1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: - HĐ1: + HS biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên.
+ HS hiểu khái niệm “chia hết cho”.
- HĐ2: + Biết tính chất của bội và ước.
1.2. Kỹ năng: - HĐ1: + Thực hiện thành thạo tìm ước và bội của một số nguyên.
- HĐ2: + Thực hiện được: vận dụng tính chất của ước và bội.
1.3. Thái độ: - HĐ1 + Thói quen: làm việc cẩn thận , có quy trình.
- HĐ2: + Tính cách: chăm chỉ, suy luận logic.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Tiêát 64
ND: 16.1 - Bài: §13.
BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: - HĐ1: + HS biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên.
+ HS hiểu khái niệm “chia hết cho”.
- HĐ2: + Biết tính chất của bội và ước.
1.2. Kỹ năng: - HĐ1: + Thực hiện thành thạo tìm ước và bội của một số nguyên.
- HĐ2: + Thực hiện được: vận dụng tính chất của ước và bội.
1.3. Thái độ: - HĐ1 + Thói quen: làm việc cẩn thận , có quy trình.
- HĐ2: + Tính cách: chăm chỉ, suy luận logic.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tìm bội và ước của một số nguyên, ký hiệu ±.
- Tính chất của ước và bội.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Bảng phụ ghi BT105
3.2. HS: xem lại bội, ước của một số tự nhiên.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
- Giáo viên
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
Câu 1:
a) Khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b≠0? (4đ)
b) Khi đó số a gọi là gì của b và số b gọi là gì của a? ( 4đ)
Câu 2: (2đ)
Hãy cho biết số 5 là bội của những số nguyên nào?
- HS nhận xét, GV nhận xét.
Câu 1:
a) Nếu có số tự nhiên k để a = b.k thì ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b≠0)
b) Nếu a∶ b thì a gọi là bội của b và b gọi là ước của a.
Câu 2:
5 là bội của 1; -1; 5; -5.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: 20 phút
- GV: Yêu cầu HS làm ?1: Viết các số 6, -6 thành tích của 2 số nguyên.
- GV: ta đã biết, với a, b N ; b0, nếu ab thì a là bội của b, còn b là ước của a. Vậy khi nào ta nói : a chia hết cho b?
- HS: Trả lời.
- GV: tương tự như vậy em hãy cho biết khi nào số nguyên a chia hết cho số nguyên b khác 0?
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa trên.
- GV: Căn cứ vào định nghĩa trên em hãy cho biết 6 là bội của những số nào? (-6) là bội của những số nào?
- HS: (-6) là bội của : -1; 6; 1; -6;-2; 3; 2; -3.
- GV: Vậy 6 và (-6) cùng là bội của:±1; ±2; ±3; ±6.
- GV: Yêu cầu HS làm ?3
- GV: Tìm hai bội và hai ước của 6 ; của (-6)?
- GV: Gọi 1 HS đọc phần “ Chú ý” trang 96 SGK, rồi đặt câu hỏi để giải thích rõ hơn nội nội dung của chú ý đó.
- GV: Tại sao số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0?
- HS: Vì 0 chia hết cho mọi số nguyên khác 0.
-GV: Tại sao số số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào?
- HS: Vì không số nào chia hết cho 0
- HS: Tại sao 1 và (-1) là ước của mọi số nguyên?
- HS: Vì mọi số nguyên đều chia hết cho 1 và (-1).
- GV: tìm các ước chung của 6 và -10
- HS:
HĐ2: 10 phút
- GV: Yêu cầu HS tự đọc SGK và lấy ví dụ minh họa cho từng tính chất. GV ghi bảng:
- HS sau khi tự đọc SGK, sẽ nêu lần lượt 3 tính chất liên quan đến khái niệm “ chia hết cho”.Mỗi tính chất lấy 1 ví dụ minh họa.
