Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018

I Mục tiêu

- Nhận biết được đại từ,hiểu được ý nghĩa của đại từ thay thế và đại từ xưng hô.

*Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ.

- GV gợi ý, giúp đỡ em Đạt,Hân,Việt Anh,Hào.

- HS học tốt làm đúng phần thực hành.

II Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh họa

- HS: VBT

III Các hoạt động dạy học

-Khởi động

-Cho HS hát.

2-Trải nghiệm

Hỏi HS:

 - Khi nói chuyện với ông,bà;cha,mẹ;anh,chị,bạn bè em gọi người trò chuyện với em là gì,em xưng hô thế nào? Cho mỗi em trả lời một ý.

3- Bài mới

- Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng.

- Cho 3 Hs đọc to tên bài.

- Hs đọc mục tiêu.

- HS,GV xác định mục tiêu.

 

doc40 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 5 - TUẦN 9 -VNEN Năm học: 2017 – 2018 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Tiếng việt Bài 9A Con người quý nhất (tiết 1) I Mục tiêu - Đọc- hiểu bài Cái gì quý nhất? Mục tiêu riêng: + Các em đọc chậm,đọc chưa tốt Việt Anh,Đức,Như,Bảo đọc được một đoạn của bài. + HS đọc- hiểu tốt giọng đọc diễn cảm,thực hiện đúng hoạt động 5 và 6. Giáo dục học sinh quý trọng người lao động. II Đồ dùng dạy học - GV: Tranh minh họa cảnh người lao động. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Trước cổng trời,trả lời câu hỏi,nêu nội dung bài. - GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 - Cho Hs quan sát tranh. - Gọi đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 2 - GV đọc mẫu. - Giới thiệu tranh minh họa. - Chia đoạn. Hoạt động 3 - Quan sát HS đọc từ và giải nghĩa từ. - Gọi 2 cặp đọc to trước lớp. Hoạt động 4 Cùng luyện đọc -Theo dõi các nhóm đọc,kiểm tra,giúp Hs đọc đúng. - GV nhận xét và sửa chữa. Hoạt động 5 Thảo luận - GV quan sát,giúp đỡ nhóm cần trợ giúp. - Cho các nhóm báo cáo. - GV nhận xét,kết luận ý đúng. Hoạt động 6 Hỏi – đáp - Quan sát giúp đỡ cặp còn lúng túng. - Gọi vài cặp trình bày. - GV chốt lại. GV chốt lại. Hỏi: Nội dung của bài là gì? - Cho HS nêu,Gv chốt lại *GV nêu câu hỏi liên hệ thực tế giáo dục HS yêu quý người lao động,trọng các ngành nghề trong xã hội nhất là những nghề nặng nhọc,vất vả mà mang lại lợi ích như công nhân vệ sinh,các chú đội phòng cháy chữa cháy,nông dân - Cho HS xem tranh. *Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? - GV chốt lại. * Dặn dò - Dặn Hs đọc bài. - Kể cho người thân nghe bài tập đọc này. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - HS các nhóm quan sát tranh nói về một trong các bức tranh. Hoạt động chung cả lớp - Cả lớp nghe. - Quan sát tranh minh họa. +Phần 1:Gồm đoạn 1 và 2 (từ đầu đến được không) +Phần 2: Gồm các đoạn 3,4,5 (từ Quý và Nam cho là có lí đến phân giải) + Phần 3:đoạn còn lại. Hoạt động cặp đôi - Đọc từ và giải nghĩa từ. - Trình bày trước lớp Hoạt động nhóm Luyện đọc câu,đoạn,bài. - HS luyện đọc trong nhóm. - Một số em đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. Hoạt động nhóm - HS tìm hiểu bài đọc:các nhóm thảo luận câu hỏi - Trình bày trước lớp. - HS thảo luận và nêu kết quả. Đáp án đúng: 5a) (HS chậm nêu) +Hùng -Lúa gạo quý nhất – vì lúa gạo nuôi sống con người. +Quý – Vàng,bạc quý nhất – vì vàng bạc quý và hiếm. +Nam: Thì giờ quý nhất- vì có thì giờ mới làm ra lú gạo,vàng bạc. b) Nói thành câu theo mẫu. (HS có năng khiếu diễn đạt nói) Hoạt động cặp đôi Trao đổi theo cặp rồi trình bày. 1/ Vì không có người lao động thì không có lúa gạo,vàng bạc và thì giờ cũng trôi đi một cách vô vị. 2/ Nêu theo ý của em rồi giải thích. Nội dung Người lao động là đáng quý nhất. - HS nghe. - HS quan sát tranh. