Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Nguyễn Hoàng Thanh

I/. Yêu cầu:

- Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện ( người chỉ huy , các chiến sĩ nhỏ )

- Hiểu nội dung : ca ngợi tinh thần yêu nước , không ngại khó khăn ,gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây . ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa )

Kể chuyện:

-Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

-Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

II/Chuẩn bị:

-Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/. Lên lớp:

 

doc34 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Nguyễn Hoàng Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 Thứ Mơn Tiết Tên bài dạy Thứ hai Ngày 10-1-2011 C -CỜ TĐ-KC TỐN ĐĐ 20 39-20 96 20 Sinh hoạt đầu tuần Ở lại với chiến khu Điểm ở giữa , trung điểm đoạn thẳng (tr:98) Đồn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 ) ( ● , *) Thứ ba Ngày 11-1-2011 C-TẢ TỐN TĐ 39 97 40 Nghe –viết :ở lại với chiến khu Luyện tập (tr:99) Chú ở bên bác hồ ( ● ) Thứ tư Ngày 12-1-2011 LTVC TỐN T-VIẾT TNXH 20 98 20 39 Từ ngữ về tổ quốc - dấu phẩy So sánh các số trong phạm vi 10.000 ( tr: 100) Ơn chữ hoa : N Ơn tập : xã hội Thứ năm Ngày 13-1-2011 C- TẢ TỐN T- CƠNG 40 99 20 Nghe –viết : trên đường mịn Hồ Chí Minh Luyện tập (tr;101) Ơn tập chủ đề :cắt , dán chữ cái đơn giản Thứ sáu Ngày 14-1-2011 TLV TỐN TNXH GDNGLL SH LỚP 20 100 40 20 20 Báo cáo hoạt động của tổ trong tháng vừa qua Phép cộng các số trong phạm vi 10.000 ( tr :102 ) Thực vật ( ● ) Các thói quen xấu có hại cho răng Tuần 20 Tuần 20 Thứ hai ,ngày 10 tháng 1 năm 2011 Chào cờ đầu tuần *************************************** TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 39-20 Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I/. Yêu cầu: Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện ( người chỉ huy , các chiến sĩ nhỏ ) Hiểu nội dung : ca ngợi tinh thần yêu nước , không ngại khó khăn ,gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây . ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa ) Kể chuyện: -Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. -Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. II/Chuẩn bị: -Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/. Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: -YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua “noi gương chú bộ đội”. -Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì? -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu: Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống thực dân pháp, bên cạnh lực lượng bộ đội, dân công,...thiếu nhi cũng đóng góp một phần công sức vào cuộc kháng chiến chung. Nhiều bạn thiếu nhi đã không quản khó khăn, gian khổ, tình nguyện ở lại chiến khu, sát cánh cùng các anh bộ đội. Điều đó được thể hiện qua bài tập đọc hôm nay chúng ta học: Ở lại với chiến khu. -Ghi tựa. b. Hướng dẫn luyện đọc: -Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm xúc động. Nhấn giọng các từ: trìu mến, nghẹn lại, lặng đi, rung lên, thà chết, nhao nhao, .... *Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. -Hướng dẫn phát âm từ khó: -Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. -Chia đoạn.(nếu cần) -YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. -HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. -YC HS đặt câu với từ mới. -YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: -Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp. -YC HS đọc đoạn 1. -Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? -YC HS đọc đoạn 2. -Vì sao khi nghe thông báo “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”? -Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? -Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? -YC HS đọc đoạn 3. -Trung đoàn trưởng có thái độ như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn nhỏ? -YC HS đọc đoạn 4. -Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài? * Luyện đọc lại: -GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp. -Gọi HS đọc các đoạn còn lại. -Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn. -Cho HS luyện đọc theo vai. -Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. * Kể chuyện: a.Xác định yêu cầu: -Gọi 1 HS đọc yêu câu sách giáo khoa b. Kể mẫu: - Các câu hỏi gợi ý chỉ là điểm tựa để các em dựa vào đó nhớ nội dung chính của câu chuyện. Các em không trả lời câu hỏi. -GV cho HS kể mẫu. -GV nhận xét nhanh phần kể của HS. c. Kể theo nhóm: -YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. d. Kể trước lớp: -Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố-Dặn dò: -Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy các chiến sĩ nhỏ tuổi là những người như thế nào? -Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. -2 học sinh lên bảng trả bài cũ. -Để tổng kết thành tích của lớp, của tổ. Để biểu dương những tập thể và cá nhân xuất sắc. -HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài . -Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. -Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng) -HS đọc theo HD của GV: trìu mến, một lượt, hoàn cảnh, gian khổ, trở về, .... -1 học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. -4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu. VD: Giọng của Lượm cương quyết: Em xin được ở lại. // Em thà chết trên chiến khu cịn hơn về ở chung, / ở lộn với tụi Tây, / tịu Việt gian...// -HS trả lời theo phần chú giải SGK. -HS đặt câu với từ thống thiết, bảo tồn. -Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: -Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc nối tiếp. -HS đồng thanh cả bài. -1 HS đọc, lớp theo dọi SGK. -1 HS đọc đoạn 1. -Để thông báo: Các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu rất gian khổ. -1 HS đọc đoạn 2. -Vì quá bất ngờ, quá xúc động, không muốn rời xa chiến khu. -Vì không sợ gian khổ. Vì không muốn bỏ chiến khu. Vì không muốn sống chung với Tây, với bọn Viết gian. -Lời nói thể hiện Mừng rất ngây thơ, chân thật. Mừng tha thiết xin ở lại chiến khu. -1 HS đọc đoạn 3. - Trúng đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt... -1 HS đọc đoạn 4. -Câu: “Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối”. -HS theo dõi GV đọc. -3 HS đọc. -HS xung phong thi đọc. -4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai. - HS hát tập thể 1 bài. -1 HS đọc YC: Dựa vào các câu hỏi gợi ý, hãy tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu. -1 HS đọc lại các câu hỏi gợi ý (đã viết trên bảng phụ) -2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 2 -HS kể theo YC. Từng cặp HS kể. -HS nhận xét cách kể của bạn. -4 HS thi kể trước lớp. -Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất. - 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình. -Là người yêu thương nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. -Lắng nghe. ******************************************************************** TOÁN :96 ĐIỂM Ở GIỮA - TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (trang 98 ) I/ Mục tiêu: Giúp HS: .Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước Biết Trung điểm của đoạn thẳng Yêu thích toán , say mê học toán , thích tìm tòi sáng tạo , áp dung giải toán trong cuộc sống hàng ngày ( bài tập cần làm 1 , 2 ) II/ Chuẩn bị: -Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ. II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tiết trước: - Nhận xét-ghi điểm: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng. b.Giới thiệu điểm ở giữa: -GV vẽ hình trong SGK hỏi: A, B, C là ba điểm như thế nào? -GV: Theo tứ tự, từ điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B (hướng từ trái sang phải). O là điểm ở giữa hai điểm A và B. -Vậy làm thế nào để nhận biết điểm ở giữa? GV nhận xét chốt: Để nhận biết điểm ở giữa ta xác định điểm O ở trên, ở trong đoạn AB hoặc A là điểm ở bên trái điểm O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng. -GV nêu thêm vài ví dụ khác để HS hiểu thêm khái niệm trên. c. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng: -GV đưa hình đã vẽ theo SGK và nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. A 2cm M 2cm B Hỏi: Điểm M có phải là điểm ở giữa hai điểm AB không? -Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B như thế nào? -Như vậy ta nói rằng điểm M là trung điểm của đoạn AB. -Vậy để xác định M là trung điểm của đoạn thẳng AB phải có mấy điều kiện? -Gọi 5 học sinh nhắc lại. d. Luyện tập: Bài 1: -Xác định YC của bài, sau đó cho HS tự làm bài. