Giáo án tự chọn nâng cao môn Địa lý 11 - Tiết 6: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh

Diện tích của Mĩ La Tinh là 20,5 triệu km2. Kéo dài từ 330B – 600N (trên 10.000 km)

- Phía Bắc giáp Hoa Kì

- Phía Đông giáp ĐTD

- Phía Tây giáp TBD

(2 đại dương được nối với nhau bằng kênh đào Panama)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn nâng cao môn Địa lý 11 - Tiết 6: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Một số vấn đề của Mĩ La Tinh Ngày soạn: Ngày giảng: Hoạt động của GV và HS ND chính GV: Diện tích của Mĩ La Tinh là 20,5 triệu km2. Kéo dài từ 330B – 600N (trên 10.000 km) - Phía Bắc giáp Hoa Kì - Phía Đông giáp ĐTD - Phía Tây giáp TBD (2 đại dương được nối với nhau bằng kênh đào Panama) * Núi - Anđet là hệ thống được nối tiếp từ Coocđie, kéo dài xuống tận cực Nam lục địa Nam Mĩ, dọc theo bờ Tây ven TBD - Có nhiều núi lửa đang hoạt động -> Nhiều động đất - Anđét kéo dài khoảng 10.000 km, có nhiều dỉnh cao trên 5000-6000 m. * Cao nguyên - Guyan: Phía Bắc - Braxin: Phía Đông => Độ cao TB khoảng 300-600, thuận tiện cho sinh sống và sx của con người - Patagônia: Cực Nam của Nam Mĩ, khí hậu khô hanh -> thích hợp cho chăn nuôi cừu. * Đồng bằng 3 đồng bằng lớn: Amadôn, Ôrinôcô và Achentina -> Địa hình bằng phẳng, cắt xẻ nhiều. Riêng đồng bằng Amadôn, đất tốt nhưng còn bao phủ bởi rừng rậm XĐ -> Khó khai thác. * Khoáng sản - Giàu khoáng sản, nhất là kim loại, Đa kim, dầu mỏ, khí đốt, Bôxit -> Cơ sở cho phát triển công nghiệp - Phân bố: Mêhicô, bán đảo Caliphoocnia, Vịnh Mêhicô, Trung Mĩ * Sông ngòi - Rất phát triển với nhiều hệ thống sông lớn (tập trung chủ yếu ở lưu vực ĐTD) VD: + Sông Ôrinôcô (2500 km) + Sông Amadôn (6480 km), dài thứ 2 thế giới (sau sông Nin), đứng đầu về lưu lượng dòng chảy. Sông có 17 nhánh dài từ 1500-3500 km. ở hạ lưu lòng sông rộng khoảng 20 km, cửa sông rộng 80 km (mùa lũ lớn gấp nhiều lần) GV: Các chủng lớn đều có mặt tại đây - Người Anh Điêng (Inđian) – người da đỏ là những người dân cư trú lâu đời tại đây (25000 năm trước) - Khi xâm chiếm vùng đất này làm thuộc địa (từ đầu thế kỉ 16), thực dân châu Âu đã thống trị và bóc lôt tàn khốc người dân bản địa => Cùng với bệnh tật người bản xứ bị giảm đi nhanh chóng (Bị dồn vào những KV nội địa hẻo lánh và chết ở đó) - Nơi đây còn tập trung nhiều người lai. GV: * Dân cư phân bố không đều giữa các vùng. - Mật độ dân số TB là 22,4 người/km2 - KV quần đảo Ăngti có mật độ lớn => Dân cư tập trung chủ yếu ở các nơi có điều kiện sx nông nghiệp, các miền thảo nguyên, các miền duyên hải, các bờ sông, sườn núi < 3000 m. - Dọc bờ ĐTD có 32 trung tâm dân cư lớn: Đỗng Bắc, ĐN Braxin, đồng bằng Achentina. - Những vùng thưa dân: Là các vùng đồng bằng ở sâu trong nội địa, khó khăn về giao thông (đồng bằng Amadôn, CN Patagônia), mật độ chỉ khoảng 1 người/km2 - Hiện tượng đô thị hoá diễn ra tự phát. Toàn châu lục có khoảng 60-70% là thị dân, phân bố không đều. VD: + Vênêxuêla: 87,7% + Achentina: 85,5% + Chi lê: 84,5%... - Nhiều thành phố lớn và đông dân + Mêhicô xiti: 18 triệu + Xaopaolô: 17 triệu + Buênôt Airet: 11,2 triệu GV: * Vào thế kỉ 15: Thực dân TBN, rồi BĐN chiếm Mĩ La Tinh làm thuộc địa -> Chúng ra sứ bóc lột, vơ vét khoáng sản, đất đai để lập các đồn điền * Đưa ra nhiều chính sách bất bình đẳng: Cấm các thuộc địa sx những mặt hàng chính quốc độc quyền; Những mặt hàng nhập từ chính quốc cấm buôn bán với nước ngoài (muốn buôn bán phải thông qua chính quốc làm trung gian); Hàng chính quốc bán sang thuộc địa giá đắt gấp 3-5 lần so với bán trong nước. * Nền kinh tế còn nhiều lạc hậu. Sau khi giành độc lập thì nền kinh tế, chính trị lại phụ thuộc vào các nước tư bản châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan - ở các nước chủ yếu trồng 1 số cây CN phục vụ cho xuất khẩu ra thị trường thế giới. Không chú trọng phát triển cây LT – TP’ cung cấp cho thị trường nội địa. - CN hình thành từ sớm, tuy nhiên chỉ phát triển CN khai khoáng, cung cấp cho thị trường nước ngoài -> các ngành luyện kim, hoá chất không phát triển. GV: - Thập kỉ 80 (thế kỉ XX) là thập kỉ nợ của các con nợ thuộc các nước đang phát triển. - Tại Mĩ La Tinh cuộc khủng hoảng này đã ném cả KV vào “thập kỉ thất bát kinh tế” - Bước sang thập niên 90, kinh tế các nước MLT như bắt đầu ra khỏi vực thẳm của cuộc khủng hoảng, nợ nần, trì trệ, suy thoái của thập kỉ 80 VD: + Năm 1990, tốc độ tăng GDP là 0,3% + Năm 1991 là 3% + Năm 1992 là 3,5 % + Năm 1993 là 4% + Năm 2000 là 3,8% + Năm 2001 là 2,2% Đến 2002, kinh tế Mĩ La Tinh lại vướng vào khủng hoảng và chưa có triển vọng phục hồi: GDP đạt 0,6%=> Thể hiện mô hình không vững chắc kinh tế tự do theo kiểu Mĩ và bị Mĩ chi phối. I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Diện tích 20,5 triệu km2 - Phía Bắc giáp với Hoa Kì, 3 mặt còn lại giáp 2 đại dương lớn: TBD và ĐTD 2. Địa hình, khoáng sản và sông ngòi a. Địa hình Gồm núi, cao nguyên và đồng bằng - Điển hình là mạch núi Anđét > 10.000 km - Các cao nguyên cao TB 300-600 m thuận tiện cho sinh hoạt và sx của con người - Đồng bằng Ôrinôcô, Amadôn, Achentina (Laplata) b. Khoáng sản Giàu khoáng sản, nhất là quặng KL c. Sông ngòi Rất phát triển với nhiều hệ thống sông lớn: Ôrinôcô, Amadôn II. Dân cư – xã hội 1. Thành phần chủng tộc phức tạp và độc đáo - Các chủng tộc lớn đều có mặt tại đây - Là nơi tập trung nhiều chủng tộc lai 2. Sự phân bố dân cư - Dân cư phân bố không đều - Tập trung ở các KV có điều kiện sx nông nghiệp, các miền thảo nguyên, duyên hải. - Dân cư thưa thớt ở các vùng đồng bằng nội địa - Quá trình đô thị hoá diễn ra tự phát - Nhiều thành phố lớn và đông dân III. Nền kinh tế châu Mĩ La Tinh 1. Hậu quả của quá trình thực dân hoá - Bị xâm chiếm và vơ vét tài nguyên trong thời gian dài. - Nền kinh tế còn lạc hậu kém hiệu quả, nợ nần chồng chất và chịu sự chi phối của tư bản nước ngoài - Việc phát triển cây LT – TP’ không được chú trọng; - Các ngành CN ít được chú ý để phát triển. 2. Thực trạng nền kinh tế Mĩ La Tinh - Mĩ La Tinh bị vướng vào cuộc khủng hoảng nợ - Những năm thập niên 90 của thế kỉ XX nền kinh tế bắt đầu có sự khởi sắc: Thoát khỏi lạm phát, tổng SP’ quốc dân toàn KV tăng.

File đính kèm:

  • docTiet 6 - Giao an tu chon 11- MI LA TINH.doc