A/Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là mặt phẳng, biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia qua hình ve.
- Tư duy: làm quen với việc phủ định một khái niệm, cách nhận biết tia nằm giữa hai tia, tia không nằm giữa
B/Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ và thước thẳng
C/Tiến trình dạy học:
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tuần 19 đến tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 – Tiết 16 CHƯƠNG II: GÓC
NS
ND: $1 – NỬA MẶT PHẲNG
A/Mục tiêu:
Học sinh hiểu thế nào là mặt phẳng, biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia qua hình ve.
Tư duy: làm quen với việc phủ định một khái niệm, cách nhận biết tia nằm giữa hai tia, tia không nằm giữa
B/Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ và thước thẳng
C/Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
-GV: Giới thiệu sơ lược nội dung chương II và đặt vấn đề bài học “ Nửa mặt phẳng”
-HS: Chú ý và lắng nghe, tìm hiểu phần hình học trong chương II.
Hoạt động 2: Nửa mặt phẳng bờ a
-GV: Hình thành cho học sinh khái niệm về nửa mặt phẳng (Ví du: Trang giấy, mặt bảng, gương phẳng… bị chia đôi) nếu để nguyên là mặt phẳng.
-GV: Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía
-GV: Giới thiệu hình vẽ 1 (Sgk)
-GV? Đường thẳng a chia mặt phẳng thành mấy phần riền biệt?
-GV: Mỗi phần như thế là nửa mặt phẳng bờ a.
-GV? Vậy thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
-GV: yêu cầu một học sinh khác đọc lại khái niệm nửa mặt phẳng bờ a.
-GV: treo bảng phụ có hình 2, cho học sinh quan sát: Hai nửa mặt phẳng đối nhau, tô xanh nửa mặt phẳng I, tô đỏ nửa mặt phẳng II.
-GV? Cho biết nửa mặt phẳng (I) chứa những điểm nào? Nửa mặt phẳng (II) chứa những điểm nào?
-GV: Nêu cách gọi tên nửa mặt phẳng. Yêu cầu học sinh tập phát biểu lại cách gọi tên nửa mặt phẳng.
-GV: Lưu ý: Có thể naói nửa mặt phẳng (II) bờ a không chứa M hoặc (II) là nửa mặt phẳng đối của mặt phẳng (I)
-GV: Củng cố: Cho học sinh làm (? 1)
-GV? Vậy đường thẳng là bờ chung của hình gì? Ta rút ra nhận xét gì?
-GV: Cho học sinh áp dụng vào các bài tập 2, 4 (Sgk)
-HS: Chú ý để tiếp cận kiến thức về mặt phẳng, nửa mặt phẳng.
-HS: Quan sát hình vẽ
Hình 1: Nửa mặt phẳng bờ a
-HS: (…. ) Hai phần riêng biệt
-HS: Chú ý khái niệm nửa mặt phẳng
-HS: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
-HS: Chú ý hình vẽ (bảng phụ)
-HS: (….) nửa mặt phẳng (I) chứa nhũng điểm M ; N còn nữa mặt phẳng (II) chứa điểm P
-HS: Nửa mặt phẳng (I) là nửa mặt phảng bờ a chứa điểm M và N
-HS: Lưu ý: hai nửa mặt phẳng đối nhau, tập đặt tên cho vài nửa mặt phẳng (tự cho ví dụ)
-HS: Trả lời (?1), vẽ hình
-HS: (….) Hai nửa mặt phẳng đối nhau (nhận xét như Sgk)
-HS: Làm bài tập 2, 4, (Sgk)
Hoạt động3: Tia nằm giữa hai tia
-GV: Treo bảng phụ có hình vẽ.
-GV? Lấy MOx , NOy vẽ đường thẳng MN như thế nào? MN có cắt Oz không?
-GV? Vậy khi nào thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy?
-HS: Quan sát hình vẽ ở bảng phụ:
-HS: Vẽ MN
-HS: MN cắt Oz
-HS: (…) Khi MN cắt tia Oz
Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò
-GV: Cho học sinh giải tại lớp bài tập 3, 5 (Sgk)
-GV: Dặn học sinh về nhà học bài theo (Sgk) và làm các bài tập b1/ 73. vẽ hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng b. Đặt tên cho hai nửa mặt phẳng. Vẽ hai tia đối nhau Ox , O y, vẽ Oz tia bất kỳ khác tia Ox , Oy và xem trước bài “ Góc”. Trả lời thế nào là một góc?
