Giáo án tự chọn nâng cao môn Địa lý 11 - Tiết 12: Tự nhiên, dăn cư và xã hội cộng hoà Ấn Độ

Diện tích: 3287,6 nghìn km2

Dân số: 1103,6 triệu người (2005)

Thủ đô: Niu Đê-li

? Dựa vào bản đồ địa lí TN Châu Á hoặc bản đồ TN KV Nam Á, hãy nêu những nét khái quát về vị trí địa lí và đặc điểm TN Ấn Độ?

- Ấn Độ là QG lớn nhất ở Nam Á (có dạng như 1 tam giác khổng lồ)

- Lãnh thổ kéo dài từ Bắc Casmia đến núi Kômorin, từ 60B – 370B (3700 km) và 610B – 970B (2700 km).

- Ấn Độ tiếp giáp với nhiều QG:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc, Nêpan, Butan

+ Phía ĐB là Mianma, Bănglađet

+ Phía TB là Pakitxtan, Afganitxtan

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn nâng cao môn Địa lý 11 - Tiết 12: Tự nhiên, dăn cư và xã hội cộng hoà Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Tự nhiên, dăn cư và xã hội Cộng hoà ấn Độ Ngày soạn:2/2/2009 Ngày giảng:4/2/2009 Hoạt động của GV và HS ND chính Diện tích: 3287,6 nghìn km2 Dân số: 1103,6 triệu người (2005) Thủ đô: Niu Đê-li ? Dựa vào bản đồ địa lí TN Châu á hoặc bản đồ TN KV Nam á, hãy nêu những nét khái quát về vị trí địa lí và đặc điểm TN ấn Độ? - ấn Độ là QG lớn nhất ở Nam á (có dạng như 1 tam giác khổng lồ) - Lãnh thổ kéo dài từ Bắc Casmia đến núi Kômorin, từ 60B – 370B (3700 km) và 610B – 970B (2700 km). - ấn Độ tiếp giáp với nhiều QG: + Phía Bắc giáp Trung Quốc, Nêpan, Butan + Phía ĐB là Mianma, Bănglađet + Phía TB là Pakitxtan, Afganitxtan + Phía Nam, TN và ĐN giáp ấn Độ Dương. - ấn Độ có khoảng 14000 km đường biên giới đất liền và 5700 km bờ biển. GV: Nằm án ngữ trên đường biển quốc tế từ ĐTH qua ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại, đồng thời có nhiều cảng biển lớn nên ấn Độ có nhiều thuận lợi trong việc thông thương và mở rộng hợp tác quốc tế. ấn Độ còn là cửa ngõ quan trọng để đi vào các nước Nam á. * Miền bắc: Miền núi trẻ Himalaya cao và đồ sộ nhất TG, nằm trên sơn nguyên Tây Tạng, dài khoảng 2600 km, rộng từ 320-400km, cao TB 4000-6000m, trong đó nhiều đỉnh cao trên 8000m (cao nhất là đỉnh Everet – Chômôlungma – 8848m) - Về mùa đông: Himalaya có tác dụng chắn khối khí lạnh từ Trung á tràn xuống, làm cho Nam á ấm hơn MB Việt Nam (tuy cùng vĩ độ) - Mùa hạ: Gió mùa TN từ ấn Độ Dương thổi tới, bị chắn và gây mưa lớn trên các sừn núi phía Nam. => Trên dãy Himalaya có nhiều tuyết, là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho sông ngòi ở đây. - Himalaya là KV có nhiều rừng và cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, hấp dẫn khách du lịch. * Miền Nam: Sơn nguyên Đêcan rộng lớn, 3/4 diện tích có độ cao từ 300-1000m. Xung quanh bao bọc bởi dãy Gát Tây và Gát Đông (cao không quá 1700m). - Gát Tây: cao TB 1300m, sườn Đông thoải, sườn Tây đổ xuống biển thành nhiều bậc, “Gat” có nghĩa là bậc thang. Dưới chân Gát Tây là dải đồng bằng hẹp ven biển. - Gát Đông: cao TB 1000m, bị chia cắt mạnh hơn. Dải đồng bằng ven biển rộng hơn so phía Tây, bờ biển tương đối thấp và bằng phẳng. * Miền giữa: Đồng bằng ấn- Hằng, nằm ở phía Nam chân núi Himalaya, kéo dài trên 3000 km (từ bờ biển Arap tới vịnh Bengan), rộng từ 250-350 km, có diện tích lớn nhất Nam á (350.000 km2), Do phù sa của hệ thống sông ấn và sông Hằng bồi đắp. Đây từng là cái nôi