I/. Yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dâu câu và giữa các cụm từ .
-Nắm được nội dung cốt truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
Trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa .
Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
( kh –giỏi ) kể lại được từng đoạn và đặt tên )
●Thể hiện sự cảm thông , đảm nhận trách nhiệm , xác định giá trị
- Gio dục học sinh yu thích mơn học
II/ Phương tiện dạy học
-Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
32 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Nguyễn Hoàng Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26
THỨ
MƠN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
NGÀY
CHÀO CỜ
TĐ-KC
TỐN
ĐẠO ĐỨC
26
51-26
126
26
Tuần 26
Sự tích lễ hội chữ đồng tử (●)
Luyện tập
Tơn trọng thư từ tài sản người khác (●)
THỨ BA
NGÀY
CHÍNH TẢ
TỐN
TẬP ĐỌC
51
127
52
Sự tích lễ hội chữ đồng tử
Làm quen với số liệu thống kê
Rước đèn ơng sao
THỨ TƯ
NGÀY
LTVC
TỐN
TNXH
TV
26
128
51
26
Từ ngữ về lễ hội , dấu phẩy
Làm quen với thống kê số liệu ( tt )
Tơm , cua ( * )
Ơn chữ hoa T
THỨ NĂM
NGÀY
CHÍNH TẢ
TỐN
THỦ CƠNG
ATGT
52
129
26
6
Rước đèn ơng sao
Luyện tập
Làm lọ hoa găn tường ( t 2 )
An tồn khi đi ơ tơ xe buýt
THỨ SÁU
NGÀY
TLV
TỐN
GDNGLL
TNXH
SHTT
26
130
52
26
Ơn tập làm văn ( ●)
Kiểm tra định kì
Trang trí lớp học
cá ( * )
Tuần 26
Tuần 26
Thứ hai , ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chào cờ đầu tuần
*****************************
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 51/26
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ (●)
I/. Yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dâu câu và giữa các cụm từ .
-Nắm được nội dung cốt truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
Trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa .
Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
( khá –giỏi ) kể lại được từng đoạn và đặt tên )
●Thể hiện sự cảm thơng , đảm nhận trách nhiệm , xác định giá trị
- Giáo dục học sinh yêu thích mơn học
II/ Phương tiện dạy học
-Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Ngày hội rừng xanh”.
-Tìm những từ ngữ tả hoạt động của những con vật trong ngày hội rừng xanh?
-Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/ Bài mới:
a. khám phá
-Ghi tựa.
b.kết nối
Luyện đọc trơn
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, trầm buồn thể hiện sự cảm xúc (Đ1), nhanh hơn (Đ2), giọng trang nghiêm (Đ3, Đ4).
*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn.
-Hướng dẫn phát âm từ khó:
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó.
-Chia đoạn.(nếu cần)
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
-YC HS đặt câu với từ mới.
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
Thảo luận nhĩm
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhĩm
c. Luyện đọc hiểu -Hỏi và đáp trước lớp
– trình bày ý kiến cá nhân
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
-Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
-YC HS đọc đoạn 2.
- Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
-Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
-YC HS đọc đoạn 3.
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-YC HS đọc đoạn 4.
-Nhân dân làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử?
*Thực hành – đọc lại
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất.
* Kể chuyện:
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
Kể theo nhĩm
-GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK.
-Cho HS phát biểu ý kiến về tên mình đặt cho đoạn.
-Tranh 1 em đặt tên gì?
-Em đặt tên cho tranh 2 là gì?
- Em đặt tên cho tranh 3 là gì?
- Em đặt tên cho tranh 4 là gì?
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Thi kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS.
4.Áp dụng
-Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy Chử Đồng Tử là người như thế nào?
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài.
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ.
-Gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi mọi người.., công dẫn đầu đội múa, khướu lĩnh xướng, kì nhông diễn ảo thuật.
-HS tự trả lời.
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu.
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, du ngoạn,...
