I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hs nắm vững định nghĩa các hàm số lượng giác, tập xác định, tập giá trị của hàm số lượng giác.
Cách vẽ đồ thị của các hs lượng giác.
2.Kỹ năng:
Biết tìm tập xác định của một hs lượng giác.
Có kỹ năng đọc đồ thị của hàm số.
3.Tư duy, thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác thông qua việc giải toán.
70 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn 11 cơ bản trường THPT tôn Đức Thắng môn Toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC Ngày soạn:19/08/2013
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hs nắm vững định nghĩa các hàm số lượng giác, tập xác định, tập giá trị của hàm số lượng giác.
Cách vẽ đồ thị của các hs lượng giác.
2.Kỹ năng:
Biết tìm tập xác định của một hs lượng giác.
Có kỹ năng đọc đồ thị của hàm số.
3.Tư duy, thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác thông qua việc giải toán.
II.Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ vẽ đồ thị của hàm số y = cosx.
2. Học sinh: ôn lại các kiến thức nói trên, SGK, thước thẳng.
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa các hàm số y = sinx, y= cosx, y= tanx, y= cotx và tập xác định của chúng?.
Tìm txđ của hàm số y = tan(2x - 1).
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tóm tắt lý thuyết.
GV: Y/c hs nhắc lại tập xác định, tập giá trị của các hàm số lượng giác.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Đặc biệt nhấn mạnh tập giá trị của hai hs y = sinx và y = cos x là đọan [-1; 1].
Hoạt động 2. Củng cố các kiến thức trên qua các BT.
GV: Nêu y/c BT1.
HS: Đọc kỹ, nắm y/c bài tập.
GV: Treo bảng phụ vẽ đồ thị hs y = cosx.
HS: Quan sát hình vẽ và nêu câu trả lời.
GV: Y/c hs nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng.
HS: Ghi nhớ cách cách giải.
GV: Nêu y/c BT 2.
GV: Khi giải bài tóan tìm tập xác định ta cần lưu ý đến các hs có dạng nào?
HS: Cần lưu ý các hs mà trong biểu thức f(x) có chứa phân thức, căn thức.
GV: Nếu f(x) có phân thức thì cần điều kiện gì? Có căn thức thì cần điều kiện gì?
HS: Nếu f(x) có phân thức thì mẫu thức phải khác 0, có căn thức thì biểu thức dưới dấu căn lớn hơn hoặc bằng không.
HS: Giải Bt 2.
GV: Hs ở câu a xác định khi nào?
HS. Trả lời: Khi sin x 0.
GV: Kiểm tra bài làm của một số HS và hướng dẫn học sinh yếu làm bài.
HS: 3 hs lên bảng làm bài.
HS: Từng nhóm nhỏ gồm 2 hs kiểm tra bài làm lẫn nhau.
GV: Y/c hs nhận xét, bổ sung.
HS: Ghi nhớ cách làm.
Bài tập 1: Dựa vào đồ thị hàm số y = cosx, tìm các giá trị của x [] để
Hs nhận giá trị dương?
Hs nhận giá trị âm.
Giải:
a) Các giá trị của x [] để
hs nhận giá trị dương là x ( ) .
b) Các giá trị của x [] để
hs nhận giá trị âm là x () .
Bài tập 2. Tìm tập xác định của các hàm số:
a) .
b)
c)
Giải:
a) Hàm số xác định khi sinx 0 x k,
Vậy, tập xác định của hàm số là D = .
b) Hàm số xác định khi cosx 1 x k2,
Vậy, tập xác định của hàm số là
D = .
c) Hàm số xác định khi :
Vậy, tập xác định của hàm số là D = .
V.Củng cố: Khắc sâu cách giải bài toán tìm tập xác định của hàm số
VI.Dặn dò: Tìm txđ của hàm số .
V.Rút kinh nghiệm;
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 2 PHÉP TỊNH TIẾN Ngày soạn:26/08/2013
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hs nắm vững định nghĩa v tính chất của phép đối xứng tâm, php tịnh tiến, biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm, php tịnh tiến..
