Giáo án tự chọn bám sát tuần 12- Vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của xã hội và trong nền văn học dân tộc

A.KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :

 Giúp HS :

- Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học, hiểu vị trí, vai trò của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và với đời sống văn hoá dân tộc.

- Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về văn học dân gian trong việc đọc - hiểu văn bản văn học dân gian cụ thể.

B. Phương tiện thực hiện :

- Tài liệu tham khảo.

- Thiết kế bài dạy.

 

C.Cách thức tiến hành :

GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thhuyết và

làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.

 

D.Tiến trình dạy học :

Nội dung bài học :

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn bám sát tuần 12- Vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của xã hội và trong nền văn học dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn bám sát : tuần 12 vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của xã hội và trong nền văn học dân tộc A.Kết quả cần đạt : Giúp HS : Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học, hiểu vị trí, vai trò của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và với đời sống văn hoá dân tộc. Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về văn học dân gian trong việc đọc - hiểu văn bản văn học dân gian cụ thể. B. Phương tiện thực hiện : - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài dạy. C.Cách thức tiến hành : GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thhuyết và làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản. D.Tiến trình dạy học : Nội dung bài học : Nội dung chủ đề : vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của xã hội và trong nền văn học dân tộc HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt ? Văn học dân gian có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống tinh thần của xã hội ? Lấy ví dụ minh hoạ - HS lấy ví dụ và phân tích - GV nhận xét, uốn nắn. ? HS phân tích vai trò , tác dụng của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc GV hướng dẫn HS làm bài tập ? Em hãy tìm những dẫn chứng tiêu biểu trong chương trình, sách giáo khoa đã học về văn học dân gian ( có thể sử dụng cả chương trình lớp 6,7 ) để chứng minh rằng “Văn học dân gian có tác dụng bổ sung, đính chính và sàng lọc những kiến thức về lịch sử dân tộc” + GV gợi ý - HS lấy ví dụ trong những tác phẩm văn học dân gian để minh hoạ - GV nhận xét bổ sung ? Em hãy cho biết việc học tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số đã giúp em hiểu biết thêm những gì về nền văn học dân gian Việt Nam. 1.Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội : - Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc : tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, ý chí đấu tranh bền bỉ để giải phóng con người khỏi bất công, ý chí độc lập, tự cường, niềm tin bất diệt vào cái thiện,... - Văn học dân gian góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh. * Ví dụ : + Bài học về lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm : Thánh Gióng, Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, Sự tích hồ gươm,... + Trong truyện cổ tích, trong ca dao : Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh... - > tinh thần nhân đạo, ý chí vươn lên đấu tranh của con người, lòng lạc quan 2.Vai trò, tác dụng trong nền văn học dân tộc : Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. + Ví dụ : Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tố Hữu, cùng nhiều văn nghệ sĩ ngày nay đã tiếp thu có sáng tạovăn học dân gian trong sáng tác của mình. Văn học dân gian mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,... Bài tập : Bài tập 1 : Có những sự kiện lịch sử mà sử gia chính thống của triều đình không bao giờ sao chép. Nhưng văn học dân gian có ghi nhận và lưu giữ cho đời sau kí ức về những sự kiện lịch sử đó. + Chẳng hạn, nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình thối nát để mưu cầu áo cơm, hạnh phúc, quyền bình đẳng cho nhân dân lao động. + Những tác động tiêu cực của lễ giáo, pháp luật phong kiến đối với nhân dân,...là những điều ngày nay ta chỉ có thể tìm thấy sự phản ánh trong văn học dân gian. Thiếu những tri thức quan trọng này ta không thể hiểu đầy đủ lịch sử của dân tộc, của nhân dân. + Đối với các cá nhân lịch sử, sự kiện lich sử thì qua văn học dân gian, chúng ta mới được biết nhân dân nhìn nhận, đánh giá các cá nhân, sự kiện đó như thế nào. b) Bài tập 2 : + HS tìm dẫn chứng trong các bài đọc thêm về các thể loại sử thi dân gian ( Mo “Đẻ đất đẻ nước” của tộc người Mường...), truyện thơ dân gian “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái, ca dao của dân tộc thiểu số ở Việt Nam. + Giá trị, nhận thức ( cung cấp tri thức ) và những đóng góp to lớn trên phương diện thể loại, nghệ thuật văn chương,... của văn học các dân tộc thiểu số. *HDHB : GV nhắc HS về nhà tìm thêm ví dụ minh hoạ cho nội dung kiến thức.

File đính kèm:

  • docTu chon tuan 12.doc