Giáo án tự chọn lớp 11

A. MỤC TIÊU:

`1. Kiến thức: Giúp học sinh

Củng cố và đi sâu vào tìm hiểu, nắm bắt được những đặc điểm cơ bản về nội dung, thi pháp và thành tựu của văn học trung đại

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học, khái quát, tổng hợp.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thái độ yêu thích văn học, có ý thức đọc hiểu các thể loại VH một cách có khoa học

B. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:

1. Chuẩn bị của GV: Thiết kế bài dạy, SGK, SGV, tài liệu tham khảo

2. Chuẩn bị của HS: Phần kiến thức đã học, SGK, vở ghi.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: (GV giới thiệu vào bài)

b. Triển khai bài

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - 4 Chủ đề: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ngày soạn: Ngày dạy A. MỤC TIÊU: `1. Kiến thức: Giúp học sinh Củng cố và đi sâu vào tìm hiểu, nắm bắt được những đặc điểm cơ bản về nội dung, thi pháp và thành tựu của văn học trung đại 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học, khái quát, tổng hợp. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thái độ yêu thích văn học, có ý thức đọc hiểu các thể loại VH một cách có khoa học B. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 1. Chuẩn bị của GV: Thiết kế bài dạy, SGK, SGV, tài liệu tham khảo 2. Chuẩn bị của HS: Phần kiến thức đã học, SGK, vở ghi. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: (GV giới thiệu vào bài) b. Triển khai bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT PV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu ngắn gọn những nội dung cơ bản của cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại? - GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo phân công: nhóm 1,2- cảm hứng yêu nước; nhóm 3,4- cảm hứng nhân đạo. - HS thảo luận nhóm - đại diện trình bày- HS nhóm khác bổ sung- GV định hướng cho HS liên hệ, minh hoạ ngắn gọn qua các tác phẩm đã học - GV chốt lại các ý chính. PV: Bằng kiến thức đã học em hãy nêu nhận xét của mình về hình thức của VHTĐ? - HS tiếp tục thảo luận nhóm- đại diện trình bày- HS khác bổ sung, minh hoạ - GV định hướng, gợi nhắc, bổ sung, giảng sâu một số vấn đề, chốt lại các ý chính. PV: Qua đó, em hãy khái quát những thành tựu cơ bản của VHTĐ? - HS trình bày ý kiến cá nhân- HS khác nhận xét, trao đổi, bổ sung - GV định hướng, giảng, chốt lại các ý chính. PV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nhắc lại đặc điểm cơ bản của thi pháp VHTĐ qua các yếu tố: tư duy nghệ thuật; quan niệm thẩm mĩ; bút pháp; thể loại? - HS trình bày- GV định hướng qua bảng phụ sau Đặc điểm thi pháp Nội dung biểu hiện -Tư duy nghệ thuật -Q/niệm thẩm mĩ - Bút pháp - Thể loại -Theo kiểu mẫu, công thức (tùng, cúc, trúc, mai, ngư tiều, canh, mục...) hình ảnh ước lệ, tượng trưng (thu thuỷ, thu thiên, thu hoa, thu diệp...) -Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu Hán học - ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả - Kí sự, thơ Đường, hát nói- ca trù, văn tế, chiếu - Sau khi HS trình bày - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận về các đặc điểm của thi pháp VHTĐ, tập trung vào lí giải nguyên nhân tạo nên những đặc điểm thi pháp đó. HS thảo luận- đại diện nhóm trình bày- HS nhóm khác bổ sung - GV gợi mở, định hướng, giảng bổ sung và chốt lại các ý chính. + Thời trung đại người ta quan niệm văn theo nghĩa rất rộng, bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ ( văn học thuật: triết học, sử học, đạo đức học, chính trị học...; văn hành