A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, thứ tự trong N, trong Z. Củng cố lại các quy tắc: Lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cộng trừ hai số nguyên, các tính chất của phép cộng trong Z.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính, tính nhanh giá trị của một biểu thức, kĩ năng tìm x, so sánh số nguyên.
3.Tư duy:
- Phát triển tư duy logic, cụ thể hoá, tổng quát hoá.
4. Thái độ:
- Có ý thức tự giác học tập, có tinh thần hợp tác.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
B. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ ghi các quy tắc, các tính chất
HS: ôn tập các kiến thức đã học
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tuần: 17 - Tiết: 52: Ôn tập học kì I (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/12/2012
Tiết: 52
Tuần: 17
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiếp)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, thứ tự trong N, trong Z. Củng cố lại các quy tắc: Lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cộng trừ hai số nguyên, các tính chất của phép cộng trong Z.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính, tính nhanh giá trị của một biểu thức, kĩ năng tìm x, so sánh số nguyên.
3.Tư duy:
- Phát triển tư duy logic, cụ thể hoá, tổng quát hoá.
4. Thái độ:
- Có ý thức tự giác học tập, có tinh thần hợp tác.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
B. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ ghi các quy tắc, các tính chất
HS: ôn tập các kiến thức đã học
C. Ph¬ng ph¸p d¹y häc:
- Ph¬ng ph¸p vÊn ®¸p, trùc quan.
- Ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.
- Ho¹t ®éng nhãm, th¶o luËn nhãm
- LuyÖn tËp, thùc hµnh.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
18/12/2012
6A
18/12/2012
6B
2. Kiển tra bài cũ (Kết hợp trong bài mới )
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn lí thuyết
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV: Đưa ra các câu hỏi ôn tập
? Để viết một tập hợp người ta có những cách nào - Cho ví dụ về tập hợp ?
GV: Ghi tập hợp A trên bảng, yêu cầu tìm số phần tử
GV Chú ý: mỗi phần tử trong tập hợp được viết một lần, thứ tự tùy ý.
?: Tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B khi nào ? cho ví dụ ?
?: Hai tập hợp A và B được gọi là bằng nhau khi nào ?
?: Thế nào là giao của hai tập hợp ?
?: Vậy x A B khi nào ?
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
GV: Thế nào là tập N, tập N*, tập Z ?
?: Mối quan hệ của các tập hợp trên ntn ?
HS: Trả lời
GV vẽ sơ đồ ven trên bảng thể hiện mối quan hệ của 3 tập hợp N, N*, Z
?: Tại sao cần mở rộng tập N thành tập Z ?
HS: Để phép trừ luôn thực hiện được, và để chỉ các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
GV: Hãy nêu quy tắc so sánh hai số nguyên ?
HS: Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số 0 và số nguyên dương, số 0 luôn nhỏ hơn số nguyên dương; Hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì nhỏ hơn.
GV: Nêu yêu cầu bài tập 1
HS: 2 hs lên bảng làm bài, nx
?: GTTĐ của số nguyên a là gì ?
Cách lấy GTTĐ của 1 số nguyên dương, nguyên âm , số 0 ?
?: Hãy phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu ? khác dấu ?
GV: Hãy thực hiện tính:
HS: 2 hs lên bảng tính.
GV: a – b = ? Cho VD
HS: Phát biểu rồi trả lời bài
?: Phép cộng các số nguyên có những tính chất nào ? Các tính chất có ứng dụng gì?
I. Lí thuyết
1. Ôn tập chung về tập hợp
* Cách viết tập hợp: 2 cách
Ví dụ: Cho A = {x Î Z | −2 ≤ x < 3}. Số phần tử của tập hợp A là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
* Tập hợp con:
A B nếu x A thì x B
Ví dụ: N* N
A = B A B và B A
* Giao của hai tập hợp:
x A B x A và x B
2. Tập N, tập Z
a) Khái niệm về tập N, tập Z:
N = {0; 1; 2; 3; 4; 5; .......}
N* = {1; 2; 3; 4; 5; .........}
Z = {....; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; .....}
N
N*
Z
N* N Z
b) Thứ tự trong tập N, tập Z:
Bài tập 1:
a) Hãy sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần: 5, -15, 8, 3, -1, 0
b) Sắp xếp – 97, 10, 0, 4, -9, 100 theo thứ tự giảm dần.
3. Quy tắc cộng, trừ số nguyên
a) Giá trị tuyệt đối:
êa ê = a nếu a ≥ 0
êa ê = -a nếu a < 0
Ví dụ: ê-10 ê = 10; ê0 ê = 0; ê23 ê = 23
b) Cộng hai số nguyên
Ví dụ: Tính
(-15) + (-20) = -35; -30 + 10 = -20
(-15) + 40 = 25; 50 + (-45) = 5
c) Phép trừ trong Z
a – b = a + (-b)
d) Tính chất phép cộng số nguyên
(SGK – Tr 77, 78)
Hoạt động 2: Luyện giải bài tập
Bài tập 1: Thực hiện phép tính
a) 12 - 11 +15 - 27 +11
b) 1032 - [314 - (314 - 32)]
c) [(-18) +(-7) ] + 15
Nêu thứ tự thực hiện phép tính?
- Goi 3 hs lên bảng tính
GV: Chốt phương pháp
Bài tập 2: Tìm số nguyên x:
a/ (5x – 1) + 2 = 6
b/ 3 - x = 7
c/ = 3
d/ 3x - 15 = - 3
Hãy nêu cách giải bài tập tìm x ?
Gợi ý c) GTTĐ của số nào thì bằng 3 ? có mấy giá trị ?
=> x + 1 = ?
HS: thực hiện, 4 hs lên bảng
GV: cùng cả lớp sửa => Chốt phương pháp
II. Bài tập
1. Bài tập 1: Thực hiện phép tính
a) 12 - 11 +15 - 27 +11 = 0
b) 1032 - [314 - (314 - 32)] = 1000
c) [(-18) +(-7) ] + 15 = -10
Bài tập 2: Tìm số nguyên x:
a) (5x – 1) + 2 = 6
(5x -1) = 6 – 2
5x = 4 + 1
x = 5 : 5 = 1
b/ 3 - x = 7
x = 3 – 7
x = -4
c/ = 3
x + 1 = 3 hoặc x + 1 = -3
+) x + 1 = 3 => x = 3 – 1 = 2
+) x + 1 = -3 => x = - 3 – 1 = -4
d/ 3x - 15 = - 3
3x = - 3 + 15
x = 12 : 3 = 4
4. Củng cố
- Khắc sâu lại phần kiến thức đã ôn tập trong bài, hệ thống lại các dạng bài tập
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức, xem lại các dạng bài tập đã làm.
- BTVN: 201 (SBT – tr26), bài 92 (SBT – tr65)
- Xem lại kiến thức chương I hình học.
- Chuẩn bị tốt cho thi học kì I theo lịch chung toàn trường.
- đọc và nghiên cứu trước bài : quy tắc dấu ngoặc
E. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- S52.doc