Giáo án Toán lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 13

A/Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được điểm, đường thẳng; nắm được quan hệ điểm thuộc, không thuộc đường thẳng

- Biết vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên cho điểm và đường thẳng củng như viết ký hiệu; Sử dụng ký hiệu . Xây dựng và phát triển trí tưởng tượng.

B/Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ và thước thẳng

- HS: Có đầy đủ dụng cụ học tập

C/Tiến trình dạy học:

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Tiết 1 CHƯƠNG I: ĐOẠN THẲNG NS ND: $1 – ĐIỂM & ĐƯỜNG THẲNG A/Mục tiêu: Học sinh hiểu được điểm, đường thẳng; nắm được quan hệ điểm thuộc, không thuộc đường thẳng Biết vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên cho điểm và đường thẳng củng như viết ký hiệu; Sử dụng ký hiệu . Xây dựng và phát triển trí tưởng tượng. B/Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và thước thẳng HS: Có đầy đủ dụng cụ học tập C/Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12 phút Hoạt động 1: Điểm -GV: Treo bảng phụ (Hình 1/tr103) giới thiệu là hình của điểm và cách đặt tên. -GV?Nói cách vẽ và cách viết tên điểm? -GV? Quan sát (Hình 2/tr103) đọc tên các điểm và giới thiệu các điểm phân biệt, hai điểm trùng nhau, ta có nhận xét gì? -GV: chốt lại bằng bài tập 1/ Tr104 -HS:Quan sát hình vẽ: và đọc điểm A, điểm B , đie åm C và nêu cách vẽ điểm A· B· C· -HS: hai điểm phânbiệt là hai điểm không trùng nhau. Các hình đều là 1 tập hợp điểm -HS: làm bài tập 1: Đặt tên 4 điểm còn lại 13 Phút Hoạt động 2: Đường thẳng -GV: Treo bảng phụ (Hình 3 / Tr103) -GV? Quan sát hình 3 đọc tên đường thẳng và nói cách viết tên, cách vẽ đường thẳng? -GV? Đặt tên đường thẳng và điểm có gì khác nhau? -GV: Củng cố bằng bài tập 2/ Tr104 -HS: Quan sát hình vẽ đường thẳng và nhận biết đường thẳng không bị giới han về hai phía (Vẽ bằng bút và thước) a b -HS: Thông thường đặt tên cho điểm bằng chữ cái in hoa 10 Phút Hoạt động 3: Điểm thuộc và điểm không thuộc đường thẳng -GV: Cho học sinh qua sát (Hình 4) trên bảng phụ -GV? Điểm nào nằm trên đường thẳng b, điểm nào không nằm trên đường thẳng b? -GV: thuyết trình ký hiệu và cách đọc, yêu cầu học sinh đọc lại và viết ký hiệu vào vở. -HS: Quan sát hình vẽ: A b · B· -HS: Điểm A nằm trên đường thẳng b, điểm B không nằm trên đường thẳng b. -HS: Viết A b ; B b Đọc: Điểm A thuộc đường thẳng b, điểm B không thuộc đường thẳng b 10 phút Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò -GV? Nhìn (Hình 5) giải (?) (Sgk) -GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài 3; 4; 7(Sgk) (GV nhận xét âu trả lời của học sinh) *Chốt lại:Tên điểm được viết bằng chữ cái in hoa, tên đường thẳng là chữ in thường. -GV: treo bảng phụ yêu cầu học sinh điền vào ô trống *Liên hệ thực tế: Đường thẳng trong thực tế… -GV: Dặn học sinh về học bài theo Sgk và làm các bài tập 2; 5; 6 (Sgk). Đọc và chuẩn bị bài $2 Ba điểm thẳng hàng. -HS: Quan sát hình vẽ, trả lời : a Ca ; Ea và vẽ hai điểm C · E· thuộc a và hai điểm không thuộc a -HS: Điền vào bảng: Cách viết Hình vẽ Ký hiệu Điểm M . Đường thẳng a Điểm M thuộc đường thẳng a M . a M a Tuần 2 – Tiết 2 NS: ND $2 – BA