của nền văn minh nhân loại. - Do sự phân hoá của khí hậu nên giữa các KV của đồng bằng có sự khác biệt. + Phía Đông (Atxam, Bengan) do ảnh hưởng của gió mùa TN, mưa lớn => Trồng nhiều loại cây: lúa gạo, cói, chè, đay + Vùng phía Tây khí hậu khô hạn, lượng mưa nhỏ (100-600mm), khó khăn cho nông nghiệp. Trong KV còn hình thành hoang mạc Tha (hoang mạc cát và bùn) GV: Đồng bằng ấn- Hằng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp, giao thông và kinh tế của ấn Độ. * Khí hậu: đa dạng, miền Bắc có khí hậu ôn hoà (Do ảnh hưởng chắn của dãy Himalaya), trên vùng núi có khí hậu cận nhiệt, miền Nam có khí hậu nhiệt đới và XĐ. Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất (T1) là 150C ở MB, 270 C MN. Một số nơi khô hạn như trung tâm sơn nguyên Đêcan khoảng 35-400C - Gió mùa TN thổi từ ấn Độ Dương chi phối nhiều đặc điểm khí hậu của ấn Độ (Chế độ mưa phụ thuộc chủ yếu vào thời kỳ hoạt động của gió mùa TN từ T6-T10, khoảng 90% lượng mưa cả năm tập trung vào những tháng này) - Đặc điểm địa hình của ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu, đặc biệt là sự phân bố mưa. + KV có lượng mưa lớn nhất là những sườn đón gió thuộc KV Đông Bắc (đồng bằng s.Hằng và Bramaput), TB 2500mm, nhiều nơi cao hơn tư 6000-7000mm; Vùng Gat Tây có thể tới 6800mm. + Nơi có lượng mưa nhỏ nhất là ở TB lượng mưa không quá 1000mm/n GV: Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sx và sinh hoạt của người dân ấn Độ. Công việc trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào gió mùa TN, những năm gió mùa TN đến chậm hoặc yếu là những năm mùa màng thất bát, đói kém => Để phát triển nông nghiệp phải XD nhiều công trình thuỷ lợi, hồ chưa nước -> hạn chế sự lệ thuộc vào ĐKTN. GV: Sông ngòi MB bắt nguồn từ dãy Himalaya, sông MN bắt nguồn từ SN Đêcan. - Sông Hằng là dòng sông quan trọng nhất, dài 2700 km, diện tích lưu vực 1.060.000 km2, gồm nhiều phụ lưu và bồi đắp nên vùng châu th có diện tích 100.000 km2. - Sông Bramaput dài 2960 km là sông lớn thứ ở Bắc ấn Độ. - Sông ấn chỉ có phần thượng lưu chảy trên đất ấn Độ. - Các sông trên SN Đêcan thường ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, chế độ nước không điều hoà, không thuận lợi cho GT, có ý nghĩa trong thuỷ điện. GV: Các loại khoáng sản chính như sắt, mangan, đồng, bôxit, vàng, bạc ấn Độ còn bảo tồn được nhiều khu rừng nhiệt đới ? Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, cho biết ấn Độ có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế? - Thuận lợi: + Đất đai màu mỡ, nhất là đồng bằng ấn – Hằng, tạo ĐK cho nông nghiệp phát triển. + Tài nguyên khoáng sản phong phú -> CN phát triển. + Nguồn thuỷ năng phong phú -> CN điện lực + Địa hình tạo ra nhiều cảnh quan đẹp -> Thu hút khách du lịch - Khó khăn: + Địa hình hiểm trở, nhất là KV Himalaya khó khăn cho giao thông + Vùng nội địa của SN Đêcan khí hậu khô lạnh, lượng mưa ít, động thực vật nghèo nàn, đất đai thoái hoá -> khó khăn cho phát triển nông nghiệp. + Vùng phía Tây đồng bằng có khí hậu khô hạn -> khó khăn cho trồng trọt. + Việc phát triển nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào ĐK thời tiết, nhất là gió mùa TN. GV: Sự đa dạng về văn hoá, sự phong phú, đặc sắc về phong tục tập quán, tôn giáo, cùng