I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP:
10a1
10a2
II. NỘI DUNG:
1. Cách lập dàn ý:
a. Yêu cầu
- Chọn nhan đề: Dự kiến đề tài
- Lập dàn ý: Xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
b. Lập dàn ý theo ba bước:
- Mở bài: Giới thệu câu chuyện sẽ kể
- Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện
2. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
- Xác định đề tài,chủ đề của bài văn.
- Dự kiến cốt truyện gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau.
- Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
III. LUYỆN TẬP
1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Câu 1. Dòng nào không là nguyên nhân của việc phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự
A. Do khuôn khổ có hạn của bài văn
B. C. Cần thể hiện rõ tính cách nhân vật và chủ đề
C. Cần phản ánh hiện thực một cách tiêu biểu
D. Cần có nhiều sự việc, chi tiết cụ thể
Câu 2. Dòng nào không nêu đúng tác dụng của việc chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu
A. Thu nhỏ phạm vi phản ánh hiện thực
B. Hình thành và dẫn dắt cốt truyện
C. Tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc
D. Mô tả hiện thực như nó vốn có
Câu 3. Muốn chọ được những sự việc, chi tiết tiêu biểu, trước tiên cần phải làm gì?
A. Xác định đề tài, dự kiến cốt truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật
B. Chọn sự việc, chi tiết thể hiện được ý muốn của mình
C. Xác định các nhân vật trong các mối quan hệ với nhau, trong thời gian, không gian cụ thể.
D. Xác định không gian, thời gian xảy ra các sự việc, chi tiết
Câu 4. Chi tiết tiêu biểu nhất thể hiện được ý nghĩa sự biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện Tấm cám là chi tiết nào?
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 7 : ôn tập cách lập dàn ý, cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn: 20 /9 /2011
Tiết: 7 Ngày dạy: 22 / 9 /2011
Chuyên đề 7 : ÔN TẬP CÁCH LẬP DÀN Ý, CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP:
10a1………………………………………………………………………………………
10a2………………………………………………………………………………………
II. NỘI DUNG:
1. Cách lập dàn ý:
a. Yêu cầu
- Chọn nhan đề: Dự kiến đề tài
- Lập dàn ý: Xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
b. Lập dàn ý theo ba bước:
- Mở bài: Giới thệu câu chuyện sẽ kể
- Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện
2. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
- Xác định đề tài,chủ đề của bài văn.
- Dự kiến cốt truyện gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau.
- Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
III. LUYỆN TẬP
1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Câu 1. Dòng nào không là nguyên nhân của việc phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự
Do khuôn khổ có hạn của bài văn
C. Cần thể hiện rõ tính cách nhân vật và chủ đề
Cần phản ánh hiện thực một cách tiêu biểu
Cần có nhiều sự việc, chi tiết cụ thể
Câu 2. Dòng nào không nêu đúng tác dụng của việc chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu
Thu nhỏ phạm vi phản ánh hiện thực
Hình thành và dẫn dắt cốt truyện
Tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc
Mô tả hiện thực như nó vốn có
Câu 3. Muốn chọ được những sự việc, chi tiết tiêu biểu, trước tiên cần phải làm gì?
Xác định đề tài, dự kiến cốt truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật
Chọn sự việc, chi tiết thể hiện được ý muốn của mình
Xác định các nhân vật trong các mối quan hệ với nhau, trong thời gian, không gian cụ thể..
Xác định không gian, thời gian xảy ra các sự việc, chi tiết
Câu 4. Chi tiết tiêu biểu nhất thể hiện được ý nghĩa sự biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện Tấm cám là chi tiết nào?
Tấm biến thành chim vàng anh C. Tấm biến thành khung cửi
Tâm biến sthành cây xoan đào D. Tấm biến thành quả thị
Câu 5. Khi kể chuyện Tấm Cám, vì sao chúng ta không nên bỏ chi tiết tấm làm mắm Cám và cho dì ghẻ ăn?
Chi tiết đó đảm bảo sự phát triển cốt truyện của truyện cổ tích thần kì
Chi tiết đó dẫn tới sự việc Tấm trở lại làm người
Chi tiết đó giúp Tấm được gặp lại nhà vua
Chi tiết đó giúp Tấm bảo vệ được hạnh phúc của mình
Câu 6. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự bao dung, độ lượng của nhân dân lao động đối với Mị Châu?
Mị Châu bằng lòng lấy trọng thủy
Mị Châu rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy đuổi theo
Mị Châu chết, xác biến thành ngọc trai
Mị Châu được lập đền thờ cùng với cha
Câu 7. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự lên án của nhân dân đối với chiến tranh phi nghĩa?
An Dương Vương được giúp nỏ thần
Triệu Đà cho Trọng Thủy lấy Mị Châu
Cái chết thảm thương của Mị Châu, Trọng Thủy
Trọng Thủy Lao đầu xuống giếng tự tử
Câu 8. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương?
Rùa vàng giúp An Dương Vương xây thành và chế nỏ thần chống giặc
Nhân dân xây đền thờ An Dương Vương
An Dương Vương rút gươm chém Mị Châu
An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc được Rùa Vàng rẽ nước dẫn xuống biển
2. Câu hỏi tự luận:
Câu 1. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là gì? Việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì?
Câu 2. Anh chị định chọn sự việc và chi tiết nào để tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy? Vì sao?
Câu 3. Liệt kê những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc
IV. Đáp Án
1. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
D
A
D
C
B
2. Tự luận:
Câu 1. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là: Chọn ra những sự việc, chi tiết quan trọng nhất, có tác dụng làm nổi rõ cốt truyện, chủ đề, nhân vật trong truyện. Sự việc chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tập trung thể hiện chủ đề câu chuyện.
Câu 2. Những sự việc, chi tiết tiêu biểu để kể là:
- Thần Kim Quy giúp ADV xây thành, tặng nỏ thần để giữ nước
- ADV chủ quan, cả tin, gả Mị Châu cho Trọng Thủy và để Trọng Thủy ở rể
- ADV chủ quan, ỷ vào nỏ thần, không đề cao cảnh giác
- ADV cùng Mị Châu chạy giặc, Mị Châu vừa đi vừa rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy đuổi theo
- ADV chém Mị Châu và đi xuống biển
- Xác Mị Châu hóa thành ngọc trai như lời nguyện ước của nàng
- Nhân dân lập đền thờ hai cha con ADV
Câu 3. Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước Âu Lạc:
- Nhẹ dạ cả tin tiết lộ bí mật quốc gia cho Trọng Thủy
- Ngây thơ, mất cảnh giác không nhận ra câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy khi chuẩn bị về phương Bắc
- Cả tin, rắc lông ngỗng để kẻ thù đuổi theo cha
- Chấp nhận sự trừng phạt của cha
- Lời nói trước khi chết
File đính kèm:
- chuyên đề 7.doc