chính: chiếu, biểu, hịch, cáo, bia... văn nghệ thuật: thơ, phú, truyện, kí...) trong đó người ta coi trọng văn học thuật. Thơ văn nói chí, tải đạo lí được coi trọng hơn thơ văn thể hiện những tình cảm quan hệ đời tư, đời thường. + Giữa các thể văn chưa có sự phân biệt rạch ròi, cho nên hịch, cáo, văn triết học, sử học cũng xen nhiều yếu tố tự sự, trữ tình, cũng đầy hình tượng sinh động. + Thời ấy người viết văn và người đọc văn cũng đều là những trí thức Hán học. Văn chương của họ rất uyên bác, dùng nhiều điển tích, điển cố, thi liệu, văn liệu rút từ sử sách, văn chương thơ phú của người xưa (vì thế gọi là văn chương bác học để phân biệt với thứ văn chương nôm na, mộc mạc của người bình dân) +Phản ánh xã hội đẳng cấp, coi trọng phép tắc, lễ nghi, đặc biệt trong giới quí tộc, VHTĐ thường diễn tả thế giới và tâm tình con người qua những thể văn có tính qui phạm chặt chẽ và qua một hệ thống ước lệ (là giao ước giữa người viết văn và người đọc văn về ý nghĩa của một hình ảnh nào đấy, ví dụ: Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô ( Truyện Kiều) là một hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu đã tới) hết sức dày đặc và nghiêm ngặt, tạo nên một thế giới nghệ thuật đầy tính cách điệu. VHTĐ không coi trọng bút pháp tả thực, thường có khuynh hướng mô phỏng cổ nhân, coi tư tưởng cũng như nghệ thuật của người xưa là chuẩn mực của chân lí và cái đẹp + XHPK không xây dựng trên cơ sở cá nhân mà trên nền tảng của gia đình, dòng họ, cộng đồng, đẳng cấp, vì thế ý thức cá nhân con người không có điều kiện thức tỉnh sâu sắc. Do vậy cá tính nhà văn chưa có điều kiện thể hiện đậm nét như VHHĐ sau này. Văn học trung đại mang tính “ phi ngã”. + Đến thế kỷ XVIII;XIX thi pháp VHTĐ có sự biến động lớn với sự xuất hiện một loạt cá tính mạnh mẽ độc đáo, thậm chí táo tợn như với thơ Hồ Xuân Hương các nhân vật lí tưởng lại trở thành các nhân vật hài hước, vẻ trang nghiêm đạo mạo, uyên bác và sang trọng của văn chương chính thống hầu như bị xoá sạch, mỗi câu chữ đều in đậm cá tính ngang tàng của HXH...Truyện Kiều của Nguyễn Du với những đoạn độc thoại nội tâm của Thuý Kiều bước đầu thể hiện sự thức tỉnh cá nhân... I. Đặc điểm cơ bản về nội dung- hình thức của văn học trung đại: 1. Nội dung: a. Cảm hứng yêu nước: - Yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. - Yêu đồng bào, nhân dân. - Lòng căm thù giặc sâu sắc - Ý chí và hành động bảo vệ đất nước đến cùng... - Ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước - Tư tưởng canh tân đất nước - Âm hưởng bi tráng trong thơ văn b. Cảm hứng nhân đạo: - Lòng yêu thương, đồng cảm đối với con người đặc biết là những con người bị vùi dập, bất hạnh... Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người - Tôn trọng những khát vọng hạnh phúc của con người; nêu cao quyền sống của con người - Ca ngợi đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của con người 2. Hình thức: a. Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hoá hình thức văn học - Do mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, văn học viết chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố Hán từ chữ viết, các thể tài sáng tác đến đề tài, thi liệu. - Dần dần trên con đường phát triển của VH, yếu tố Hán bị phá vỡ dần để tạo ra những hình thức mang tính dân tộc về nhiều phương diện: Chữ viết ( từ chữ Hán sáng chế chữ Nôm); thể tài dân tộc xuát hiện ( thơ lục bát; song thất lục bát...) ; thi liệu ( phá bỏ điển tích, đưa hình ảnh, địa danh đất nước vào trong thơ) b. Tính qui phạm và việc phá vỡ tính qui