Giáo án tự chọn Hóa học 8

A. MỤC TIÊU:

HS biết:

-Dựa vào hóa trị của các nguyên tố và qui tắc hóa trị để lập công thức hóa học của hợp chất.

-Tìm công thức hóa học đúng và công thức hóa học sai.

B. CHUẨN BỊ:

1.GV: đề bài tập.

2.HS: - Ôn lại qui tắc hóa trị .

 - Học hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tố.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Hóa học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 15 . 01 . 2006 Tiết 1,2 Ngày dạy: 18 . 01 . 2006 Chủ đề 1: LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC BÀI 1: LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT A. MỤC TIÊU: HS biết: -Dựa vào hóa trị của các nguyên tố và qui tắc hóa trị để lập công thức hóa học của hợp chất. -Tìm công thức hóa học đúng và công thức hóa học sai. B. CHUẨN BỊ: 1.GV: đề bài tập. 2.HS: - Ôn lại qui tắc hóa trị . - Học hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tố. C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Lập công thức hóa học của hợp chất . -Yêu cầu HS quan sát công thức sau: àHãy phát biểu lại qui tắc hóa trị của hợp chất trên. -Giới thiệu cách giải bài tập lập CTHH. +Bước 1: tìm hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất. +Bước 2: tìm chỉ số của các nguyên tố dựa vào hóa trị đã biết. Bài tập 1: Lập CTHH của các hợp chất sau với nguyên tố H: P ; C ; S ; Br -Hướng dẫn: +Để giải được bài tập trên bước đầu tiên ta phải làm gì ? +Yêu cầu HS hoạt động nhóm để tìm công thức hóa học của các hợp chất trên. Lưu ý: GV cần nhấn mạnh lưu huỳnh có nhiều hóa trị nhưng với bài tập trên S(II). -Yêu cầu 1 – 2 nhóm trình bày à nhận xét. Bài tập 2: Lập CTHH của các hợp chất sau với nguyên tố oxi: Cu (II) ; Al(III) ; Si(IV) ; N(V) ; S(VI) ? Trong các hợp chất nguyên tố oxi có hóa trị mấy ? Bài tập 3: a. Hãy tìm hóa trị của Na , S , Zn , (NO3) ; Fe ; (SO4) trong các hợp chất sau: Na2O; H2S ; ZnO ; NaNO3 ; Fe2O3 ; ZnSO4 b. Từ đó hãy chọn công thức đúng trong các dãy chất sau: + NaS ; Na2S ; NaS2 ; Na2S3. + ZnNO3 ;Zn2NO3 ; Zn(NO3)2 ; Zn3(NO3)2. + Fe(SO4)2 ; Fe3(SO4)2; Fe2SO4; Fe2(SO4)3. à Yêu cầu HS làm nhanh bài tập trong 3’ à Chấm điểm 5 HS làm bài tập nhanh nhất. Sau đó yêu cầu 1 HS giải bài tập trên bảng. GV nhận xét và chấm điểm. Bài tập 4: Lập CTHH của các hợp chất mà phân tử gồm có: a. Fe(II) liên kết với nhóm NO3 b. Na liên kết với nhóm SO4 c. Ca liên kết với nhóm CO3 d. Mg liên kết với nhóm PO4 -1-2 HS trả lời: “Trong công thức hóa học tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóat trị của nguyên tố kia” a.x = b.y -Nghe và ghi nhớ. -Hoạt động theo nhóm (3’) +Tìm hóa trị của các nguyên tố: P(III) ; C(IV) ; S(II) ; Br(I) +Lập công thức hóa học: PH3 ; CH4 ; H2S ; HBr -Thảo luận nhóm tìm CTHH: CuO ; Al2O3 ; SiO2 ; N2O5 ; SO3 -Dựa vào qui tắc hoá trị à HS tìm hóa trị và công thức hóa học: a. b. + Na2S + Zn(NO3)2 + Fe2(SO4)3 -Bài tập 4: HS dựa vào hóa trị của nguyên tố và nhóm nguyên tử của các nguyên tố để hoàn thành bài tập a. FeSO4 c. CaCO3 b. Na2SO4 d.Mg3(PO4)2 Hoạt động 2: Tìm công thức hóa học sai. Bài tập 5: Dựa vào hóa trị của các nguyên tố, hãy cho biết trong các CTHH sau: AlS ; Al2O3 ; CO3 ; MgCl ; HCl2 ; HSO4 ; FeSO4 ; Fe(SO4)3 ; CaO ; S2O3 ; N2O3 ; N2O5 ; SO2. CTHH nào đúng, CTHH nào