ĐIỂM THẲNG HÀNG A/Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niêm ba điểm thẳg hàng, điểm nằm giữa hai điểm, trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Có kỷ năng vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, sử dụng các thuaatj ngữ: “nằm cùng phía” “ nàm khác phía”, “ nằm giữa”. Yêu cầu dùng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng cẩn thận. B/Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và thước thẳng HS: Có đầy đủ dụng cụ học tập, ôn tập kiến thức trong $1 C/Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 Phút Hoạt động 1: Kiêmtra bài cũ -GV? Cho đường thẳng m, điểm A thuộc đường thẳng m và điểm B không thuộc đường thẳng m a)Vẽ hình và viết ký hiệu b)Vẽ thêm hai điểm khác không thuộc m và hai điểm thuộc m, viết ký hiệu. -GV: Nhận xét và cho điểm. -HS: vẽ hình a) Am ; Bm b) Dm ; Cm Im ; Nm 10 Phút Hoạt động 2: Thế nào là ba điểm thẳng hàng? -GV: ba điểm A, D, C hình 1 bài kiểm tra là ba điểm thẳng hàng. -GV? Vậy ba điểm như thế nào thì được gọi là thẳng hàng? -GV? Ba điểm như ở hình 2 có thẳng hàng không? Vì sao? -GV: cho học sinh ghi khái niệm ba điểm thẳng hàng. -HS: Chú ý quan sát hình vẽ để có khái niệm ba điểm thẳng hàng. -HS: Nêu như Sgk -HS: Xem hình 2 Sgk và trả lời -HS: (…) A; B ; C không thẳng hàng (đọc chú ý 1 trong Sgk) 20 Phút Hoạt động 3;Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng -GV: Xét mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng ở hình 3 -GV? Hai điểm C va B có vị trí như thé nào với điểm A? A và C có vị trí như thế nào với C? -GV: Vậy điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? -GV? Vậy ta có kết luận như thế nào về ba điểm thẳng hàng? Có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại? -GV: Cho học sinh nhắc lại kết luận. -HS: Quan sát hình vẽ 3 a A C B -HS: C và B nằm cùng phía đối với điểm A, A và C nằm cùng phía đối với B ; A và B nằm khác phía đối với C -HS: Điểm C nằm giữa hai điểm còn lại -HS: Kết luận: Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại -HS: Khắc sâu mối quan hệ ba điểm thẳng hàng (Kết luận Sgk) 10 Phút Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò -GV Chốt lại: Ba điểm được gọi là thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng. -GV: Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. -GV: Treo bảng phụ cho bài tập 8; 9 (Sgk) GV gợi ý : Từ hình vẽ bài 9 hãy đọc tên bộ 3 điểm thẳng hàng bằng cách đặt thước thẳng kiểm tra. -GV: Dặn học sinh lưu ý “ Không có khái niệm điểm nằm giữa khi không có ba điểm thẳng hàng”. Bài tập về nhà: 12; 13; 14 (Sgk); Học sinh khá làm thêm bài tập 6;7;8; 10 (SBT), xem và chuẩn bị trước bài “ Đường thẳng đi qua hai điểm” cho tiết học sau. -HS: Phát biểu khái niệm ba điểm thẳng hàng và mối quan hệ ba điểm thẳng hàng. -HS: Dùng thước thẳng để kiểm tra ba điểm thẳng hàng (Bài tập 8) -HS: Trả lời bài tập 9 (Sgk) là: *Bộ ba điểm thẳng hàng là (B,D,C); (B,E, A); (D,E,G). *Bộ ba điểm không thẳng hàng là: (B,D,E); (B,G,A). -HS: lưu ý trường hợp khi ba điểm không thẳng hàng và một số dặn dò của giáo viên Tuần 3 – Tiết 3 NS: ND: $3 – ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM A/Mục tiêu: ( Như