- HS có thể lấy các ví dụ khác ví dụ GV đưa ra
1. Bội và ước của một số nguyên:
?1
6 = 1.6 = (-1).(-6) = 2.3 = (-2).(-3)
(-6)= (-1).6 = 1.(-6) = (-2).3 = 2.(-3)
Cho a, bỴZ và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a= bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.
?3
Bội của 6 và (-6) có thể là 0;
Ước của 6 và -6 có thể là
Chú ý: SGK/96.
2. Tính chất:
a) a∶b và b∶c Þ a ∶ c
ví dụ: 12(-6) và(-6) (-3) 12 (-3)
b) ab a.mb (mZ)
Ví dụ: 6(-3) (-2).6 (-3)
(a+b) c
(a-b) c
c) ac và bc
(12+9) (-3)
(12-9) (-3)
12(-3)
9(-3)
ví dụ:
4.4. Tổng kết:
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 102
- HS nhận xét
- GV đánh giá
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên điền kết quả vào bảng phụ.
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
Bài 102 SGK:
Các ước của -3 là:
Các ước của 6 là:
Các ước của 11 là:
Các ước của (-1) là:
Bài 105 SGK:
a
42
-25
2
-26
0
9
b
-3
-5
-2
7
-1
a:b
-14
5
-1
-2
0
-9
4.5. Hướng dẫn học tập:
Đối với tiết học này:
+ Khi nào số nguyên a chia hết cho số nguyên b khác 0?
+ Xem kỹ phần “chú ý” , SGK trang 96
+ Xem lại các bài tập đã làm hôm nay.
+ Làm bài tập 103, 104, SGK trang 97.
+ Hướng dẫn bài tập 103: ghép từng cặp 2 số trong đó có 1 số thuộc A và 1 số thuộc B để được 15 cặp dạng (a + b). Vận dụng tính chất chia hết của một tổng để kết luận xem tổng nào chia hết cho 2.
Đối với tiết học sau:
+ Xem trước bài ôn tập chương 2.
5. PHỤ LỤC:
Tuần 22 - Tiết 66
ND: 21.1 . Bài:
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: - HĐ1: + HS biết khái niệm về tập hợp Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên.
+ HS hiểu: quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số nguyên.
1.2 Kỹ năng: - HĐ2: + Thực hiện được: các phép tính cộng, trừ số nguyên.
+ Thực hiện thành thạo: nhân, chia số nguyên. Xác định dấu của tích.
+ Thực hiện thành thạo: so sánh số nguyên, tìm giá trị tuyệt đối, số đối của số nguyên.
1.3.Thái độ: - Thói quen: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài
- Tính cách: Chăm chỉ, biết kiểm tra bài giải của mình và sửa sai.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Các phép toán trên tập hợp Z
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: MTBT
3.2. HS: Xem lại nội dung chương 2.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
Lồng ghép vào tiết ôn tập
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: 15 phút
GV: Lần lượt nêu câu hỏi:
1/ Hãy viết tập hợp Z các số nguyên. Vậy tập Z gồm những số nào?
2/ a / Viết số đối của số nguyên a
b/ Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số nguyên âm? Số 0 hay không? Cho thí dụ?
3/ Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì? Nêu các quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
HS: Phát biểu,
- GV: Đưa “ Quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên” lên bảng.
- GV: Cho thí dụ.
- GV: Vậy giá trị tuyệt đối của một số nguyên a có thể là số nguyên dương ? số nguyên âm? Số 0 hay không?
4/ Nêu cách so sánh hai số nguyên âm, 2 số nguyên dương, số nguyên âm với số 0, với số nguyên dương?
- GV: Trong tập Z, có những phép toán nào luôn thực hiện được?
- GV: Hãy phát biểu quy tắc:
+ Cộng hai số nguyên cùng dấu.
+ Cộng hai số nguyên khác dấu.
Cho thí dụ?
- HS: phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu và tự lấy ví dụ minh họa.
- GV: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, nhân hai số nguyên khác dấu, nhân với 0. Cho thí dụ?
- HS: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu và tự lấy ví dụ minh họa.