sai. Hãy sửa lại CTHH sai. -Hướng dẫn: để giải được bài tập trên, cần phải: +Xác định hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tố trong hợp chất . +So sánh với hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tố trong bảng SGK/ 42,43 à tìm CTHH sai à sửa lại. -Nhận xét và chấm điểm nhóm làm đúng. CTHH đúng CTHH sai Sửa lại Al2O3 AlS Al2S3 FeSO4 CO3 CO2 CaO MgCl MgCl2 N2O3 HCl2 HCl N2O5 HSO4 H2SO4 SO2 Fe(SO4)3 Fe2(SO4)3 S2O3 SO3 D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ. -Yêu cầu HS về nhà suy nghĩ tìm cách giải bài tập sau: Bài tập 6: Lập CTHH của các hợp chất: a. Nitơ (I) oxit ; Nitơ (II) oxit ; Nitơ (III) oxit ; Nitơ (IV) oxit ; Nitơ (V) oxit b. Sắt (III) sunfua (S (II)); Sắt (II) clorua ; Sắt (III) clorua (Cl (I)). *Hướng dẫn : + Dựa vào định nghĩa của oxit để giải câu a. + Sắt (III) sunfua là hợp chất của sắt với lưu huỳnh. ----- ù ----- Tuần 22 Ngày soạn: 05 . 02 . 2006 Tiết 3,4 Ngày dạy: 08 . 02 . 2006 BÀI 2: LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC A. MỤC TIÊU: HS: Củng cố khắc sâu thêm cách lập phương trình hóa học. B. CHUẨN BỊ: -HS giải trước bài tập ở nhà. -GV chuẩn bị trước đề bài tập. C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Sửa bài tập -Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà. -Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS. -Nhận xét và đưa ra đáp án à củng cố khắc sâu cách giải bài tập lập công thức hóa học cho HS. -2 HS giải bài tập trên bảng. -Nghe và sửa bài tập vào vở. Bài tập 5: Hóa học2O ; NO ; Hóa học2O3 ; Hóa học2O5 Fe2S3 ; FeCl2 ; FeCl3 Hoạt động 2: Lập phương trình hóa học -Yêu cầu HS nhắc lại các bước lập phương trình hóa học. Bài tập 1: Đốt cháy phốt pho trong oxi thu được điphotphopentaoxit (P2O5). Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng trên ? -Yêu cầu các nhóm dựa vào các bước lập phương trình hóa học để viết phương trình hóa học. -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày à nhận xét. Bài tập 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. Canxi cacbonat canxi oxit + khí cacbonic. b. Natri hiđroxit + sắt (II) sunfat à natri sunfat + sắt (II) hiđroxit Biết : +Canxi cacbonat gồm: Ca liên kết với nhóm CO3 +Canxi oxit gồm Ca và O. +Khí cacbonic gồm Hóa học và O. +Natri hiđroxit gồm Na và nhóm OH. +Sắt (II) sunfat gồm Fe và nhóm SO4. +Natri sunfat gồm Na và nhóm SO4. +Sắt (II) hiđroxit gồm Fe và nhóm OH. Hướng dẫn HS: để giải được bài tập này ta phải tiến hành mấy bước chính ? -Bài tập 3: Cho sơ đồ các phản ứng sau: a. Na + Hóa học2O ---NaOH +Hóa học2 b. NaOH + Fe2(SO4)3 --- Fe(OH)3 + Na2SO4 c. CaCO3 --- CaO + CO2 d. CaCl2 + AgNO3 ---AgCl + Ca(NO3)2 e.H2SO4 + BaCl2 --- BaSO4 + HCl f. Al(OH)3 --- Al2O3 + Hóa học2O Bài tập 4: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe(OH)hóa học + Hóa học2SO4 --- Fex(SO4)hóa học + Hóa học2O Hãy biện luận để thay x, hóa học bằng các chỉ số thích hợp rồi lập phương trình hóa học của phản ứng. (Biết rằng x… hóa học) Hướng dẫn: hóa trị của các nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng và sản phẩm sẽ không thay đổi. à Yêu cầu HS xét hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tố của các chất trong phản ứng trên. Sau đó tìm