nhiều công trình kiến trúc và các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật lớn đã tạo được nhiều ấn tượng mạnh mẽ do các du khách nước ngoài đến ấn Độ. - DS đứng thứ 2 TG, đông và tăng nhanh, hiện nay mỗi năm tăng khoảng 17 – 18 triệu người. - ấn Độ có cơ cấu DS trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm 63,5% DS. Lao động dồi dào, giá rẻ. Đội ngũ cán bộ KH-KT hùng hậu, các kỹ sư được đánh giá là năng động, trình độ chuyên môn cao nhưng tiền lương lại thấp hơn so với đồng nghiệp ở các nước -> yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. - Hiện nay ở ấn Độ: 3 triệu chuyên gia có bằng cấp, đứng T3 TG sau Hoa Kì, Liên Bang Nga. 5 học viện công nghệ QG có trang thiết bị hiện đại, cùng với 1200 trường ĐH và cao đẳng kỹ thuật, pb rộng khắp cả nước, đào tạo > 55000 kĩ sư hàng năm. GV: Tốc độ ĐTH chậm, > 70% DS sống ở nông thôn -> ảnh hưởng đến kết cấu lao động, chất lượng nguồn lao động. - Dân cư tập trung chủ yếu ở Đồng bằng s.Hằng, s.Bramaput, vùng DH phía Đông và Gat Tây với mật độ TB 500-1000 người/km2; Vùng sâu trong nội địa và miền Trung khoảng 50-200 người/km2; Vùng núi Himalaya và hoang mạc mật độ thưa, khoảng 4 người/km2. ? Dựa vào hình 11.2 (trang 53-Sgk tự chọn nâng cao 11), nhận xét về sự gia tăng dân số của ấn Độ? GV: Với DS 1,1 tỉ người năm 2005. Theo dự đoán sau khoảng 20 năm nữa ấn Độ có thể trở thành nước đông dân nhất TG với 1,53 tỉ người vượt Trung Quốc (lúc đó khoảng 1,52 tỉ) - DS đông tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn nhiều hạn chế -> tỉ lệ thất nghiệp cao (năm 2003-2004 là 9,2%). Hàng ngày, có tới 51000 trẻ em ra đời. Hàng năm phải XD thêm 13500 trường học, đào tạo thêm 350000 giáo viên, tạo thêm 6 triệu việc làm và XD thêm 2,5 triệu căn nhà vượt quá khả năng của nền kinh tế. - Mức sống còn thấp, tỉ lệ người được dùng nước sạch là 50%, tỉ lệ người biết chữ trên 10 tuổi thấp (52%), các ĐK chăm sóc sức khoẻ thiếu nên tỉ lệ trẻ em tử vong ở ấn Độ cao gần nhất TG (114‰), trẻ suy dinh dưỡng > 50%, là QG có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất TG (năm 2001 là 3,97 triệu người) - Hiện tại, tuỳ từng vùng, có tới 40-70% số dân nông thôn sống dưới mức nghèo khổ. Lao động trẻ nhận được tiền lương và công lao động thấp vì hàng năm có khoảng 18 triệu lao động mới. Hiện tại, ấn Độ có nhiều trẻ em phải tham gia lao động để góp phần nuôi sống gia đình. - Tuổi thọ TB thấp, năm 2004 là 64 tuổi. GV: Từ năm 1951, ấn Độ thực hiện chính sách KHHGĐ. Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch này còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ những luật lệ riêng của tôn giáo. => Bùng nổ DS là những khó khăn, cản trở lớn cho công cuộc phát triển KT-Xh của QG này. GV: ấn Độ có 22 bang, hơn 200 dân tộc, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 15 ngôn ngữ chính thức được công nhận là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong các công sở và trường học. - Tôn giáo ở ấn Độ cũng rất đa dạng, trong đó ấn Độ giáo (80%) và Hồi giáo (11%) là 2 tôn giáo lớn nhất. Ngoài ra còn có Thiên chúa giáo (2%), Đạo xích (2%), Đạo Phật (0,8%), các đạo khác (4,2%) HĐ: Cho HS quan sát bảng – Tỉ lệ dân số theo các tôn giáo ở ấn Độ (%) GV: Trong những năm