- GV: Nhấn mạnh quy tắc dấu:
(-) + (-) = (-)
(-).(-) =(+)
- GV: Phép cộng trong Z có những tính chất gì ? Phép nhân trong Z có những tính chất gì? Viết dưới dạng công thức.
HĐ2: 25 phút
- GV yêu cầu HS làm bài tập 110 / SGK:
- GV yêu cầu HS làm bài tập 111 / 99 SGK:
- Học sinh lên bảng làm
- Học sinh nhận xét
- GV đánh giá
- GV: Yêu cầu HS họat động nhóm. Làm bài tập số 116 , 117 SGK. Trong 3 phút /bài.
HS: Họat dộng nhóm. Các có thể làm theo các cách khác nhau.
Bài 117 . Tính:
a/ (-7)3.24
b/ 54. (-4)2
I/ Oân tập lý thuyết:
1/ Oân tập khái niệm về tập Z:
Z = { . . . ; -2; -1; 0; 1; 2. . .}
Tập Z gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.
-Số đối của số nguyên a là (-a).
-Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương, là số nguyên âm, là số 0.
VD:
Số đối của (-5) là (+5)
Số đối của (+3) là (-3)
Số đối của 0 là 0. vậy số 0 bằng số đối của nó.
-Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khỏang cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.
Các quy tắc lấy giá trị tuyệt đối :
+Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương và số 0 là chính nó.
+Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là số đối của nó.
Ví dụ:
= +7
= 0
0
giá trị tuyệt đối của số nguyên a không thể là số nguyên âm.
-Trong hai số nguyên âm số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn. Trong 2 số nguyên dương số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Số nguyên âm nhỏ hơn số 0, số nguyên âm nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
2. Ôân tập các phép tóan trong Z:
Trong Z, những phép toán luôn thực hiện được: cộng, trừ, nhân, lũy thừa với số mũ tự nhiên.
Tính chất phép cộng
T/chất phép nhân
a+ b = b+a
(a+b)+c = a+(b+c)
a+ 0 = 0+a = a
a+ (-a) = 0
a( b+ c) = ab+ ac
a.b = b.a
(ab)c = a( bc)
a.1 = 1.a = a
II/ Bài tập:
Bài 110 SGK:
a/ Đúng b/ Sai.
c/ Sai d/ Đúng.
Bài tập 111/ 99 SGK.
a/ (-36) c/ -279
b/ 390 d/ 1130
Bài 116/ 99 SGK:
a/ (-4).(-5).(-6) = (-120)
b/ Cách 1: = 3.(-4) = (-12)
Cách 2: = (-3).(-4)+ 6.(-4)
= 12-24 = -12
c/ = (-8).2 = -16
d/ = (-18): (-6) = 3 vì 3.(-6) = (-18)
Bài 117/ SGK:
a/ (-7)3.24 = (-343).16
= -5488
b/ 54. (-4)2 = 625.16
= 10000.
4.4. Tổng kết:
- GV : Yêu cầu HS làm bài tập 119/ 100 SGK . Tính nhanh:
a/ 15.12 – 3.5.10
b/ 45- 9(13+5)
c/ 29.(19-13)-19.(29-13)
Bài tập 119/ 100 SGK:
a/ 15.12 – 3.5.10
= 15.12- 15.10
= 15(12-10) = 15.2 = 30
b/ 45- 9(13+5)
= 45- 117 – 45
=- 117
c/ 29.19 – 29.13 – 19.29 + 19.13
= 13.(19-29)
= 13.(-10) = -130.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
Đối với tiết học này:
+ Ôn tập theo nội dung ghi ở vở.
+ Xem lại các bài tập đã làm hôm nay.
Đối với tiết học sau:
+ Tiếp tục ôn tập chương 2, về xem trước nội dung còn lại SGK trang 99, 100.