-HS: Làm bài tập 3, 5 (trả lời)
-HS: Vẽ hình:
Tuần 20 – Tiết 17
NS
ND: $2 – GÓC
A/Mục tiêu:
Học sinh biết khái niệm góc, góc bẹt, biết vẽ góc, đặt tên góc, ký hiệu góc.
Nhận biết được điểm nằm trong góc, có ý thức được ứng dụng của góc trong thực tế
B/Chuẩn bị:
Bảng phụ và thước thẳng, compa
C/Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-GV? Thế nào là một nửa mặt phẳng bờ a?
-GV?Thế nào là 2 nửa mặt phẳng đối nhau?
-GV? Vẽ hai tia Ox, Oy ? Hai tia đó có đặc điểm gì?
-GV: đặt vấn đề vào bài mới
-HS1: Trả lời câu hỏi
HS2: Vẽ hình. Có chung gốc O.
Hoạt động 2: Góc
-GV cho học sinh quan sát hình 4 SGK trả lời:
-GV? Góc là gì?
Điểm O là đỉnh, hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc xOy.
- GV: giới thiệu cách viết tên góc.
Kí hiệu: Cũng còn kí hiệu , , .
Góc xOy còn gọi là góc MON hoặc góc NOM.
-HS: Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
Hoạt động 3 :Góc bẹt
là góc bẹt
Quan sát hình vẽ hãy cho biết thế nào gọi là góc bẹt ?
Hãy nêu các hình ảnh thực tế về góc và góc bẹt.
-HS: Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
HS: nêu các hình ảnh thực tế về góc và góc bẹt.
Hoạt động 4: Vẽ góc
- GV: Để vẽ góc, ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của nó, ta vẽ nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để dễ thấy góc ta đang xét: kí hiệu , Ž
-GV: cho HS vẽ hình vào vở
-HS:
Hoạt động 5: Điểm nằm bên trong góc
-GV: Khi hai tia Ox, Oy không đối nhau, điểm M là điểm nằm bên trong xÔy nên tia OM nằm giữa Ox, Oy, khi đó ta còn nói: tia OM nằm trong xÔy
-GV? Khi nào thì điểm M là điểm nằm bên trong góc xÔy.
-HS: vẽ hình
-HS: Khi tia OM nằm trong góc xOy.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
-GV:Nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học
9- Điền vào chỗ trống …… hai tia Oy, Oz
- GV: Vẽ góc tUv, vẽ điểm N nằm trong góc tUv, vẽ tia ON.
- GV: dặn về học bài và làm bài tập 7; 8; 10 (SGK).- Chuẩn bị: §Số đo góc.
-HS: nhắc lại
-HS: vẽ hình
Tuần 21- Tiết 18
NS:
ND:
§3 SỐ ĐO GÓC
I/ MỤC TIÊU:
-Kiến thức cơ bản:Công nhận mỗi góc có một số đo nhất định, số đo của góc bẹt là 1800.
Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù
-Kĩ năng cơ bản:Biết đo góc bằng thước đo góc.;Biết so sánh hai góc.;Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo góc.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, thước đo góc, êke.
III. Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-GV?Vẽ một góc, đặt tên. Chỉ rõ đỉnh cạnh của góc.
-GV? Vẽ tia nằm giữa hai cạnh của góc. Hãy cho biết các tên góc trên hình vẽ.
-HS1: lên bảng
-HS2: lên bảng.
Hoạt động 2 : Đo góc
- GV giới thiệu thước đo góc. Là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau và được ghi từ 00 đến 1800, ta gọi tâm của nửa hình tròn này là tâm của thước.
-GV? Muốn đo góc xOy, ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc (Oy) đi qua vạch 00 của thước. Giả sử cạnh kia (Ox) đi qua vạch 1050, ta nói góc xOy có số đo 1050
(?) Có nhận xét gì về số đo của mỗi góc?
-GV: Làm
-GV: Chú ý trên thước đo góc, người ta ghi các số từ 00 ® 1800 ở 2 vòng cung theo 2 chiều ngược nhau để việc đo góc được thuận tiện.
10 = 60’ ; 1’ = 60”
Kí hiệu: xÔy = 1050
* Nhận xét: mỗi góc có một số đo, số đo của góc bẹt là 1800
Số đo mỗi góc không vượt quá 1800
Hoạt động 3: So sánh hai góc
- GV?Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh các số đo của chúng
Ví dụ: , = 300
Vậy ?
-GV: có số đo lớn hơn ta nói >, ta còn nói <
- GV: yêu cầu học sinh làm
-HS: =
-HS: Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
Hoạt động 4: Góc vuông, góc nhọn, góc tù
-GV? Góc có số đo bằng 900 gọi là góc gì?
