Trong thập niên cuối thế kỉ XX, ý nghĩa các nhân tố phát triển theo chiều rộng như nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng, khoáng sản, nguồn lao động rẻ suygiảm rõ rệt
=> Các quốc gia chuyển hướng và tìm kiếm biện pháp phát triển theo chiều sâu như:
+ Nâng cao hiệu quả SD nguyên, nhiên liệu, năng lượng.
+ Nghiên cứu, phát triển các loại vật liệu mới, các công nghệ kỹ thuật cao như máy tính, điện tử, vi điện tử, tự động hoá, công nghệ sinh học
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn nâng cao môn Địa lý 11 - Tiết 4: Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4
Một số đặc điểm
của nền kinh tế thế giới
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Hoạt động của GV và HS
ND chính
* Trong thập niên cuối thế kỉ XX, ý nghĩa các nhân tố phát triển theo chiều rộng như nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng, khoáng sản, nguồn lao động rẻsuygiảm rõ rệt
=> Các quốc gia chuyển hướng và tìm kiếm biện pháp phát triển theo chiều sâu như:
+ Nâng cao hiệu quả SD nguyên, nhiên liệu, năng lượng.
+ Nghiên cứu, phát triển các loại vật liệu mới, các công nghệ kỹ thuật cao như máy tính, điện tử, vi điện tử, tự động hoá, công nghệ sinh học
* Cuộc CMKH và công nghệ hiện đại dẫn đến phát triển mạnh mẽ của các ngành chủ yếu như năng lượng nguyên tử, điện tử, công nghệ hoá dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin
=> Hình thành nên những phương thức, mô hình sx mới với năng suất và hiệu quả cao hơn, thúc đẩy sức sx XH phát triển nhanh chóng.
VD: Trong thế kỉ XX, sx công nghiệp thế giới tăng 35 lần, trong khi thế kỉ XIX chỉ tăng 3 lần
- Những thành tựu KHCN đã và sẽ trực tiếp đi vào quá trình sx trong khoảng thời gian rất ngắn, trở thành lực lượng sx nòng cốt và trực tiếp của XH => Tạo nên động lực chính của sự phát triển kinh tế TG trong những thập niên đầu thế kỉ XXI.
* Chất xám, tri thức và thông tin có vai trò ngày càng lớn và mang tính chất quyết định đối với các quá trình sx, phân phối và tiêu thụ => Đóng góp tỉ lệ ngày càng lớn và tăng trưởng kinh tế của mỗi QG.
=> Trong thời gian tới tất cả các nước sẽ điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao vai trò chủ đạo và dẫn đầu của các ngành kinh tế dựa trên công nghệ mới và có hàm lượng chất xám cao để làm động lực thúc đẩy nền kinh tế.
VD:
- Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP ở các nước công nghiệp phát triển giảm mạnh chỉ còn khoảng 3% (Mĩ chỉ còn 1% - năm 2005)
- Tỉ trọng công nghiệp ở mức trên dưới 20% (Mĩ 21-23%; EU 20% trong GDP)
- Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng mạnh, bình quân chiếm 70% GDP (Mĩ 78,3%; EU 75%...)
* Thể hiện rõ nét nhất là sự hoạt động của các công ti xuyên quốc gia về dịch chuyển vốn, công nghệ, lao độngvà sự mở rộng những quan hệ quốc tế như thương mại,đầu tư,vay nợra phạm vi toàn cầu, đang hình thành nên 1 thị trường thống nhất.
=> Quá trình tự do hoá thương mại phát triển mạnh, thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá kinh tế phát triển.
* Quá trình toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa nền kinh tế các nước.
Sự luân chuyển tự do của các dòng vốn trên thị trường TG bên cạnh mặt tích cực còn có mặt tiêu cực => Nguy cơ gây ra những bất ổn về tài chính, tiền tệ.
Một cuộc khủng hoảng, nếu xảy ra ở 1 KV dù không lớn vẫn có thể làm điêu đứng thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu (các cuộc khủng hoảng về tiền tệ và dầu mỏ)
Cuối thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính KV ở châu á đã ảnh hưởng lớn đến các KV khác và làm chậm tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.
* Việc kí kết hàng loạt các thảo thuận quốc tế về môi trường. Ví dụ như Nghị định thư Kiôtô cụ thể hoá công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu, cùng với việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững (Nam Phi, từ ngày 26/8 -> 4/9/2002)
=> Cho thấy vấn đề phát triển và bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế.
Do vậy, trong những thập niên tới, phát triển kinh tế bền vững sẽ là lựa chọn phổ biến của các QG, nhằm cân bằng giữa phát triển KT-XH với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề XH.
Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển ở mỗi nước có sự khác biệt. Chính vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững việc áp dụng là khác nhau. Nhiều QG có lượng phát khí thải vào môi trường lớn nhưng lại không kí vào nghị định thư Kiôtô (như Hoa Kì), nhiều QG đã quan tâm nhiều đến vấn đề này (Việc xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường, đầu tư những khoản tiền lớn để bảo vệ môi trường)
1. Kinh tế thế giới chuyển từ phát triển theo chiều rộg (gia tăng nguồn lực) sang phát triển theo chiều sâu (nâng cao hiệu quả)
2. Nền kinh tế gắn liền với cuộc CMKH và công nghệ hiện đại
3. Kinh thế thế giới ngày càng hướng đến nền kinh tế tri thức
4. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế ngày càng phát triển mạnh.
5. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế làm nền kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt và nguy cơ khủng hoảng tài chính – kinh tế.
6. Các nước ngày càng có xu hướng lựa chọn chiến lược phát triển bền vững
File đính kèm:
- Tiet 4 - Giao an tu chon 11 - MOT SO DAC DIEM NEN KT THE GIOI.doc