SGV) B/Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và thước thẳng HS: Có đầy đủ dụng cụ học tập, ôn tập kiến thức về điểm, đường thẳng C/Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 7 Phút Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ -GV: yêu cầu học sinh giải bài tập 11; 12;13 (Sgk) -GV? Nêu quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng -HS: Điền vào ô trống từ bài 11,12,13 (Sgk) -HS: Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại 10 Phút Hoạt động 2: Vẽ đường thẳng -GV: Đặt vấn đề: Vẽ đường thẳng qua hai điểm như thế nào? (giáo viên treo bảng phụ có hình 5 Sgk) -GV? Muốn vẽ đường thẳng đi qua hai điểm ta dùng dụng cụ gì? Có mấy đường thẳng đi qua hai điểm A, B? -GV? ta có nhận xét như thế nào sau khi vẽ hình? -HS: Quan sát hình 5 -Vẽ hai điểm A,B trong vở rồi vẽ đường thẳng đi qua A và B bằng thước thẳng. -HS: Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua Avà B. A* B* -HS: Nêu nhậ xét (Sgk) 10 Phút Hoạt động 3: Tên đường thẳng -GV: Treo bảng phụ, hướng dẫn học sinh đọc tên đường thẳng, tên đường thẳng chứa điểm ( tên 1 chữ cái thường, 2 chữ cái in hoa, 2 chữ cái thường) -GV: Củng cố (?1) (Sgk) -GV: Hướng dẫn cách đọc tên đường thẳng x y a *C *D -HS: Chú ý cách đọc tên -HS: Trả lời (?1) có 6 cách gọi tên đường thẳng 15 Phút Hoạt động 4: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song nhau. -GV: Ở hình a) có 6 cách gọi tên đường thẳng đi qua 3 điểm A,B,C ta nói các đoạn thẳng AB, AC trùng nhau. -GV? Vẽ hìnhb) hãy cho biết AB và AC có điểm nào chung? -GV: ta nói AB và AC cắt nhau tai A (A gọi là giao điểm) -GV? Vẽ hình c) Hai đường thẳng xy và mn có điểm nào chung không? -GV: Ta nói chúng song song -GV! Hai đường thẳng không trùng nhau gọi là hai đường thẳng phân biệt (lưu ý Sgk) -HS: Quan sát hình vẽ, dự đoán quan hệ của các đoạn thẳng -HS: (…) Điểm chung là A -HS: (…) Hai đường thẳng cắt nhau -HS: (….) hai đường thẳng không có điểm nào chung (xy // mn) -HS: Đọc chú ý (Sgk) : hai đường thẳng phân biệt 3 Phút Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò -GV: Chốt lại: cách vẽ đường thẳng và điểm, đặt tên đường thẳng và nhấn mạnh 3 vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng -Lưu ý: Nếu nói hai đường thẳng mà không nói gì thêm thì hiểu đó là hai đường thẳng phân biệt. -GV: dặn học sinh về nàh giải bài tập 20, 21 (Sgk),xem trước bài “Thực hành: trồng cây thẳng hàng” chuẩn bị cho tiết học sau. -HS: Lưu ý 3 vị trí tương đối của hai đường thẳng : Trùng nhau, cắt nhau và song song. -HS: Ghi nhớ một số dặn dò của giáo viên, chuẩn bị cho giờ học sau. Tuần 4 – Tiết 4 NS: ND: $4 – THƯCÏ HÀNH TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG A/Mục tiêu: ( Như SGV) B/Chuẩn bị: GV: Bài soạn , hướng dẫn thực hành, dụng cụ thực hành HS: Mỗi tổ 3 cọc tiêu dài 1,5 m, có dây dọi để kiểm tra cọc tiêu có thẳng đứng với mặt đất hay không. C/Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 Phút Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ -GV? thế nào là ba điểm thẳng hàng? Muốn trồng cây thẳng hàng ta phải trồng như thế nào? -HS: khái niệm 3 điểm thẳng hàng (như Sgk). Dựa vào khái niệm ba điểm thẳng hàng để trồng cây thẳng hàng. 35 Phút Hoạt động 