2.Kỹ năng:
Biết vận dụng các kiến thức trên vào giải bài toán tìm ảnh của một đường tròn, đường thẳng , một điểm qua phép đối xứng tâm, php tịnh tiến .
3.Tư duy, thái độ: rèn luyện trí tưởng tượng kg , tính cẩn thận, chính xác thông qua việc giải toán.
II.Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: giáo án, SGK, thước thẳng..
2. Học sinh: ôn lại các kiến thức nói trên, SGK, thước thẳng.
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất của phép đối xứng tâm và các tính chất của phép tịnh tiến?
* Cho hình vuông ABCD tâm O, phép tịnh tiến theo véc tơ biến tam giác OBC thành tam giác nào?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm ảnh của điểm qua một phép tịnh tiến theo véc tơ cho trước
Nhắc lại biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến
Cho véc tơ và điểm
Gọi M’ là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo véc tơ
Ta có:
Gọi HS lên bảng, HS khác nhận xét
GV chốt lại vấn đề
Hoạt động 2. Giải bài toán tìm ảnh của một đường thẳng qua phép tịnh tiến
Nhắc lại: Phép tịnh tiến biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
Bước 1 : Tìm dạng của đường thẳng ảnh
Bước 2: Tìm ảnh của điểm
Bước 3: Kết luận
GV: Gọi HS nhận xét, bổ sung
HS:Lớp nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 3 : Tìm ảnh của một đường tròn qua phép tịnh tiến cho trước
Bước 1 : Xác định tâm và bán kính của đường tròn
Bước 2 : Xác định ảnh của tâm và bán kính của đường tròn ảnh
Bước 3 : Kết luận
GV: Chính xác hóa bài làm của hs .
Bi tập 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm A(3; -2), B(2; 1) và
1.Tìm ảnh của điểm A,B qua phép tịnh tiến theo véc tơ
2.Suy qua đường thẳng ảnh của đường thẳng đi qua A,B
Bài làm:
1.Gọi A’, B’ lần lượt l ảnh của A, B qua phép tịnh tiến theo .
Khi đó : A’(5; -2), B’(4; 1)
2.Đường thẳng A’B’có vtcp là (-1; 3) nên nó có vtpt .
Pttq của đt A’B’ l: 3(x -4) + 1 (y -1) = 0 hay 3x + y -13 = 0.
Bài tập 2: Tìm ảnh của đường thẳng có phương trình qua phép tịnh tiến theo véc tơ
Bài làm :
Gọi là ảnh của qua phép tịnh tiến theo véc tơ .
Suy ra : có dạng
Lấy , là ảnh của qua phép tịnh tiến qua véc tơ . Suy ra :
Mà
Vậy : có dạng
Bài tập 3 :Tìm ảnh của đường tròn (C) có phương trình qua phép tịnh tiến theo véc tơ
Bài làm :
Ta có : (C) có tâm I(2 ;1) và bán kính R = 4
Gọi ( C’ ) là ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo véc tơ với ( C’) có tâm là I’ và bán kính R’.
Suy ra : I’(3 ;3) và R’ = 4
Vậy : ( C’ ) có phương trình :
V.Củng cố:
VI.Dặn dò:
V.Rút kinh nghiệm;
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 3 PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CƠ BẢN Ngày soạn:02/09/2013
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs nắm vững cách giải phương trình sinx = a, sinf(x) = a.
2.Kỹ năng: Giải thành thạo các phương trình sinx = a, sinf(x) = a.
3.Tư duy, thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác thông qua việc giải toán.
II.Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ vẽ đồ thị của hàm số y = sinx.
2. Học sinh: ôn lại các kiến thức nói trên, SGK, thước thẳng.
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: : Nêu cách giải pt sinx = a? sin f(x) = a? sinf(x) =sin g(x)?
Giải phương trình sin 2x = .
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1.. Tóm tắt lý thuyết.
GV: Khái quát hóa cách giải các dạng pt nói trên.
GV: Y/c nêu cách giải trong các trường hợp đặc biệt.
HS: TL câu hỏi.
HS: Theo dõi, ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 2. Củng cố các kiến thức trên qua các BT
GV: Nêu y/c BT1.