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: -1 HS đọc YC bài. -HS làm miệng có giải thích cho cả lớp hiểu. -Gọi đại diện các tổ nêu trước lớp, tổ khác nhận xét. -Chữa bài và cho điểm HS. *Từ đó khẳng định câu đúng là: a, e; câu sai b, c, d. -Nhận xét ghi điểm cho HS. 4 Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. -YC HS về nhà luyện tập thêm về cách tìm điểm ở giữa và xác định trung điểm của đoạn thẳng. Chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm BT. -Nghe giới thiệu. A, B, C là ba điểm thẳng hàng. -HS suy nghĩ rả lời: Để nhận biết điểm ở giữa ta xác định điểm O ở trên, ở trong đoạn AB. -HS có thể trả lời khác theo sự suy nghĩ của mình. A O B VD: C O D -Quan sát hình xẽ. -Điểm M là điểm ở giữa hai điểm A và B vì điểm M nằm ở trên, ở trong đoạn AB. -Khoảng cách từ điểm A đến điểm M và từ điểm M đến điểm B bằng nhau và bằng 2cm. -Có 2 điều kiện: + M là điểm ở giữa hai điểm A và B. +AM = MB. (Độ dài đt AM bằng độ dài đt MB). -1 HS nêu YC bài tập. Sau đó tự làm bài. a.Ba điểm thẳng hàng: A,M,B; M,O,N; C,N, D. b. M là điểm ở giữa hai điểm A và B. N là điểm ở giữa hai điểm C và D. O là điểm ở giữa hai điểm M và N. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. + O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì: A,O,B thẳng hàng. OA = OB = 2cm. +M không là trung điểm đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D và C,M,D không thẳng hàng mặc dù CM = MD = 2cm. +Giải thích tượng tự. (chú ý: Độ dài EH < HG). -VD: I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì: +B, I, C thẳng hàng. +BI = IC. -Giải thích tương tự các câu khác. -Vài HS nhắc lại nội dung bài. -Lắng nghe. ***************************** Đạo dức : 20 Đồn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 )(●,* ) ( Đã soạn ở tuần 19 ) Thứ ba , ngày 11 tháng 1 năm 2011 CHÍNH TẢ (Nghe – viết): 39 Bài: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I/ Mục tiêu: -Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Ở lại với chiến khu , trình bày đúng hình thức bài văn xuơi. -Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt uôc/uôt, s/x. Giải được các câu đó, viết đúng chính tả lời giải. ( bài 3b ) II/ Đồ dùng: -Bảng viết sẵn các BT chính tả. III/ Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Oån định: 2/ KTBC: - Gọi HS đọc và viết các từ khó của tiết chính tả trước. Nhận xét ghi điểm. 3/ Bài mới: a/ GTB: - Ghi tựa: b/ HD viết chính tả: * Trao đổi về ND đoạn viết: -GV đọc đoạn văn 1 lần. Hỏi: Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì? * HD cách trình bày: -Đoạn văn có mấy câu? -Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? -Lời bài hát trong đoạn văn được viết như thế nào? - Có những dấu câu nào được sử dụng? * HD viết từ khó: - YC HS tìm từ khó rồi phân tích. - YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được. *Viết chính tả: - GV đọc bài cho HS viết vào vở. - Nhắc nhở tư thế ngồi viết. * Soát lỗi: * Chấm bài: -Thu 5 – 7 bài chấm và nhận xét . c/ HD làm BT: Bài 2: GV chọn câu a hoặc câu b. Câu a: -Gọi HS đọc YC. -GV nhắc lại yêu cầu BT, sau đó YC HS tự làm. -Cho HS trình bày bài làm. -Nhận xét chốt lại lời giải đúng. Câu b: Điền vào chỗ trống: -Gọi HS đọc YC. -YC HS tự làm. -Cho HS thi điền nhanh BT ở bảng phụ. -Nhận xét và chót lời giải đúng. 4/ Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét tiết học, bài viết HS. -Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả. Học thuộc các câu đố và các thành ngữ đã học để vận dụng vào cuộc sống. - Chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc, 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết vào bảng con. - liên lạc, nhiều lần, biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp, - Theo dõi GV đọc. 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm. -Nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu, không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân. -3 câu. -Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa: Bỗng, Đoàn, Vệ, Vào, Ra, Tiếng. - Sau dấu hai chấm, xuống dòng, đặt trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li. - Dấu chấm, d/hai chấm, d/ phẩy, d/ ngoặc kép. - HS: bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ, - 3 HS lên bảng , HS lớp viết vào bảng con. -HS nghe viết vào vở. -HS tự dò bài chéo. -HS nộp bài. - 1 HS đọc YC trong SGK. -HS quan sát tranh trong SGK, sau đó làm bài cá nhân. -Một số HS trình bày bài làm. - Đọc lởi giải và làm vào vở. Bài giải: -Aên không rau như đau không thuốc. (nghĩa là rau rất quan trọng đối với sức khoẻ con người). -Cơm tẻ là mẹ ruột. (ăn cơm tẻ mới chắc bụng) -Cả gió thỉ tắt đuốc. (gió to, gió lớn thì tắt đuốc) -Thẳng như ruột ngựa. (tính tình ngay thẳng, không giấu giếm, kiêng nể). ******************************* TOÁN : 97 LUYỆN TẬP ( trang : 99 ) I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. -Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. - Yêu thích tốn say mê tìm tịi học hỏi mau tiến bộ ( bài tập cần làm : 1 và 2 ) II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tiết trước: - Nhận xét-ghi điểm: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng. b. Luyện tập: Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. -Cho HS xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước, GV hướng dẫn các bước xác định: VD câu : +Bước 1: Đo độ dài cả đoạn thẳng AB (đo được 4cm) +Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm 2 phần bằng nhau (được một phần bằng 2cm). +Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB (xác định điểm m trên đoạn thẳng AB sao cho AM =AB (AM = 2cm) ). -Kết luận: M là trung điểm của đoạn thẳng AB. -Áp dụng phần a, HS tự làm phần b. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: -Gọi 1 HS đọc YC. -Cho mỗi HS chuẩn bị trước một tờ giấy HCN rồi làm như phần thực hành SGK (có thể gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB để đánh dâu trung điểm của đoạn thẳng AD và BC). Chữa bài và cho điểm. 4 Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau. -YC HS về nhà luyện tập thêm cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. -3 HS lên bảng làm BT. -Nghe giới thiệu. -1 HS nêu yêu cầu SGK. -Lắng nghe GV hướng dẫn. -HS nhắc lại các bước, sau đó thực hành xác định câu b. -Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD. C D -Đại diện các tổ HS nêu cách xác định trước lớp, lớp nghe và nhận xét. -1 HS nêu yêu cầu SGK. -HS thực hành theo HD của GV. ************************* TẬP ĐỌC : 40 CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ ( ● ) I/ Mục tiêu: -Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dịng thơ , khổ thơ . Hiểu nội dung : Tình cảm thương nhớ và lịng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc ( trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa ) ●Thể hiện sự cảm thơng ; kiềm chế cảm xúc ; lắng nghe tích cực . Biết tỏ thái độ tơn trọng các liệt sĩ đã mất , họ sống mãi trong lịng người thân , trong lịng nhân dân . II/ Phương tiện dạy học : -Tranh minh họa bài Tập đọc , bảng phụ ghi bài thơ. - Một số hình ảnh về chú bộ đội treo ở lớp Bản đồ để giải thích vị trí của dãy trường sơn , đảo trường xa , kon tum , Đăklăk . Bản phụ viết bài thơ để hướng dẫn học sinh học thuộc lịng III/ :Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ở lại với chiến khu. - Nhận xét ghi điểm. 3/ Bài mới: a/ khám phá : Đính hình cho học sinh quan sát khai thác . GV chốt ý Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta, có biết bao chiến sĩ đã hi sinh anh dũng. Tuy đã hi sinh nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân. Bài học Chú ở bên Bác Hồ hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Ghi tựa. b/ Luyện đọc: -kết nối :Đọc trơn _trình bày ý kiến cá nhân- hỏi đáp trước lớp - GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tha thiết, tình cảm. HD HS cách đọc. - Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó. - Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. - YC 3 HS nối tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS. - YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - YC 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ. - YC HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - YC HS đọc đồng thanh bài thơ. c/ Luyện đọc hiểu _ Thảo luận nhĩm - GV gọi 1 HS đọc cả bài. +Những câu thơ nào cho thấy bé Nga rất mong nhớ chú? +Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao? GV: Chú đã hi sinh, ba, mẹ không muốn nói với với Nga rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giới thiệu với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ. -Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào? -Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? GV chốt: Nhân dân, người thân luôn nhớ mãi những chiến sĩ vì họ đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập, tự do của Tổ quốc. d/ Thực hành - Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng. - Xoá dần bài thơ. -YC HS đọc thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi HS đọc trước lớp. Tổ chức thi đọc theo hình thức hái hoa. - Nhận xét cho điểm. 4/ Áp dụng -Bài thơ ca ngợi điều gì? - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị nội dung BT2 (tiết LTVC – trang 17) và chuẩn bị cho ND để kể ngắn về các vị anh hùng dân tộc. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu -HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài. -Theo dõi GV đọc. -HS đọc đúng các từ khó.(Mục tiêu) -Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV. -3 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ. VD: Khổ 1: Chú Nga đi bộ đội / Sao lâu quá là lâu !