Giáo án Toán lớp 6 - Tiết: 64 - Bài 12: Tính chất của phép nhân

A. MỤC TIÊU

· Kiến thức: Hs hiểu được tính chất cơ bản cùa phép nhân : giao hoán ,kết hợp , nhân với 1 , phân phối của phép nhân đối với phép cộng . Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên .

· Kỹ năng : Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh gía trị biểu thức

B. CHUẨN BỊ

· GV : Bảng phụ ghi các tính chất của phép nhân , chú ý và nhận xét ở mục 2 SGK và các bài tập .

· HS :Ôn tập các tính chất của phép nhân trong N;Bảng phụ .

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết: 64 - Bài 12: Tính chất của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV::Cao Thị Mỹ Trang Số học 6 Ngày soạn : 28 – 01 – 05 Tiết : 64 §12.TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN MỤC TIÊU Kiến thức: Hs hiểu được tính chất cơ bản cùa phép nhân : giao hoán ,kết hợp , nhân với 1 , phân phối của phép nhân đối với phép cộng . Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên . Kỹ năng : Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh gía trị biểu thức CHUẨN BỊ GV : Bảng phụ ghi các tính chất của phép nhân , chú ý và nhận xét ở mục 2 SGK và các bài tập . HS :Ôn tập các tính chất của phép nhân trong N;Bảng phụ . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ : 5ph -HS :Nêu quy tắc và viết công thức nhân 2 số nguyên ? Tính : (-30).(-2) ; (+5).(+3) ; (-7).11 ; 11.(-30) III/ Bài mới : 33ph Đặt vấn đề :Phép nhân các số tự nhiên có tính chất gì? Nêu dạng tổng quát . (GV ghi công thức tổng quát vào góc bảng ):a.b = b.a (a.b).c = a.(b.c) a.1= 1.a = a a.(b + c) = a. b + a.c Phép nhân trong Z cũng có các tính chất tương tự như phép nhân trong N .Ghi đề bài . TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 4ph Hoạt Động 1: Tính chất giao hoán : -Gv :Hãy tính 2.(-3) =? .(-3).2 =? (-4).(-7) =? (-7).(-4) =? Từ ví dụtrên em rút ra nhận xét gì? Hãy nêu công thức tổng quát ? Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi. a.b = b.a 1. Tính chất giao hoán : Tính và so sánh : 2.(-3) = (-3).2= -6 a.b = b.a Công thức : 17ph Hoạt Động 2: Tính chất kết hợp : -GV :Tính :[9.(-5)].2 = ? 9.[ (- 5 ) .2] = ? Từ ví dụ trên em rút ra nhận xét gì? Nhờ tính chất kết hợp ta có tích của nhiều số nguyên Làm bài tập 90/95 SGK -Gọi HS lên bảng áp dụng tính chất kết hợp làm bài tập Làm bài tập 93a/95 SGK:Tính nhanh : ? Để tính nhanh tích của nhiều số ta làm như thế nào? -Nếu có tích của nhiều thừa so ábằng nhau, ví dụ: 2.2.2 ta có thể viết gọn như thế nào? -Tương tự hãy viết dưới dạng luỹ thừa : (-2). (-2). (-2)= ? -GV treo bảng phụ phần chú ý mục 2 và yêu cầu HS đọc -GV chỉ vào bài tập 93a đã làm trên và hỏi :Trong tích trên có mấy thừa số âm? Kết quả tích mang dấu gì? -Còn (-2).(-2). (-2) trong tích này có mấy thừa số âm?Kết quả tích mang dấu gì? -GV yêu cầu hs trả lời ? 