HS: Đọc kỹ, nắm y/c bài tập.
GV: Nêu cách giải câu a?
HS: Thay , đưa pt về dạng sinx = sin a
GV: Cách giải câu b?
HS: Trường hợp này a không phải là giá trị đặc biêt nên ta áp dụng: sinx = a
HS: Làm BT1.
GV: Quan sát, kiểm tra bài làm của một số hs.
GV: Y/c HS đối chiếu lẫn nhau để ktra kết quả.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Gọi 3 hs lên bảng thực hiện.
GV: Y/c Hs nhận xét, bổ sung.
HS: Hs nhận xét, bổ sung.
GV: Chính xác hóa bài làm của hs.
HS: Ghi nhớ cách làm .
GV: Lưu ý hs cách trình bày, sửa một số lỗi hs mắc phải.
GV: Y/c hs tóm tắt cách giải trong các trường hợp a là sin của góc đặc biệt và t.h còn lại.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Nêu y/c BT 2.
HS: Đọc kỹ, nắm y/c bài tập.
GV: Y/c hs thảo luận tìm cách giải.
Phương trình sinx = a
> 1 pt vn.
Trường hợp đặc biệt
* Bài tập 1: Giải các phương trình
a) sin2x = ; b) sin(x + 1) =
c) sin (2x – ) =
Giải:
a) sin2x =
b) sin(x + 1) =
c) sin (2x – ) =
* Bài tập 2. Giải các phương trình
a) sin(2x -10) = -1
b) sin(3x + 10) = sin( x - 35)
V.Củng cố: Khắc sâu cách giải các dạng phương trình trên.
VI.Dặn dò: Xem lại các Bt đã giải.
V.Rút kinh nghiệm;
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 4 PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CƠ BẢN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs nắm vững cách giải các phương trình cosx = a, tanx = a, cotx = a.
2.Kỹ năng: Giải thành thạo các dạng phương trình kể trên.
3.Tư duy, thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác thông qua việc giải toán.
II.Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: ôn lại các kiến thức nói trên, SGK, thước thẳng.
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Xen vào bài học
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.. Tóm tắt lý thuyết.
GV: Khái quát hóa cách giải các dạng pt sin x = a, cos x = a, tanx = a v cotx = a.
GV: Y/c nêu cách giải trong các trường hợp đặc biệt.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Khi qut ln bảng.
HS: Theo dõi, ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 2. Củng cố các kiến thức trên qua các BT
GV: Nêu y/c BT1.
HS: Đọc kỹ, nắm y/c bài tập.
GV: Nêu cách giải câu a?
HS: Áp dụng cách giải pt cosx = 0.
GV: Cách giải câu b?
HS: Thay = cos , pt có dạng cos x = cos a
GV: Cách giải câu c?
HS: Giải nghiệm theo đơn vị độ.
GV: Cho biết -sin a = ? - cos a = ?
HS: -sin a = sin(- a )
và - cos a = cos ( - a )
GV: Lưu ý hs cách tìm a khi a < 0. Phân biệt với cách tìm a khi a< 0 ở pt sin x = a.
HS: Lm BT1.
GV: Quan sát, kiểm tra bài làm của một số hs.
GV: Y/c HS đối chiếu lẫn nhau để ktra kết quả.
GV: Gọi 3 hs lên bảng thực hiện.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Y/c Hs nhận xét, bổ sung.
HS: Nhận xét.
GV: Chính xác hóa bài làm của hs.
GV: Lưu ý hs cách trình bày, sửa một số lỗi hs mắc phải.
GV: Y/c hs tóm tắt cách giải các dạng pt trên.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Nêu y/c BT 2.
HS: Nắm y/c BT2.
GV: Y/c hs thảo luận tìm cách giải.
HS: Thực hiện y/c của gv.
HS: Làm BT2.
GV: Y/c từng nhóm nhỏ gồm 2 hs kiểm tra bài làm lẫn nhau.
GV: Quan sát, kiểm tra bài làm của một số hs.
GV: gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải.
HS: HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.
GV: nhận xét, nêu lời giải đúng .