quan, nhiều mâu thuẫn, xung đột tôn giáo dưới các dạng khác nhau đã xảy ra ở 1 số nơi -> bạo loạn, đòi li khai tại các bang Gia-mu, Casmia, Pungiap và ở vùng ĐB ấn Độ. Sự phân biệt đẳng cấp chưa được xoá bỏ triệt để. Vì vậy, vấn đề hoà giải, đoàn kết giữa các tôn giáo, dân tộc là vấn đề sống còn đối với đất nước này. Hiện tại ấn Độ có khoảng 600 đảng phái lớn nhỏ đại diện cho quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo. Sự bất đồng của các đảng phái về chính sách đối nội nhiều khi làm chậm tiến trình cải cách ở ấn Độ. I. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - ấn Độ là QG rộng lớn nằm ở Nam á. - Diện tích: 3287,6 nghìn km2 (đứng thứ 7 TG) - Tiếp giáp với nhiều QG - Đường bờ biển dài, với nhiều cảng biển lớn 2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình: Chia thành 3 bộ phận - Miền Bắc: Hệ thống núi Himalaya cao đồ sộ, địa hình hiểm trở, hướng TB-ĐN dài gần 2600 km. Được coi là ranh giới khí hậu giữa Trung và Nam á - Miền Nam: Là sơn nguyên Đêcan tương đối thấp và bằng phẳng, xung quanh được bao bọc bởi dãy Gat Tây và Gat Đông. - Miền giữa: Đồng bằng ấn- Hằng, có diện tích lớn nhất Nam á, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ. b. Khí hậu: Đa dạng, đại bộ phận nằm trong KV có khí hậu nhiệt đới gió mùa. c. Sông ngòi ấn Độ có nhiều sông, giữa MB và MN sông ngòi có đặc điểm khác nhau. d. Tài nguyên - Giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung nhiều trên SN Đêcan và vùng ĐB. - TN về rừng II. Dân cư và xã hội 1. Đặc điểm chung - ấn Độ là 1 trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. - Dân số năm 2005 là 1.100 triệu người, gia tăng tự nhiên là 1,4%, cơ cấu DS trẻ. - Nguồn lao động dồi dào, thị trường có sức mua lớn, lao động có trình độ, giá rẻ. - Tốc độ ĐTH chậm - Dân cư PB không đều 2. Sức ép của bùng nổ dân số - Tỉ lệ thất nghiệp cao - Mức sống thấp, các ĐK sinh hoạt còn chưa cao. - Tuổi thọ TB thấp 3. Sự đa dạng và phức tạp về xã hội - Là QG có nhiều dân tộc (> 200), tôn giáo. - Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo thường xuyên diễn ra. - Sự phân chia đẳng cấp trong XH Tiết 13 Kinh tế ấn Độ Ngày soạn:9/2/2009 Ngày giảng:11/2/2009 Hoạt động của GV và HS ND chính GV nêu khái quát: Là QG có nền văn minh lâu đời, nhưng chế độ PK và thực dân đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế của đất nước này. Gần 200 năm đô hộ của thực dân Anh đã để lại những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế: NN lạc hậu, CN chủ yếu là khai khoáng, đời sống nhân dân cực khổ, nạn đói triền miên, tỉ lệ người mù chữ cao, bệnh tật, mâu thuẫn tôn giáo, nạn đói, các ngành chủ chốt do Anh quản lí - Sau khi giành độc lập năm 1947, ấn Độ đã đặt ra nhiệm vụ XD đất nước thành Qg độc lập, hùng mạnh và thịnh vượng trên cơ sở tự lực, tự cường. Gồm 3 GĐ chính: + Từ thập niên 50-70 thế kỉ XX: Phát triển theo nguyên tắc hướng nội là chính. Nhà nước tăng cường quản lí kinh tế (giao thông, thuỷ điện, ngân hàng, xí nghiệp CN quan trọng); Thực hiện các chương trình phát triển theo các Kế hoạch 5 năm. + Những năm 80 của thế kỉ XX: Thực hiện chiến lược hỗn hợp (Vừa hướng nội, vừa hướng ngoại). Nới lỏng việc cấp giấy phép công nghiệp cho các công ti lớn và công ti nước ngoài