5. PHỤ LỤC:
Tuần 22 - Tiết 67
ND: 21.1 - Bài:
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. MỤC TIÊU:
Như tiết trước.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Các phép tính trên tập hợp Z
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: MTBT
3.2. HS: Xem lại nội dung chương 2.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
Lồng ghép vào tiết ôn tập
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bài 112 / 99 SGK:
GV yêu cầu HS đọc đề bài và hướng dẫn HS cách lập đẳng thức:
a – 10 = 2a – 5
cho HS thử lại:
a= -5 2a = -10
a-10 = -5- 10 = -15
2a-5 = -10- 5 = -15
Vậy hai số đó là : (-10) và (-5)
Bài 113/ 99 SGK:
Hãy điền các số : 1; -1; 2; -2; 3; -3 vào các ô trống ở hình vuông bên sao cho tổng 3 số trên mỗi dòng, mỗi cột hoặc mỗi đường chéo đều bằng nhau.
Bài 114 / 99 SGK:
Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn
a/ -8 < x< 8
b/ -6< x< 4
Bài 115/ 99 SGK:
a/ = 5
b/ = 0
c/ = -3
d/
e/ -11. = -22
Bài 118 / 99 SGK:
Tìm số nguyên x biết:
a/ 2x – 35 = 15
Giải chung tòan lớp bài a.
-Thực hiện chuyển vế -35
-Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
b/ 3x+ 17 = 2
c/ = 0
d/ 4x – (-7) = 27
Bài 1: Tính:
a/ 215 + (-38) – (-58) – 15
b/ 231 + 26 –(209 + 26)
c/ 5.(-3)2 – 14.(-8) + (-40)
- Qua các bài tập này GV củng cố lại thứ tự thực hiện các phép tóan, quy tắc dấu ngoặc.
Bài 2:
a/ Tìm tất cả các ước của (-12)
b/ Tìm 5 bội của 4.
Khi nào a là bội của b, b là ước của a.
Bài 112 / 99 SGK
a-10 = 2a- 5
-10+ 5 = 2a- a
-5 = a
Bài 113/ 99 SGK:
2
3
-2
-3
1
5
4
-1
0
Bài 114/ SGK:
a/ x =-7; -6; . . .; 6; 7
Tổng = (-7) +(-6) +. . . +6+ 7
= [(-7)+7)]+[(-6)+6] +. . . = 0
b/ x = -5; -4; . . .; 1; 2; 3.
Tổng = (-5) +(-4)+ . . .+2+3
= [(-5)+ (-4)]+[(-3)+3]+. . .
=(- 9)
Bài 115/ 99 SGK:
a/ a= 5
b/ a= 0
c/ không có số a nào thỏa mãn vì là số không âm.
d/ = = 5
e/ = 2a = 2
Bài 118/ 99 SGK:
a/ 2x = 15+ 35
2x = 50
x = 50:2
x = 25
b/ x = -5
c/ x = 1
d/ x= 5
Bài 1:
a/ 215 + (-38) – (-58) – 15
= 215 +(-38)+ 58- 15
= (215- 15) +( 58- 38)
= 200+ 20 = 220
b/ 231 + 26 –(209 + 26)
= 231+ 26 – 209 -26
= 231- 209 = 22
c/ 5.(-3)2 – 14.(-8) + (-40)
= 5.9 + 112- 40
= (45-40)+ 112
= 117
Bài 2
a/ Tất cả các ước của (-12) là: ; 2; 3; 4; 6; 12
b/ 5 bội của 4 có thể là: 0; 4; 8.
4.4. Tổng kết:
Bài 120/ 100 SGK:
Cho hai tập hợp A = { 3; -5; 7}
B = {-2; 4; -6; 8}
a/ Có bao nhiêu tích ab ( với aA; bB)
b/ Có bao nhiêu tích > 0; <0?
c/ Có bao nhiêu tích là bội của 6.
d/ Có bao nhiêu tích là ước của 20.