x,y. -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày à Nhận xét, chấm điểm. -Yêu cầu HS về nhà suy nghĩ tìm cách giải bài tập sau: Bài tập 5: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a. Al + Cl2 à ? b. Na + Hóa học2 à ? c. NaOH + CuSO4 à Cu(OH)2 + ? d. Zn + HCl à ? + Hóa học2 e. K + Hóa học2O à KOH + Hóa học2 *Hướng dẫn HS tìm CTHH của chất còn lại trong phản ứng. -Các bước lập phương trình hóa học: +Viết sơ đồ phản ứng. +Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phương trình. +Viết thành phương trình hóa học. -Thảo luận nhóm: + Bước 1: Hóa học + Hóa học2 --- Hóa học2O5 + Bước 2: Hóa học + 5O2 --- 2P2O5 4P +5O2 --- 2P2O5 + Bước 3: 4P +5O2 à 2P2O5 -Hoạt động nhóm (5’) HS phải giải bài tập 2 theo 2 bước chính: +Bước 1: tìm CTHH. +Bước 2: lập PTHH a. CaCO3 CaO + CO2 NaOH + FeSO4 à Na2SO4 + Fe(OH)2 -Trao đổi nhóm (5’) để tìm các hệ số thích hợp àHoàn thành các phương trình phản ứng. a. 2Na + 2H2O à2NaOH +Hóa học2 b.6NaOH+Fe2(SO4)3à2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 c. CaCO3 à CaO + CO2 d. CaCl2 + 2AgNO3 à2AgCl + Ca(NO3)2 e.H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2HCl f. 2Al(OH)3 à Al2O3 + 3H2O -Bài tập 4: Ta thấy: +Fe có 2 hóa trị II và III nên hóa học bằng 2 hoặc 3. +Nhóm (SO4) có hóa trị II nên x = 2. Mà x… hóa học nên: x = 2 và hóa học = 3 àSơ đồ phản ứng là: Fe(OH)3+Hóa học2SO4 --- Fe2(SO4)3+Hóa học2O -Phương trình hóa học: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 à Fe2(SO4)3 + 6H2O D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ: Yêu cầu HS ôn tập lại cách lập CTHH và PTHH để kiểm tra. ----- ù ----- Tuần 23 Ngày soạn: 10 . 02 . 2006 Tiết 5,6 Ngày dạy: 15 . 02 . 2006 KIỂM TRA. SỬA BÀI KIỂM TRA A. MỤC TIÊU: HS: -Củng cố khắc sâu thêm cách lập CTHH dựa vào hóa trị của nguyên tố. -Rèn kĩ năng lập phương trình hóa học của các phản ứng. B. CHUẨN BỊ: -HS ôn thi. -GV chuẩn bị trước đề thi. C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: -GV: phát đề bài. -HS: làm bài. ĐỀ KIỂM TRA Môn : Tự chọn Hóa (khối 8) Thời gian: 45 phút. Câu 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. Al2O3 --- Al + O2 b. CaCO3 + HCl --- CaCl2 + CO2 + H2O c. Na2CO3 + CO2 + H2O --- NaHCO3 d. NaCl + H2O --- H2 + Cl2 + NaOH e. Ca + C --- CaC2 f. Al(OH)3 --- Al2O3 + H2O g. Cu(OH)2 + H2SO4 --- CuSO4 + H2O h. CaCO3 --- CaO + CO2 i. BaCl2 + Na2SO4 --- NaCl + BaSO4 k. Zn + HCl --- ZnCl2 + H2 Câu 2: Lập công thức hóa học của các hợp chất gồm: a. Na (I) và NO3 (I) c. Fe (III) và Cl (I) b. Al (III) và SO4 (II) d. Ca (II) và NO3 (I) Câu 3: Trong các công thức hóa học sau công thức nào sai, hãy sửa lại những công thức hóa học sai. KSO4 H2O CO3 CuO2 NaCl2 CaNO3 BaCl2 P2O5 NaPO4 ĐÁP ÁN: Câu 1: 5 điểm (Mỗi phương trình đúng đạt 0,5 điểm) a. 2Al2O3 à 4Al + 3O2 b. CaCO3 + 2HCl à CaCl2 + CO2 + H2O c. Na2CO3 + CO2 + H2O à 2NaHCO3 d. 2NaCl + 2H2O à 2H2 + Cl2 + 2NaOH e. Ca + 2C à CaC2 f. 2Al(OH)3 à Al2O3 + 3H2O g. Cu(OH)2 + H2SO4 à CuSO4 + 2H2O h. CaCO3 à CaO + CO2 i. BaCl2 + Na2SO4 à 2NaCl + BaSO4 k. Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 Câu 2: (2 điểm) Mỗi công thức hóa học lập đúng đạt 0,5 điểm. a. Na (I) và NO3 (I) c. Fe (III) và Cl (I) b. Al (III) và SO4 (II) d. Ca (II) và NO3 (I) Câu 3: 3 điểm ( mỗi công thức hóa học sai –tìm đúng và sửa lại đúng đạt 0,5 điểm) Những công thức hóa học sai: KSO4 à K2SO4 CO3 à CO2 CuO2 à CuO NaCl2 à NaCl CaNO3 à Ca(NO3)2 NaPO4 à Na3PO4 D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ: -Yêu cầu HS ôn tập lại cách giải bài toán tính theo công thức hóa học. Tuần 24 Ngày soạn: 17 . 02 . 2006 Tiết 7,8 Ngày dạy: 22 . 02 . 2006 Chủ đề 2: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN % CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT. A. MỤC TIÊU: HS biết: -Từ công thức hóa học đã biết à tìm thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất. -Rèn luyện kĩ năng tính khối lượng mol của hợp chất. B. CHUẨN BỊ: 1.GV: đề bài tập. 2.HS: - Ôn lại cách giải bài toán tìm công thức hóa học khi biết thành phần % của các nguyên tố . - Ôn lại công thức tính tỉ khối, khối lượng mol, số mol, … C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Xác định thành phần % theo khối lượng… . -Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán xác định thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.: àYêu cầu HS trình bày à nhận xét: Vì vậy, để tìm được thành phần phần % của các nguyên tố trong 1 hợp chất đã biết ta phải tìm được khối lượng mol của chất đó. - Giả sử, ta có CTHH: AxByCz Hoạt động 2: Bài tập . Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong Na2CO3 -Hướng dẫn: +Để giải được bài tập trên bước đầu tiên ta phải làm gì ? +Yêu cầu HS hoạt động nhóm để tính thành phần % về khối lượng của hợp chất trên. -Yêu cầu 1 – 2 nhóm trình bày à nhận xét. Bài tập 2: Hãy tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố có trong Fe2 (SO4)3 Bài tập 3: Trong những chất dùng làm phân bón hóa học (phân đạm) sau đây, chất nào có tỉ lệ %N về khối lượng là cao nhất: KNO3 ; NH4NO3 ; CO(NH2)2 Trong 2 mol phân tử urê CO(NH2)2 có bao nhiêu mol nguyên tử của mỗi nguyên tố đó ? *Hướng dẫn: +Muốn tìm được tỉ lệ %N cao nhất ta phải đi tìm tỉ lệ N trong các hợp chất à so sánh . +Trong 1 mol của bất kì chất nào thì tỉ lệ về số mol được xem là tỉ lệ về số nguyên tử của mỗi nguyên tố . Hãy vận dụng để tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 2 mol hợp chất urê. à Yêu cầu HS làm nhanh bài tập trong 5’ à Chấm điểm 5 HS làm bài tập nhanh nhất. Sau đó yêu cầu 1 HS giải bài tập trên bảng. GV nhận xét và chấm điểm. -Thảo luận nhóm (4’) -Hoạt động cá nhân à Giải nhanh bài tập trên (5’) *Trong công thức KNO3 Ta có: *Trong công thức NH4NO3 *Trong công thức CO(NH2)2 Vậy tỉ lệ %N trong CO(NH2)2 (urê) là cao nhất. Trong 2 mol phân tử urê có: +2 mol nguyên tử C. +2 mol nguyên tử O. +4 mol nguyên tử N. +8 mol nguyên tử H. D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ. -Yêu cầu HS về nhà: +Ôn tập lại cách giải bài toán lập CTHH của hợp chất. +Ôn lại công thức tính tỉ khối và khối lượng mol. +Suy nghĩ tìm cách giải bài tập sau: Bài tập 3: Lập CTHH của hợp chất gồm 40%S và 60%O. Biết khối lượng mol là 80g. Tuần 25 Ngày soạn: 26 . 02 . 2006 Tiết 9,10 Ngày dạy: 01 . 03 . 