A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh
2. Kỹ năng: Biết cách đọc hiểu một tác phẩm VH thuộc thể ký.
3. Thái độ tư tưởng: Biết trân trọng một người vừa có tài năng vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)
3. Các hoạt động dạy học : 40'
78 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3069 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Củng cố:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Ngày 16 tháng 8 năm 2013
Lê Hữu Trác
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh
2. Kỹ năng: Biết cách đọc hiểu một tác phẩm VH thuộc thể ký.
3. Thái độ tư tưởng: Biết trân trọng một người vừa có tài năng vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)
3. Các hoạt động dạy học : 40'
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
Giới thiệu qua nội dung của bài hiểu được tâm trạng của tác giả
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: - Cho cảm nhận được tâm trạng của tác giả.
- Nghệ thuật đặc sắc.
Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2'
Tâm trạng của tác giả.
Nghệ thuật
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: Em hãy nêu Tâm trạng của tác giả qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh? Tâm trạng đó được thể hiện trong quãng thời gian nào?
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Thao tác 2: ND 2
- GV: Đặt câu hỏi trong đoạn trích tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào?
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
15'
1. Tâm trạng của tác giả
Tâm trạng của tác giả được thể hiện rất rõ ở hai chỗ:
- Khi được chứng kiến quang cảnh, và cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ Chúa.
+ Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào”.
+ Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
- Khi khám bệnh cho thế tử Cán.
+ Khi biết bệnh của Thế tử một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán “Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
+ Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc. Đề tránh được việc ấy chỉ có thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song, làm thế lại trái với y đức. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thày thuốc đã thắng. Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích, và chữa bệnh cho thế tử.
=> Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có y đức,
2. Nghệ thuật
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực không một chút hư cấu. Cách ghi chép cũng như tài năng quan sát đã tạo được sự tinh tế sắc xảo ở một vài chi tiết gây ấn tượng khó quên.
- Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
20'
Bài tập 1: Em hãy phân tích tâm trạng của tác giả đứng trước phủ chúa.
Gợi ý:
- Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa.
- Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
4. Củng cố, dặn dò: 3'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Gv chốt lại: Tâm trạng của tác giả và nghệ thuật đặc sắc.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Em hãy phân tích tâm trạng của tác giả và nhân cách của Lê Hữu Trác
2. Tiết học tiếp theo: Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
Tuần: 2
Củng Cố
TỰ TÌNH
Ngày 18 tháng 8 năm 2013
Hồ Xuân Hương
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
2. Kỹ năng: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.
3. Thái độ tư tưởng: Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra đọc thuộc bài thơ và nêu nội dung bài
3. Các hoạt động dạy học : 40'
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
Giới thiệu về nội dung của bài tự tình
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: củng cố và nâng cao kiến thức về khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình trong bài tự tình
- Đặc sắc nghệ thuật
Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi, gợi ý trả lời.
- Công việc của HS: Học sinh suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2'
- Khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
- Đặc sắc nghệ thuật
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh nhấn mạnh lại Khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
Gv phân tích đưa ra dẫn chứng
- HS: Suy nghĩ trả lời,
Thao tác 2:
- GV: cho học sinh nhấn mạnh lại Đặc sắc nghệ thuật
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
15'
1. Khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
- Khát vọng được sống tự do. được thể hiện trong bài thơ.
- Khát vọng được sống hạnh phúc, tình yêu
- Khát vọng được thay đổi cuộc sống thực tại.
Đây cũng là khát vọng chung của người phụ nữ trong xã hội xưa.
2. Đặc sắc nghệ thuật
- bút pháp trữ tình.
- Xây dựng được các hình ảnh độc đáo.
- Sử dụng các biện pháp tu từ
- Ngôn từ độc đáo
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
20'
Luyện tập Bài 1:
tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài Tự tình
a, Phân tích đề:
- Vấn đề cần nghị luận : Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc
- Nội dung:
Dùng văn tự Nôm; sử dụng các từ ngữ thuần việt; sử dụng các hình thức đảo trật tự cú pháp
- Yêu cầu về hình thức : Nghị luận văn học
b, Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Thân bài: Xác lập các luận điểm, luận cứ
Dùng văn tự Nôm Sử dụng các từ ngữ thuần việt
Sử dụng đảo trật tự cú phápDùng các động từ mạnh
- Kết bài: Đánh giá về tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
Bài 2: Em hãy phân tích cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa.
Gợi ý:
Phân tích đề: - Kiểu bài: Phân tích
- Nội dung cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa.
- Phạm vi dẫn chứng: Trong văn bản
Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- TB: - Cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa
- Thái độ của tác giả.