Tổng quát:
* Bài tập 1: Giải các phương trình
a) cos(3x – ) = 0 ; b) cos(x + 1) =
c) cos(2x – 30 ) = cos (x+ 15)
Giải:
a) cos(3x – ) = 0
b) cos(x + 1) =
c) cos(2x – 30 ) = cos (x+ 15)
* Bài tập 2 Giải các phương trình
a) tan2x = .
b) cot (x + ) = 4
c) .
Giải:
a) tan2x =
b) cot (x + ) = 4
c) .
V.Củng cố: Khắc sâu cách giải các dạng phương trình trên. Nhấn mạnh sự khác nhau giữa công thức nghiệm của pt
sin x = a, cosx = a, tanx = a.
VI.Dặn dò: Xem lại các Bt đã giải.
V.Rút kinh nghiệm;
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 5 MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC THƯỜNG GẶP Ngày soạn: 09/09/2013
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hs nắm vững cách giải các phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác.
2.Kỹ năng: Nhận biết được dạng của phương trình và biết áp dụng cách giải phù hợp.
Giải thành thạo các dạng phương trình kể trên.
3.Tư duy, thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác thông qua việc giải toán.
II.Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: giáo án, SGK,
2. Học sinh: ôn lại các kiến thức nói trên, SGK
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu dạng của pt bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác và cách giải?
Giải phương trình
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Tóm tắt lý thuyết.
GV: Nêu một số câu hỏi, từ đó nêu cách giải tổng quát của các dạng pt nói trên.
HS: TL câu hỏi.
GV: Hệ thống lại cách giải phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hs lượng giác.
HS: Theo dõi, ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 2. Củng cố các kiến thức trên qua các BT.
GV: Nêu y/c BT1.
HS: Đọc kỹ, nắm y/c bài tập.
GV: Y/c hs xác định dạng của các pt đã cho và cách giải.
HS: Xác định dạng của các pt đã cho và cách giải.
GV: Nêu dạng pt ở câu a và cách giải ?
HS: Là phương trình bậc nhất đối với sin x. Cách giải: đưa về pt lg cơ bản rồi giải.
HS: Làm BT1.
GV: Kiểm tra bài làm của một số HS và hướng dẫn một số HS làm bài.
GV: Y/c từng nhóm nhỏ gồm 2 hs kiểm tra bài làm lẫn nhau.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Gọi 3 hs lên bảng thực hiện.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Y/c Hs nhận xét, bổ sung.
GV: Lưu ý hs cách trình bày, sửa một số lỗi hs mắc phải.
GV: Y/c nhắc lại cách giải pt bậc nhất một hàm số lg.
GV: Nêu y/c BT 2.
HS: Nắm yêu cầu BT2.
GV: Nêu dạng các pt trong Bt 2 và cách giải?
HS: Là pt bậc hai đối với một hs lượng giác.
HS: Làm Bt 2.
GV: Kiểm tra bài làm của một số HS và hướng dẫn một số HS làm bài.
GV: Y/c từng nhóm nhỏ gồm 2 hs kiểm tra bài làm lẫn nhau.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Gọi 2 hs lên bảng làm bài.
HS: Thực hiện y/c của gv.
GV: Y/c hs nhận xét, bổ sung.
GV: Chính xác hóa bài làm của hs .
GV: Nêu cách giải không đặt ẩn phụ.
HS: Ghi nhớ các cách giải.
GV: Khi dùng pp đặt ẩn phụ cần lưu ý điều gì?
HS: Cần lưu ý đến điều kiện của ẩn phụ.
GV: Nhắc nhở một số lỗi mà Hs thường mắc phải.
Tổng quát:
Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác có dạng at + b = 0(1).
Cách giải : (1) t = (*) , giải pt (*)
Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác có dạng (a 0 ).
Cách giải: Đặt ẩn phụ, đưa pt về pt bậc hai đối với ẩn phụ rồi giải.