2: Thực hành -GV: Hướng dẫn thực hiện các thao tác thực hành gồm các bước như sau; * Bước 1: Cắm hai cọc tiêu thẳng đứng tại 2 điểm A và B * Bước 2: HS1 đứng tại A, HS3 đứng tại C cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng với mặt đất *Bước 3: HS3 ra hiệu để HS2 điều chỉnh cọc tiêu theo vị trí cho đến khi HS1 thấy cọc tiêu ở vị trí A che lấp 2 cọc tiêu ở B và C. Khi đó 3 điểm A,B, C thẳng hàng -HS; Cắm 2 cọc tiêu A và B -HS: thực hiện theo bước 2 -HS: Nhắm từ cọc A -HS2 xê dịch cọc C sao cho HS1 nhìn qua cọc A mà không thấy hai cọc kia Từng nhóm học sinh hoạt động, thực hiện theo tổ, theo các khoảng cách của từng nhóm 3 Phút Hoạt động 3; Liên hệ thực tế trồng cây thẳng hàng -GV: Qua tiết thực hành giúp chúng ta vận dụng vào thực tế gia đình như: Trồng các cọc hàng rào giữa hai cột mốc, trồng cây xanh hoặc cây ăn quả trong vườn … -HS: (…. ) Đào hố trồng cây cho thẳng hàng, nhằm góp phần cho cảnh quang môi trường xanh, đẹp 2 Phút Hoạt động 4: củng cố , dặn dò -GV: lưu ý học sinh vận dụng bài thực hành vào thực tế cuộc sống -GV: Dặn học sinh xem trước bài “Tia”, tìm hiểu thế nào là tia gốc O, khi vẽ tia Ax giới hạn về phía nào? Thế nào là hai tia đối nhau? Hai tia trùng nhau? -HS: Lưu ý một số hớng dẫn và dặn dò , chuẩn bị chu đáo cho giờ học sau. Tuần 5 – Tiết 5 NS: ND: $5 –TIA A/Mục tiêu: Học sinh hiểu hình ảnh của tia, vẽ tia Học sinh phân biệt được tia và đường thẳng ; Rèn kỷ năng vẽ hình cơ bản B/Chuẩn bị: GV: Bài soạn , Thước thẳng, phấn màu HS: Dụng cụ học tập, ôn các kiến thức về đường thẳng. C/Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 Phút Hoạt động1; Kiểm tra bài cũ -GV? Vẽ theo cách diễn đạt: Đường thẳng xy đi qua điểm O. -GV! Cho học sinh nhận xét và quan sát hình vẽ. -HS: Vẽ hình x O y 13 Phút Hoạt động 2; Tia -GV! Đặt vấn đề; từ nội dung kiểm tra, điểm O chia đường thẳng xy thành mấy phần? -GV: Mỗi phần là một tia -GV?Vậy tia có phải là một hìnhkhông?hình đó như thế nào? -GV: Giới thiệu tia, lưu ý nhóm từ: “Tia gốc O”. -GV? Trên hình vẽ ta có những tia nào? -GV: Giới thiệu cách vẽ tia và viết tên cho tia. -GV? Vẽ tia Ax, ta thấy tia Ax giới hạn về phía nào? -GV: Tia Ax không bị giới hạn về phía x. -HS: (……) Chia xy thành hai phần -HS! Tia là một hình, hình gồm điểm O và một phần đương thẳng -HS: Tự ghi khái niệm tia vào vở học -HS (….) Tia ox và tia Oy -HS: vẽ hình tia A x -HS: (…..) phía gốc A -HS: Chú ý về gốc tia giới hạn 12 Phút Hoạt động 3: Hai tia đối nhau -GV? Tia Ox và tia Oy trên hình vẽ có gì chung? -GV! Đó là hai tia đối nhau -GV? Vậy thế nào gọi là hai tia đối nhau? -GV? Nếu có một điểm bất kỳ trên một đường thẳng, ta có 2 tia tạo thành như thế nào? -GV? Chốt lại: Điều kiện để có hai tia đối nhau là gì? -HS: (….) Có gốc O chung -HS: hai tia chung gốc và tạo thành đường thẳng gọi là hai tia đối nhau. -HS: (…..) Hai tia tạo thành là hai tia đối nhau -HS: (…..) Có hai điều kiện: Chung gốc và tạo thành đường thẳng. 