1,?2 /94 SGK -Luỹ thừa bậc chẵn của 1 số nguyên âm là số như thế nào? Ví dụ: (-3)4=? -Luỹ thừa bậc lẻ của 1 số nguyên âm là số như thế nào? Ví dụ: (-4)3 = ? [9.(-5)]2 = (-45).2 = - 90 9.[(-5).2] = 9.(-10) = -90 Þ [9.(-5)] 2 = 9.[(-5).2] Muốn nhân 1 tích 2 thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy thừa số thứ nhất nhân với tích thừa số thứ 2 và thứ 3 Làm bài tập 90/95 SGK a) = [15.(-2)].[(-5).(-6)] = (- 30).(+ 30) = - 900 b) = 616 -HS: Ta có thể dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số ,đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách hợp lý . -Ta có thể viết gọn dưới dạng luỹ thừa . 2.2.2=23 (-2). (-2). (-2)= (-2).3 -HS đọc chú ý . -HS:Trong tích đó có 4 thừa số âm , kết quả tích mang dấu dương . -HS:Trong tích đó có 3 thừa số âm , kết quả tích mang dấu âm . -HS trả lời như nhận xét mục 2 /94 -HS:Luỹ thừa bậc chẵn của 1 số nguyên âm là 1 số nguyên dương . (-3)4 = 81 -HS:Luỹ thừa bậc lẻ của 1 số nguyên âm là 1 số nguyên âm. (-4)3= - 64 2 Tính chất kết hợp : Công thức : (a.b).c = a.(b.c) Bài tập 90/95 a)15.(-2).(-5).(-6 ) =- 900 b) 4.7.(-11).(-2) = 616 Bài tập 93a/95 a) (-4).125.(-25).(-6).(-8) = [ (- 4) . (- 25 ) ].[ 125. ( -8)].(-6 ) = 100.(- 1000).(- 6) = 600000 Chú ý :SGK ?1 Làm ?2 Làm Nhận xét :SGK 4ph Hoạt Động 3: Nhân với 1 : GV:Tính (-5).1= 1.(-5)= (+10).1= Vậy nhân 1 số nguyên a với 1 , kết quả bằng số nào ? ?4 GV: Nhân 1 số nguyên a với (-1) , kết quả thế nào ? -Cho HS làm HS: (-5).1= (-5) 1.(-5) = (-5) (+10).1= (+10) HS: nhân 1 số nguyên a với 1 , kết quả bằng a. HS: nhân 1 số nguyên a với (- 1) , kết quả bằng –a 3. Nhân với 1 : Ví dụ : (-5).1= (-5) 1.(-5) = (-5) (+10).1= (+10) a.1 = 1.a = a ?4 Làm 8ph 6ph Hoạt Động 4:Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng : -GV: Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào ? -Nếu a.( b - c ) thì sao ? ?5 -Cho HS làm Hoạt động 5:Củng cố: Phép nhân trong Z có tính chất gì? Phát biểu thành lời . Tích nhiều số mang dấu dương khi nào ? mang dấu âm khi nào ? bằng 0 khi nào ? -Tính nhanh : Bài tập 93/95 SGK (-98).91-246)-246.98 Khi thực hiện đã áp dụng tính chất gì? -HS : Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng lại kết quả . -HS: a.(b – c ) = a[b +(- c ) ] = a.b + a ( - c ) = a.b – a.c ?5 -HS làm HS: Phép nhân trong Z có 4 tính chất : giao hoán , kết hợp … -HS: Tích nhiều số mang dấu dương nếu số thừa số âm là chẵn , mang dấu âm nếu số thừa số âm là lẻ , bằng 0 nếu tích có thừa số bằng 0. -HS làm bài tập 93bSGK = - 98 + 98.246 - 246.98 = - 98 -HS áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng : Công thức tổng quát : a.(b + c) = a.b +a.c Chú ý : a.( b – c ) = a.b – a.c IV/ Hướng dẫn về nhà : 1ph -Nắm vững các tính chất của phép nhân :công thức và phát biểu thành lời . -Học phần nhận xét và chú ý trong bài . -Bài tập 91,92,93,94 / 95 SGK và 134,137,139,141 / 71,72 SBT D.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc64 tinh chat cua phep nhan.doc
Giáo án liên quan