Giáo án Tự chọn bám sát- Thực hành các phép tu từ : ẩn dụ, hoán dụ, và phép điệp, phép đối

A.Kết quả cần đạt :

Giúp HS :

- Hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc điểm một số phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10.

- Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu biểu.

- Bước đầu biết sử dụng các phép tu từ trong nói và viết.

B. Phương tiện thực hiện :

- Tài liệu tham khảo.

- Thiết kế bài dạy.

 

C.Cách thức tiến hành :

GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và

làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.

 

D.Tiến trình dạy học :

Nội dung bài học :

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn bám sát- Thực hành các phép tu từ : ẩn dụ, hoán dụ, và phép điệp, phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn bám sát : Thực hành các phép tu từ : ẩn dụ, hoán dụ, và phép điệp, phép đối A.Kết quả cần đạt : Giúp HS : Hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc điểm một số phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10. Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu biểu. Bước đầu biết sử dụng các phép tu từ trong nói và viết. B. Phương tiện thực hiện : - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài dạy. C.Cách thức tiến hành : GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản. D.Tiến trình dạy học : Nội dung bài học : HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về phép tu từ : ẩn dụ và hoán dụ ? Lấy ví dụ ? Điểm khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phép điệp và phép đối ? Lấy ví dụ GV đưa ra ngữ liệu, hướng dẫn HS làm bài tập ? Xác định các hình ảnh thơ có sử dụng phép điệp và phép đối và phân tích hiệu quả tu từ của cách dùng điệp ngữ , đối ngữ đó ? Xác định các hình ảnh ẩn dụ tu từ và hoán dụ trong bài ca dao ? Phân tích hiệu quả tu từ của các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ đó ? Sưu tầm thêm một số bài ca dao có sử dụng hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ tương tự ? Xác định phép ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ liệu sau, nêu vắn tắt ý nghĩa của các ẩn dụ, hoán dụ đó I.Ôn tập lí thuyết : 1. ẩn dụ và hoán dụ : a) ẩn dụ tu từ : Phép ẩn dụ tu từ là cách thay thế tên gọi của đối tượng này cho tên gọi vốn có của đối tượng khác, dựa trên sự tương đồng ( mang tính hiện thực hoặc tưởng tượng ) về một phương diện nào đó của hai đối tượng. Ví dụ : Bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương. > ẩn dụ tu từ là kiểu chuyển nghĩa lâm thời trong lời nói nhằm đạt được những hiệu quả nhất định trong diễn đạt. b) Hoán dụ tu từ : Phép hoán dụ tu từ là cách lấy tên gọi của một bộ phận, một phương diện, một đặc điểm, trạng thái hoạt động,... có tính chất cơ bản, quen thuộc của một đối tượng để thay thế cho tên gọi vốn có của chính đối tượng nhằm tạo hiệu quả diễn đạt nhất định. Ví dụ : Em của anh - đôi vai ấm dịu dàng Người nhóm lửa mỗi chiều, người thức dậy mỗi sớm tinh sương Em ở đó : đời chẳng còn đáng ngại Em ở đó : bàn tay tin cậy Bàn tay luôn đỏ lên vì giặt giũ mỗi ngày. Quan hệ giữa bộ phận – toàn thể ( bàn tay, đôi vai và con người). c) Một số chú ý : Điểm khác nhau cơ bản giữa ẩn dụ và hoán dụ là : ẩn dụ là kiểu chuyển nghĩa dựa trên liên tưởng tương đồng ( nét giống nhau nào đó về nghĩa) của hai đối tượng. Hoán dụ lại dựa trên liên tưởng tương cận ( hai đối tượng luôn gắn bó, đi đôi với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách rời,...) Ví dụ : trong ca dao “áo” và “người”... 2. Phép điệp và phép đối : a) Phép điệp : ( còn gọi là điệp ngữ) là cách lặp lại các từ ngữ một cách có dụng ý nhằm mục đích tăng cường hiệu quả diễn đạt : nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc,... Ví dụ : Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân ! b) Phép đối : ( còn gọi là đối ngữ ) là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt : nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói. + Có hai kiểu đối ngữ : Đối ngữ tương đồng : ( Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”,... Đối ngữ tương phản : ( Sen tàn, cúc lại nở hoa – Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân). 3.Thực hành : *Bài tập 1 : Đoạn thơ trong “ Chinh phụ ngâm” : Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu ! + Phép điệp : hoa, nguyệt + Phép đối : các cặp câu 1 – 2 , 3 – 4. + Hiệu quả tu từ : Cảnh đẹp trong sáng, thiên nhiên quấn quýt gắn bó, giao hoà. Gửi gắm kín đáo mơ ước hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ, nỗi buồn nhớ... Bài tập 2 : Bài ca dao Khăn thương nhớ ai, .............................. Lo vì một nỗi không yên một bề... Các hình ảnh ẩn dụ tu từ và hoán dụ : khăn , đèn, mắt b)-> Nổi bật tâm trạng nhớ thương và buồn phiền, lo âu của cô gái trong tình yêu. c) Sưu tầm thêm : Thuyền ơi có nhớ bến chăng .... Bây giờ mận mới hỏi đào ... Con cò mà đi ăn đêm ... Chồng ta áo rách ta thương ... *Bài tập 3 : a) Hình ảnh ẩn dụ : chiếc thuyền, chất muối thấm dần trong thớ vỏ; Hoán dụ : làn da rám nắng b) Hình ảnh ẩn dụ : con chim chiền chiện, giọt long lanh c) Hình ảnh ẩn dụ : gừng cay, muối mặn. Hoán dụ : ba vạn sáu ngàn ngày d) Hoán dụ : áo rách – nghèo khổ; áo gấm – giàu sang. e) ẩn dụ : trầu, áo, khăn. Hướng dẫn học bài : Giờ sau viết văn bài viết số 4 ( kiểm tra học kì I). Về nhà ôn tập : Làm văn, Tiếng Việt, Văn.

File đính kèm:

  • docT­u chon tuan 16.doc