phạm: - Tính qui phạm là một đặc điểm khá cơ bản của VH trung đại. Thể hiện ở quan niệm “ văn dĩ tải đạo”, coi trọng mục đích giáo huấn; thể hiện qua tính ước lệ trong việc sử dụng thi liệu, ngôn từ; hình tượng nghệ thuật theo các mẫu có sẵn.. - Trong quá trình vận động và phát triển VH đã từng bước phá vỡ tính qui phạm đó. c. Phạm vi và qui mô kết tinh của văn học: - Những tác phẩm có giá trị tập trung ở văn vần. Trong phạm vi văn vần, những giá trị nổi bật lại thuộc về các thể loại dân tộc. - Qui mô kết tinh của VH trung đại là qui mô nhỏ, chiều kích và dung lượng không đồ sộ. Bút pháp thiên về gợi hơn tả II. Những thành tựu cơ bản của VHTĐ: 1. VHTĐ đã đạt được những thành tựu cơ bản mà rõ nét nhất chính là đã góp phần tạo cơ sỏ vững chắc cho bề dày của toàn bộ tiến trình VHVN ở cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Bước đầu đã có sự đột phá khi biểu hiện những tư tưởng mới trong 2 nguồn cảm hứng trên kể từ thế kỷ XVIII; XIX. 2. Khắc hoạ được bộ mặt XHVN từ thế kỷ X- XIX. 3. Tồn tại song song 2 mảng VH: chữ Hán và chữ Nôm tạo nên sự phong phú trong VH. Có nhiều thể loại thơ ca. Thể hiện được tiếng nói, bản sắc dân tộc. 4. Một đội ngũ sáng tác phong phú, có nhiều phong cách lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương...Nhiều tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong nền VHDT. III. Đặc điểm cơ bản về thi pháp văn học trung đại: VH Trung đại nổi bật với những đặc trưng cơ bản về thi pháp sau: 1. Hệ thống ước lệ nghiêm nghiêm ngặt và phức tạp có 3 tính chất: Tính uyên bác và cách điệu hoá cao độ; Tính sùng cổ; Tính phi ngã. 2. Thiên nhiên được cảm thụ như 1 chủ thể, người ta gán cho thiên nhiên những phẩm chất của mình, chưa được khám phá với đúng giá trị của bản thân nó nên chưa thực sự là đối tượng hiện thực của văn học. 3. Thế giới nghệ thuật phi thời gian: Người ta cảm nhận thời gian bằng sự quan sát trưqcj cảm sự vận động của thiên nhiên và sự sống của con người-> quan niệm :Thời gian tuyến tính, thời gian chu kì 4. Con người trong văn học trung đại: con người vũ trụ; con người đạo đức; con người phi cá nhân 5. “ Văn, sử , triết bất phân” 4. Củng cố: GV chốt lại một số ý cơ bản để củng cố theo từng tiết học 5. Dặn dò : Xem lại các tác phẩm VHVN từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám/1945 đã học và những kiến thức có liên quan để chuẩn bị cho chuyên đề II: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, tập trung vào những vấn đề: Đặc điểm cơ bản, thành tựu về thể loại; cách đọc hiểu VHHĐ qua một số t/p thuộc xu hướng VHLM, hiện thực trong chương trình. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Tiết 5 - 8: Chủ đề RÈN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Ngày soạn: Ngày dạy: A. MỤC TIÊU BÀI DẠY : - Củng cố, nắm vững cách thức phân tích đề văn nghị luận. - Thành thạo kĩ năng lập dàn ý bài văn nghị luận. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1. - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1. - Sách thiết kế. 2. Học sinh: SGK, vở ghi C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC v Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề: + GV : Em hiểu thế nào là phân tích đề trong một bài văn nghị luận? Công việc này đòi hỏi những yêu cầu nào? + GV : Thế nào là lập dàn ý trong bài văn nghị luận? Tác dụng của việc lập dàn ý ? + GV : Khi lập dàn ý, chúng ta cần thực những yêu cầu gì? + GV : Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhón thảo luận một bài tập trong SGK. + HS: thảo luận theo nhóm, trình bày kết quả. BÀI TẬP MỞ RỘNG: Lập dàn ý cho các đề văn sau: 1. Suy nghĩ của anh chị về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương). 