10 Phút Hoạt động 4: hai tia trùng nhau -GV: Vẽ hình x A B y -GV? tại sao Ax và By không đối nhau? -GV?Hãy chỉ ra các tia đối nhau? -GV? Vẽ tia Ax. Lấy B trên Ax, BA ta có các tia nào? -GV!Tia Ax còn được gọi là tia AB, ta nói tia Ax và tia AB là hai tia trùng nhau. -GV? Điều kiện nào để hai tia trùng nhau? -Gv: giới thiệu hai tia phân biệt -HS: làm (?1) (Sgk) -HS: (…..) vì hai tia không chung gốc -HS: Hai tia chung gốc : Ax và Ay ; Bx và By -HS: vẽ hình: A B x -HS: Tia Ax, Bx, AB -HS: Viết khái niệm hai tia trùng nhau vào vở -HS: Đọc chú ý, tìm hiểu hai tia phân biệt (Sgk) 5 Phút Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò -GV: chốt lại; Khái niệm tia, hai tia đối nhau,hai tia trùng nhau, hai tia phân biệt, cho học sinh làm (?2) (Sgk) -GV: dặn học sinh về nắm bài và giải các bài tập 22,23,25 (Sgk) chuẩn bị giờ sau luyện tập. -HS: Thảo luận nhóm (?2) -HS: Lưu ý một số hướng dẫn về nhà của giáo viên, chuẩn bị cho giờ luyện tập. ___________________________________________________________________________ Tuần 6 – Tiết 6 NS: ND: LUYỆN TẬP A/Mục tiêu: Thực hiện như (SGV) B/Chuẩn bị: GV: Bài soạn , Thước thẳng, phấn màu HS: Dụng cụ học tập, ôn các kiến thức và giải các bài tập trong bài “Tia” C/Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 Phút Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ -GV? Vẽ tia EF, vẽ tia đối nhau, hai tia trùng nhau và gọi tên? -GV: Cho học sinh nêu nhận xét hình vẽ HS: Vẽ hình và trả lời: Am và An là hai tia đối nhau, Cx và Dx là hai tia trùng nhau. 35 Phút Hoạt động 2: Luyện tập -GV! Cho một học sinh làm bài tập 26 (Sgk) -GV: Yêu cầu học sinh trả lời -GV: Gợi ý: Lưu ý hai trường hợp a và b. -GV: yêu cầu học sinh trả lời bài 27 (điền vào chỗ trống) -GV:Chốt lại: -Định nghĩa; Tia, cách viết, đọc (điểm gốc của tia trước) và cho học sinh làm bài 28 (Sgk) -GV? Nêu cách đọc hai tia đối nhau? -GV? hãy chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm trên tia? -GV:Chốt lại Hai tia có chung gốc O và tạo thành đường thẳng là hai tia đối nhau. -GV: Cho học sinh làm bài 29 (Sgk) -GV? Yêu cầu học sinh vẽ hình, chú ý hình vẽ và trả lời -GV! a) Điểm A (…..) b) Điểm A (…..) -GV: Cho học sinh đọc đề bài 30 (Sgk) điền vào chỗ trống (….) như thế nào? Để đúng với các cơ sở kiến thức đã học? -GV: Chốt lại: Bất kỳ điểm nào trên đường thẳng cũng là gốc chung của hai tia đối nhau -GV: Cho học sinh làm bài 31 (Sgk) -GV: Lưu ý; Học sinh phải suy nghĩ về vị trí của điểm M rồi vẽ hình. -GV? Hãy xác định một điểm M nằm giữa B và C? Vị trí? -Bài tập cho học sinh khá: -GV? Hãy vẽ 8 đường thẳng đi qua 9 điểm? -HS: Làm bài 26 (Sgk) Mtia AB a)Hai điểm M và B nằm cùng phía đối với điểm A b) M nằm giữa A và B -HS: làm bài 27(Sgk) a) (Điểm ….) A b) ( Gốc…..) A -HS: Giải bài 28 (Sgk) -HS:a) Hai tia đối nhau gốc O là Ox và Oy hoặc ON và OM. b) Điểm O nằm giữa hai điểm M và N. -HS: Hai tia đối nhau: hai tia có chung gốc và tạo thành một đường thẳng. -HS: Quan sát hình vẽ bài 29 (Sgk) a)Trong ba điểm M,A,C thì điểm A nằm giữa M và C b) Trong ba điểm A,N,b thì A nằm giữa B và N. -HS: Giải bài 30 (Sgk) a) Hai tia đối nhau là Ox và Oy b) (…) điểm O -HS: Lưư ý (Sgk) (Điểm thuộc đường thẳng gốc chung của hai tia đối nhau) -HS: Giải bài 31 (Sgk) -HS: vẽ hình theo cách diễn đạt của (Sgk) -HS: Vẽ hình 5 Phút Hoạt động 3: củng cố, dặn dò -GV: Chốt lại: Trọng tâm bài “Tia”, nhắc lại hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau và cách đọc tên tia. Oân