- KB: Đánh giá lại vấn đề, cuộc sống đầy xa hoa, uy quyền,
Liên hệ bản thân.
4. Củng cố, dặn dò: 3'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Phân tích đề, lập dàn ý.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
(Phân tích đề và lập dàn ý)
2. Tiết học tiếp theo: Củng cố: Câu cá mùa thu
Tuần: 3
Củng cố:
CÂU CÁ MÙA THU
Ngày 2 tháng 9 năm 2013
Nguyễn Khuyến
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Học sinh hiểu được bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu và đặc sắc nghệ thuật
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học
3. Thái độ tư tưởng: - Học sinh có thái độ trân trọng tình cảm cao đẹp của con người.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
đọc thuộc bài thơ, nêu nội dung của bài
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
Giờ này chúng ta củng cố thêm bức tranh thiên nhiên mùa thu và đặc sắc nghệ thuật
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: bức tranh thiên nhiên mùa thu và đặc sắc nghệ thuật
Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2'
- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu và
- Đặc sắc nghệ thuật
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh đọc lại bài thơ và cho biết Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu.
Gv phân tích
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Học sinh đưa ra kiến thức, giáo viên chốt vấn đề.
15'
1 . Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu
Với những hình ảnh độc đáo được thể hiện ở trong bài thơ.
- Hai câu đề hình ảnh ao thu, nước trong veo. chiếc thuyền bé tẻo teo. Độc đáo
- Hai câu thực: Sóng biếc, gió nhẹ , lá vàng Đặc trưng của mùa thu.
- Hai câu luận: Tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co…
- Hai câu kết: con người thể hiện tâm trạng . độc đáo
Đây là bữ tranh thiên nhiên đặc trưng của bức tranh đồng bằng Bắc bộ
2. Đặc sắc nghệ thuật
- Bút pháp trữ tình.
- Xây dựng được các hình ảnh độc đáo.
- Sử dụng các biện pháp tu từ
- Ngôn từ độc đáo
- Cách gieo vần độc đáo
- Lấy động để tả tĩnh
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
20'
Bài tập 1: Phân tích nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
- Xây dựng được các hình ảnh độc đáo.
- Sử dụng các biện pháp tu từ
- Ngôn từ độc đáo
- Cách gieo vần độc đáo
- Lấy động để tả tĩnh. Cá đớp động dưới chân bèo
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: bức tranh thiên nhiên mùa thu và đặc sắc nghệ thuật
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Em hãy phân tích Nt sử dụng vần “eo”
2. Tiết học tiếp theo: Luuyện tập phân tích đề và lập dàn ý
Tuần: 4
Củng Cố
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH ĐỀ
Ngày 8 tháng 9 năm 2013
VÀ LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết
2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý.
3. Thái độ tư tưởng: Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra kiến thức phần lập dàn ý.
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
Giới thiệu về tầm quan trọng của phân tích đề và lập dàn ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: củng cố và nâng cao kiến thức của phân tích đề và lập dàn ý.
Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi, gợi ý trả lời.
- Công việc của HS: Học sinh suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2'
- Phân tích đề.
- lập dàn ý
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh nhấn mạnh lại lí thuyết về phân tích đề? nhấn mạnh kiến thức.
- HS: Suy nghĩ trả lời,
Thao tác 2:
- GV: cho học sinh nhấn mạnh lại khái niệm và các bước lập dàn ý, cho VD chứng minh.
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
Thao tác 3: ND 3
- GV: Đặt câu hỏi
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
15'
Lý thuyết:
1. Phân tích đề là:.+ Xác định yêu cầu về kiểu bài
+ Xác định yêu cầu về nội dung.
+ Phạm vi tài liệu sử dụng.
2. Lập dàn ý:
* Khái niệm: Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc. Lập dàn ý giúp người viết không bỏ sót những ý quan trọng, đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết. Lập được dàn ý tốt, có thể viết dễ dàng hơn, nhanh hơnvà hay hơn.
* Các bước lập dàn ý:
1. Xác lập luận điểm: là ý lớn của bài
2. Xác lập luận cứ: Tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.
3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm luận cứ theo trình tự hệ thống đã tìm được.
c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề
4. Để dàn ý mạch lạc cần có ký hiệu trước đề mục như: 1.2.3 hay a,b,c ....
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
20'
II. Luyện tập Bài 1: tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài Tự tình
a, Phân tích đề:
- Vấn đề cần nghị luận : Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc
- Nội dung:
Dùng văn tự Nôm; sử dụng các từ ngữ thuần việt; sử dụng các hình thức đảo trật tự cú pháp
- Yêu cầu về hình thức : Nghị luận văn học
b, Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Thân bài: Xác lập các luận điểm, luận cứ
Dùng văn tự Nôm Sử dụng các từ ngữ thuần việt
Sử dụng đảo trật tự cú phápDùng các động từ mạnh
- Kết bài: Đánh giá về tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
Bài 2: Em hãy phân tích cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa.