2006 BÀI 2: XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT KHI BIẾT THÀNH PHẦN % CỦA CÁC NGUYÊN TỐ. A. MỤC TIÊU: HS biết: -Từ thành phần phần trăm của các nguyên tố đã biết à tìm công thức hóa học của hợp chất. -Rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập hóa học liên quan đến những công thức tính tỉ khối, khối lượng mol, … B. CHUẨN BỊ: 1.GV: đề bài tập. 2.HS: +Ôn tập lại cách giải bài toán lập CTHH của hợp chất. +Ôn lại công thức tính tỉ khối và khối lượng mol. C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Lập công thức hóa học của hợp chất . -Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính tỉ khối và khối lượng mol của chất. -Hãy trình bày cách giải bài toán xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố. -Yêu cầu HS dựa vào cách giải vừa trình bày à vận dụng để sửa bài tập về nhà. - - Giả sử công thức của hợp chất là: AxByCz. Vì khối lượng mỗi nguyên tố trong phân tử tỉ lệ với thành phần % nên ta có: *Bài tập về nhà: Gọi công thức hợp chất là: SxOy Ta có: à CTHH: SO3 Hoạt động 2: Bài tập . Bài tập 1: Cho và a. Tìm khối lượng mol của X và Y . b. +Biết thành phần các nguyên tố của X gồm: 94,12% S và 5,88% H. +Biết thành phần các nguyên tố của Y gồm: 75% C và 25% H. Hãy tìm công thức hóa học của X, Y. -Hướng dẫn: +Dựa vào công thức tính tỉ khối để tìm khối lượng mol của Y sau đó tìm khối lượng mol của X. +Từ khối lượng mol của X, Y vừa tìm được ở câu a à vận dụng tìm CTHH của X, Y. -Yêu cầu 1 – 2 nhóm trình bày à nhận xét. Bài tập 2: Lập công thức hóa học của hợp chất biết khối lượng mol là 142g. Thành phần % về khối lượng các nguyên tố là: 32,39% Na ; 22,54% S và 45,07% O. -Gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập. Bài tập 3: Biết tỉ lệ khối lượng của N và O trong hợp chất oxit của nitơ là 7:12. tìm CTHH của oxit đó và xác định hóa trị của N trong oxit. *Hướng dẫn: +Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính khối lượng chất khi biết số mol chất. +Đặt CT chung của oxit. +Xét trong 1 mol của bất kì chất nào thì tỉ lệ về chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố cũng chính là tỉ lệ về số mol. Bài tập 4: Hãy xác định CTHH của Magie sunfua biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố Mg và S là 3 : 4. Hướng dẫn: Đề cho: à Yêu cầu HS làm nhanh bài tập trong 3’ à Chấm điểm 5 HS làm bài tập nhanh nhất. Sau đó yêu cầu 1 HS giải bài tập trên bảng. GV nhận xét và chấm điểm. -Thảo luận nhóm (4’) a. ta có: b. Gọi công thức của X là: HxSy Ta có: à CTHH: H2S Gọi công thức của Y là: CaHb Ta có: à CTHH: CH4 *Bài tập 2: CTHH đúng là: Na2SO4 - HS dưới lớp làm bài tập vào vở (5’) Thảo luận nhóm để giải bài tập. *Bài tập 3: -Công thức chung: NxOy -Ta có: -Công thức oxit là: N2O3 àTrong công thức trên N có hóa trị III. -Bài tập 4: CTHH đúng là MgS. D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ. -Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài tập 5: Lập công thức hóa học của hợp chất A biết . Thành phần % về khối lượng các nguyên tố là: 40% Ca ; 12% C và 48% O. Bài tập 6: Hãy xác định CTHH của nhôm oxit biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi là 4,5 : 4 -Yêu cầu HS ôn cách giải bài toán dựa theo công thức hóa học để kiểm tra. ----- ù ----- Tuần 26 Ngày soạn: 04 / 03 / 2006 Tiết 11,12 Ngày dạy: 08 / 03 / 2006 KIỂM TRA. SỬA BÀI KIỂM TRA A. MỤC TIÊU: HS: -Củng cố khắc sâu thêm tính chất của kim loại, axit, bazơ, muối . -Rèn luyện cách giải bài toán theo phương trình hóa học. B. CHUẨN BỊ: -HS ôn tâp ở