-GV? Góc nhỏ hơn góc vuông gọi là góc gì?
-GV? Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt gọi là góc gì?
-HS: trả lời dựa vào hình vẽ SGK
HĐ 5:Củng cố
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
14- Xem hình 21 SGK/79 cho biết góc vuông, nhọn, tù, bẹt
-GV: Dặn học bài theo SGK, BTVN 12, 13, 15, 16 vàChuẩn b bài Khi nào thì
-HS: xem hình vẽ và trả lời: Góc 1, 5 là góc vuông
Góc 3, 6 là góc nhọn
Góc 4 là góc tù
Góc 2 là góc bẹt
-HS: ghi nhớ một số dặn dò về nhà của gviên
Tuần 22 – Tiết 19
NS:
ND:
§4 KHI NÀO THÌ
I. Mục tiêu:
-Kiến thức cơ bản:Nếu tia Oy nằm giữa 2 tai Ox, Oz thì xÔy + yÔz = xÔz.;Biết định nghĩa hai góc phụ nhau, bù nhau, kề nhau, kề bù.
-Kĩ năng cơ bản:Nhận biết hai góc phụ nhau, bù nhau, kề nhau, kề bù.;Biết cộng số đo hai góc kề nhau có cạnh chung nằm giữa hai cạnh còn lại.
-Thái độ: vễ, đo cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị
-GV: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
III. Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
-GV: Gọi hai học sinh lên bảng giải bài tập 12, 13(Sgk)
-HS:
bài12) = 600
bài13) = 900 ; = 450; = 450
Hoạt động 2: Khi nào thì tổng số đo hai góc và bằng số đo góc ?
-GV: Gọi HS làm
-GV: yêu cầu Vẽ góc xÔz bất kì, vẽ tia Oy nằm trong góc đó
+ Đo góc xÔy , yÔz , xÔz
+ So sánh xÔy + yÔz với xÔz Þ Nhận xét?
-GV cho học sinh Làm BT 18 SGK
-HS: đo=? ; =? ; =?
-HS: nêu + =
-HS: Nhận xét: Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xÔy + yÔz = xÔz
Ngược lại, nếu xÔy + yÔz = xÔz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oy
Hoạt động 3: Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
-GV? Thế nào là hai góc kề nhau?
-GV? Thế nào là hai góc phụ nhau?
-GV? Thế nào là hai góc bù nhau?
-GV? Thế nào là hai góc kề bù?
- GV: Hai góc kề bùxÔy + xÔy’ = 1800
- HS: Là hai góc có chung một cạnh và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung
-HS: Là hai góc có tổng số đo bằng 900
-HS:Là hai góc có tổng số đo bằng 1800
-HS: Là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-GV: Cho học sinh giải bài 19 (Sgk): Biết xÔy và yÔy’ kề bù, xÔy = 1200. Tính yÔy’.
Ta có xÔy + yÔy’ = ? (vì sao)
Þ yÔy’ = ?
-GV: Cho giải bài23)
Biết MÂN là góc bẹt = 1800
Hai góc MAP và NAP kề bù nên NÂP = ?
Tia AQ nằm giữa hai tia nào?
x = PÂQ = ?
GV: Dặn học bài, BTVN 20, 21, 22 và Chuẩn bị: bài học “Vẽ góc biết số đo”
Bài 19)Ta có xÔy + yÔy’ = 1800 (kề bù)
Þ yÔy’ = 1800 - xÔy
yÔy’ = 1800 - 1200
yÔy’ = 600
Bài 23 (Sgk)
Hai góc MAP và NAP kề bù nên NÂP = 1800 - 330 = 1470
Vì AQ nằm giữa hai tia AN, AP nên
x = PÂQ = 1470 - 580 = 890
Tuần 23 – Tiết 20
NS:
ND:
§5 VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO
I. Mục tiêu:
-Kiến thưc cơ bản: trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xÔy = m0 (0 < m < 180).
-Kĩ năng cơ bản:.Biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
-Thái độ: đo, vẽ cẩn thận, chính xác
II. Chuẩn bị:
-GV: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
III. Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-GV? Khi nào thì xÔy + yÔz = xÔz?—
-GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 20 (Sgk)
-HS:trả lời Khi tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xÔy + yÔz = xÔz
-HS: Làm bài tập 20 (Sgk):
Vì tia OI nằm giữa OA, OB nên AÔI + IÔB = AÔB
AÔI = AÔB - BÔI
Hay AÔI = 600 - 150
Vậy AÔI = 450
Hoạt động 2: Vẽ góc trên nửa mặt phẳng
-GV nêu ví dụ 1 trong SGK và hướng dẫn
Vẽ góc xÔy sao cho xÔy = 400
Đặt thước đo góc trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox sao cho tâm của thước trùng với gốc O, tia Ox qua vạch O của thước. Kẻ tia Oy đi qua vạch 40 của thước đo góc
-GV? Kẻ được mấy tia Oy?