lại kiến thức vận dụng liên quan $3, $5 -GV: dặn học sinh về nhà xem lại bài đường thẳng, xem trước bài đoạn thẳng. Tìm hiểu đoạn thẳng là gì? Cách vẽ một đoạn thẳng, chuẩn bị cho giờ học sau. -HS: lưu ý một số vấn đề giáo viên chốt lại của bài học -HS: Ghi nhớ một số dận dò của giáo viên, chuẩn bi cho giờ học sau. ___________________________________________________________________________ Tuần 7 – Tiết 7 NS: ND: ĐOẠN THẲNG A/Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được về đoạn thẳng, cách vẽ đoạn thẳng, phân biệt đoạn thẳng và đường thẳng, nữa đường thẳng (tia) Biết đặt tên, gọi tên và viết tên đoạn thẳng Aùp dụng vào bài toán vẽ hình đơn giản B/Chuẩn bị: GV: Bài soạn , Thước thẳng, phấn màu HS: Dụng cụ học tập, ôn các kiến thức về đường thẳng, điểm, nữa đường thẳng C/Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 Phút Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ -GV? Vẽ hình bài tập 31(Sgk) -GV!Nhận xét hình vẽ và cho điểm -HS: Vẽ hình theo diễn đạt 10 Phút Hoạt động 2: Khái niệm đoạn thẳng -GV? lấy hai điểm A và B phân biệt -GV? Hãy vạch theo cạnh thước từ A đến B? -GV: Nét bút là hình ảnh của đoạn thẳng. Vậy như thế nào gọi là đoạn thẳng AB? -GV:Gợi ý:Hình đó có chứa A và B không? Hình đó thêm những điểm như thế nào với A và B? -GV: Nêu cách đọc tên đoạn thẳng -GV: Củng cố bài tập 33 (Sgk) -GV: giới thiệu bài toán: Đây là dạng toán trắc nghiệm nhận dạng đoạn thẳng. -HS: Vẽ hình A. B -HS: Chú ý phần giới thiệu về hình ảnh của đoạn thẳng AB -HS: Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A và điểm B và tất cả những điểm nằm giữa A và B -HS: Đọc tên đoạn thẳng AB; BA; và viết AB;BA -HS: Giải bài 33 (Sgk) Điền: a) R và S b) R và S ( ba chỗ….) 20 Phút Hoạt động 3: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng: -GV? hãy quan sát hình vẽ a,b,c và nhận dạng hai đoạn thẳng cắt nhau (giáo viên treo bảng phụ có hình vẽ) -GV? Giao điểm của AB và CD? -GV! Chú ý: Ta thường gặp trường hợp a) và giáo viên nhấn mạnh các giao điểm. -GV: treo bảng phụ (Hình 3a) -GV? Hãy quan sát và nhận dạng đoạn thẳng cắt tia (nhiều trường hợp) -GV: trong hình d) giao điểm là điểm nào? -GV: Chú ý: ta thường gặp (Hình d). Giao điểm của đoạn thẳng và tia không trùng gốc tia và trùng mút nào của đoạn thẳng. -GV: treo bảng phụ có (hình 35a,b) -GV? Đoạn thẳng nào cắt đường thẳng nào? Tại đâu? (ở mỗi hình) -GV: Chốt lại: về các dạng hình thường gặp và cách diễn đạt khác nhau về quan hệ giữa đoạn thẳng và đoạn thẳng,với tia, với đường thẳng với cùng một vấn đề. -HS: Quan sát hình vẽ trên bảng phụ (và vẽ vào vở) -HS: Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau, giao điểm là I (Hình a) (Hình b) (Hình c) -HS: Quan sát hình vẽ (Hình d) (Hình E) (Hình g) -HS: Đoạn thẳng AB và tia Ox cắt nhau, giao điểm là K (Hình d) -HS: KO , A ,B -HS: Quan sát hình vẽ ở bảng phụ, nhận dạng đoạn thẳng cắt đường thẳng. (Hình a) (Hình b) -HS: (Hình a): Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng a tại giao điểm I -HS: Lưu ý các trường hợp thường gặp 10 Phút Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: -(Củng cố từng phần ở hoạt động 2, 3) thêm bài tập36 (Sgk) -GV: Chốt lai: Dạng bài tập nhận