* Bài tập 1: Giải các phương trình
a) 2 sinx - 3 = 0. b)
c)
Giải:
a) 2 sinx -3 = 0
sinx =
* Bài tập 2 Giải các phương trình
Giải:
(1)
* Cách 1: đặt sinx = t () thì pt (1)
* Cách 2
(2)
* Cách 1: đặt tanx = t thì pt (2)
* Cách 2:
V.Củng cố: Nắm lại các bài tập đã làm
VI.Dặn dò: Ôn lại kiến thức và làm bài tập sách tham khảo
V.Rút kinh nghiệm;
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 6 PHÉP DỜI HÌNH Ngày soạn:16/09/2013
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Nắm được khái niệm các phép biến hình , các yếu tố xác định một phép biến hình: Phép tịnh tiến & phép quay .
Biểu thức toạ qua các phép biến hình
Nắm chắc vận dụng tính chất của phép biến hình để giải các bài toán đơn giản
2.Kỹ năng:
Xác định được ảnh của một điểm , đường thẳng, đường tròn, thành thạo qua phép biến hình
Xác định được phép biến hình khi biết ảnh và tạo ảnh
3.Tư duy, thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận thông qua vẽ hình
Biết quy lạ về quen
Biết nhận xét và vận dụng tính chất đồng dạng vào cuộc sống
II.Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Lập sơ đồ tổng kết chương
2. Học sinh: Ôn lại các tính chất của các phép biến hình
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên&học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Ôn tập lý thyết của các phép biến hình
GV: Nêu các bước nghiên cứu của một phép biến hình
1. Phép biến hình
Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng
2.Phép dời hình:
Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Phép dời hình là trường hợp riêng của phép đồng dạng với kỉ số k=1
Khi k=-1 phép vị tự là phép đối xứng tâm
Khi thì phép quay là phép đối xứng tâm O
- GV: Hệ thống hoá toàn bộ các phép dời hình đã học
Hoạt động 2: Giải bài tập
Gọi HS lên bảng
HS khác cho nhận xét
Giáo viên chốt lại vấn đề
Học sinh ghi bài vào vở
Hoạt động 3: Tìm ảnh của một hình khi thực hiện hai phép dời hình liên tiếp:
Sơ đồ đường đi:
Khi thực hiện liên tiếp thì ảnh cần tìm là đường tròn (C2)
1.Các bước nghiên cứu một phép biến hình
- Định nghĩa phép biến hình
- Biểu thức toạ độ của phép biến hình
- Tính chất
- Ứng dụng để giải Toán
2. Định nghĩa các phép biến hình
3. Biểu thức toạ độ
1. Phép tịnh tiến:
Vectơ tịnh tiến ; M(x;y) M’(x’;y’) là ảnh của M qua phép tịnh tiến
2.Phép quay:
Bài 1:
Trong mặt phẳng Oxy , đường thẳng d có phương trình
. Tìm ảnh d qua phép tịnh tiến theo vectơ (2;3)
Bài làm:
Ta có
thay x, y vào pt đường thẳng d, ta có: 3(x’-2)-5(y’-3) + 3=0 hay 3x’-5y’+12=0
Vậy ptđt d’: 3x-5y+12=0
Bài 2: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy , cho đường tròn tâm
I(-3;4), bán kính 4
a. Viết phương trình của đường tròn đó
b.Viết phương trình ảnh của đường tròn trên qua phép tịnh tiến theo vectơ
(-2;1)
Bài làm:
a. Pt đường tròn tâm I(-3;4) bán kính R=4 là:
(x+3)2+(y-4)2=16
b. Ta có:
Tâm I’
phương trình đường tròn ảnh là: (x+5)2+(y-5)2=16
Bài tập 3: Cho đường tròn (C) có tâm I(2;1), bán kính R = 3. Tìm ảnh của (C) khi thực hiện liên tiếp 2 phép: phép quay tâm O, góc quay và phép tịnh tiến theo véc tơ
V.Củng cố: Nhắc lại định nghĩa, tính chất, biểu thức toạ độ của các phép biến hình
VI.Dặn dò: Làm các bài tập trong chương I
V.Rút kinh nghiệm;
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 7 PHÉP VỊ TỰ Ngày soạn:30/09/2013
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs nắm vững định nghĩa và tính chất của phép dời hình, phép vị tự.