2. Phân tích vẻ đẹp bài thơ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) ÔN TẬP LÍ THUYẾT I. PHÂN TÍCH ĐỀ: 1. Khái niệm: Phân tích đề là xác định yêu cầu về kiểu đề, nội dung, phạm vi tư liệu cần sử dụng,... 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ đề. - Chú ý những từ then chốt để xác định đề có định hướng cụ thể chưa, nội dung, phạm vi tư liệu,... II. LẬP DÀN Ý: 1. Khái niệm: Là sắp xếp các ý theo trật tự lôgic. 2. Yêu cầu: - Xác lập luận điểm. - Xác lập luận cứ. - Tìm dẫn chứng - Sắp xếp luận điểm, luận cứ. + Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề. + Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trật tự lô gíc. + Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc. LUYỆN TẬP BÀI TẬP SGK 1 .Đề 1. Phân tích đề: - Dạng đề: định hướng rõ nội dung nghị luận. - Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. - Yêu cầu về nội dung: + Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán. + Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê - Trịnh thế kỉ XVIII. - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ. - Yêu cầu về tư liệu: Dùng dẫn chứng trong đoạn trích. b. Lập dàn ý: Căn cứ vào kết quả phân tích để lập dàn ý. 2. Đề 2: a. Phân tích đề: - Dạng đề: Định hướng rõ về nội dung. - Vấn đề nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương. - Yêu cầu về nội dung: + Dùng văn tự Nôm. + Sử dụng các từ thuần Việt. + Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu. - Yêu cầu về phương pháp: thao tác lập luận phân tích, bình luận. - Yêu cầu về phạm vi tư liệu: dẫn chứng thơ Hồ Xuân Hương. b. Lập dàn ý: BÀI TẬP MỞ RỘNG: Gợi ý: - Vẻ đẹp tâm hồn - Số phận, cuộc sống vất vả. Gợi ý: - Nội dung - Nghệ thuật 4. Củng cố, dặn dò - GV chốt lại những ý chính của tiết học. - Hoàn thiện các bài tập. - Soạn bài “Khóc Dương Khuê”- Nguyễn Khuyến RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Tiết 9 - 12: Chủ đề HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 Ngày soạn: Ngày dạy: A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến - Cảm nhận được tình bạn chân thành, thắm thiết của tác gỉa đối với bạn của mình. - Một số biện pháp nghệ thuật : nói giảm, nói tránh, điệp ngữ…dược sử dụng hiệu quả trong bài này. 2. Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương - Cảm nhận được thái độ phản đối, tấm lòng yêu nước của nhà thơ. - Thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ. 3.Chạy giặc: - Nhận thức được phần nào hoàn cảnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta trong thời kì này. - Cảm nhận được tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả và thái độ phê phán sự bất lực của triều Nguyễn trước họa xâm lăng. - Những biện pháp nghệ thuật như tả thực, từ láy, đối. 4. Hương Sơn phong cảnh ca: - Nhận thức được vẻ đẹp của bài thơ trong việc tái hiện lại phong cảnh Hương Sơn. - Cảm nhận được tấm lòng yêu nước của tác giả và thái độ trân trọng những danh thắng của đất nước. Những biện pháp nghệ thuật được dùng trong bài hát nói này. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1. - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1. - Sách thiết kế. 2. Học sinh: SGK, vở ghi C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới KHÓC DƯƠNG KHUÊ NGUYỄN KHUYẾN HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC v Hoạt động 1 : Tìm hiểu tiểu dẫn + GV  : Dựa vào SGK giới thiệu đôi nét về Dương Khuê, hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? + GV yêu cầu HS đọc bài, thảo luận tìm bố cục bài thơ. v Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản - Thao tác 1 : + GV : Khi hay tin bạn mất, tâm trạng, thái độ của tác giả như thế nào? Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng đó? Câu thơ sử dụng nghệ thuật gì ? - Thao tác 2 : + GV : Nguyễn Khuyến đã hồi tưởng lại những kỉ niệm gì giữa hai người ? + HS: Phát hiện, trả lời. - Thao tác 3 : + GV : Sau dòng hồi ức, nhà thơ lại trở về với hiện thực xót xa. Tâm trạng, nỗi đau ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ? v Hoạt động 3: Tìm hiểu chủ đề bài thơ. + GV : Em hãy phát biểu chủ đề bài thơ theo suy nghĩ của mình? I. GIỚI THIỆU: 1. Dương Khuê : - 1839 – 1902, quê Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Đông - Đỗ tiến sĩ, là một nhà thơ lớn và là bạn thân của Nguyễn Khuyến. 2. Hoàn cảnh sáng tác. Năm 1902, Nguyễn Khuyến viết bài thơ này khi hay tin Dương Khuê mất. 3 Bố cục: 3 phần - Phần 1: 2 câu đầu: Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất. - Phần 2: Câu 3 - 22: Hồi ức về tình bạn đẹp. - Phần 3: Còn lại: Bày tỏ nỗi đau mất bạn. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất: - Câu 1: + Nhịp thơ 2/1/3 đứt đoạn: như tiếng khóc nghẹn ngào. + Biện pháp nói giảm “Thôi đã thôi rồi”: giảm đi tính tang tóc, giảm bớt đau thương. ¢ là lời than đau đớn, xót xa, uất nghẹn đến độ bàng hoàng, thảng thốt. - Câu 2: + Diễn tả đúng quy luật người buồn cảnh buồn. + Từ láy “man mác”, “ngậm ngùi”ª Cụ thể hoá tâm trạng. ¦ Nỗi buồn, đau thương bao trùm cả đất trời và lòng người. 2. Hồi tưởng những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn: - Thuở trẻ: + Cùng nhau đi thi và cùng đỗ một khoa š trở thành đôi bạn “ sớm hôm cùng nhau”, sự gặp gỡ đó như duyên trời xui khiến. + “Kính yêu từ trước đến sau”¦ tình bạn đẹp, cao quý, toàn vẹn. + Nghệ thuật: Điệp ngữ “cũng có lúc”, “có khi”¦ âm hưởng trùng điệp¦ những kỉ niệm của năm tháng hiện về dồn dập. o Cùng nhau vui chơi, du ngoạn, thăm thú danh lam thắng cảnh, thưởng thức tiếng đàn, tiếng phách, chia nhau một chén rượu ngon, đàm đạo về văn chương. o Sự gắn bó thuỷ chung, ngay cả lúc vui và lúc nạn. ¦ sự đồng điệu của hai tâm hồn. - Tuổi già + “ Bác già …mới là” à Câu thơ cảm thán + Điệp từ “thôi”: nỗi niềm tâm sự thầm kín xót xa của nhà thơ, dẫu hoàn cảnh cuộc sống giữa hai người có khác + Khó gặp nhau. Lần gặp bác gần đây: cách 3 năm¦ rất vui, cầm tay, mừng vì bác còn khoẻ mạnh.¦ Sự quan tâm thân thiết, mừng cho bạn cũng như cho mình đã vượt qua bao nhiêu thử thách trong cuộc đời. 3. Nỗi đau đớn khôn tả trước hiện thực xót xa: - “ Làm sao”, “vội”, “về ngay”, “chợt nghe”, “bỗng”, “chân tay rụng rời”¦ sự sửng sốt bàng hoàng như không tin vào sự thật đau lòng ấy, đó là nỗi mất mát quá lớn trong cuộc đời. - Mất bạn, cuộc đời trở nên cô đơn, trống vắng, mọi thú vui đều không còn ý nghĩa “Rượu ngon ….không mua”. - Điệp từ “không” (5 lần)¦ nhịp thơ dằn xuống ¦ sự trống vắng đến nghẹn ngào chua xót. - Mất bạn, không còn là người tri âm, tri kỉ nên nhà thơ không muốn làm thơ, gảy đàn nữa. - Nỗi lòng “ tuy thương…chứa chan” ª Tâm sự chua xót với nỗi đau chân thành, chỉ còn biết lấy nhớ làm thương, không thể khóc được nữa, nỗi đau như dồn cả vào lòng, nước mắt chảy vào trong. III. CHỦ ĐỀ: Bài thơ là niềm suy tưởng, nỗi xót xa vô hạn khi nghe tin bạn mất. Đồng thời ca ngợi tình bạn keo sơn, gắn bó của tác giả và DK. ---ëëë--- VỊNH KHOA THI HƯƠNG TRẦN TẾ XƯƠNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC v Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn. + GV gọi HS đọc Tiểu dẫn ở SGK, tìm hiểu đề tài bài thơ. + GV yêu cầu HS đọc bài thơ, lưu ý giọng điệu trào phúng cay độc, mạnh mẽ của nhà thơ. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ. + GV : Em thấy có điều gì khác thường trong hai câu thơ đầu? + GV hỏi: Nhận xét về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật trong hai câu thực. Từ đó nêu cảm nhận về cảnh thi cử lúc bấy giờ? + GV : Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu luận? + GV : Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi? Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu cuối có ý nghĩa gì? v Hoạt động 3: Tìm hiểu chủ đề bài thơ. + GV : Phát biểu chủ đề bài thơ? + HS: Phát biểu. GIỚI THIỆU CHUNG: “Vịnh khoa thi Hương” thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM Hai câu đề: - Hai câu đề có tính chất tự sự, nhằm kể lại cuộc thi. - Kì thi mở đúng theo thông lệ, “ba năm mở một khoa”. Nhưng sự bất thường ở chỗ: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” - Từ “lẫn”: thể hiện rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thi cử. Hai câu thực. Sĩ tử: Nghệ thuật đảo ngữ ¦ nhấn mạnh sự luộm thuộm, xốc xếch, không gọn gàng. Quan trường: “ậm oẹ miếng thét loa”¦ cái oai nhưng là cái oai cố tạo ra. - Nghệ thuật đảo ngữ giúp người đọc thấy được tính chất lộn xộn của kì thi. ª Tạp nhạp, lôi thôi của thi cử và cái nhố nhăng của xã hội Việt Nam trong buổi đầu giao thời. 3.Hai câu luận: - Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. - Hai nhân vật này được đón tiếp rất linh đình “lọng cắm rợp trời”. - Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp nghệ thuật đối tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm cái nhố nhăn, lố bịch trường thi và nỗi nhục mất nước. 4. Hai câu kết: - Chuyển đổi giọng từ mỉa mai châm biếm sang trữ tình để kêu gọi, đánh thức lương tri trí thức. - Câu hỏi phiếm chỉ không chỉ hướng đến các sĩ tử thi năm đó mà còn là những người được xem là nhân tài đất Bắc hãy “ngoảnh cổ mà…nước nhà” để nhận thấy nỗi nhục của người dân bị mất nước, căm ghét bọn tay sai. III. CHỦ ĐỀ: Bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua đó, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu. ---ëëë--- CHẠY GIẶC ( Nguyễn Đình Chiểu ), HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA ( Chu Mạnh Trinh ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC A. CHẠY GIẶC v Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ Chạy giặc: - GV yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ. v Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài thơ. + GV gọi HS đọc bài thơ. + GV hỏi: Nội dung hai câu đề, phân tích một số từ ngữ trong hai câu để thấy được cục diện của đất nước? + GV : Cảnh chạy giặc của nhân dân ta được miêu tả như thế nào qua hai câu thực? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong hai câu để thấy rõ điều đó? + GV hỏi: Tội ác của thực dân Pháp còn được miêu tả như thế nào trong hai câu luận? + GV hỏi: Tâm trạng của nhà thơ trong hai câu kết? v Hoạt động 3: Tìm hiểu chủ đề bài thơ. + GV : Em hãy phát biểu chủ đề bài thơ. + HS: Nêu chủ đề bài thơ. B. BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN v Hoạt động 4: Tìm hiểu về tác giả Chu Mạnh Trinh, xuất xứ và thể loại bài thơ + GV : Gọi HS đọc Tiểu dẫn giới thiệu về tác giả Chu Mạnh Trinh, yêu cầu HS gạch SGK những nét chính về tác giả. + GV nêu xuất xứ, thể loại của bài thơ. v Hoạt động 5: Yêu cầu HS đọc bài thơ và chia đoạn, nêu nội dung từng đoạn. v Hoạt động 