-1 học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
-4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Chàng hoảng hốt, / chạy tới khóm lau thưa trên bãi, / nằm xuống,/ bới cát phủ lên mình để ẩn trốn.//
-HS trả lời theo phần chú giải SGK.
-HS đặt câu với từ.
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên:
-Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
-1 HS đọc đoạn 1.
-Mẹ mất sơm, hai cha con có một cái khố. Khi cha mất, thương cha Chử Đồng Tử đã quấn khố cho cha còn mình đành ở không.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Thấy chiếc thuyền lơn sắp cặp bờ, Chử Đồng Tử hoảng hốt, bới cát vùi mình. Tiên Dung tình cờ vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đổi bàng hoàng.
-Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng Chử Đồng Tử.
-1 HS đọc đoạn 3.
-Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
-1 HS đọc đoạn 4.
-Lập đền thờ Chử Đồng Tử nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bên sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội.
-HS theo dõi GV đọc.
-3 HS đọc.
-HS xung phong thi đọc.
-4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
- HS hát tập thể 1 bài.
-1 HS đọc YC: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, các em đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện, và kể lại từng đoạn.
-HS quan sát.
-HS đặt tên.
-VD: Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / Nghèo khó mà yêu thương nhau / ........
-Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời / Duyên phận / Ở hiền gặp lành.
-Giúp dân / Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng lúa /....
-Uống nước nhớ nguồn / Tưởng nhớ / Lễ hội /...
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-4 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
-Là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.
-Lắng nghe.
TOÁN : 126
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách sử dụng tiền việt nam với các mệnh giá đã học .
-Biết cộng, trừ trên các số các đơn vị là đồng
Biết giải bài tốn cĩ liên quan vơi đơn vị là đồng ( bài tập cần làm : 1 ,2 ( a,b ) 3,4 .
-Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ , yêu thích mơn học
II/ Chuẩn bị:
-Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10 000 đồng.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước:
-Yêu cầu HS lên bảng nhận biết các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đă học. Ghi tựa
b. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, trước hết chúng ta phải tìm được gì?
-Yêu cầu HS tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
-Vậy con lợn nào có tiền nhều nhất?
-Con lợn nào có ít tiền nhất?
-Hãy xếp các con lợn theo số tiền từ ít đến nhiều.
-CHỬa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
-1 HS đọc YC bài.
-GV tiến hành như phần a bài tập 2 tiết 125.
-Chú ý: Cho HS nêu tất cả các cách lấy các tờ giấy bạc trong ô bên trái để được số tiền ở ô bên phải. Yêu cầu HS cộng nhẩm để thấy cách lấy tiền của mình là đúng / sai.
-CHỬa bài và cho điểm HS.
Bài 3: Câu a:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV hỏi: Tranh vẽ những đồ vất nào? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu?
-Hãy đọc các câu hỏi của bài.
-GV hỏi: Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền? Bạn Mai có bao nhiêu tiền?
-Vậy Mai có vừa đủ tiền để mua cái gì?
-Mai có thừa tiền để mua cái gì?
-Nếu Mai mua thước kẻ thì Mai còn thừa lại bao nhiêu tiền?
-Mai không đủ tiền để mua những gì? Vì sao?
-Mai còn thiều mấy nghìn nữa thì sẽ mua được hộp sáp màu?
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
Câu b: Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm.
-Nếu Nam mua đôi dép thì bạn còn thừa bao nhiêu tiền.
-Nếu Nam mua một chiếc bút máy và hộp sáp màu thì bạn còn thiếu bao nhiêu tiền.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
Sữa : 6700 đồng
Kẹo : 2300 đồng
Đưa cho người bán : 10 000 đồng
Tiền trả lại : ..... đồng?
-GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-GV cho điểm HS.
-3 HS lên bảng, mỗi HS nhận biết một loại giấy bạc.
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Bài toán ..... tìm chiếc ví có nhiều tiền nhất.
-Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
-HS tìm bằng cách cộng nhẩm:
VD: 1000 đồng + 5000 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 6300 đồng.