dạng đường thẳng. -GV: Lưu ý: Vẽ lần lượt các điểm A,B,C. vẽ tia AB,AC. Đoạn thẳng BC, KBC, tia Ax đi qua A và K. -GV: dặn học sinh về học thuộc khái niệm đoạn thẳng, cách vẽ hình, gọi tênđoạn thẳng (hai chữ cái in hoa) -Nắm vững cách nhận dạng các trường hợp về quan hệ trong bài và làm các bài tập 38,39 (Sgk), xem trước bài học “Đo đoạn thẳng”, tìm hiểu cách đo đoạn thẳng, xét độ dài đoạn thẳng chuẩn bị cho giờ học sau. -HS: Quan sát hinh vẽ bài 36 (Sgk) và trả lời; a) Đoạn thẳng a khôngđi qua mút nào của đoạn thẳng. b) AB và AC c) BC ( Yêu cầu học sinh vẽ hình) -HS: vẽ hình theo diễn đạt -HS: Lưu ý một số hướng dẫn về nhà của giáo viên, chuẩn bị cho giườ học sau. Tuần 8 – Tiết 8 NS: ND: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG A/Mục tiêu: Cho học sinh nắm được cách đo độ dài một đoạn thẳng, xét độ dài của đoạn thẳng bằng hình vẽ và bài toán. Rèn luyện tính chính xác, thao tác đo độ dài, vận dụng vào việc so sánh độ ài các đoạn thẳng. B/Chuẩn bị: GV: Thứơc thẳng có chia khoảng, một số thước đo độ dài, bảng phụ HS: Dụng cụ học tập, bảng nhóm C/Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 Phút Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ -GV? Yêu cầu học sinh vẽ hình và trả lời bài 38,39 (Sgk) -GV: Vẽ đoạn thẳng AB lên bảng , giới thiệu đo độ dài -HS: Vẽ hình và trả lời 20 Phút Hoạt động 2: Đo đoạn thẳng -GV: Yêu cầu hai học sinh dùng thuớc thẳng có chia khoảng để đo đoạn thẳng AB trên bảng -GV? Xét xem hai kết quả đo như thế nào? -GV: Khẳng định mỗi đoạn thẳng chỉ có một độ dài. -GV? Để đo độ dài đoạn thẳng ta dùng dụng cụ gì? Đặt thước như thế nào? -GV: Gợi ý: Cần đặt cạnh thước như thế nào ?Điểm A trùng với vạch nào của thước? -GV? Vậy độ dài đoạn thẳng AB = ? -GV: Thông báo: Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0 và ký hiệu: AB = khoảng cách -GV? Nếu AB thì AB = ? -HS: Dùng thước đo có chia khoảng (Hai học sinh tiến hành đo) Có thể lệch số đo 1 ít (do không chính xác) -HS: Đo nhiều lần đoạn AB để lấy một số đo duy nhất -HS: (……) Dùng thước thẳng có chia khoảng đến mm -HS: Đặt cạnh thước đi qua A và B, vạch 0A -HS: (…..) AB = 40mm (tuỳ hình vẽ có thể có số đo khác) -HS: Chú ý ký hiệu và độ dài đoạn thẳng > 0 -HS: AB thì AB =0 5 Phút Hoạt động 3: So sánh hai đoạn thẳng -GV? Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh gì? -GV: Treo bảng phụ có hình vẽ ba đoạn thẳng. Cho học sinh lên bảng đo và so sánh (đơn vị cm) trên bảng đơn vị: dm và nêu kết quả? -GV: Yêu cầu học sinh đọc ba ý (Sgk) -HS; (…..) ta so sánh độ dài của chúng -HS: AB < CD ; CD = EF -HS; Đọc (Sgk) 15 Phút Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò -GV: Yêu cầu học sinh trình bày (?1) -GV: Yêu cầu học sinh thực hiện (?2) (Sgk) -GV? Nhận dạng các dụng cụ đo như thế nào? Cho học sinh quan sát một số dụng cụ đo khoảng cách trong thực tế. -GV: Cho học sinh trảlời các bài tập 43, 44, 45 (Sgk) -GV: Dặn học sinh về học bài theo Sgk và làm các bài tập 40, 41 (Sgk). Tìm hiểu về dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm, xem trước bài: “ Khi nào thì AM + MB = AB?” chuẩn bị cho giờ học sau. -HS: Làm (?1) (Sgk): Đo và so sánh co

File đính kèm:

  • docHOC KY I.doc
Giáo án liên quan