Giáo án Tự chọn Chủ điểm tháng 1 – 2: Mừng đảng, mừng xuân

Nội dung:

v Hướng dẫn Hs sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan đến chủ điểm hoạt động.

v Tổ chức hoạt động “Thi tìm hiểu về Đảng.”

v Tổ chức hoạt động: “Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp của quê hương em”

v Tổ chức hoạt động: “Văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân”.

v Tổ chức hoạt động “Giao lưu với Đảng viên của trường”.

v Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm tháng 1 – 2.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20201 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Chủ điểm tháng 1 – 2: Mừng đảng, mừng xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 – 2. MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN. Nội dung: Hướng dẫn Hs sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan đến chủ điểm hoạt động. Tổ chức hoạt động “Thi tìm hiểu về Đảng.” Tổ chức hoạt động: “Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp của quê hương em” Tổ chức hoạt động: “Văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân”. Tổ chức hoạt động “Giao lưu với Đảng viên của trường”. Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm tháng 1 – 2. ----------------------------------------- Hoạt động 1: THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG. I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp các em nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3 – 2); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng. Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo. Ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/ Nội dung: Lịch sử ngày thành lập Đảng (3 – 2 – 1930). Các sự kiện lịch sử của Đảng. Các bài thơ, bài hát về Đảng. 2/ Hình thức hoạt động:Thi tìm hiểu theo tổ. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/ Phương tiện hoạt động: Các tư liệu liên quan đến các sự kiện lịch sử của Đảng, các bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố về Đảng. Một số câu hỏi gợi ý định hướng giúp Hs thi tìm hiểu về Đảng. Câu 1: Chi bộ cộng sản đầu tiên trong nước được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Trả lời: Tháng 3 năm 1929 tại Hà Nội. Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào? Tại đâu? Trả lời: Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 02 năm 1930 tại Hương Cảng. Câu 3: Khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay có tên là gì? Trả lời: Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 4: Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 1 (tháng 10 năm 1930) đã quyết định đổi tên Đảng là gì? Ai là Tổng bí thư? Trả lời: Đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Tổng bí thư:Đ/c Trần Phú. Câu 5: Đ/c Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng hy sinh trong trường hợp nào? Tại đâu? Trả lời: Bị địch bắt tra tấn và hy sinh tại nhà thương Chợ Quán. Câu 6: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên ở đâu? Trả lời: Khởi nghĩa Nam Kỳ. Câu 7: Sau thời gian hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ (lúc đó là Nguyễn Ái Quốc) đã về tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc. Người về đến biên giới Việt - Trung vào thời gian nào? Trả lời: Tháng 12 năm 1940. Câu 8: Quốc kỳ nước ta (cờ đỏ sao vàng) và Quốc ca (bài Tiến quân ca) được quyết định tại đâu? Thời gian nào? Trả lời: Tại Đại hội Quốc dân (Tân trào) tháng 8 năm 1945. Câu 9: Tác giả bài “Tiến quân ca” - Quốc ca của nước ta là ai? Trả lời: Nhạc sĩ Văn Cao. Câu 10: Bác Hồ viết “Tuyên ngôn độc lập tại đâu? Trả lời: Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội. Câu 11: Nơi diễn ra cuộc mít-tinh lớn dành chính quyền tại Hà Nội trong Cách mạng tháng Tám - 1945? Trả lời: Quảng Trường Nhà hát lớn. Câu 12: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự trở thành một nước tự do độc lập”. Câu nói này được Bác Hồ nêu ở đâu? Trả lời: Tuyên ngôn độc lập. Câu 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu cao quí “Thành đồng tổ quốc” vào thời gian nào? Trả lời: Tháng 2 - 1946. Câu 14: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là