nhà. -GV chuẩn bị trước đề kiểm tra. C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: -GV phát đề kiểm tra. -HS làm bài kiểm tra. Đề : Câu 1: Tìm công thức hóa học của những hợp chất sau: a. Một hợp chất khí Y khi đốt có thành phần các nguyên tố là: 82,76% C , 17,24% H và tỉ khối của Y đối với không khí là 2. b. Hợp chất A tạo bởi 2 nguyên tố là C và O. Biết tỉ lệ khối lượng của C đối với O là mC : mO = 3: 8 và khối lượng mol của A là 44g. Câu 2: Hãy tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố có trong công thức Na3PO4 Đáp án: Câu 1: (6 điểm) a. Giả sử công thức của Y là: CxHy. Với MY = 29.2 =58g (0,5 điểm) Ta có: (1 điểm) (1 điểm) àCTHH của Y là: C4H10 (0,5 điểm) b. Giả sử công thức của A là: CaOb. (0.5 điểm) Với MA =44g Ta có: à CTHH đơn giản của A là: CO2 Vì MA =44g nên CTHH đúng của A là CO2. (0,5 điểm) Câu 2: ( 4 điểm)(1 điểm) (mỗi ý đúng đạt 1 điểm) D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ: Yêu cầu HS ôn tập lại cách lập phương trình hóa học và các bước giải bài toán theo phương trình hóa học. Tuần 27 Ngày soạn: 10 / 03/ 2006 Tiết 13,14 Ngày dạy: 15 / 03 / 2006 Chủ đề 3: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Bài 1: BIẾT MỘT CHẤT TRONG PHẢN ỨNG. TÌM NHỮNG CHẤT CÒN LẠI. A. MỤC TIÊU: HS biết: -Từ phương trình hóa học và những số liệu của bài toán, HS biết cách xác định khối lượng và thể tích của những chất tham gia hoặc khối lượng của các sản phẩm. -Rèn luyện kĩ năng tính khối lượng mol của hợp chất. B. CHUẨN BỊ: 1.GV: đề bài tập. 2.HS: - Ôn lại cách giải bài toán theo phương trình hóa học. - Ôn lại công thức tính tỉ khối, khối lượng mol, số mol, … C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Phương pháp giải bài toán tính theo phương trình hóa học -Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán tính theo phương trình hóa học ? àYêu cầu HS trình bày à nhận xét: Vì vậy, để tìm được khối lượng và thể tích của các theo yêu cầu của bài toán ta phải viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol. ? Hãy viết các công thức tính số mol mà em biết . àTừ đó hãy tìm công thức tính khối lượng và thể tích của một chất ? +Bước 1: chuyển đổi dữ kiện đề bài sang số mol. +Bước 2: viết phương trình hóa học. +Bước 3: dựa vào phương trình tìm số mol các chất theo yêu cầu của đề. +Bước 4: tính theo yêu cầu của bài toán. *Công thức tính số mol: ; n= àm = n . M ; V = n . 22,4 Dựa vào ĐLBTKL à m. Hoạt động 2: Bài tập . Bài tập 1: Cho 10g CaCO3 tác dụng với HCl dư theo sơ đồ phản ứng sau: CaCO3 + HCl--- > CaCl2 + CO2 + H2O Hãy tính: a. Khối lượng CaCl2 thu được. b. Khối lượng HCl tham gia phản ứng. c.Thể tích khí CO2 thu được (đktc) -Hướng dẫn: +Để giải được bài tập trên bước đầu tiên ta phải làm gì ? +Yêu cầu HS hoạt động nhóm để tính khối lượng CaCl2. -Yêu cầu 1 – 2 nhóm trình bày à nhận xét. Bài tập 2: Cho khí H2 đi qua bột CuO nung nóng thu được 3,2g Cu và hơi nước. a.Hỏi đã dùng hết bao nhiêu gam H2 ? Sinh ra bao nhiêu gam H2O ? b.Hãy dùng ĐLBTKL tính lượng CuO tham gia phản ứng ? à Yêu cầu HS làm nhanh bài tập trong 7’ à Chấm điểm 5 HS làm bài tập nhanh nhất. Sau đó yêu cầu 1 HS giải bài tập trên bảng. -GV nhận xét và chấm điểm. Bài tập 3: a. Tính thể tích khí O2 thu được (đktc) khi phân huỷ 13,02g