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 2 Môn: Toán Bài 27 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân (tiết 1) I Mục tiêu - HS biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Mục tiêu riêng: + HS học tốt thuộc mối quan hệ giữa hai đơn vị liền kề tại lớp. II Đồ dùng dạy học - GV: Thẻ ghi tên các đơn vị đo khối lượng. III Các hoạt động dạy học. 1-Khởi động - HS chơi trò chơi. 2-Trải nghiệm -Gọi HS kể tên các đơn vị đo khối lượng. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 - GV tổ chức cho HS chơi. - Quan sát các nhóm làm việc. - Nhận xét. Hoạt động 2 - Gv quan sát các nhóm làm bài. - Gọi HS báo cáo kết quả. Hoạt động 3 - Quan sát Hs thực hiện.Giúp đỡ các cặp đôi chậm. - Nghe báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận két,kết luận kết quả đúng. * Củng cố - Qua tiết học này em cần nhớ những gì? *Dặn dò - Dặn Hs xem hoạt động thực hành. - Gv nhận xét tiết học. - Hoạt động nhóm - Các nhóm tham gia trò chơi. - Các nhóm thực hiện các hoạt động. a) tấn tạ yến kg hg dag g b)c) HS nêu như trong tài liệu rồi lấy ví dụ. Hoạt động cặp đôi. Các cặp thực hiện phần a. Làm vào vở phần b. 7 tấn 49 kg = 7,049 tấn 31 tấn 8 kg = 31,008 tấn - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Giáo dục lối sống Bài 4: Internet - những khám phá diệu kì (Tiết 1) I Mục tiêu Sau bài học, HS: 1. Nêu dược vai trò của internet trong việc cung cấp tri thức,trao đổi,chia sẻ thông tin ý kiến,cảm xúc giữa các thành viên trong cộng đồng mà không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. 2. Có kĩ năng tìm kiếm thông tin cẩn thiết trên internet,biết loại bỏ các thông tin không phù hợp hoặc lệnh chuẩn trên mạng. 3. Biết cư sử lịch sự,tôn trọng người khác khi giao tiếp trên nternet;không tán thành với các lời nói,hành vi thiếu văn hóa trên mạng. Mục tiêu riêng:Giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp theo dõi,báo cáo với cô về việc các bạn sử dụng internet trong các tiết thực hành trên máy (giờ học tin học trên phòng máy) và trong các tiệm internet công cộng. II. Đồ dùng dạy học GV: Tài liệu hướng dẫn,Phiếu câu hỏi cho các cặp thảo luận. HS : Tìm những địa điểm có mạng Internet công cộng ở địa phương. III.Các hoạt động dạy học 1/ Khởi động Hát 2/ Trải nghiệm Hỏi: - Em đã từng sử dụng internet bao giờ chưa? - Người ta sử dụng internet để làm gì ? - Nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1 - Cho các nhóm thảo luận rồi trình bày. - GV kết luận. Hoạt động 2 - Quan sát các cặp thảo luận. - Nghe đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét,kết luận. Hoạt động 3 Thảo luận lớp theo các câu hỏi - Khi nào người lớn không đồng ý cho em sử dụng máy tính? - Trẻ em có nên chơi trò chơi điện tử nhiều quá hay không? Vì sao? - Trẻ em không nên xem những loại thông tin nào trên internet?Vì sao? - Có những nguy cơ nào đối với trẻ em khi sử dụng internet? GV kết luận: Internet mang lại nhiều lợi ích cho con người.Tuy nhiên,nếu trẻ em sử dụng internet,chơi trò chơi điện tử chiếm quá nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tới học tập. Đặc biệt,trẻ em không nên xem thông tin không lành lành mạnh trên mạng. *Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? - Gv củng cố kiến thức, liên hệ, giáo dục học sinh. *Dặn dò - Dặn Hs không nên lạm dụng mạng internet quá nhiều để chơi điện tử. Nên sử dụng internet vào việc tìm kiếm thông tin mở mang