6: Tìm hiểu nội dung bài thơ. + GV : Cảnh Hương Sơn được tác giả giới thiệu như thế nào? + GV: Không khí thần tiên của Hương Sơn được tác giả thể hiện như thế nào? + HS: Phát hiện, trả lời + GV : Bổ sung, giảng. + GV : Vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được tác giả miêu tả như thế nào? Qua biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? + GV : Qua bài thơ tác giả thể hiện tâm sự gì? v Hoạt động 7: Tìm hiểu chủ đề. + GV : qua việc phân tích trên em hãy nêu chủ đề bài thơ. A. CHẠY GIẶC: I. Hoàn cảnh sáng tác: Có thể được viết ngay sau khi thành Gia Định bị giặc Pháp bắt đầu tấn công. II. Đọc hiểu văn bản: Hai câu đề: “ Vừa nghe tiếng súng Tây”, “Phút sa tay” " thời gian, sự việc diễn ra bất ngờ, nhanh chóng và là nỗi kinh hoàng của nhà thơ, nhân dân. “ Một bàn cờ thế”" ẩn dụ, nói về cục diện chiến trường, tình hình thời cuộc đương thời. ² Cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ. Hai câu thực: - “ Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay”" sự tan nát, tán loạn, hãi hùng - “ Lũ trẻ”, “đàn chim”" hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân - Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ " tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành. ² Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. Hai câu luận: - Với nghệ thuật đối, nhà thơ đã làm hiện lên cảnh tang thương, điêu tàn nơi Bến Nghé, Đồng Nai. + Tài sản của nhân dân bị chúng cướp phá sạch “ tan bọt nước”. + Nhà cửa, phố phường, làng xóm của đồng bào bị chúng đốt phá tan hoang. Lửa khói ngút trời, bao phủ một vòng rộng lớn “nhuốm màu mây” Hai câu kết: - Là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình. - Đồng thời là một tiếng khóc nghẹn ngào đầy nước mắt của một người hết lòng yêu nước thương dân. III.Chủ đề: “Chạy giặc” là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Pháp và nói lên tình thương xót nhân dân trước hoạ xâm lăng. Bài thơ là một chứng tích về tội ác giặc Pháp trong những ngày đầu chúng xâm lược nước ta. B. BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN . Giới thiệu: 1. Tác giả: SGK. 2. Xuất xứ: Là một trong ba bài thơ viết về Hương Sơn, sáng tác khi ông đứng coi trùng tu, tôn tạo Hương Sơn. 3.Thể loại: Hát nói 4. Bố cục: 3 đoạn: - 4 câu đầu: Giới thiệu Hương Sơn - 10 câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn + 4 câu trên: không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn + 6 câu dưới: vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn - 5 câu cuối: Suy niệm của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn. II. Đọc hiểu văn bản: Giới thiệu Hương Sơn: - Cảnh thần tiên, thoát tục “Bầu trời cảnh bụt” - Nghệ thuật: điệp từ + câu hỏi tu từ, Hương Sơn được giới thiệu từ nhiều gốc độ, rất hấp dẫn, thú vị, rất đẹp. " Niềm ao ước, khát khao của tác giả, niềm thích thú, vui mừng khi đặt chân đến Hương Sơn. Cảnh đẹp Hương Sơn: a. Không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn: - Nghệ thuật: miêu tả + nhân hoá " cảnh tĩnh lặng, nghiêm trang, cảnh vật, không gian, con người say sưa ngây ngất trong khí đạo mùi thiền. - Cảnh đẹp khiến con người thánh thiện, thanh cao. b. Vẻ đẹp phong cảnh: Nghệ thuật: liệt kê khắc hoạ vẻ đẹp hùng vĩ của một quần thể: suối, chùa, hang động đậm màu sắc đường nét " tạo ấn tượng trập trùng, cao, thấp, nhiều tầng của quần thể. ² Vẻ đẹp tuyệt vời, siêu thoát, gợi khao khát cho những ai chưa được chiêm ngưỡng. Suy niệm của tác giả: Với câu hỏi tu từ, khẳng định và trả lờ

File đính kèm:

  • docTU CHON 11(1).doc