2.Kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức trên vào giải bài toán tìm ảnh của một đường tròn, đường thẳng , một điểm qua phép dời hình, phép vị tư.
3.Tư duy, thái độ: rèn luyện tính cẩn thận, chính xác , tư duy phân tích thông qua việc giải toán.
II.Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: giáo án, SGK, thước thẳng,.....
2. Học sinh: ôn lại các kiến thức nói trên, SGK, thước thẳng.
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa và tính chất của phép vị tự?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.. Giải bài toán tìm ảnh của một đường tròn qua phép vị tự với tâm là O và tỉ số k cho trước.
GV:nêu đề bài và ghi lên bảng.
HS:Đọc kỹ, nắm y/c bài toán.
GV: Phép đối vị tự biến đường tròn thành gì ?
HS:Trả lời: …biến đường tròn bán kính R thành đường tròn bán kính R
GV:Để tìm ảnh của đường tròn ta làm ntn?
HS:Tìm ảnh I’ của I và tìm R’
GV: Nếu I’ là ảnh của I thì ảnh của đường tròn (I; 2 ) là đường tròn nào?
HS:Tl câu hỏi.
GV:Tọa độ của I’?
HS: Nêu cách tìm tọa độ của I’
GV:Y/ c hs làm Bt1.
HS: Làm BT1
GV:Quan sát, kiểm tra bài làm của một số hs.
GV:gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải.
HS: 2 Hs lên bảng làm bài.
GV:Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
HS: HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.
GV:nhận xét, nêu lời giải đúng .
HS: Ghi nhớ cách làm.
Hoạt động 2. Giải bài toán tìm ảnh của một hình qua phép vị tự và chứng minh hai hình bằng nhau..
GV: GV nêu đề bài tập 2 .
HS: Nắm y/c bài toán.
GV:Y/ c hs đọc kỹ bài toán.
GV:Để tìm ảnh của một đa giác ta làm ntn?
HS: Tìm ảnh của các đỉnh.
GV:Cách chứng minh hai hình bằng nhau?
HS: Chứng minh có một phép dời hình biến hình này thành hình kia
GV:Y/c HS thảo luận để tìm lời giải.
HS:Làm BT2.
GV:Gọi 2HS lên bảng trình bày lời giải.
HS:2 Hs lên bảng làm bài.
GV:Gọi HS nhận xét, bổ sung
HS:Lớp nhận xét, sửa bài.
GV:Chính xác hóa bài làm của hs.
Bài tập 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm
I(3; -2) và số thực dương R = 4.
1.Viết phương trình đường tròn (C) có tâm I và bán kính R
2.Tìm ảnh của đường tròn (I; 2) qua phép vị tự tâm O, tỉ số -2.
Bài làm :
1.Phương trình đường tròn ( C) :
2.Gọi (C’) là ảnh của (C) qua phép vị tự tâm O, tỉ số là -2 với I’ là ảnh của I(3; -2) . Khi đó ta có:
mà = (3; -2)
và
Vậy ảnh của đường tròn (I; 2) qua phép vị tự nói trên là đường tròn (I’; 4) có pt
Bài tập 2. Cho hình chữ nhật ABCD tâm I. Gọi M, N, I, K lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA.
1.Tìm ảnh của tam giác AOM qua phép vị tự tâm A tỉ số 2.
2.Chứng minh hai hình thang AOID và MNCI bằng nhau.
Bài làm :
1.Phép vị tự tâm A tỉ số 2 biến A, O, M lần lượt thành A, C, B. Vây ảnh của tam giác AOM qua phép vị tự trên là tam giác ACB.
2.Vì phép tịnh tiến theo biến A, O , I, D
lần lượt thành M, N,C , I nên nó biến hình thang AOID thành hình thang MNCI .
Vậy hai hình thang AOID và MNCI bằng nhau.
V.Củng cố: Khắc sâu pp chứng minh hai hình bằng nhau.
VI.Dặn dò: Xem lại các BT đã giải..
V.Rút kinh nghiệm;
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 8 PHÉP ĐỒNG DẠNG Ngày soạn:07/10/2013
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hs nắm vững định nghĩa và tính chất của phép đồng dạng.