kiến thức phục vụ bài học hoặc để học môn tin học trong chương trình. * Giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp theo dõi,báo cáo với cô về việc các bạn sử dụng internet trong các tiết thực hành trên máy (giờ học tin học trên phòng máy) và trong các tiệm internet công cộng. - Tiết sau các em sẽ thực hành. 1. Vai trò của internet Hoạt động nhóm - Thảo luận. + Internet giúp ích gì cho cho cuộc sống của em và mọi người? - Báo cáo. Internet có nhiều ích lợi như cho cuộc sống con người như: tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm thông tin ,trò chuyện,chia sẻ thông tin,tìnhcảm,cảm xúc với bạn bè,người thân,kết bạn,sổ liên lạc điện tử,tham gia hoạt động cộng đồng . 2.Tìm kiếm thông tin trên internet Hoạt động cặp đôi - Trao đổi theo các câu hỏi của cô (Trang 63) Để tìm kiếm thông tin,trước tiên cần phải xác định từ khóa (keywords). Sau khi nhập từ khóa,em cần lựa chọn các địa chỉ cung cấp liên quan đến nội dung thông tin cần tìm kiếm. Tiếp theo,em lựa chọn những nội dung thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm và lưu trữ,sắp xếp chúng như mong muốn 3.Những nguy cơ khi sử dụng internet Hoạt động chung cả lớp. - Khi em bận học,khi em có nguy cơ cận thị - Không nên.Vì ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. - Phim truyện người lớn,bạo lực, thông tin không lành lành mạnh trên mạng... Vì không phù hợp với lứa tuổi. - Bị nghiện internet,bị cận thị khi sử dụng quá lâu,ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe,bỏ bê việc học,trốn học để chơi,lấy tiền của ba,mẹ để chơi - HS trả lời cá nhân. - Em nghe cô dặn dò. Rút kinh nghiệm: .. . BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt (Tiết 1) I Mục tiêu - HS đọc - hiểu trả lời đúng bài Tôi đã trở về trên núi cao. Mục tiêu riêng: - GV giúp đỡ em Đức,Việt Anh,Đạt,Hân các câu mà các em không hiểu như các câu g,h. - HS học tốt nhận biết được từ mang nghĩa gốc,nghĩa chuyển ở các câu g,h.và trả lời. đúng các câu. II. Đồ dùng dạy học Vở thực hành III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 -Gọi HS đọc bài Tôi đã trở về trên núi cao. -Giới thiệu tranh. Bài 2 -Yêu cầu HS đọc các câu hỏi và làm bài. - GV thu vở nhận xét. - Chữa chung cho cả lớp.Chú ý giúp HS hiểu câu g,h. 3/ Củng cố,dặn dò - GV giáo dục HS tình yêu quê hương. -Dặn HS về xem bài tiết 2. - HS đọc. - HS làm bài cá nhân. Đáp án: a) ý 2 b) ý 1 c) ý 3 d) ý 3 e) ý 2 g) ý 1 h) ý 2 - HS nghe. Rút kinh nghiệm .................. Tiết 4 Lịch sử Bài 4 Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (T1) I Mục tiêu - Nêu được các sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. - Biết được ngày 19-8 hằng năm là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội),chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “ Tuyên ngôn Độc lập”,khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hà.Đây là ngày Quốc khánh của nước ta. - Bước đầu rèn luyện khả năng khai thác sự kiện,tranh ảnh để tìm hiểu quá khứ. Mục tiêu riêng: Gọi HS học tốt trả lời HĐ 2; Giúp đỡ HS chậm hiểu làm bài tập 3. II Đồ dùng dạy học - GV:Tranh ảnh,phiếu học tập. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Cho HS trả lời câu hỏi bài 4 (tiết 1) 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 Tìm hiểu thời cơ Cách mạng tháng Tám - Quan sát các nhóm làm việc. - Gọi đại diện các nhóm trả lời. - GV chốt lại. Hoạt động 2 Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hoạt động 3 Tìm hiểu sự kiện Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn độc lập” Hoạt động nhóm - Các nhóm đọc,quan sát hình ảnh,thảo luận,trả lời. + Nhật Bản đầu hàng đồng minh. + Đảng và Bác Hồ quyết định ra lệnh toàn dân tổng khởi nghĩa. + Không khí tổng khởi nghĩa ở Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng,tràn ngập khí thế cách mạng.Chiều ngày 19-8-1945,cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã thắng lợi. + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền + Tiếp sau Hà Nội là: Huế (23-8) Sài Gòn (25-8), cuộc tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước. + Ngày 19-8 hằng năm được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi, đi đầu và cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. - Các nhóm đọc,thảo luận,làm vào phiếu. PHIẾU HỌC TẬP Câu hỏi Trả lời Quang cảnh ngày 2- 9-1945 ở Hà Nội như thế nào? Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập,Bác nêu chân lí gì? Hãy điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trốn () trong đoạn văn dưới đây: “ Nước Việt Nam có quyền . .và sự thật ....Toàn thể dân tộc Việt Nam đã quyết đem .. .tự do độc lập ấy. - Cho các nhóm cử đại diện báo cáo. - GV kết luận. GVKL: Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộcViệt Nam đồng thời cũng khẳng định dân tộc VN sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Hoạt động 4 Đọc và ghi vào vở. - Gv quan sát HS viết bài,nhắc nhở khi cần. * Củng cố - Qua tiết học này, em biết được những gì? * Dặn dò - Hs ghi nhớ thời gian,sự kiện.Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. - HS xem trước hoạt động thực hành. - Gv nhận xét tiết học. - Đại diện các nhóm báo cáo. Hoạt động cá nhân - Em đọc và ghi vào vở. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Toán Bài 27 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân (tiết 2) I Mục tiêu HS biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Mục tiêu riêng: + HS học còn chậm làm bài 1,bài 2. + HS học tốt làm đúng cả ba bài tập. BT3 GV liên hệ giáo dục HS bảo vệ động vật hoang dã,động vật quý hiếm. II Các hoạt động dạy học. -Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi HS kể tên các đơn vị đo khối lượng. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A-Hoạt động thực hành : Hoạt động 1 - Quan sát các em làm bài. - GV thu bài một số em nhận xét. Chữa bài. Bài 3( Dành cho Hs học tốt làm ). - Gv gọi Hs đọc đề,tìm hiểu đề rồi giải. - GV nhận xét,chữa bài. - Gv giáo dục HS sư tử là động vật hoang dã quý hiếm chúng cần được bảo vệ. * Củng cố - Tiết học này ,em đã làm dạng toán nào? *Dặn dò. - Dặn Hs nhớ quan hệ giữa các đơn vị đo để đổi cho đúng. - Gv nhận xét tiết học. Hoạt động cá nhân - Hs làm bài vào vở. Bài 1 Kết quả đúng: a) 7 tấn 512kg = 7,512 tấn b) 28 tấn 91 kg = 28,091 tấn c) 15 tấn 8 kg = 15,008 tấn d) 500kg = 0,5 tấn. Bài 2 a) a) 4 kg50g = 4,050 kg 35 kg 70 g = 35,070kg 8kg 3g= 8,003kg 500g=0,5kg b) 7 tạ 50kg = 7,50 tạ hay 7,5 tạ. 5tạ 5kg = 5,05 tạ 63 kg = 0,63 tạ 830 kg = 8,30 tạ hay 8,3 tạ Bài 3 Bài giải Cách 1 Lượng thịt cần để nuôi 6 con sư tử trong 1 ngày là: 9x6 =54 (kg) Lượng thịt cần để nuôi 6con sư tử trong 30 ngày là: 54 x 30 = 1620 (kg) 1620kg =1,62 tấn Đáp số: 1,62 tấn Cách 2 Lượng thịt để 1 con sư tử ăn trong 30 ngày là: 9 x 30 = 270 (kg) Lượng thịt để 6 con sư tử ăn trong 30 ngày là: 270 x 6 = 1620 (kg) 1620 kg = 1,62 tấn Đáp số: 1,62 tấn - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Tiếng việt Bài 9A Con người quý nhất (tiết 2) I Mục tiêu - Nhận biết được đại từ,hiểu được ý nghĩa của đại từ thay thế và đại từ xưng hô. *Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ. - GV gợi ý, giúp đỡ em Đạt,Hân,Việt Anh,Hào. - HS học tốt làm đúng phần thực hành. II Đồ dùng dạy học - GV: Tranh minh họa - HS: VBT III Các hoạt động dạy học -Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm Hỏi HS: - Khi nói chuyện với ông,bà;cha,mẹ;anh,chị,bạn bè em gọi người trò chuyện với em là gì,em xưng hô thế nào? Cho mỗi em trả lời một ý. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động thực hành: BT7 Tìm hiểu về đại từ - Gv cho Hs đọc. - Cho Hs làm vào VBT. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. - Gợi ý Hs rút ra ghi nhớ. B.Hoạt động thực hành HĐ1,2 Thảo luận,trả lời câu hỏi. - Gọi HS làm vào vở rồi trả lời miệng. - GV kết luận. Câu 2 Dành cho HS hiểu tốt trả lời. *Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ. HĐ3 Đọc hai đoạn văn và trả lời câu hỏi. - Quan sát các cặp thảo luận. - Gv đến giúp đỡ cặp chậm hiểu.. *Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? - GV chốt lại. - GV cho hs nhắc lại Ghi nhớ. *Dặn dò. - Dặn Hs khi viết đoạn văn hay một bài văn phải biết dùng đại từ thay thế để tránh lặp lại từ bài văn sẽ không hay gây nhàm chán cho người đọc. Hoạt động chung cả lớp. Câu trả lời đúng là: Các từ tớ, cậu, nó là đại từ. Từ tớ, cậu dùng để xưng hô, thay thế cho các nhân vật trong truyện là Hùng, Quý, Nam. Từ nó là từ xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông ở câu trước để tránh lặp từ ở câu thứ b. Từ thế ở câu d thay cho từ rất quý. - Hs rút ra ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ trong sách. Hoạt động nhóm - Các nhóm thảo luận,báo cáo. Đáp án: 1/ Bác, Người, Ông cụ, Người, Người, Người + Những từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ. 2/ Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác. + Vì kính yêu Bác Hồ. Hoạt động cá nhân - HS làm vào vở. - Chữa bài. Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò? Không không, tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin, ông đến mà coi. Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật ông với con cò Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông. Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: mày,tôi Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: nó chỉ cái diệc. Hoạt động cặp đôi. Thảo luận. Trình bày. Đáp án: a) Cách dùng từ ở đoạn A từ quạ lặp lại nhiều lần. Đoạn b từ quạ không bị lặp lại mà thay bằng từ nó b) Cách dùng từ ở đoạn B hay hơn.Vì từ không bị lặp lại mà được thay bằng đại từ xưng hô. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 4 Tiếng việt Bài 9A Con người quý nhất (tiết 3) I Mục tiêu - Nhớ -viết đoạn văn Tiếng đàn ba- la-lai –ca trên sông Đà; viết đúng các từ chứa tiếng chứa có âm cuối n/ng. Mục tiêu riêng: + Giúp đỡ em Đức,Như,Bảo,Đạt,Khang lúc HS làm bài. + HS học tốt :Viết đúng,trình bày sạch.Làm được các bài tập. II Đồ dùng dạy học - HS: Bảng con,VBT III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi HS lên bảng viết tiếng: chiến, yến.Nêu cách ghi dấu thanh. - Nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B.Hoạt động thực hành: HĐ 4 a) Trao đổi về nội dung bài - Gọi HS đọc thuộc hai khổ. Hỏi: Khổ thơ 2 và 3 cho em biết điều gì? Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ khó. - Hướng dẫn cách trình bày: + Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào? + Trình bày bài thơ như thế nào? + Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa? Cho Hs viết chính tả. b) Trao đổi bài với bạn chữa lỗi. -GV thu vở nhận xét 9-10 vở. HĐ 5 Cho Hs chọn làm phần b Hoạt động cá nhân. - Hs đọc thuộc lòng. - Hs nêu. - HS nêu: Ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng ,bỡ ngỡ ,Nga, sông Đà - HS đọc và viết - HS trả lời để rút ra cách trình bày bài thơ + Giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng. + Lùi vào 1 ô viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ. + Trong bài thơ có những chữ đầu dòng thơ và tên riêng Nga ,Đà phải viết hoa. - HS tự nhớ và viết bài Hoạt động chung cả lớp. Đáp án man mác khai man vần thơ vần cơm buôn bán buôn làng vươn lên vươn tay con mang mang vác vầng trăng, vầng trán buông màn, buông tay vương vấn vương tơ HĐ 6 -Quan sát,nhận xét,kết luận. * Củng cố - Hôm nay,các em viết chính tả bài gì? - Các bài tập đã làm. * Dặn dò - Dặn HS ghi nhớ các từ có âm cuối n hay ng,từ láy vần có âm cuối ng. - Về nhà tìm thêm từ có vần vừa học. - Nhận xét tiết học . - Hs thi tiếp sức. b) lang thang,vang vang,trăng trắng,thoang thoảng,văng vẳng - HS trả lời cá nhân. Rút kinh nghiệm BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng việt ( tiết 2) I Mục tiêu - HS nhận biết được bố cục của bài văn “Tôi đã trở về trên núi cao”. - Biết được cách bài tả theo trình tự nào,các biện pháp miêu tả. - Viết một bài văn tả một cái ao (hoặc một đầm sen,một con kênh,một dòng sông) theo yêu cầu. Mục tiêu riêng: +Cho các em viết chậm,vốn từ ít như: Việt Anh,Bảo,Đạt,Khang viết đoạn văn khoảng 5 câu. + HS có năng khiếu viết văn viết khoảng 8-10 câu có viết câu mở đoạn,kết đoạn. II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh minh họa - HS: Sách thực hành III Các hoạt động dạy học. Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 - Cho HS thảo luận cả lớp. - Chữa chung cho cả lớp. Bài 2 - GV giúp hs hiểu đề. - Cho HS làm cá nhân.GV giao HS viết phù với với khả năng các em. - GV thu bài,nhận xét. - Đọc cho lớp nghe bài viết hay. Nếu hs chưa viết xong thì cho các em về nhà viết tiếp. 3/ Củng cố,dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn HS lưu ý một số ý khi viết một bài văn . Hoạt động cả lớp - HS làm bài Đáp án đúng ý 3 ý 3 ý 1 ý 3 Hoạt động cá nhân - HS đọc đề,nghe hướng dẫn rồi làm bài. - Học tập,rút kinh nghiệm bài viết hay. - HS nghe. Rút kinh nghiệm . Tiết 2 Thực hành Toán (Tiết 1) I Mục tiêu - Củng cố về số thập phân bằng nhau. Mục tiêu riêng: - Cả lớp làm bài tập 1,2,3,4. - HS học tốt thực hành thêm bài 5. II Đồ dùng dạy học HS: Sách Thực hành III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS thực hành Bài 1 Cho HS dùng thước nối. - Gv thu vở 10 em nhận xét. -Chữa bài. Bài 2 Cho HS viết theo mẫu,gv nhận xét bài HS chậm,chữa bài. Bài 3 HS tự làm,gọi 1 Hs lên làm trên bảng,GV nhận xét chữa bài khoảng 10 em Bài 4 -Cho 1 HS làm trên bảng,lớp làm vào vở. -GV nhận xét,chữa bài. Bài 5 Nếu còn thời gian cho HS làm tại lớp. 3/ Củng cố,dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về thực hành làm bài 5 (Nếu ở lớp làm chưa xong). HS nghe. HS chữa theo kết quả đúng Số thập phân bằng nhau: 2,12 = 2,120 = 2,1200 13,70 = 13,7 = 13,700 467,100 = 467,1= 467,10 Bài 2 HS làm bài vào bảng (Theo mẫu) Kết quả bài 3 3,4 > 3,041 12,56 >10,97 84,029 < 84,030 7,010 = 7,0100 Bài 4 Thứ tự từ bé đến lớn: 19,18 ; 19,86; 45,21; 45,27 HS học tốt thực hiện bài 5 - HS nghe. Rút kinh nghiệm Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Toán Bài 28 Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân (tiết 