I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS học xong tác phẩm thấy được:
1. Bi kịch nước mất, nhà tan vaf ý thức lịch sử của nhân dân được phản ánh trong truyền thuyết.
2. Hiểu một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua tác phẩm.
II. Phương tiện thực hiện:
1. SGK Ngữ văn 10 NXB GD.
2. Một số tư liệu lịch sử.
3. Giáo án bài soạn.
III. Cách thức tiến hành:
A. Ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ: anh( chị) có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật trong sử thi qua trích đoạn “ Ra- ma buộc tội”
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3262 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Truyện An Dương Vương Và Mị Châu – Trọng Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 27/9/2006.
Tiết 19+20.
Truyện an dương vương và mị châu – trọng thuỷ.
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS học xong tác phẩm thấy được:
Bi kịch nước mất, nhà tan vaf ý thức lịch sử của nhân dân được phản ánh trong truyền thuyết.
Hiểu một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết được thể hiện sinh động qua tác phẩm.
II. Phương tiện thực hiện:
SGK Ngữ văn 10 NXB GD.
Một số tư liệu lịch sử.
Giáo án bài soạn.
III. Cách thức tiến hành:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: anh( chị) có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật trong sử thi qua trích đoạn “ Ra- ma buộc tội”
Bài mới:
Hoạt động của GV& HS
TG
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1: - GV gọi 1- 2 HS đọc bài và yêu cầu trả lời câu hỏi:+ Truyện có thể chia làm mấy phần? Có điểm gì chung cho các phần đó?
+ Hãy tóm tắt tác phẩm trongkhoảng 10 dòng?
* Hoạt động 2:
+ An Dương Vương có vai trò gì trong sự nghiệp giữ nước?
* Hoạt động 3:
+ Phân tích các tình tiết truyện dẫn đến bi kịch mất nước và lí giải nguyên nhân của nó?
+ Nhữnh chi tiết nào phản ánh bi kịch mất nước?
Tiết 20:
A. ổn định lớp:
B. Kiểm tra bài cũ: ADV có vai trò gì trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước?
C.Bài học tiếp:
- Hoạt động 4:
+ Tại sao TT lại tự vẫn sau khi giúp TĐ chiếm được Âu Lạc?
+ cái chết đó nói lên điều gì ở con người TT?
+ Có thuyết kể rằng oan hồn MC dìm chết TT, theo em kết thúc nào hay hơn?
* Hoạt động 5:
- Có yếu tố nào là kì ảo trong truyện? ý nghĩa?
HS tự kết luận.
I. Bố cục và tóm tắt tác phẩm;
1. Bố cục:
Truyện có thể chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “không dám đối chiến bèn xin hoà”: Kể chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước.
- Phần 2:( còn lại): Kể về bi kịch tình yêu của Mị Châu- Trọng Thuỷgắn với sự thất bại của nước Âu Lạc.
Cả hai phần đều thể hiện nhận thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò, trách nhiệm của ADV, sau đó là của mỗi công dân đối với lịch sử.
Tóm tắt:
- ADV nối tiếp sự nghiệp của Vua Hùng dời đô về kẻ chủ.
- Vua xây thành nhưng xây lại đổ sau nhờ Rùa vàng giúp mới xây xong.
- Rùa vàng còn tặng nhà vua cái móng để làm nẫy nỏ chống giặc.
- Triệu Đà xâm lược Âu Lạc nhờ nỏ thần nhà vua giữ được nước.
- Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ vua vô tình gả con gái choTT.
- Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật nỏ thần, Triệu Đà cử binh sang đánh Âu Lạc.
- ADV thua trận cùng con gái rời kỏi Loa Thành.
- Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, nhà vua chém chết con rồi đi xuống biển.
- Trọng thuỷ thương tiếc Mị Châu nhảy xuống giếng tự tử.
- Máu Mị Châu thành NGọc Trai đem rửa nước giếng đó thì sáng vô cùng.
II. Phân tích tác phẩm:
1. Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước:
- Dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng để phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông. Đó là quyết sách sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của ADV.
- Vua cho xây 9 vòng thành ốc, đào hào sâu, tìm người chế tạo vũ khí tốt....Đó là tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm chống giặc cuae vau tôi Âu Lạc.
- Có một số yếu tố kì ảo : Nhân vật cụ già xuất hiện, Rùa vàng từ phương đông lại giúp vua xây thàn, chế nỏ... Những chi tiết đó khẳng định ciệc làm của vua là “được lòng trời, hợp lòng dân”và tnhs chất chính nghĩa của công cuộc dựng nước, giữ nước của ADV.
Kết thúc phần một là cảnh quân Triệu Đà thua to, không dám đối chiến bèn xin hoà. Điều đó nêu cao bài học cảnh giác giữ nước, khẳng định vai trò của ADV và thái độ ca ngợi của nhân dân đối với hành động có ý nghĩalịch sử đó.
2. Bi kịch nước mất và bi kịch tình yêu.
a. Bi kịch mất nước:
- Triệu Đà lập mưu cầu hoà, rồi cầu hôn cho con trai. Hôn nhân Mị Châu – Trọng Thuỷ thực chất là một cuộc hôn nhân nhằm mục đích xâm lược. Triệu Đà đã có sẵn âm mưu đen tối còn ADV thì mất cảnh giác đã nhận lời.