Bài 120/ 100 SGK:
b
a
-2
4
-6
8
3
-6
12
-18
24
-5
10
-20
30
-40
7
-14
28
-42
56
a) Có 12 tích ab với aỴA, bỴB.
b) Có 6 tích a.b lớn hơn 0 và 6 tích nhỏ hơn 0.
c) Bội của 6 là: -6; 12; -18; 24; 30; -42;
d) Ước của 20 là: 10; -20
4.5. Hướng dẫn học tập:
Đối với tiết học này:
+ Học kỹ nội dung trọng tâm chương 2 như hai tiết ôn tập vừa qua.
+ Xem lại các bài tập đã làm trong 2 tiết ôn tập
Đối với tiết học sau:
+ Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
+ Mang máy tính bỏ túi nếu có.
5. PHỤ LỤC:
Tuần 23 - Tiêát 68
ND: 23.1 - Bài:
KIỂM TRA
1 MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: + Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức trọng tâm chương 2 của HS : thứ tự trong tập hợp Z, các phép toán trong tập hợp Z, bội và ước của số nguyên.
1.2. Kỹ năng: + Thực hiện các phép tính chính xác.
1.3. Thái độ: + Làm bài cẩn thận, biết tính nhẩm, tính nhanh.
2. MA TRẬN:
Cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
1. Thứ tự trong Z
- Biết điểm nằm giữa 2 điểm cho trước trên trục số (so sánh 2 số nguyên)
Số câu
Số điểm…=TLä…
1
0,5
1
0,5 đ = 5%
2. Nhân hai số nguyên
Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Số câu
Số điểm…=TL
2
2
2
2đ = 20%
3. Các phép toán trong Z
- Tìm số đối, giá trị tuyệt đối.
- Tính tổng các số nguyên đơn giản
- Giá trị tuyệt đối.
- Các phép toán trên tập Z.
- Giải toán tìm x.
Số câu
Số điểm…=TL
3
2,5
5
5
8
7,5đ = 75%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ % điểm:
3
2,5
25%
3
2,5
20%
5
5
55%
11
10
100%
3. ĐỀ:
I- LÝ THUYẾT (2đ):
Câu 1: phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
Câu 2: tính a) (-14). 5
b) ï-12ï. (-7)
II- BÀI TẬP (8đ)
Bài 1: (2đ)
a) Tìm số đối của các số : 0; - 15 ; ï+7ï; ï-19ï
b) Tìm giá trị tuyệt đối của: 0; -4; -(-12) ; +11.
Bài 2: (1đ) Cho biết số nguyên x thỏa mãn điều kiện: -7 < x ≤ 7
a) Tìm tất cả các giá trị của số nguyên x.
b) Tính tổng tất cả các số nguyên x vừa tìm được.
Bài 3: (2đ): thực hiện phép tính:
a) 125 . (-25) . (-4) . 8
b) 3.(-4)2 - 2.5
c) 125 – (-75) + 32 – (48 + 32)
d) [93 – (11 – 14)]: 3
Bài 4:(3đ): Tìm số nguyên x biết:
a) 2x + 10 = 16
b) x + 15 = -5
c) ïx+ 1ï= 2
4. ĐÁP ÁN:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
Quy tắc: SGK
1
Câu 2:
a) -70 b) -84
1
Bài 1:
0; 15; -7; -19
0; 4; 12; 11/
1
1
Bài 2:
a) -6; -5; …; 5; 6; 7.
b) Tổng: 7
0,5
0,5
Bài 3:
a) (125.8).(25.4) = 100000
b) 3.16-10 = 38
c) 125+ 75 + 32 – 48 – 32 = 252
d)[93 + 3] : 3 = 32
0,5
0,5
0,5
0,5
Bài 4:
a) 2x = 16 – 10
2x = 6
x = 3
b) x = -5 – 15
x = -20
c) x+ 1 = 2 hoặc x + 1 = -2
x = 1 hoặc x = -3
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5. KẾT QUẢ:
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Từ TB trở lên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A1
6A2
6A3
1. Ưu điểm:
2. Hạn chế:
3. Khắc phục:
File đính kèm:
- tiet 65 68.doc