Þ Nhận xét, làm BT 24 SGK
- GVnêu ví dụ 2: Vẽ ABÂC = 300
+ Vẽ tia BC bất kì
+ Vẽ tia BA tạo với BC góc 300
ABÂC là góc phải vẽ.
* Nhận xét: trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho xÔy = m0
Hoạt động 3: VeÕ hai góc trên nửa mặt phẳng
- GV: Cho HS đọc ví dụ 3 SGK
+ Vẽ tia Ox bất kì
+ Vẽ tia Oy qua vạch 300
+ Tia Oz qua vạch 450
Ta được xÔy = 300, xÔz = 450
-GV?Ta thấy tia nào nằmgiữa hai tia còn lại? Vì sao?
Þ Nhận xét
-HS: Ta thấy tia Oy nằmgiữa hai tia Ox và Oz vì xÔy < xÔz
* Nhận xét: xÔy = m0, xÔz = n0
Nếu m0 < n0 thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-GV: Cho học sinh giải bài tập 26c, d; 27;28
Bài 26c) yDÂx = ? d) EFÂy = ?
Bài 27) Biết BÔA = 1450, CÔA = 550
Tính BÔC = ?
Bài 28) Vẽ được hai tia Ay và Ay’ sao cho xÂy = xÂy’ = ?.
GV: dặn học sinh về nhà học bài, và làm BTVN 25, 26a, b; Chuẩn bị: trứơc bài “Tia phân giác của goc”ù
-HS: lên bảng giải BT 26c, d ; 27; 28 có kết quả:
26c) yDÂx = 800 d) EFÂy = 1450 27) bài 27) Biết BÔA = 1450, CÔA = 550
Tính BÔC = 1450 - 550 = 900
Bài 28) Vẽ được hai tia Ay và Ay’ sao cho xÂy = xÂy’ = 500. Hai tia Ay, Ay’ nằm giữa hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ Ax
Tuần 24 – Tiết 21
NS:
ND:
§6 TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
I. Mục tiêu:
-Kiến thức cơ bản:Hiểu tia phân giác của góc là gì? Hiểu đường thẳng phân giác của góc là gì?
-Kĩ năng cơ bản:Biết vẽ tia phân giác của góc.Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy
II. Chuẩn bị:
-GV: SGK, thước thẳng, thước đo góc, giấy trong
.
III. Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-GV: Gọi học sinh lên bảng giải bài tập 25 (Sgk):Vẽ góc IKM = 1350
Hoạt động 2: Tia phân giác của một góc là gì?
-GV:Vẽ góc xOy = 900 . Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy sao cho góc xOz = 450 so sánh góc xOz và yOz.
-GV:Ta thấy Oz nằm giữa Ox,Oy và ø, tia Oz được gọi là tia phân giác của xÔy
-GV? Vậy tia phân giác của góc là gì?
-GV: Cho học sinh làm BT 30 SGK
-HS: Vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy nên : = 900 - 450 = 450
Vậy
-HS: Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai
cạnh ấy hai góc bằng nhau.
Hoạt động 3: Cách vẽ tia phân giác của một góc.
- GV nêu ví dụ: vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 640
+ Cách 1: dùng thước đo góc.
Ta có:
Mà = 640
Þ
Vẽ Oz nằm giữa Ox, Oy sao cho góc
xOz = 320
+ Cách 2: Gấp giấy
Vẽ góc xOy lên giấy, gấp sao cho Ox trùng với Oy. Nếp gấp cho ta vị trí của tia phân giác, vẽ tia phân giác theo nếp gấp đó.
* Nhận xét:
Mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có 1 tia phân giác.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-GV: Cho học sinh làm bài 32(Sgk) Chọn những câu đúng:
a)xOt = yOt
b)xOt + tOy = xOy
c)xOt + tOy = xOy vàxOt = tOy
d)xOt = yOt =
-GV: c gợi ý giải bài Bài tập 33/sgk
-GV: Dặn học sinh về học bài, đọc trước các BT 33, 34, 35, 36, 37(Sgk) và Chuẩn bị giườ học sau luyện tập
-HS: Câu c, d đúng
-HS: Chú ý một số gợi ý và hướng dẫn về nhà , chuẩn bị chu đáo cho giờ học luyện tập.
___________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- HOC KY II.doc