Giáo án tự chọn 11: Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Rèn luyện cho học sinh cách viết phần mở bài với một số đề cụ thể (với lớp C chú ý tăng cường bài viết mẫu).

- Rèn kỹ năng viết phần kết bài với một số đề cụ thể (với lớp C tăng cường phần lý thuyết và một số bài văn mẫu:

2. Kỹ năng:

- Hình thành cho học sinh cách viết phần mở bài và kết bài với nhiều dạng khác nhau.

- Bước đầu rèn luyện năng lực viết phần mở bài và kết bài có định hướng.

3. Thái độ:

- Phát huy tính chủ động trong viết văn.

- Thấy được tầm quan trọng của phần mở bài và kết bài trong một bài văn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Soạn giáo án, chuẩn bị đề luyện tập.

- Chú ý dạy kỹ phần lý thuyết và tăng cường cách viết mẫu cho lớp C.

2. Học sinh:

- Xem lại lý thuyết đã học để nắm yêu cầu viết phần mở bài và kết bài.

- Làm bài tập ở nhà theo yêu cầu của GV.

 

docx4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn 11: Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 Tiết 1- 6 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Rèn luyện cho học sinh cách viết phần mở bài với một số đề cụ thể (với lớp C chú ý tăng cường bài viết mẫu). - Rèn kỹ năng viết phần kết bài với một số đề cụ thể (với lớp C tăng cường phần lý thuyết và một số bài văn mẫu: 2. Kỹ năng: - Hình thành cho học sinh cách viết phần mở bài và kết bài với nhiều dạng khác nhau. - Bước đầu rèn luyện năng lực viết phần mở bài và kết bài có định hướng. 3. Thái độ: - Phát huy tính chủ động trong viết văn. - Thấy được tầm quan trọng của phần mở bài và kết bài trong một bài văn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Soạn giáo án, chuẩn bị đề luyện tập. - Chú ý dạy kỹ phần lý thuyết và tăng cường cách viết mẫu cho lớp C. 2. Học sinh: - Xem lại lý thuyết đã học để nắm yêu cầu viết phần mở bài và kết bài. - Làm bài tập ở nhà theo yêu cầu của GV. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới (tiếp) Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Vai trò của phần mở bài trong bài văn nghị luận? + HS trả lời. + GV tổng hợp. - Chức năng của phần mở bài đối với đề văn – bà văn? + HS phát biểu. + GV giảng thêm: đầu có xuôi thì đuôi mới lọt hay vạn sự khởi đầu nan. - Đề bài: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” - HS hoạt động nhóm: viết phần mở bài với đề trên. - GV cho đại diện xưng phong lên bảng trình bày. - GV gợi ý để HS nhận xét và sau đó tổng hợp. - giới thiệu một số cách mở bài với đề Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” * Với lớp C GV chú ý tăng thời gian dành cho giới thiệu một só cách mở bài quen thuộc này. HĐ2 - Vai trò của phần kết bài trong bài văn nghị luận? + HS phát biểu – nhận xét. + GV gợi ý thêm: ->Mở bài (mở ra) ->Kết bài (đống lại)… - Mối qua hệ của phần mở bài và phần kết bài? + HS trả lời. + GV tổng hợp. - Lớp B sưu tầm một số cách kết bài hay. - Lớp C một số cách kết bài trong bài văn của bản thân. - GV cho HS nhận xét ưu nhược điểm của các cách kết bài đã sưu tầm. - GV khái quát một số lưu yas khi viết phần kết bài. 1. Cách viết phần mở bài a. Vị trí và vai trò của phần mở bài: M. Gorki đã từng nói: Khó hơn cả là phần mở bài, cụ thể là câu đầu. Cũng như âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của cả tác phẩm, và người ta thường tìm nó rất lâu. Phần mở bài có vị trí quan trọng vì: - Nó là phần đầu tiên, phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn văn bản. - Mở bài rõ ràng, hấp dẫn tạo được sự hứng thú người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt. b. Chức năng của phần mở bài: Nó phản ánh được yêu cầu cơ bản của đề bài. Nó giới thiệu nêu vấn đề trung tâm mà bài nghị luận đề cập và giải quyết, nó xác định phương hướng, phạm vi, mức độ giải quyết vấn đề. c. Yêu cầu về nội dung của phần mở bài: - Đưa ra được tiền đề, dữ kiện đòi hỏi phải có lời giải đáp (trong phần thân bài). Đối với đề bài có yêu cầu phê phán, không nên để lộ thiên hướng của người viết (tức là không để lộ điều khẳng định) bài viết sẽ kém sức thuyết phục. - Cấu tạo của phần mở bài ở dạng đầy đủ: + Dẫn vào đề: Nêu xuất xứ của đề, của một ý kiến, một nhận định,… có thể bắt đầu bằng