vào các ngành CN nhóm A; Tự do hoá, cấp phép và ưu đãi thuế cho các công trình đầu tư vào các vùng hẻo lánh -> Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5%/năm. - Từ những năm 1991 -> nay: Thực hiện những cải cách kinh tế toàn diện, theo hướng tự do hoá kinh tế, coi trọng nhiều hơn tới thị trường, kinh tế đối ngoại và các ngành công nghệ cao. Chính phủ đã thực hiện những chính sách mạnh mẽ hơn trong tất cả các ngành kinh tkinh tế – xã hội. ấn Độ còn triển khai chính sách hướng Đông nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa ấn Độ với các nước Đông Nam á và Châu á -TBD. GV: Với những chính sách kinh tế mới, từ 1991 -> nay nền kinh tế ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu -> nâng cao sức mạnh kinh tế của mình trong KV và TG. - Năm 2004, tỉ trọng CN và DV trong GDP là 78%, NN là 22%. - Dự trữ ngoại tệ năm 2004 là 121 tỉ USD (Thứ 3 TG) sau Trung Quốc và Nhật Bản. - Tăng trưởng kinh tế 1991-2000 là 5,07% và ổn định. - Vốn đầu tư nước ngoài vào ấn Độ ngày càng tăng: Năm 2004-2005 là 10 tỉ USD. ? Vì sao ấn Độ phải tiến hành cuộc “CM xanh”? Dựa vào hình 11.2 (Trang 55-SGK tự chọn nâng cao 11) cho biết “Cm xanh” chỉ tiến hành ở những KV nào? Tại sao? GV: Về tài nguyên, ấn Độ có khoảng 140 triệu ha đất NN. Sau khi giành được độc lập, ấn Độ tiến hành cải cách ruộng đất và đẩy mạnh sx lương thực. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp không cao, năng suất cây trồng thấp. Vào những năm đầu của thập niên 60, ấn Độ phải nhập khá nhiều lương thực. - Từ năm 1967 trở đi, ấn Độ đã thực hiện cuộc “CM xanh” theo hướng thâm canh ở các bang Pungiap, Ha-ri-a-na, sau đó lan sang các bang khác. ND: + SD các giống có năng suất cao, phù hợp với đk sinh thái (Giống lúa gạo và lúa mì cao sản) + Tăng cường thuỷ lợi hoá, hoá học hoá (phân bón, thuốc trừ sâu), cơ giới hoá (máy cày, máy kéo, gặt đập liên hoàn) + Ban hành chính sách giá cả lương thực hợp lí và trong những năm gần đây đã ứng dụng công nghệ gen trong sx. => Tăng nhanh sản lượng lương thực và trở thành nước XK lương thực. Tuy nhiên “CM xanh” mới tiến hành ở những KV có đk thuận lợi, nhiều vùng nông thôn nghèo chưa được hưởng lợi từ nhiều từ phong trào này. * SP nông nghiệp: Năm 2001, ấn Độ đứng đầu TG về sản lượng chè, thứ 2 TG về sản lượng mía, lạc, hoa quả; Thứ 3 về bông, thứ 4 về cao su. ? Quan sát bảng 11 (Trang 56-SGK tự chọn nâng cao 11) nhận xét về sản lượng LT của ấn Độ qua 1 số năm? à Sản lượng LT liên tục tăng: năm 1950 là 20,6 triệu tấn, năm 2004 là 226 triệu tấn. GV: Hiện nay, NN của vẫn chiếm 58% lao động, 22% giá trị trong GDP. GĐ 2002-2004 ấn Độ XK 26 triệu tấn lúa mì và lúa gạo. Mở rộng: “CM xanh” đã mang lại nhiều thành tựu to lớn, song cũng có những hạn chế cần khắc phục. “CM xanh” được thực hiện không qua quá trình thực nghiệm, việc thâm canh, độc canh được tiến hành trên quy mô lớn, không có sự kiểm soát về nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật => Nhiều nơi bị mặn hoá, bạc màu hoặc hoang mạc hoá, lầy hoá. Nhiều nơi nông dân nghèo bị bần cùng hoá, trở thành người làm thuê, bỏ ra thành phố do không có vốn đầu tư cho sx NN. - Năm 2005, nhằm tăng cường phát triển NN, ấn Độ tuyên bố thức hiện “CM xanh” lần II. * Đồng thời với “CM xanh” ấn Độ tiến hành “CM trắng” với trọng tâm là đẩy mạnh sx sữa, nguồn cung cấp đạm thay thịt quan trọng đối với người ấn Độ giáo không ăn thịt bò và người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Về tự nhiên, ấn Độ có tới 13 triệu ha đồng cỏ cho chăn nuôi. Chăn nuôi trâu, bò, dê phát triển. + ấn Độ có đàn trâu lớn nhất TG với các giống trâu Mura, Suri cho nhiều sữa (1500kg/năm) và đàn dê lấy sữa rất lớn. + Hiện nay ấn Độ đứng đầu Châu á về sx sữa (năm 2000 là 70 triệu tấn) Chia thành các GĐ khác nhau, mỗi GĐ lại tập trung vào 1 số ngành CN chính. + Thập niên 50-80 thế kỉ XX: Chú trọng CN nặng, XD các ngành trụ cột (LK, chế tạo máy); các ngành mũi nhọn (điện tử, tin học, CN vũ trụ, năng lượng hạt nhân) + Gần đây, đầu tư mạnh vào CN điện tử – tin học GV: ấn Độ đã tự XD được hệ thống các ngành CN cơ bản, đa dạng, có khả năng tự sx được các thiết bị máy móc CN, hàng hoá tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu trong nước và XK cùng 1 số ngành CN có trình độ kỹ thuật cao như: năng lượng hạt nhân, điện tử, hoá dầu, LK, hàng không vũ trụ và CNghệ thông tin. - Trong cơ cấu GDP năm 2004, CN chiếm 27,2% - Tỉ lệ tăng trưởng ngành CN luôn đạt mức cao: Năm 2004 là 8,4%. Hiện nay, công nghệ phần mềm và CNTT đang đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho ấn Độ. - Năm 2005, XK phần mềm là 35 tỉ USD (đứng thứ 2 sau Hoa Kì) Bên cạnh đó, ngành CN hàng không vũ trụ, năng lượng hạt nhân, hoá chất,dệt may, LK, khai thác than cũng rất phát triển. I. Chiến lược phát triển Quá trình phát triển kinh tế của ấn Độ có thể chia làm 3 GĐ: - Từ thập niên 50-70 thế kỉ XX: Phát triển theo nguyên tắc hướng nội là chính. - Những năm 80 của thế kỉ XX: Thực hiện chiến lược hỗn hợp (Vừa hướng nội, vừa hướng ngoại) - Từ những năm 1991 -> nay: Thực hiện những cải cách kinh tế toàn diện, theo hướng tự do hoá kinh tế, coi trọng nhiều hơn tới thị trường, kinh tế đối ngoại và các ngành công nghệ cao. II. Nông nghiệp - GĐ 1947-1966: NN phát triển không cao, ấn Độ phải nhập lương thực. - Từ 1967 trở đi ấn Độ đã tiến hành cuộc “CM xanh”, nhờ đó đảm bảo đủ lương thực trong nước và thừa để XK. - SP trồng trọt chính: Hoa quả, chè, mía, lạc, bông, cao su. - Đồng thời với “CM xanh” ấn Độ tiến hành “CM trắng” với trọng tâm là đẩy mạnh sx sữa, nguồn cung cấp đạm thay thịt quan trọng. - SP chăn nuôi chính: trâu, bò, dê. - Sản lượng sưa không ngừng tăng, năm 2000 là 70 triệu tấn. III. Công nghiệp 1. Chiến lược CNH - XD 1 nền CN đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực tự cường. + Thập niên 50-80 thế kỉ XX: Chú trọng CN nặng, XD các ngành trụ cột (LK, chế tạo máy); các ngành mũi nhọn (điện tử, tin học, CN vũ trụ, năng lượng hạt nhân) + Gần đây, đầu tư mạnh vào CN điện tử – tin học 2. Thành tựu của CNH - Hiện nay, ấn Độ trở thành 1 trong 15 QG có giá trị sản lượng CN hàng đầu TG - ấn Độ nổi tiếng TG về công nghệ phần mềm với đội ngũ chuyên gia hùng hậu, trình độ cao. - Các vùng CN quan trọng: + Vùng ĐB: LK, có khí, dệt may, CBTP + Vùng TB: Chế tạo máy bay, đóng tàu, ô tô, dệt vải, năng lượng nguyên tử, khai thác dầu khí. + Vùng CN phía Nam: LK, CB chè và nông sản XK, phần mềm.

File đính kèm:

  • docTiet 12,13 - Giao an tu chon 11 - AN DO.doc