.....
-Con lợn c có nhiều tiền nhất là 10 000 đồng.
-Con lợn b có ít tiền nhất là 3600 đồng.
-Xếp theo thứ tự: b, a, d, c.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
a. Cách 1: Lấy 1 tờ giấy bạc 2000 đồng, 1 tờ giấy bạc 1000 đồng, 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng thì được 3600 đồng.
Cách 2: Lấy 3 tờ giấy bạc loại 1000 đồng, 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng thì cũng được 3600 đồng.
-Câu b GV hướng dân cách lấy tương tự câu a.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Tranh vẽ bút máy giá 4000 đồng, hộp sáp màu giá 5000 đồng, thước kẻ giá 2000 đồng, dép giá 6000 đồng, kéo giá 3000 đồng.
-2 HS lần lượt đọc trước lớp.
-Tức là mua hết tiền không thừa không thiếu.
-Bạn Mai có 3000 đồng.
-Mai có vừa đủ tiền để mua chiếc kéo.
-Mai có thừa tiền để mua thước kẻ.
-Mai còn thừa lại 1000, vì 3000 – 2000 = 1000 (đồng)
-Mai không đủ tiền để mua bút máy, sáp màu, dép vì những thứ này giá tiền nhiều hơn số tiền mà Mai có.
-Mai còn thiếu 2000 đồng vì 5000 – 3000 = 2000 (đồng).
-Làm bài và trả lời: Bạn Nam có vừa đủ tiền để mua: một chiếc bút và một cái kéo hoặc một hộp sáp màu và một cái thước.
-Bạn còn thừa ra: 7000 – 6000 = 1000 (đồng)
-Số tiền để mua một bút máy và một hộp sáp là:
4000 + 5000 = 9000 (đồng). Số tiền Nam còn thiếu là 9000 – 7000 = 2000 (đồng).
-1 HS đọc yêu cầu BT SGK.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải:
Số tiền phải trả cho hộp sữa và gói kẹo là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ là:
10 000 – 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng
-Hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
-YC HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm. Chuẩn bị bài sau.
*****************************************
ĐẠO ĐỨC
Bài 12: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC.(●)
I.Yêu cầu:Giúp HS hiểu:
-Nêu được một vài biểu hiện về tơn trọng thư từ tài sản của người khác
- Biết : khơng được xâm phạm thư từ tài sản của người khác của người khác . Thực hiện tơn trọng thư từ , nhật kí , sách vở , đồ dùng của bạn bè và mọi người .
( khá – giỏi ) biết trẻ em cĩ quyền được tơn trọng bí mật riêng tư , nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
●Kĩ năng tự trọng , kĩ năng làm chủ bản thân , kiên định , ra quyết định .
-Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được đồng ý.
II Phương tiện dạy học :
-Vở BT ĐĐ 3.
-Bảng từ. Phiều bài tập.
III. Tiến trình dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC:
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ Em hãy nêu cách ứng xử khi cần thiết khi gặp đám tang?
-Nhận xét chung.
-2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét.
3.Bài mới:
a.Khám phá : Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết làm thế nào để tôn trọng tài sản và thư từ của người khác. Ghi tựa.
Kết nối
b.Hoạt động 1: Sắm vai xử lí tình huống- giải quyết vấn đề
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi thể hiện qua vai trò đóng vai.
-GV yêu cầu 1-2 nhóm thể hiện cách xử lí, các nhóm khác (nếu không đủ thời gian để biểu diễn) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình.
-Yêu cầu HS cho ý kiến.
+Cách giải quyết nào hay nhất?
+Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì nếu hai bạn bóc thư?
+Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm thế nào?
-Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai_ Thảo luận nhĩm
-GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những nội dung sau:
-Em hãy nhận xét xem hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
+Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không.
+Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Mai rất muốn đọc và hỏi Lan cho mượn.
-Yêu cầu một số HS đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến.