HgO. b. Khí O2 thu được có đủ để đốt cháy hết 0,81g Al không ? Hướng dẫn: Để tính được lượng O2 tạo thành ở câu a có đủ để đốt cháy hết lượng Al ở câu b không, cần phải tìm số mol O2 thu được ở câu a, sau đó đem so sánh với số mol O2 cần để đốt cháy hết lượng Al àkết luận . Bài tập 4: Để khử độ chua của đất bằng CaO (vôi sống), người ta nung 10 tấn đá vôi (CaCO3) trong lò nung vôi. Tính khối lượng CaO tạo thành. Coi hiệu suất phản ứng là 100%. -Yêu cầu HS trình bày cách giải à HS khác nhận xét. àHướng dẫn HS làm theo cách lập qui tắc tam suất. -Thảo luận nhóm (4’) + +PTHH: CaCO3 +2HClàCaCl2+CO2 +H2O +Theo PTHH, ta có: + -Hoạt động cá nhân à Giải nhanh bài tập trên (7’) nCu = 0,05 (mol) CuO + H2 Cu + H2O 0,05 ß 0,05 à 0,05 a. b.theo ĐLBTKL: a. PTHH: 2HgO 2Hg + O2 0,06 mol 0,06 mol b. PTHH: 4Al + 3O2 2Al2O3 0,03 mol 0,015 mol à oxi thu được ở câu a sẽ đủ để đốt cháy hết không,81g Al ở câu b. -Cá nhân HS tự làm bài tập theo nhiều cách khác nhau. CaCO3 CaO + CO2 100g 56g 10 tấn x = ? (tấn) D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ. -Yêu cầu HS về nhà: Suy nghĩ tìm cách giải bài tập sau: Bài tập 5: cho 32,5g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Hãy tính: Thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc) Khối lượng muối thu được. Khối lượng axit cần dùng để tác dụng hết lượng Zn nói trên. Tuần 28 Ngày soạn: 23 / 03/ 2006 Tiết 15,16 Ngày dạy: 28 / 03 / 2006 Bài 2: BIẾT LƯỢNG 2 CHẤT THAM GIA. TÌM LƯỢNG CHẤT DƯ A. MỤC TIÊU: HS biết: -Từ phương trình hóa học và những số liệu của bài toán, HS biết cách xác định khối lượng và thể tích của những chất tham gia hoặc khối lượng của các sản phẩm. -Rèn luyện kĩ năng tính khối lượng mol của hợp chất. B. CHUẨN BỊ: 1.GV: đề bài tập. 2.HS: - Ôn lại cách giải bài toán theo phương trình hóa học. - Ôn lại công thức tính tỉ khối, khối lượng mol, số mol, … C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Phương pháp giải bài toán -Đối với trường hợp bài toán này, ta vẫn giải theo các bước cơ bản nhưng phải thêm 1 bước lập tỉ số: (1) Và (2) Nếu: (1) > (2) à chất 1 sẽ dư, tính số mol chất tạo thành theo số mol chất 2 (là chất phản ứng hết). Ví dụ: Cho 50 g dung dịch NaOH tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng ? Hướng dẫn: +Yêu cầu HS đọc to đề bài tập và tóm tắt. +Yêu cầu HS tính số mol các chất tham gia . +Sản phẩm tạo thành của phản ứng trên là muối NaCl và H2O àhãy viết phương trình hóa học của phản ứng trên ? +Dựa vào số mol đề bài đã cho và số mol phản ứng hãy lập tỉ số à tìm chất dư. +Tính khối lượng muối (dựa vào chất phản ứng hết) . -Qua ví dụ vừa phân tích, em hãy rút ra các bước giải của bài toán trên ? -HS nghe và ghi nhớ: Ví dụ: Tóm tắt: Cho mNaOH = 50g mHCl = 36,5g Tìm mmuối = ? PTHH: NaOH + HClàNaCl +H2O Theo pư 1 mol 1 mol Theo đề 1,25 mol 1 mol Ta có tỉ lệ: à NaOH dư. Nên số mol NaCl được tính theo số mol HCl. nNaCl = nHCl = 1 mol à mNaCl = 1.58,5 = 58,5(g) *Các bước giải: +Bước 1: chuyển đổi dữ kiện đề bài sang số mol. +Bước 2: viết phương trình hóa học. +Bước 3: lập tỉ số. +Bước4: dựa vào phương trình tìm số mol các chất theo yêu cầu của đề. +Bước 4: tính theo yêu cầu của bài toán. Hoạt động 2: Bài tập

File đính kèm:

  • docTu chon H-8.doc
Giáo án liên quan