gì? Trả lời: Đảng Lao động Việt Nam. Câu 15: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng vào ngày, tháng, năm nào? Trả lời: 16 - 5 - 1954. Câu 16: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được chính thức thành lập vào dịp nào? Trả lời: Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam 20 - 12 - 1960. Câu 17: Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ ba là ai? Trả lời: Đ/c Lê Duẩn. Câu 18: Nước ta chính thức mang tên là nước CHXHCN Việt Nam vào ngày nào? Trả lời: 02 - 7 - 1976 Câu 19: Đại hội Đảng lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước là đại hội lần thứ mấy? Được tổ chức thời gian nào? Ở đâu? Trả lời: Lần thứ tư, tháng 12 - 1976 tại Hà Nội. Câu 20: Thứ tự tên gọi của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay? Trả lời: Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2/ Về tổ chức: GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung của cuộc tìm hiểu. Cử người dẫn chương trình; dự kiến ban giám khảo; mỗi tổ cử 1 người bốc thăm câu hỏi trả lời câu đố vui; 1 người thi trình bày tư liệu về Đảng mà tổ đã sưu tầm được; 1 người thi đọc thơ, hoặc hát. IV. TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: DCT Nội dung hoạt động Thời lượng CĐT. CĐPHĐ. CĐPVT. 1. Khởi động : Hát tập thể bài : ………………………………………….. 2. Tuyên bố lý do: 3. Nội dung: a) Cuộc thi hiểu biết về Đảng. - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước sẽ đưa ra đáp án của đội mình. Nếu trả lời sai, quyền trả lời sẽ chuyển sang đội bạn. - BGK chấm điểm và ghi công khai điểm lên bảng. Đội nào trả lời sai sẽ không có điểm (hoặc bị trừ 2 đ). b) Hình thức thi văn nghệ như sau: Phần I thi: hát các bài về Đảng. Phần II thi: hát các bài về mùa Xuân. - Thể lệ thi giữa các tổ như sau: Mỗi tổ cần: Bốc thăm thứ tự biểu diễn. Mỗi phần cử 1 bạn dự thi. Các bài hát hoặc bài thơ mà tổ thực hiện không được trùng với tổ bạn đã hát trước (nếu vi phạm thì không tính điểm). Mỗi lần thực hiện đúng yêu cầu thì được 10 điểm. Sau 2 lượt thi, tổ nào có số điểm cao nhất là tổ đó thắng. Kết thúc hoạt động: Tổ trưởng tổ giám khảo công bố kết quả. Cô chủ nhiệm nhận xét và đánh giá. 2ph. 3ph. 25ph. 15ph. IV. Kết thúc hoạt động: 1/ GVCN nhận xét , đánh giá tiết hoạt động : Ưu điểm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… - Tồn tại : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2/ Dặn dò : Hướng dẫn HS liên hệ thực tế bài học với bản thân . …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chuẩn bị cho tiết học sau : GVCN thông báo cho lớp chuẩn bị tổ chức sinh hoạt chủ đề hoạt động 2: ”Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương em” với các nội dung:Những bài thơ, bài văn, tiểu phẩm, tranh vẽ… ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương, đất nước. --------------------------------- Hoạt động 2: THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM. I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp các em củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước. Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước. Rèn óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Rèn kỹ năng viết, vẽ tranh. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/ Nội dung: Những bài thơ, bài văn, tiểu phẩm , tranh vẽ,…ca ngợi công ơn của Đảng và cảnh đẹp quê hương, đất nước. 2/ Hình thức hoạt động: Thi viết, vẽ, trưng bày, giới thiệu những sáng tác của cá nhân, nhóm, tổõ theo chủ đề trên. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/ Phương tiện hoạt động: Giấy, bút, mực vẽ, bút vẽ dùng cho cá nhân và các tổ để sáng tác. Sản phẩm sáng tác: Các bài thơ, bài văn, tiểu phẩm , tranh vẽ,…ca ngợi công ơn của Đảng và cảnh đẹp quê hương, đất nước. Địa điểm để trình bày các tác phẩm dự thi của các tổ và cá nhân. Phần thưởng cho các tác phẩm được giải. 2/ Về tổ chức: Gvcn phổ biến cho cả lớp về yêu cầu của chủ đề và qui định rõ: - Bắt buộc mỗi tổ phải có tối thiểu 2 tác phẩm để dự thi trong đó có 1 sáng tác viết: văn, thơ, tiểu phẩm và 1 sáng tác vẽ: một bức tranh. Mỗi sáng tác đều có kèm theo lời bình. - Động viên, khuyến khích mỗi cá nhân, nhóm trong các tổ đều có thể gửi các sáng tác của mình. - Quy định thời gian chuẩn bị vật liệu và sáng tác (chẳng hạn 2 - 3 ngày các tổ, nhóm hoặc các cá nhân phải hoàn thành sản phẩm của mình). - Cử một ban tổ chức cuộc thi gồm lớp trưởng, chi đội trưởng và lớp phó phụ trách văn thể, GVCN làm cố vấn cho ban tổ chức. - Cử người dẫn chương trình. - Mời GV mỹ thuật cùng dự trong ban giám khảo. IV. TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: DCT Nội dung hoạt động Thời lượng CĐT. CĐPHĐ. 