-GV kết luận: Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
Hoạt động 3: Trò chơi nên hay không nên_ Tự nhủ
-Đưa ra một bảng liệt kê các hành vi d8ể HS theo dõi. Yêu cầu các em chia thành nhóm đôi, sẽ tiếp sức gắn các bảng từ (có nội dung là các hành vi giống trên bảng) vào 2 cột “nên” hay “không nên” sao cho thích hợp.
1. Hỏi xin phép trước khi bật đài, xem ti vi.
2. Xem thư từ của người khác khi người đó không có ở đó.
3. Sử dụng đồ đạc của người khác khi cần thiết.
4. Nhận giúp đồ đạc, thư từ cho người khác.
5. Hỏi sau, sử dụng trước.
6. Đồ đạc của người khác không cần quan tâm giữ gìn.
7. Bố mẹ, anh chị, xem thư của em.
8. Hỏi mượn khi cần và giữ gìn bản quản.
-Yêu cầu HS nhận xét bổ sung. Nếu có ý kiến khác, GV hỏi HS giải thích vì sao.
Liên hệ thực tế :: 1, 4, 8 nên làm; 2, 3, 5, 6, 7 không nên làm. Tài sản, thư từ của người khác dù là trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng. Tôn trọng thư từ, tài sản là phải hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản giữ gìn khi dùng.
4. Vận dụng :
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS kể lại một vài việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác.
-Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản thân?
-GDTT cho HS và HD HS thực hiện như những gì các em đã học được. Chuẩn bị cho tiết sau (tiết 2).
-Lắng nghe giới thiệu.
-Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
-Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi về từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
-Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
-Trả lời câu hỏi: Chẳng hạn:
+Ông tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép, ông Tư cho Nam là người tò mò.
+Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng.
-Lắng nghe.
-HS thảo luận xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
-Đại diện một vài cặp nhóm báo cáo.
Chẳng hạn: Hành vi 1: Sai; Hành vi 2: Đúng.
Vì: Muốn sử dụng đồ đạc của người khác phải hỏi xin phép và được đồng ý thì ta mới sử dụng.
-Các HS khác theo dõi bổ sung.
-Theo dõi các hành vi mà GV nêu ra.
-Chia nhóm. Chọn người chơi, đội chơi và tham gia trò chơi tiếp sức.
-2 đội chơi trò chơi. Các HS khác theo dõi cổ vũ.
-Nhận xét bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
-Lắng nghe.
-HS thi nhau kể. (Hỏi xin phép đọc sách; Hỏi mượn đồ dùng học tập).
Thứ ba , ngày 8 tháng 3 năm 2011
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/ Mục tiêu:
-Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( ên / ênh).
-Yêu thích chính tả , thực hiện viết đúng chính tả theo yêu cầu
II/ Đồ dùng:
-Bảng viết sẵn các BT chính tả.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
- Gọi HS đọc và viết các từ khó của tiết chính tả trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: - Ghi tựa:
b/ HD viết chính tả:
* Trao đổi về ND đoạn viết:
-GV đọc đoạn văn 1 lần.
-Nhân dân làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử?
* HD cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn có những Chử nào phải viết hoa? Vì sao?
- Có những dấu câu nào được sử dụng?
* HD viết từ khó:
- YC HS tìm từ khó rồi phân tích.
- YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi:
* Chấm bài:
-Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
c/ HD làm BT:
Bài 2: GV chọn câu a hoặc câu b.
Câu b :
-Gọi HS đọc YC.
-GV nhắc lại yêu cầu BT, sau đó YC HS tự làm.
-
-Cho HS thi tìm nhanh BT ở bảng phụ.
-Nhận xét và chót lời giải đúng.
4/ Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học, bài viết HS.
-Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả. Học thuộc các từ đã học để vận dụng vào học tập.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc, 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết vào bảng con.
- cây tre, chim chích, hộp mứt, đứt dây, múc nước,...
-Lắng nghe và nhắc tựa.