Gợi ý:
Phân tích đề: - Kiểu bài: Phân tích
- Nội dung cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa.
- Phạm vi dẫn chứng: Trong văn bản
Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- TB: - Cuộc sống xa hoa đầy uy quyền của phủ chúa
- Thái độ của tác giả.
- KB: Đánh giá lại vấn đề, cuộc sống đầy xa hoa, uy quyền,
Liên hệ bản thân.
4. Củng cố, dặn dò: 3'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Phân tích đề, lập dàn ý.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
(Phân tích đề và lập dàn ý)
2. Tiết học tiếp theo: Củng cố: Thương vợ
Tuần: 5
Củng cố:
THƯƠNG VỢ
Ngày 16 tháng 9 năm 2013
Trần Tế Xương
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: quan điểm của ông quán bàn về lẽ ghét và lẽ thương
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng thao tác tự đọc hiểu và tìm hiểu văn bản
3. Thái độ tư tưởng: Vận dụng kiến thức vào phân tích
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Đọc thuộc lòng bài Thương vợ
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
Nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc tìm hiểu bài Thương vợ
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: Hình ảnh bà tú
Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2'
Hình ảnh bà tú
Tâm sự của tác giả
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho hs nêu Hình ảnh bà tú
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- GV: em hãy nêu những biểu hiện cụ thể.
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
Tâm sự của tác giả
15'
Hình ảnh bà Tú
Ông Tú Nhập thân vào bà Tú để than thở giùm bà
Là người vất vả được thể hiện ở hai câu đầu
Là người đảm đang
Giàu đức hi sinh vè chòng , con, gia đình
Thể hiện nỗi cay đắng của mình
Tâm sự của tác giả
Ông Tú đã nhập thân vào bà Tú để than thở dùm bà, thể hiện lòng thương vợ, nhưng ông cũng tự chửi rủa mình là không thương vợ một cách thiết thực. Do xã hội phong kiến đương thời. ông tự nhận mình là người vô tích sự, đây cũng chính là nét đẹp về nhân cách của ông.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài. Tuỳ theo sự cảm nhận của mỗi học sinh, giải thích hợp lí.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
20'
Bài tập 1: Cảm nhận của em về nghệ thuật được sử dụng trong bài.
Gợi ý:
- Ngôn ngữ độc đáo
- Xây dựng hình ảnh độc đáo.
- Sử dụng biện pháp tu từ độc đáo.
- Đặc biệt vận dụng hình ảnh thân cò để nhấn mạnh thân phận Bà Tú tiêu biểu cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Hình ảnh bà Tú.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Học thuộc bài thơ và phân tích nội dung của bài.
2. Tiết học tiếp theo: củng cố LT thao tác lập luận phân tích:
Tuần: 6
Củng cố:
Ngày 20 tháng 9 năm 2013
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: hiểu thêm vai trò và mục đích của thao tác lập luận phân tích
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng thao tác lập luận phân tích
3. Thái độ tư tưởng:
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
Giờ trước trong bài giảng chúng ta đã tìm hiểu về thao tác lập luận phân tích, giờ này chúng ta tìm hiểu thêm phân tích và mục đích của phân tích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu Phân tích và mục đích của phân tích.
Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2'
Phân tích và mục đích của phân tích.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV:
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
15'
I. Vai trò và mục đích của thao tác lập luận phân tích
1 - Thấy được bản chất, mối quan hệ , giá trị của đối tượng phân tích
- Nhờ phân tích người ta còn phát hiện ra mâu thuẫn hay đồng nhất sự việc, sự vật, lời nói và việc làm hình thức và nội dung.
2- Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc, và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng ( sự vật hiện tượng )
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
20'
Bài tập 1: (Trang 23)
Cảm nhận của anh chị về giá trị hiện thức sâu sắc của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh (Trích thượng kinh kí sự của lê Hữu trác).
Gợi ý:
- Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, ốm yếu của những người trong phủ chúa trịnh, tiêu biểu là Trịnh Cán.
- Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn của nhà Lê Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.
Bài tập 2: (Trang 24)
Gợi ý:
- Dùng văn tự Nôm.
- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt tài tình.