1) I Mục tiêu - Em ôn lại các đơn vị đo diện tích đã học;quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thường dùng. - Em biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo đơn vị đo khác nhau. Mục tiêu riêng: Giúp đỡ HS nhóm chậm HĐ 3b. II Đồ dùng dạy học GV: Bảng nhóm III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - Cho HS hát. 2- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 - Quan sát các em chơi. - GV nhận xét. Hoạt động 2 - Cho các nhóm thực hiện theo yêu cầu rồi báo cáo. Hoạt động 3 - Quan sát các cặp làm bài. - Thu một số bài 3b nhận xét. - Chữa bài. *Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? *Dặn dò. - Dặn Hs nhớ tên và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để đổi cho đúng. - Xem trước Hoạt động thực hành. - Gv nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - Các nhóm tham gia trò chơi. - Thực hiện hoàn thành bảng đơn vị đo. a) km2 hm2 (ha) dam2 m2 dm2 cm2 mm b) HS nêu c) HS đọc. Hoạt động cặp đôi - Đọc và giải thích cho bạn nghe ví dụ 1 và 2. - Làm bài tập phần b. 7 m2 3dm2 = 7,03 m2 15 dm2 = 0,15m2 - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Tiếng Việt Bài 9B: Tình người với đất (tiết 1) I Mục tiêu - Đọc hiểu - bài Đất Cà Mau. +Em Đức,Bảo,Hân đọc đúng một đoạn của bài.Cùng nhóm thảo luận trả lời đúng câu hỏi ở Hoạt động 5. +HS đọc- hiểu tốt đọc đúng diễn cảm,điền đúng 5 đáp án ở phần Trò chơi và làm tốt các yêu cầu ở hoạt động 5 và 6. HS hiểu thêm về môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau. Tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường . II Đồ dùng dạy học - GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam để chỉ Cà Mau. III Các hoạt động 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - HS đọc Bài Cái gì quý nhất?, - HS 1 đọc từ đầu đến nhờ thầy giáo phân giải. Trả lời câu hỏi: Theo Hùng,Quý,Nam cái gì là quý nhất? - HS 2 đọc đoạn còn lại.Trả lời Thầy giáo nói quý nhất là gì? Vì sao thầy cho rằng người lao động mới là quý nhất? - GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài,ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS,GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 - Cho Hs chơi trò chơi. - GV theo dõi,kiểm tra,giúp đỡ. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận nhóm thắng cuộc,khen nhóm thắng cuộc. Hoạt động 2 - GV gọi HS đọc mẫu. - Giới thiệu tranh minh họa. - Chia đoạn. Hoạt động 3 - Cho các cặp làm bài rồi báo cáo. - Gọi vài cặp đọc to. GV hỏi: - Có từ nào mà em không hiểu không? - Nếu có,GV cho HS giải nghĩa cho bạn nghe hoặc cô giải nghĩa. Hoạt động 4 Cùng luyện đọc -Theo dõi các nhóm đọc,kiểm tra,giúp đỡ.Quan tâm các em Đức,Bảo,Hân. - GV nghe HS đọc, nhận xét và sửa chữa. Hoạt động 5 - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi. - Gọi các nhóm báo cáo. - GV nhận xét,kết luận. -Cho HS quan sát ảnh chụp ở cuối bài. Câu 2 và 3 dành cho mọi đối tượng HS. Câu 1,4 dành cho HS hiểu tốt báo cáo. Hoạt động 6 Chọn tên cho từng đoạn - Quan sát các cặp làm việc. - Gọi các em nêu. - GV kết luận. - Gọi Hs hiểu tốt (Vy,Thư hoặc Nhường) nêu nội dung bài. Tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường . *GV hỏi hoặc cho em Thư hỏi các bạn. - Em còn biết gì thêm về vùng đất Cà Mau? - GV mở rộng thêm cho HS. - Hãy nêu cảm nhận của em về vùng đất tận cùng của Tổ Quốc này. - GV mở rộng thêm cho học sinh hiểu thêm về con người và vùng đất Cà

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2017_2018.doc
Giáo án liên quan