- Theo dõi GV đọc. 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
-Lập đền thờ Chử Đồng Tử nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bên sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội.
-3 câu.
-Những Chử đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.
- HS: trời, hiển limh, Chử Đồng Tử, suốt, bờ bãi,...
- 3 HS lên bảng, HS lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS tự dò bài chéo.
-HS nộp bài.
- 1 HS đọc YC trong SGK. HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày bài làm.
-HS tự làm bài cá nhân.
-2 HS đại điện cho nhóm lên trình bày.
Bài giải: - lệnh – dập dềnh – lao lên – công kênh – trên – mênh mông.
-Lắng nghe.
TOÁN : 127
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu thống ke số liệu
-Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu. ( ở mức độ đơn giản )
- Yêu thích tốn , ham học tốn ( bài tập cần làm : 1,3 )
II/ Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm quen với các bài toán về thống kê số liệu. Ghi tựa
b.Hình thành dãy số liệu:
-GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK và hỏi: Hình vẽ gì?
-Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu?
-Dãy các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
-Hãy đọc dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn Anh, Phong, Ngân, Minh.
c. Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu:
-Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn?
-Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn?
-Số nào đứng thứ ba trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn?
-Số nào đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn?
-Dãy số liệu này có mấy số?
-Hãy xếp tên các bạn HS trên theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp?
-Hãy xếp tên các bạn HS trên theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao?
-Chiều cao của bạn nào cao nhất?
-Chiều cao của bạn nào thấp nhất?
-Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét.
-Những bạn nào cao hơn bạn Anh?
-Bạn Ngân cao hơn những bạn nào?
Luyện tập:
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào?
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài với nhau.
-Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
*GV có thể yêu cầu HS sắp xếp tên các bạn HS trong dãy số liệu theo chiều cao từ cao đến thấp, hoặc từ thấp đến cao.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ bài toán.
-Hãy đọc số kg gạo được ghi trên từng bao gạo.
-Hãy viết dãy số liệu cho biết số ki-lô-gam gạo của 5 bao gạo trên.
-Nhận xét về dãy số liệu của HS. Sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
-Bao gạo nào là bao gạo nặng nhất trong 5 bao gạo?
- Bao gạo nào là bao gạo nhẹ nhất trong 5 bao gạo trên?
-Bao gạo thứ nhất có nhiều hơn bao gạo thứ tư bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
-Chữa bài và cho điểm HS.
-CHỬa bài và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập ở VBT và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
-HS: Hình vẽ bốn bạn HS, có số đo chiều cao của bốn bạn.
-Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
-1 HS đọc:122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
-Đứng thứ nhất.
-Đứng thứ nhì.
-Số 127cm.
-Số 118cm.
-Có 4 số.
-1 HS lên bảng viết tên, HS cả lớp viết vào bảng theo thứ tự: Phong, Ngân, Anh, Minh.
-1 HS lên bảng viết tên, HS cả lớp viết vào bảng theo thứ tự: Minh, Anh, Ngân, Phong.
-Chiều cao của bạn Phong là cao nhất.
-Chiều cao của bạn Minh là thấp nhất.
- Phong cao hơn Minh 12cm.
- Những bạn cao hơn bạn Anh là: Phong và Ngân.
- Bạn Ngân cao hơn những bạn: Anh và Minh.
-1 HS nêu yêu cầu SGK.
-Dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, quân là: 129cm, 132cm, 125cm, 135cm.
-Bài toán yêu cầu chúng ta dựa vào dãy số liệu trên để trả lời câu hỏi.
-Làm bài tập theo cặp.
-Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi.
a. Hùng cao 125cm; Dũng cao 129cm; Hà cao 132cm; Quân cao 135cm.
b. Dũng cao hơn Hùng 4cm; Hà thấp hơn Quân 3cm; Hà cao hơn Hùng; Dũng thấp hơn Quân.
--1 HS nêu yêu cầu SGK.
-
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_26_nguyen_hoang_thanh.doc