lượng) như nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
-Ngược lại, nếu đồng thời ta lấy bớt từ hai đĩa cân hai vật như nhau thì cân vẫn thăng bằng.
GV gới thiệu khái niệm đăng thức.
Hai biểu thức bằng nhau, liên hệ với nhau bởi dấu = gọi là một đẳng thức.
Tương tự như cân đĩa, đẳng thức cũng có hai tính chất đầu. Em hãy phát biểu các tính chất ấy.
HS phát biểu thành lời hoặc bằng công thức.
Giáo viên giới thiệu tiếp tính chất 3.
Hoạt động 3: Ví dụ:
GV trình bày nhanh lời giải ví dụ đầu. Yêu cầu học sinh làm ?2.
Làm theo cách trình bày của ví dụ, sau đó trình bày lại theo cách thông thường.
Từ cách trình bày 2, phát biểu thành quy tắc chuyển vế để áp dụng vào giải bài tập thành thạo.
-Giải thích được việc áp dụng các tính chất của đẳng thức có thể giải thích được bắng cách đơn giản hơn.
Hoạt động 4: Quy tắc chuyển vế.
-Cho học sinh đọc quy tắc, phát biể quy tắc.
-Hướng dẫn học sinh trình bày hai ví dụ như sách giáo khoa.
Làm ?3
Nhận xét: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
Hoạt động 5: Luyện tập: Bài 61, 64, 70.
Hoạt động 6: Về nhà:
File đính kèm:
- T 59.doc