2.Kỹ năng:
Biết vận dụng các kiến thức trên vào giải bài toán tìm ảnh của một đường tròn, đường thẳng , một điểm qua phép đồng dạng , chứng minh hai hình đồng dạng.
3.Tư duy, thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác thông qua việc giải toán.
II.Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ
2. Học sinh: ôn lại các kiến thức nói trên, SGK, thước thẳng.
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: * Nêu định nghĩa và tính chất của phép dồng dạng. Kể tên các phép đồng dạng đã học?
* Nêu cách chứng minh hai hình đồng dạng ?
3.Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.. Giải bài toán tìm ảnh của một đường thẳng qua phép dồng dạng.
GV: nêu đề bài và ghi lên bảng.
HS:Đọc kỹ, nắm y/c bài toán.
GV:Nêu cách giải?
HS: Tl câu hỏi.
GV:Y/c HS lên bảng trình bày lời giải.
GV:Thảo luận nhóm giải BT 1.
GV:Y/ c hs làm Bt1.
HS: Làm BT1
GV: Quan sát, kiểm tra bài làm của một số nhóm.
GV: Dán kết quả của các nhóm lên bảng.
GV:Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)
HS: HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.
GV:nhận xét, nêu lời giải đúng
HS: Ghi nhớ cách làm.
Hoạt động 2. Giải bài toán chứng minh hai hình đồng dạng.
GV:nêu đề bài tập 2 .
HS:Nắm y/c bài toán.
GV: Y/ c hs đọc kỹ bài toán.
.GV:Cách chứng minh hai hình đồng dạng ?
HS: Chứng minh có một phép đồng dạng biến hình này thành hình kia
GV: Y/c HS thảo luận để tìm lời giải.
HS:Làm BT2.
GV:Gọi 1HS lên bảng trình bày lời giải.
HS:1 Hs lên bảng làm bài.
GV:Gọi HS nhận xét, bổ sung
HS:Lớp nhận xét, sửa bài.
GV:Chính xác hóa bài làm của hs.
Hoạt động 3. củng cố tại lớp.
GV:Nêu y/ c BT 3.
GV: Gọi hs trả lời.
HS: Nghe và trả lời các câu hỏi.
HS: Nhận xét đúng sai.
Bài tập 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có pt: x + y – 2 = 0. Tìm ảnh của d qua phép dồng dạng có được bằng cách thưc hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số 2 và phép đối xứng tâm O.
Bài làm :
Gọi d’ là ảnh của d qua phép vị tự tâm O tỉ số 2 . Khi đó d' // d. Gọi d" là ảnh của d' qua phép đối xứng tâm O, suy ra d" // d' , do đó pt d" có dạng x + y + C = 0 (*)
Lấy điểm A(1; 1 ) d.
Thay tọa độ của A” vào (*) ta có -2 – 2 + C = 0 C = 4.
Vậy ảnh của đt d qua phép đồng dạng nói trên là đt có pt: x + y+ 4 = 0.
Bài tập 2. Cho hình vuông ABCD tâm O. Gọi I, K, M, N, lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA.
Chứng minh hai tam giác MOC và BCA đồng dạng.
Bài làm :
Phép vị tự tâm C tỉ số 2 biến M, O, C lần lượt thành D, A, C.
Phép đối xứng tâm O biến D, A , C lần lượt thành B, C, A.
Suy ra phép đồng dạng đã có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép biến hình nói trên biến tam giác MOC thành tam giác BCA.Vậy hai tam giác này đồng dạng.
* Bài tập 3. Điền đúng hoặc sai vào cuối mỗi câu sau.
a) Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số 1.
b) Phép vị tự tỉ số 1 là phép đối xứng tâm.
c) Hai tam giác bất kỳ luôn đồng dạng.
d) Phép vị tự biến đường tròn bán kính R thành đường tròn bán kính kR .
V.Củng cố: Tổng hợp các phép biến hình đã học trong chương. Phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa các phép biến hình đó.
VI.Dặn dò: Xem lại các BT đã giải.
V.Rút kinh nghiệm;
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tu chon 11(1).doc