- ADV cho Trọng Thuỷ làm rể Âu Lạc chính là nuôi ong tay áo. Đó là sự mất cảnh giác trầm trọng, tạo cho kẻ thù cơ hội tự do đi vào lãnh thổ Việt Nam.
- Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần chính là vô tình tiếp tay cho cha con TĐcó điều kiện thực hiện âm mưu.
- Hay tin TĐ phát binh đánh Âu Lạc, ADV ỷ vào sức mạnh nỏ thần nên vẫn điềm nhiên đánh cờ. Đó là sự chủ quan khinh địch tệ hại nhất dẫn ADV nhanh chóng đến thất bại không tránh khỏi.
Hai cha con ADV vì chủ quan mất cảnh giác đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đưa Âu Lạc tới diệt vong. Đó là bài học cay đắng về thái độ mất cảnh giác đối với kẻ thù.
* Các chi tiết phản ánh bi kịch mất nước:
- Câu nói của Rùa vàng: “ giặc sau lưng nhà ngươi đó....” Đó là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dânvề hành động vô tình phản quốc của mị Châu. lời tuyên án đó khiến ADV tỉnh ngộ à nhận ra bi kịch của mình. Đó là bài học đắt giá về mối quan hệ cá nhân- công dân.
- Hành động rút gươm chém Mị Châu là hành động quyết liệt dứt khoát của ADV đứng về công lí và quyền lợi của dân tộc để xử án, cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ muộn mằn của nhà vua.
Hành động đó cũng gợi cảm nghĩ về một hoàn cảnh quyết liệt, thảm khốc của chiến tranh, khi trước mặt cha con ADV là biển rộng sau lưng giặc sắp đuổi đến, cha không còn cách nào khác phải giết con rồi đi vào lòng biển.
b. Bi kịch tình yêu:
Mối tình Mị Châu- Trọng Thuỷ là mối tình éo le bởi mối tình của 2 người luôn đan cài với sự nghiệp giữu nước Âu Lạc.
- Bi kịch tình yêu MC- TT đã tập trung thể hiện thái độ của nhân dân trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Đó là bài học cho những ai đặt tình cảm cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc, tách mình khỏi mối quan tâm chung.
- Trong khi MC ngây thơ hết lòng tin yêu chồng thì TT đã có âm mưu chiếm bí mật nỏ thần. Nhưng những ngày ở Âu Lạc bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết, TT đã nảy sinh tình cảm chân thành với MC cũng nảy sinh tham vọng lớn trong cùng một con người, vừa có tham vọng chiếm Âu Lạc vừa có tham vọng có người đẹp.
Hai tham vọng đó không thể dung hoà. Vì vậy sau khi chiến thắng TT không vui mừng hưởng vinh quang mà nhảy xuống giếng mà chết.
- TT tự tử vì nhận ra mâu thuẫn không thể giải quyết nổi trong con người anh ta. Cái chết đó gợi nỗi xót xa trong lòng người
- Mối tình MC- TT éo le vì luôn có âm mưu gây chiến của TĐ len lỏi. Bi kịch tình yêu có ý nghĩa tố cáo chiến tranh rất rõ.
- Có thuyết kể rằng oan hồn của MC kéo TT xuống giếng và dìm chết thể hiện lòng căm thù của MC và người dân Cổ Loa, nhưng để TT nhảy xuống giếng do giày vò, cách tự trừng phạt ấy có ý nghĩa hơn.
3 ý nghĩa của yếu tố kì ảo:
Trong truyyèn thuyết có một số yếu tố kì ảo:
- Cụ già từ phương đông lại báo tin có sứ Thanh Giang , Rùa Vàng giúp ADV xây thành ốc là yếu tố kì ảo thể hiện tính đúng đắn trong việc xây thành đắp luỹ của ADV.
- Nỏ thần là bằng móng rùa, bắn một phát chết hành vạn tên giặc chính là yếu tố kì ảo nhằm thần thánh hoá sức mạnh sức mạnh vũ khí trong tay người Âu Lạc và khẳng định tinh thần cảnh giác, chống giặc ngoại xâm.
- Máu MC chảy xuống biển thành ngọc trai là yếu tố kì ảo, minh chững cho tấm lòng trong trắng của MC mà bị lừa dối. Hình ảnh đó phàn nào minh chứng cho sự vô tình gây tội của MC và thể hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng.
- ADV cắm sừng tê theo Rùa Vàng xuống biển thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân đối với ADV. Nhân dân thương cho vị vua anh dũng của mình nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung ôm người anh hùng trở về thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của họ.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập nghiên cứu:
D. Củng cố:
- Truyền thuyết thể hiện ý thức lichj sử của nhân dân.
- Đặc trưng phản ánh lịch sử trong tác phẩm.
E. Hướng dẫn HS về nhà:
- Học bài cũ và soạn bài mới “ Tấm cám”.
File đính kèm:
- Anduongvuong.doc