// Nhớ chú,/ Nga thường nhắc:// - Chú bây giờ ở đâu? // - 1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. -3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ. - 2 nhóm thi đọc nối tiếp. - Cả lớp đọc ĐT. - 1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK +Sao lâu quá là lâu! Chú bây gời ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu? +Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú, ngước lên bàn thờ. -Lắng nghe. -HS trao đổi nhóm đôi: Chú đã hi sinh, Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trên thế giới của những người đã khuất. -HS thảo luận nhóm. -HS phát biểu ý kiến riêng của mình. -Lắng nghe. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân. - 2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp. -Bài thơ ca ngợi tình cảm thương nhớ, biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với người đã hi sinh vì Tổ quốc. - Lắng nghe ghi nhận. ******************************************************************* Thứ tư , ngày 12 tháng 1 năm 2011 Luyện từ và câu : 20 TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC- DẤU PHẨY. I/. Yêu cầu: -Nắm được một số từ ngữ về tổ quốc để xếp đúng các nhĩm ( bài tập 1 ) Bước đầu biết kể về một vị anh hùng ( bài tập 2 ) Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( bài tập 3 ) II/. Chuẩn bị: -Bảng từ viết sẵn bài tập 1 trên bảng. -3 tờ giấy khổ A4 viết 3 câu in nghiêng trong BT3. -Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu trong BT2 để có thể nói ngắn gọn một vài câu, bổ sung cho ý kiến của HS. III/. Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: +Những con vật nào trong bài Anh Đom Đóm được nhân hoá? +Đặt một câu trong đó có phép nhân hoá? -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 3/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Các em sẽ hiểu biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bài tập còn giúp các em luyện tập cách đặt dấu phẩy trong câu văn. - Ghi tựa. b.HD làm bài tập: Bài tập 1: -Gọi 2 HS đọc YC của bài. -GV nhắc lại YC và HD: Bài tập cho 3 câu a, b, c. Nhiệm vụ của các em là: chọn những từ đã cho ở đầu bài xếp vào các nhóm sao cho đúng. -Cho HS làm bài. -HS làm bài thi (làm trên bảng phụ đã chuẩn bị trước). -GV nhận xét chốt lời giải đúng. -Nhận xét tuyên dương và YC HS viết lời giải đúng vào vở BT. Bài tập 2: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhắc lại YC: Các em cần kể ngắn gọn, rõ ràng những điều em biết về một trong 13 vị anh hùng dân tộc. -Cho HS thi kể -GV nghe, sau đó kể thêm cho HS biết tiểu sử của 13 vị anh hùng dân tộc để HS nắm kĩ hơn. -Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất. Bài tập 3: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhắc lại YC: Trong đoạn văn Lê Lai cứu chúa có 3 câu in nghiêng. Các em đặt dấu phẩy vào 3 câu in nghiêng đó sao cho đúng. -Chia lớp thành 3 nhóm. Cho HS thi làm bài trên giấy A4 đã viết sẵn 3 câu in nghiêng. GV đính lên bảng. -Nhận xét, sửa bài và ghi điểm HS. 4: Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Biểu dương những em học tốt. -GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng dân tộc đã nêu tên ở BT2 để có thể viết tốt bài văn kể về một anh hùng chống ngoại xâm ở tuần ôn tập giữa HKII. -2 học sinh nêu, lớp theo dõi nhận xét. +Con đom đóm, con cò bợ, con vạc (Anh đom đóm, chị cò bợ, thím vạc). +VD: Thím Vạc đi kiếm ăn. / Bác Vịt đang bơi. -Nghe giáo viên giới thiệu bài. -2 HS đọc yêu cầu BT SGK. -HS làm bài cá nhân. -3 HS lên bảng thi làm bài, lớp theo dõi nhận xét. -Đáp án: +Câu a: Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc là: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn. +Câu b: Những từ cùng nghĩa với bảo vệ là: giữ gìn, gìn giữ. +Câu c: Những từ cùng nghĩa với xây dựng là: dựng xây, kiến thiết. -1 HS đọc yêu cầu của bài. -HS thi kể. Lớp nhận xét. -VD: Hồ Chí Minh: Lãnh tự vĩ đại của nhân dân Việt Nam, được UNESCO phong danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn. ....... - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3/SGK. -1 HS đóc đoạn văn. -HS thi làm bài theo 3 nhóm, sau đó đính lên bảng. Lớp quan sát nhận xét. Câu 1: Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Câu 2: Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Câu 3: Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. -HS chép lời giải đúng vào VBT. -HS lắng nghe và ghi nhận. *************************** Tốn : 98 So sánh các số trong phạm vi 10.000 ( trang : 100 ) I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Nhận biết các dấu h

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_20_nguyen_hoang_thanh.doc