- Sử dụng hình thức đảo trật tự cua pháp.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Phân tcí và mục đích của phân tích.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Phân tích bài thơ thương vợ của Trần Tế Xương
2. Tiết học tiếp theo: Lẽ ghét thương
Tuần: 7
Củng cố:
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Ngày 1 tháng 10 năm 2013
Nguyễn Công Trứ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: quan điểm ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng thao tác tự đọc hiểu và tìm hiểu văn bản
3. Thái độ tư tưởng: Vận dụng kiến thức vào phân tích
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra kiến thức của cục đích của thao tác lập luận phân tích
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
Giờ này chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm về ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi, kết hợp gợi ý
- Công việc của HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
5'
ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
- GV: cho hs nêu ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- GV: em hãy nêu những biểu hiện cụ thể của ông khi ông về hưu
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
- GV: em hãy nêu quan điểm ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
- HS: Suy ghĩ và trả lời.
18'
Ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
- Ông ngất ngưởng trong khi làm quan: là người thẳng thắn liêm khiết, có tài năng và lập được nhiều công trạng nhưng Ông cũng phải chấp nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi, bị thăng giáng thất thường vì Ông là người thẳng thắn
- Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu: ngông và ngang, độc đáo và tài hoa, thanh nhã. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân.
Dù ngất ngưởng đến đâu nhưng ông vẫn tự hào rằng trước sau ông vẫn giữ trọn vẹn lòng trung với vua, hết lòng hết sức với nước với dân, với bao công tích rạng ngời.
- Câu cuối bài khẳng định thêm lòng tự tin vào bản thân, thể hiện bản lĩnh và phẩm cách hơn người, cá tính độc đáo của ông
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài. Tuỳ theo sự cảm nhận của mỗi học sinh, giải thích hợp lí.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.
13'
Bài tập 1:
Cảm nhận của em về quan niệm sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Gợi ý:
- Đây là cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ nhưng đây là lối sống ngất ngưởng dựa trên cái tài của mình. Và điều đó đã được khẳng định qua cuộc đời của ông
4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Mối quan hệ giữa ghét và thương.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?
2. Tiết học tiếp theo: củng cố Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc:
Tuần: 8
Củng cố:
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Ngày 4 tháng10 năm 2013
Nguyễn Đình Chiểu
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.
2. Kỹ năng: đọc hiểu văn bản
3. Thái độ tư tưởng:trân trọng tấm lòng của tác giả và những người nông dân nghĩa sĩ
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Cho học sinh đọc thuộc phần thích thực và nêu nội dung
3. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy tự chọn bám sát.
+ PP giới thiệu: thuyết trình...
1'
nhấn mạnh kiến thức của bài văn tế
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm kiến thức về tinh thần yêu nước và vẻ bi tráng, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ.
Phương pháp: Phát vấn
- Công việc của GV: Đặt câu hỏi, kết hợp gợi ý
Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
2'
Tinh thần yêu nước và vẻ bi tráng, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:
Gv hỏi em hãy nêu hình ảnh người nông dan với tinh thần yêu nước và vẻ bi tráng
- HS: Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Gv nhấn mạnh
Vẻ bi tráng của người nông dân hiện lên như thế nào.
Hs trao đổi thảo luận trả lời
Gv nhấn mạnh
15'
- Tinh thần yêu nước và vẻ bi tráng, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ.
Tinh thần yêu nước người nông dân
- Khi quân giặc xâm
phạm đất đai bờ cõi cha ông, họ đã có những chuyển biến lớn:
+ Về tình cảm: Căm thù giặc sâu sắc (Câu 6, 7)
® Kiểu căm thù mang tâm lí nông dân.
+ Về nhận thức: ý thức được trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước (Câu 8; 9)
+ Hành động: Tự nguyện chiến đấu (Câu 10; Vẻ đẹp hào hùng khi xông trận
- Vào trận với những thứ vẫn dùng trong sinh hoạt hàng ngày (Câu 12, 13)
® Vẻ đẹp mộc mạc, chân chất nhưng độc đáo.
- Khí thế chiến đấu: Tiến công như vũ bão, đạp lên đầu thù xốc tới, không quản ngại bất kì sự hi sinh gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng (Câu 14, 15)
Nghệ thuật
- Động từ mạnh, dứt khoát: Đánh, đốt, chém, đạp, xô.
- Từ đan chéo tăng sự mãnh liệt: đâm ngang, chém ngược, lướt tới, xông vào.
- Cách ngắt nhịp ngắn gọn.
- Hàng loạt hình ảnh đối lập Ta - địch; Sự thô sơ - hiện đại; Chiến thắng của ta – thất bại của giặc.
- Chi tiết chân thực được chọn lọc, cô đúc từ đời sống thực tế nhưng có tầm khái quát cao.
* vẻ bi trá
File đính kèm:
- giao an tu chon 11 37 tuan nam hoc 20132014 theo chuan kien thuc ki nang.doc