1. Khởi động : Hát tập thể bài : ………………………………………….. 2. Tuyên bố lý do: 3. Nội dung: a) Thi trưng bày sản phẩm dự thi. - Người dẫn chương trình mời các tổ về vị trí đã được phân công để trưng bày các sản phẩm sáng tác của tổ mình gồm các sản phẩm bắt buộc theo quy định và các sản phẩm của các cá nhân trong nhóm, tổ. - Giám khảo chấm điểm trưng bày cho các tổ theo các tiêu chí: về thời gian trưng bày, số lượng tác phẩm bắt buộc theo quy định, số lượng các tác phẩm khác, tính thẩm mỹ… - Giám khảo nhận xét đánh giá kết quả trưng bày của từng tổ và công khai điểm ghi lên bảng. b) Thi trình bày tác phẩm dự thi. - Người dẫn chương trình giới thiệu từng tổ trình bày tác phẩm dự thi của tổ mình ( 1 sáng tác viết, 1 sáng tác vẽ). - Đại diện các tổ khi trình bày tác phẩm của mình cần nói rõ chủ đề tư tưởng, nội dung thể hiện, chất liệu,… - Các nhóm, tổ, cá nhân khi thuyết minh sản phẩm sáng tác của mình cũng phải bám sát chủ đề cuộc thi và ý tưởng thực hiện. - Giám khảo chấm điểm cho các tác phẩm theo các tiêu chí: có bám sát chủ đề không, nội dung ý nghĩa của sáng tác, tính nghệ thuật, thẩm mỹ… - Giám khảo nhận xét đánh giá kết quả trưng bày của từng tổ và công khai điểm ghi lên bảng. Kết thúc hoạt động: Tổ trưởng tổ giám khảo công bố kết quả. Cô chủ nhiệm nhận xét và đánh giá. 2ph. 3ph. 25ph. 15ph. IV. Kết thúc hoạt động: 1/ GVCN nhận xét , đánh giá tiết hoạt động : Ưu điểm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… - Tồn tại : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2/ Dặn dò : Hướng dẫn HS liên hệ thực tế bài học với bản thân . …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chuẩn bị cho tiết học sau : GVCN thông báo cho lớp chuẩn bị tổ chức sinh hoạt chủ đề hoạt động 3: ”Biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân” với các nội dung:Những bài thơ, bài hát, điệu múa… ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa Xuân. --------------------------------- Hoạt động 3: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN. I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp các em phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp; biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc. Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương, đất nước. Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ: tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/ Nội dung:Các bài hát, bài thơ, điệu múa… ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân. 2/ Hình thức hoạt động: Thi hát cá nhân, thi hát theo nhóm giữa các tổ có liên quan đến chủ đề. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/ Phương tiện hoạt động: Lựa chọn các bài hát, bài thơ… liên quan đến chủ đề “ Mừng Đảng, mừng Xuân”. Một vài nhạc cụ đơn giản, trang phục biểu diễn. 2/ Về tổ chức: Gvcn giao cho lực lượng cốt cán trong lớp tổ chức hoạt động “ Biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân”. Cán bộ lớp, cán bộ chi đội và các tổ trưởng hội ý, bàn bạc cách thức tổ chức hoạt động với các công việc cụ thể như: - Thành lập ban tổ chức và điều hành hoạt động gồm lớp trưởng, chi đội trưởng, lớp phó văn thể và cán sự văn nghệ của lớp. Cử một người làm trưởng ban. - Yêu cầu các tổ và đội văn nghệ của lớp lựa chọn nội dung, tiết mục và lên kế hoạch tập luyện. Đăng ký các tiết mục với ban tổ chức. - Cử người dẫn chương trình. - Dự kiến chương trình biểu diễn. - Chuẩn bị hoa tặng. IV. TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: DCT Nội dung hoạt động Thời lượng CĐPVT. CĐPHĐ. 1. Khởi động : Hát tập thể bài : ………………………………………….. 