một sự kiện đặc sắc, một hình tượng hấp dẫn, một thông báo thú vị để kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Có thể vào thẳng vấn đề mà không cần lời dẫn. + Đề xuất vấn đề: Đây là bộ phận có nhiệm vụ tạo nên tình huống có vấn đề mà mình sẽ giaỉ quyết trong phần sau (có thể nêu một câu hỏi bất ngờ, một mẫu chuyện để gây cấn hấp dẫn,…) + Giới hạn vấn đề: Xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi mức độ, giới hạn của vấn đề. - Về hình thức: Phần mở bài phải cân xứng với khuôn khổ bài viết, những câu dẫn đề nên viết ngắn gọn, khéo léo, tránh viết dài dòng, cầu kì, tránh viết lan man không ăn khớp với những phần sau. * Một số cách thức mở bài thường gặp đối với đề bài: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? + Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vấn đề cần trình bày. Đó là cách mở bài mà người xưa thường nói: mở cửa sổ thấy núi. Cách mở bài này tiết kiệm thời gian, nhanh, gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, thích hợp với những bài viết ngắn gọn, nhưng nếu không khéo sẽ bị khô khan, ít hấp dẫn. -> Bàn về mối quan hệ giữa bản chất và hình thức bề ngoài của sự vật, hiện tượng, tục ngữ Việt Nam có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Theo bạn, nhận định trên có hoàn toàn đúng? + Mở bài gián tiếp: Không đi ngay vào vấn đề mà thông qua một loạt sự dẫn dắt, sau đó mới nêu vấn đề trình bày. Cách này thường dài, tốn thời gian nhưng lại lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. -> Trong đời sống hiện nay, không mấy ai không bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp bên ngoài, bởi danh vọng, địa vị. Vì thế nhiều người thường bị những hình thức bên ngoài ấy che lấp khiến mất khả năng đánh giá chính xác sự vật, hiện tượng, thậm chí còn đem cả cuộc sống theo đuổi những vinh quang vô bổ. Để răn đời, đồng thời nêu lên một nhận xét chung về vai trò quan trọng của nội dung so với hình thức, tục ngữ có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. -> L. Tôn-xtôi từng nói: Người ta đáng yêu không phải vì đẹp mà đẹp vì đáng yêu. Ý của nhà văn muốn đề cao phẩm chất của con người. Cùng quan điểm như vậy, nhưng cách diễn đạt giàu hình ảnh, và có thể hiểu một cách rộng hơn phạm vi đánh giá con người, tục ngữ có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. 2. Cách viết phần kết bài - Phần kết bài không chỉ là tổng kết, tóm lược những luận điểm cơ bản đã trình bày trong phần thân bài mà còn nhấn mạnh, khẳng định ở tầm nhìn cao hơn. Thông thường thì người ta nêu mối tương quan biện chứng giữa các luận điểm hoặc cũng có thể nêu ý nghĩa, tác dụng chủ yếu về mặt giáo dục và nhận thức vấn đề đối với bản thân người viết. Trong phần kết bài nếu có những ý sắc sảo độc đáo sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự hoàn tất trọn vẹn, gợi cho những ý nghĩ, cảm xúc sâu sắc, tạo được dư âm cuối cùng ở người đọc. - Phần kết bài có quan hệ hữu cơ với phần mở bài và phần thân bài. Đặc biệt là phần mở bài và phần kết bài thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất về mặt nội dung cũng như phong cách diễn đạt. - Những yêu cầu và phương pháp viết phần kết bài: + Phần kết bài kết tụ được những tinh tuý, cơ bản nhất của vấn đề nghị luận bằng những nét ngắn gọn khái quát nhất có tính nâng cao giúp người đọc nhứ cái cốt lõi và cái nhìn tổng quát lại toàn bộ vấn đề. + Nếu rút ra bài học thì những bài học liên hệ phải chân thành xuất phát từ nhận thức, từ kinh nghiệm sống của bản thân. Tránh lối liên hệ gò ép, cứng nhắc, giả tạo, lên gân ồn ào hoặc sáo mòn công thức. + Phần kết bài không nên viết dài, dễ lan man trùng lặp với phần trên. Nên viết cô đúc, súc tích. + Thường là dạng tổng hợp, tóm lược những ý chính đã trình bày ở phần thân bài. Đây là cách kết bài dễ làm nhất thường gặp trong bài tập làm văn. 4. Củng cố: dựa vào từng phần của bài dạy. 5. Hướng dẫn tự học: - Viết lại hoàn chỉnh các cách mở bài theo một số cách mở bài đã giới thiệu. - Viết phần kết bài với đề bài đã cho. IV. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt chủ đề 1 - 07/9/2013 P.HT

File đính kèm:

  • docxTu chon 11 hay.docx
Giáo án liên quan