2. Tuyên bố lý do: 3. Nội dung: Biểu diễn văn nghệ của các tổ. - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục của các tổ đã đăng ký lên trình diễn. - Mỗi tiết mục của các tổ, người dẫn chương trình giới thiệu tên tiết mục, tác giả, người (hoặc nhóm) thể hiện. - Sau mỗi tiết mục biểu diễn, có tặng hoa và cổ vũ. Thể lệ thi giữa các tổ như sau: Mỗi tổ cần: Bốc thăm thứ tự biểu diễn. Mỗi lần cử 1 bạn dẫn chương trình. Phong cách và lời dẫn của người dẫn chương trình của tổ hay thì đạt 20 điểm. Người hát: chọn bài hát đúng chủ đề, hát hay, phong cách biểu diễn tự nhiên, nhẹ nhàng thì đạt 30 điểm. - Giám khảo cuộc thi gồm có: GV chủ nhiệm (cố vấn). Bạn chi trưởng(tổ trưởng); thành viên là các tổ trưởng. Kết thúc hoạt động: Tổ trưởng tổ giám khảo công bố kết quả. Cô chủ nhiệm nhận xét và đánh giá. 2 ph. 3 ph. 8 p/tổ 5ph. V. Kết thúc hoạt động: 1/ GVCN nhận xét , đánh giá tiết hoạt động : Ưu điểm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… - Tồn tại : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2/ Dặn dò : Hướng dẫn HS liên hệ thực tế bài học với bản thân . …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chuẩn bị cho tiết học sau : GVCN thông báo cho lớp chuẩn bị tổ chức sinh hoạt chủ đề hoạt động 4: ”Giao lưu với đảng viên ưu tú của trường hoặc của địa phương” với các nội dung: Tìm hiểu công tác Đảng của trường và của địa phương; hiểu nhiệm vụ của chi bộ, của đảng viên. Truyền thống của chi bộ nhà trường, của cơ sở Đảng địa phương. Các tấm gương đảng viên tốt của trường hoặc của địa phương. --------------------------------- Hoạt động 4 : GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN ƯU TÚ CỦA TRƯỜNG I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC : Giúp học sinh : Hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ và các đảng viên ưu tú của chi bộ Đảng nhà trường. Tôn trọng, tin tưởng, tự hào về chi bộ nhà trường, cơ sở Đảng địa phương, tin vào sự lãnh đạo của Đảng . Học tập , rèn luyện theo các gương tốt đảng viên . II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1/ Nội dung : Tìm hiểu công tác Đảng của nhà trường và của địa phương; hiểu nhiệm vụ của chi bộ, của đảng viên. Truyền thống của chi bộ nhà trường, của cơ sở Đảng địa phương. Các tấm gương đảng viên tốt của nhà trường hoặc của địa phương . 2/ Hình thức hoạt động: Giao lưu và vui văn nghệ III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 1/ Phương tiện hoạt động : Báo cáo tóm tắt về vai trò lãnh đạo của Đảng ở trường, về các đảng viên tiêu biểu của trường. Câu hỏi giao lưu và một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương. Câu 1: Tên gọi của chi bộ nhà trường (hoặc của chi bộ địa phương) là gì? Câu 2: Chi bộ có bao nhiêu đảng viên? Câu 3: Chi bộ được thành lập từ bao giờ? Bí thư chi bộ đầu tiên là ai? Hiện nay là ai? Câu 4: Chi bộ có những thành tích gì? Truyền thống nổi bật của chi bộ là gì? Câu 5: Những gương đảng viên tiêu biểu ở chi bộ? Một số tiết mục văn nghệ về Đảng, về nhà trường, về quê hương. Chuẩn bị hoa tặng. 2/ Về tổ chức : GVCN liên hệ với BGH trường mời một số đảng viên tiêu biểu của trường tham gia giao lưu với lớp . Yêu cầu học sinh chuẩn bị các câu hỏi, một số tiết mục văn nghệ . Phân công người trang trí bảng, người điều khiển chương trình . IV/ TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : DCT Nội dung hoạt động Thời lượng CĐT CĐPHĐ Khởi động : Hát tập thể bài : …………………… Nội dung : Người điều khiển chương trình lần lượt mời : GVCN báo cáo những nét cơ bản tình hình lớp và giới thiệu đảng viên tham gia giao lưu với lớp Thầy ( cô ) ……………………………………………………………………… Thầy (cô)đảng viên trao đổi với lớp về tình hình hoạt động của chi bộ Đảng nhà trường, địa phương, về công tác đảng đối với GV, về các đảng viên tiêu biểu. HS các tổ (hoặc người điều khiển chương trình) lần lượt nêu câu hỏi và người đảng viên trả lời về các vấn đề : Mục đích , lý tưởng của Đảng. Tiêu chuẩn để trở thành đảng viên. Mục tiêu phấn đấu của học sinh. Xen kẽ các tiết mục văn nghệ hát về Đảng, quê hương. 2ph 3ph 35ph. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : 1/ GVCN nhận xét , đánh giá tiết hoạt động : Ưu điểm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… - Tồn tại : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2/ Dặn dò : Hướng dẫn HS liên hệ thực tế bài học với bản thân . …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chuẩn bị cho tiết học sau : GVCN thông báo cho lớp chuẩn bị tổ chức sinh hoạt “ Đánh giá kết quả hoạt động chủ điểm tháng 1&2” . Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của các hoạt động mà mình đã thực hiện, những việc mình đã phấn đấu, đã làm để thể hiện tình cảm đối với Đảng để các em viết thu hoạch cá nhân. ---------------------------------- Hoạt động 5 : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM THÁNG 1&2. I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC : Giúp học sinh : Trình bày những nhận thức của bản thân về ý nghĩa của các họat động theo chủ điểm tháng 1 & 2. Khắc sâu tình cảm tin tưởng ở Đảng, tự hào về quê hương. Có ý thức học tập và rèn luyện tốt theo gương các đảng viên tiêu biểu, trân trọng tình yêu thương của Đảng đối với các em, qua đó thể hiện lòng biết ơn Đảng thông qua kết quả học tập của mình. II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1/ Nội dung : Hs viết cảm tưởng của mình về chủ điểm tháng 1 & 2. Tự đánh giá xếp loại bản thân. 2/ Hình thức hoạt động : Viết thu hoạch, tự đánh giá xếp loại bản thân, văn nghệ. III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 1/ Phương tiện hoạt động : Nhắc lại những hoạt động của cá nhân và tập thể trong phong trào thi đua “Mừng Đảng, mừng Xuân”. 2/ Về tổ chức : GVCN gợi ý cho Hs các nội dung chính của các hoạt động mà mình đã thực hiện, những việc mình đã phấn đấu, đã làm để thể hiện tình cảm đối với Đảng để các em viết thu hoạch cá nhân. Yêu cầu Hs viết thu hoạch, tự đánh giá bản thân và đưa ra tổ đánh giá xếp loại. Phân công người trang trí bảng. IV/ TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : DCT Nội dung hoạt động Thời lượng CĐT CĐPHĐ 1. Khởi động : Hát tập thể bài : ………………………………………….. 2. Tuyên bố lý do: Qua các họat động của chủ điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân”, các bạn hãy trình bày những suy nghĩ của mình về ý nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương, những nét đổi mới của quê hương do Đảng lãnh đạo, về phẩm chất và thành tích của đảng viên tiêu biểu ở trường, ở địa phương và sau đó, các bạn tự đánh giá kết quả hoạt động mà mình đã tham gia. 3. Nội dung: Viết thu hoạch: Trình bày những nhận thức của cá nhân qua việc thực hiện chủ điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân”. Tự đánh giá xếp loại. Tổ đánh giá xếp loại. Xen kẽ các tiết mục văn nghệ hát về Đảng , quê hương. 2ph. 3ph. 30ph 10 ph. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : 1/ GVCN nhận xét , đánh giá tiết hoạt động : Ưu điểm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… - Tồn tại : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2/ Dặn dò : Hướng dẫn HS liên hệ thực tế bài học với bản thân . …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chuẩn bị cho tiết học sau : GVCN thông báo cho lớp chuẩn bị tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm tháng 3: “Tiến bước lên Đoàn”, với hoạt động 1: “Tiến lên Đoàn viên”. Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động 1: Ý kiến của mình về mục đích, lý tưởng, nhiệm vụ của Đoàn, về vai trò, nhiệm vụ của người đoàn viên thanh niên hiện nay; nhận thức về truyền thống vẻ vang của Đoàn; ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3;……. ---------------------------------- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 & 2. Họ và tên: ………………………………………………………………… Tổ: ……………… 1. Học sinh tự đánh giá xếp loại: Câu 1: Qua các họat động của chủ điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân”, em đã nhận thức được những gì về Đảng, về công ơn của Đảng? ( Viết ngắn gọn). Câu 2: Tham gia các hoạt động chủ điểm trong tháng, em tự xếp loại mình ở mức độ nào? Tốt £ Khá £ Trung bình £ Yếu £ 2. Tổ đánh giá xếp loại: Tốt £ Khá £ Trung bình £ Yếu £ 3. GVCN đánh giá, xếp loại: Tốt £ Khá £ Trung bình £ Yếu £

File đính kèm:

  • docgiaoan(1).doc